Bài giảng Lý thuyết kế toán - Trần Thị Thu Trâm

Tóm tắt Bài giảng Lý thuyết kế toán - Trần Thị Thu Trâm: ...p vụ kinh tế và phản ánh một cách trung thực khách quan các nghiệp vụ đó theo thời gian và địa điểm phát sinh vào bản chứng từ, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Sau khi hoàn thành việc ghi chép, bản chứng từ chính thức được sử dụng làm căn cứ để ghi sổ kế toán.  Phương pháp chứng từ kế toán thông...KHOẢN KẾ TOÁN 5.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN. 5.1.1 Khái niệm hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán là toàn bộ các tài khoản được sử dụng trong kế toán, được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán. Mỗi đơn v...hợp doanh nghiệp mua 100 đơn vị vật liệu A. Đơn giá mua chưa có thuế là 10.000đ, thuế suất là 10%. Doanh nghiệp cam kết sẽ thanh toán trị giá của số vật liệu trên trong một tháng kể từ khi mua hàng. Như vậy, khoản nợ phải trả người bán chỉ được xác định khi đơn vị ghi nhận số vật liệu trên là ...

pdf129 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết kế toán - Trần Thị Thu Trâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong kì. 
 Bút toán kết chuyển chi phí: 
 Nợ TK 154 
 Có TK 621 
 Có TK 622 
 Có TK 627 
 + Tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì: 
 Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì, 
cuối kì kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì và ghi vào số dư cuối kì của TK 154 – 
Chi phí sản xuất dở dang cuối kì. Trên cơ sở số liệu giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, chi phí 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 109
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
sản xuất phát sinh trong kì và giá trị sản phẩm dở dang ở cuối kì được phản ánh trên TK 154, 
kế toán tính giá thành sản xuất của thành phẩm hoàn thành trong kì như sau: 
Tổng giá thành SX 
của thành phẩm 
hoàn thành trong kì 
= 
CPSX dở 
dang đầu 
kì 
+ 
CPSX phát 
sinh trong 
kì 
- 
CPSX dở 
dang cuối 
kì 
 Sau khi tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì, kế toán phản 
ánh giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho vào TK 155 – Thành phẩm như sau: 
 Nợ TK 155 
 Có TK 154 
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 
TK 155 TK 152 TK 621 TK 154 
Tập hợp CP nguyên 
vật liệu trực tiếp 
TK 334,338 TK 622 
Tập hợp CP nhân 
công trực tiếp 
Tập hợp CP sản xuất 
chung 
TK 152, 153, 142, 
242,334, 338, 214 TK 627 
CPSXDDĐK 
Kết chuyển CP nguyên 
vật liệu trực tiếp 
Kết chuyển CP nhân 
công trực tiếp 
Kết chuyển CP sản xuất 
chung 
CPSXDDCK
Tổng giá thành TP 
nhập kho 
Việc tính giá thành sản xuất của thành phẩm được thể hiện ở bảng tính giá thành như sau: 
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH 
Tên sản phẩm: 
Số lượng sản phẩm: 
Đơn vị tính: 
CPSX dở 
dang đầu kì
CPSX phát 
sinh trong kì
CPSX dở 
dang cuối kì
Tổng giá 
thành sản xuất
Giá thành 
đơn vị SP Khoản mục chi phí 
(1) (2) (3) (4) (5) 
1.CP nguyên vật liệu 
trực tiếp 
2. CP nhân công trực 
tiếp 
3. CP sản xuất chung 
Tổng cộng 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 110
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
 Ngoài ra, trên cơ sở chi phí sản xuất được phản ánh ở các sổ chi phí, kế toán còn lập 
các báo cáo về chi phí sản xuất theo yêu cầu của quản lý. 
 Ví dụ: Tình hình sản xuất hai loại sản phẩm A, B trong tháng 6/N tại một doanh 
nghiệp như sau: 
 1. Giá trị vật liệu chính xuất kho dùng cho sản xuất sản phẩm A: 300.000, sản phẩm 
B: 200.000 
 2. Giá trị vật liệu phụ xuất dùng cho sản xuất cả hai sản phẩm: 110.000 
 3. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất hai loại sản phẩm: 700.000, nhân viên 
quản lý và phục vụ ở phân xưởng: 93.600 
 4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo quy định. 
 5. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất: 80.000 
 6. Chi phí sản xuất chung khác chi bằng tiền mặt: 38.616 
Yêu cầu: 
 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 
 2. Phản ánh các nghiệp vụ trên vào các tài khoản tập hợp chi phí và kết chuyển chi 
phí để tính giá thành sản phẩm. 
 3. Lập bảng tính giá thành sản phẩm A, B. 
Cho biết: 
 Vật liệu phụ phân bổ cho hai loại sản phẩm chính theo chi phí vật liệu chính. 
 Chi phí tiền lương phân bổ cho hai sản phẩm theo định mức giờ công sản xuất sản 
phẩm. Định mức giờ công sản xuất sản phẩm A: 0,6h/sp, sản phẩm B: 0,8h/sp. 
 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho hai loại sản phẩm tỷ lệ với tiền lương công nhân 
sản xuất. 
 Trong tháng hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm A và 500 sản phẩm B. 
 Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng và cuối tháng của hai sản phẩm được đánh giá 
như sau: 
CPSX dở dang đầu tháng CPSX dở dang cuối tháng 
Khoản mục chi phí 
Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm A Sản phẩm B 
1. CP NVL trực tiếp 150.000 100.000 76.000 48.000
2. CP nhân công trực tiếp 71.400 59.500 23.800 14.500
3. CP sản xuất chung 19.800 9.500 10.200 29.700
Tổng cộng 241.200 169.000 110.000 92.200
Định khoản: 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 111
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
 1. Nợ TK 621 500.000 
 CT TK 621 – A 300.000 
 CT TK 621 – B 200.000 
Có TK 152 500.000 
 CT TK 152 – VLC 500.000 
 2. Phân bổ chi phí vật liệu phụ: 
110.000 
Chi phí VLP phân bổ cho SP A: 
500.000 
x 300.000 = 66.000 
110.000 
Chi phí VLP phân bổ cho SP B: 
500.000 
x 200.000 = 44.000 
 Nợ TK 621 110.000 
 CT TK 621 – A 66.000 
 CT TK 621 – B 44.000 
 Có TK 152 110.000 
 CT TK 152 – VLP 110.000 
 3. Phân bổ tiền lương: 
700.000 
Tiền lương phân bổ cho SP A:
1.000 x 0,6 + 500 x 0,8 
x 600 = 420.000
700.000 
Tiền lương phân bổ cho SP B:
1.000 x 0,6 + 500 x 0,8 
x 400 = 280.000
 Nợ TK 622 700.000 
 CT TK 622 – A 420.000 
 CT TK 622 – B 280.000 
Nợ TK 627 93.600 
 Có TK 334 793.600 
 4. Nợ TK 622 133.00 0 (700.000 x 19%) 
 CT TK 622 – A 79.800 (420.000 x 19%) 
 CT TK 622 – B 53.200 (280.000 x 19%) 
Nợ TK 627 17.784 (93.600 x 19%) 
 Có TK 338 150.784 
 5. Nợ TK 627 80.000 
 Có TK 214 80.000 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 112
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
 6. Nợ TK 627 38.616 
 Có TK 111 38.616 
Phản ánh vào các tài khoản tập hợp chi phí: 
TK 621 
(1) 500.000 
(2) 110.000 
610.000 (7a) 
 610.000 610.000 
TK 621 – A 
(1) 300.000 
(2) 66.000 
366.000 (7a) 
 366.000 366.000 
TK 621 – B 
(1) 200.000 
(2) 44.000 
244.000 (7a) 
 244.000 244.000 
TK 622 
(3) 700.000 
(4) 133.000 
833.000 (7b) 
 833.000 833.000 
TK 622 – A 
(3) 420.000 
(4) 79.800 
499.800 (7b) 
 499.800 499.800 
TK 622 – B 
(3) 280.000 
(4) 53.200 
333.200 (7b) 
 333.200 333.200 
TK 627 
(3) 93.600 
(4) 17.784 
(5) 80.000 
(6) 38.616 
230.000 (7c) 
 230.000 230.000 
TK 154 
 410.200 
(7a) 610.000 
(7b) 833.000 
(7c) 230.000 
1.881.000 (8) 
1.673.000 
 202.200 
1.881.000 
1.003.800 
 110.000 
TK 154 – A 
 241.200 
(7a) 366.000 
(7b) 499.800 
(7c) 138.000
1.135.000 (8) 
1.135.000 
TK 154 – B 
 169.000 
(7a) 244.000 
(7b) 333.200 
(7c) 92.000 
746.000 (8) 
 669.200 
 92.200 
746.000 
Phân bổ chi phí sản xuất chung: 
230.000 Chi phí SXC phân 
bổ cho SP A: 700.000 x 420.000 = 138.000 
230.000 Chi phí SXC phân 
bổ cho SP B: 700.000 X 280.000 = 92.000 
Bút toán kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm: 
 7a. Nợ TK 154 610.000 
 Có TK 621 610.000 
 CT TK 621 – A 366.000 
 CT TK 621 – B 244.000 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 113
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
 7b. Nợ TK 154 833.000 
 Có TK 622 833.000 
 CT TK 622 – A 499.800 
 CT TK 622 – B 333.200 
 7c. Nợ TK 154 230.000 
 Có TK 627 230.000 
 CT TK 627 – A 138.000 
 CT TK 627 – B 92.000 
 8. Nợ TK 155 1.881.000 
 CT TK 155 – A 1.135.000 
 CT TK 155 – B 746.000 
 Có TK 154 1.881.000 
Bảng tính giá thành: 
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM A 
Số lượng thành phẩm: 1.000 
CPSXDD 
đầu kì 
CPSXPS 
trong kì 
CPSX DD 
cuối kì 
Tổng giá 
thành SX 
Giá thành 
đơn vị SPKhoản mục chi phí 
(1) (2) (3) (4) (5) 
1. CP NVL trực tiếp 150.000 366.000 76.000 440.000 440
2. CP nhân công trực tiếp 71.400 499.800 23.800 547.400 547,4
3. CP sản xuất chung 19.800 138.000 10.200 147.600 147,6
Tổng cộng 241.200 1.003.800 110.000 1.135.000 1.135
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM B 
 Số lượng thành phẩm: 500 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
CPSXDD 
đầu kì 
CPSXPS 
trong kì 
CPSXDD 
cuối kì 
Tổng giá
thành SX 
Giá thành 
đơn vị SP Khoản mục chi phí 
(1) (2) (3) (4) (5) 
1. CP NVL trực tiếp 100.000 244.000 48.000 296.000 592
2. CP nhân công trực tiếp 59.500 333.200 14.500 378.200 756,4
3. CP sản xuất chung 9.500 92.000 29.700 71.800 143,6
Tổng cộng 169.000 669.200 92.200 746.000 1.492
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 114
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
8.4. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ 
8.4.1. Đặc điểm quá trình tiêu thụ và nhiệm vụ của kế toán quá trình tiêu thụ. 
 Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là quá trình 
đưa các loại thành phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vào lĩnh vực lưu thông, thông thường 
qua các phương thức bán hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì đó là quá trình bán ra các 
thành phẩm do doanh nghiệp tạo ra, còn doanh nghiệp thương mại thì bán hàng hóa đã được 
mua ở quá trình cung cấp và thu tiền. 
Trong quá trình bán hàng sẽ phát sinh các nghiệp vụ: giao hàng, thu tiền và các khoản 
thuế phải nộp cho Nhà Nước. Các khoản thuế phát sinh trong quá trình bán hàng hiện nay có 
thể là thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu . Đối với những sản phẩm hàng 
hóa thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì trên hóa đơn bán hàng 
kế toán phải ghi riêng: 
Giá bán chưa có thuế. 
Khoản phụ thu hay phí thu thêm nếu có. 
Thuế GTGT phải nộp. 
Tổng giá thanh toán. 
Khoản thuế GTGT phải nộp khi bán hàng ra gọi là thuế GTGT đầu ra phải nộp. Trong 
từng kì kế toán, khoản thuế GTGT đầu vào và đầu ra sẽ được khấu trừ với nhau để xác định 
thuế mà doanh nghiệp thực sự phải nộp cho Nhà Nước. 
Mặt khác, liên quan đến quá trình bán hàng, doanh nghiệp còn phải bỏ ra một số chi 
phí nhằm mục đích đưa sản phẩm vào lưu thông trên thị trường như: chi phí nhân viên bán 
hàng, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở bộ phận 
bán hàng. Đó chính là chi phí bán hàng, hoặc các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý 
hành chính và quản lý chung toàn doanh nghiệp: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi 
phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý và dùng 
chung cho toàn doanh nghiệp, chi phí điện nước dùng chung toàn doanh nghiệp đó là chi 
phí quản lý doanh nghiệp. Những chi phí này không được tính vào giá thành sản xuất của 
sản phẩm mà được khấu trừ vào doanh thu thuần về bán hàng trong kì mà nó phát sinh để 
tính kết quả kinh doanh trong kì. 
Khi bán hàng, giá gốc của thành phẩm, hàng hóa bán ra trong kì được ghi nhận là chi 
phí để xác định lợi nhuận trong kì và gọi là giá vốn hàng bán. Giá bán của thành phẩm, hàng 
hóa bán ra trong kì tương ứng được ghi nhận là doanh thu bán hàng trong kì. 
Nhiệm vụ của kế toán quá trình tiêu thụ: 
 Đo lường và phản ánh kịp thời, chính xác giá vốn và doanh thu của sản phẩm và 
hàng hóa bán ra. 
 Tập hợp đúng, đủ và kịp thời chi phí bán hàng phát sinh trong kì. 
 Xác định chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ trong kì. 
 Lập các báo cáo tiêu thụ và kết quả tiêu thụ theo yêu cầu quản lý. 
8.4.2. Vận dụng phương pháp kế toán trong kế toán quá trình tiêu thụ. 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 115
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
Chứng từ sử dụng: nghiệp vụ xuất kho thành phẩm, hàng hóa được phản ánh trên 
phiếu xuất kho, nghiệp vụ bán hàng được phản ánh trên hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT), 
nghiệp vụ thu tiền được phản ánh trên phiếu thu hoặc giấy báo Có của ngân hàngNgoài ra 
các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng phải có chứng từ kế toán chứng minh chi 
phí đó thực tế phát sinh. 
Kế toán quá trình tiêu thụ phải tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc 
phù hợp. 
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: quy định thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng. Đó 
là khi quyền sở hữu hàng bán được chuyển giao. Trong thực tế, quyền sở hữu hàng hóa được 
chuyển giao khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng cho người mua, người mua đã 
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, tùy theo phương thức bán hàng mà thời 
điểm tiêu thụ được xác định đúng đắn. Trường hợp bán hàng trực tiếp, sản phẩm được tiêu 
thụ ngay khi khách hàng nhận hàng tại cửa hàng hay tại kho của đơn vị. Trường hợp bán 
hàng theo phương thức chuyển hàng, đơn vị có trách nhiệm vận chuyển hàng đến địa điểm 
quy định cho khách hàng. Do đó, hàng đang trong quá trình vận chuyển vẫn thuộc quyền sở 
hữu của người bán và được phản ánh trên TK hàng gửi đi bán. Hàng gửi đi bán xác định là 
tiêu thụ khi khách hàng thông báo đã nhận được hàng và thanh toán hoặc chấp nhận thanh 
toán. 
Nguyên tắc phù hợp: khi ghi nhận một khoản doanh thu thì đồng thời phải ghi nhận 
một khoản chi phí tạo ra doanh thu đó. Như vậy, khi ghi nhận doanh thu của thành phẩm, 
hàng hóa đã được tiêu thụ thì đồng thời kế toán phải ghi nhận giá vốn của số thành phẩm, 
hàng hóa đó và các khoản chi phí bán hàng có liên quan. 
Tài khoản sử dụng: 
 Tài khoản ghi nhận doanh thu: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 
 TK phán ánh chi phí: TK 632 – Giá vốn hàng bán, TK 641 – Chi phí bán hàng, TK 
642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. 
 TK tiền: TK 111 – tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng. 
 TK thanh toán: TK 131 – Phải thu khách hàng. 
 Tài khoản hàng tồn kho: TK 155 – Thành phẩm, TK 156 – Hàng hóa, TK 157 – Hàng 
gửi đi bán. 
 TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước: phản ánh thuế GTGT đầu ra của 
thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong trường hợp sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế 
GTGT theo phương pháp khấu trừ. 
Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: 
Khi xuất kho thành phẩm, hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng: 
 Ghi nhận doanh thu: 
 Nếu thành phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu 
trừ thì doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT. 
 Nợ TK 111, 112: nếu đã thanh toán (giá thanh toán) 
 Nợ TK 131: nếu khách hàng chưa thanh toán (giá thanh toán) 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 116
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
 Có TK 511: giá bán chưa có thuế GTGT 
 Có TK 333: thuế GTGT 
 Nếu thành phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực 
tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu 
bán hàng là giá thanh toán. 
 Nợ TK 111, 112, 131 (ghi nhận theo giá thanh toán) 
 Có TK 511 (ghi nhận theo giá thanh toán) 
 Ghi nhận giá vốn: 
 Nợ TK 632 
 Có TK 155, 156 
Khi bán hàng theo phương thức chuyển hàng: 
 Khi xuất kho thành phẩm gửi đi bán: 
 Nợ TK 157 
 Có TK 156 
 Khi khách hàng thông báo đã nhận được hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán: 
 Ghi nhận doanh thu: tương tự như trường hợp bán hàng trực tiếp 
 Ghi nhận giá vốn: 
 Nợ TK 632 
 Có TK 157 
Chi phí bán hàng phát sinh trong kì: 
 Nợ TK 641 
 Có TK 334 
 Có TK 338 
 Có TK 214 
 Có TK 152, 111, 112, 331 
Chi phí quản lý phát sinh trong kì: 
 Nợ TK 642 
 Có TK 334 
 Có TK 338 
 Có TK 214 
 Có TK 152, 111, 112, 331 
Cuối kì, các khoản doanh thu và chi phí liên quan đến kết quả tiêu thụ trong kì được kết 
chuyển vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh trong kì để xác định kết quả tiêu 
thụ trong kì. 
 Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng: 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 117
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
Nợ TK 511 
 Có TK 911 
 Kết chuyển chi phí: 
 Nợ TK 911 
 Có TK 632 
 Có TK 641 
 Có TK 642 
 Căn cứ vào số liệu được phản ánh trên tài khoản 911, kế toán xác định lợi nhuận kế 
toán trong kì bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu ở bên Có TK 911 và tổng chi phí ở bên 
Nợ TK 911. Lợi nhuận kế toán trong kì được kết chuyển vào tài khoản 421 – Lợi nhuận 
chưa phân phối. 
 Nếu lãi: khoản lãi làm tăng vốn chủ sở hữu nên được ghi bên Có TK 421 
 Nợ TK 911 
 Có TK 421 
 Nếu lỗ: khoản lỗ làm giảm vốn chủ sở hữu nên được ghi bên Nợ TK 421 
 Nợ TK 421 
 Có TK 911 
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ 
TK 155, 156 TK 632 
Giá vốn hàng xuất bán 
trực tiếp 
TK 157 
Giá vốn 
hàng xuất 
gửi bán 
Giá vốn 
hàng gửi 
bán đã 
tiêu thụ 
TK 641 
TK 642 
 TK 911 TK 511 TK 111, 112, 131 
Doanh thu 
bán hàng 
TK 333 
Thuế GTGT 
(nếu có) 
TK 334, 338, 152, 
153, 242, 142, 111.. 
Tập hợp CP 
bán hàng 
Tập hợp CP 
QLDN 
Kết chuyển 
giá vốn 
Kết chuyển 
CP BH 
Kết chuyển 
CP QLDN 
Kết chuyển 
doanh thu BH 
TK 421 
Kết chuyển lỗ 
Kết chuyển lãi 
Tình hình tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp X trong tháng 6/X được tổng hợp 
như sau: (đơn vị tính: nghìn đồng). 
1. Doanh nghiệp Y ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản 
110.000.000đ 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 118
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
2. Xuất kho hàng hóa gửi đi bán cho doanh nghiệp Y theo phương thức chuyển hàng 
giá bán 80.000.000đ, giá bán 100.000.000đ, thuế GTGT 10% trên giá bán. 
3. Xuất kho một số hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng X, giá xuất kho 
40.000.000đ, giá bán 60.000.000đ, thuế GTGT 10% trên giá bán, khách hàng chưa trả tiền. 
4. Nhận được giấy báo doanh nghiệp Y đã nhận được hàng (ở nghiệp vụ 1) và tiền 
hàng được trừ vào số tiền đã ứng ở nghiệp vụ 1. 
5. chi phí sản xuất kinh doanh khác cho bởi bảng sau: 
Chỉ tiêu Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tiền lương 5.000.000đ 10.000.000 
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Theo quy định tính vào CP Theo quy định tính vào CP 
Khấu hao TSCĐ 500.000 1.000.000 
Chi phí khác bằng tiền mặt (bao 
gồm cả thuế GTGT 10%) 55.000 110.000 
Yêu cầu: 
1. định khoản các nghiệp vụ kinh tế nói trên. 
2. phản ánh vào các tài khoản liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh. 
3. lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
Cho biết: 
Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 
Trong tháng 6/X, không phát sinh các khoản doanh thu và chi phí tài chính và hoạt 
động khác. Thuế suất thuế thu nhập 28%. 
Định khoản: 
 1. Nợ TK 112 110.000.000 
 Có TK 131 110.000.000 
 CT TK 131 – Y 110.000.000 
 2. Nợ TK 157 80.000.000 
 Có TK 155 80.000.000 
 3a. Nợ TK 131 66.000.000đ 
CT TK 131 – X 66.000.000 
 Có TK 511 60.000.000 
 Có TK 333 6.000.000 
 3b. Nợ TK 632 40.000.000 
 Có TK 156 40.000.000 
 4a. Nợ TK 131 110.000.000 
CT TK 131 – Y 110.000.000 
 Có TK 511 100.000.000 
 Có TK 333 10.000.000 
 4b. Nợ TK 632 80.000.000 
 Có TK 157 80.000.000 
 5a. Nợ TK 641 5.000.000 
Nợ TK 642 10.000.000 
 Có TK 334 15.000.000 
 5b. Nợ TK 641 950.000 (19% x 5.000.000) 
Nợ TK 642 1.900.000 (19% x 10.000.000) 
 Có TK 338 2.850.000 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 119
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
GV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 120
 5c. Nợ TK 641 500.000 
Nợ TK 642 1.000.000 
 Có TK 214 1.500.000 
5d. Nợ TK 641 50.000 
Nợ TK 642 100.000 
Nợ TK 133 15.000 
 Có TK 111 165.00 
Phản ánh vào các tài khoản liên quan đến xác định kết quả kinh doanh: 
TK 511 TK 632 
(6a)160.000.000 60.000.000(3a)
100.000.000(4a)
(3b)40.000.000
(4b)80.000.000
120.000.000(6b) 
160.000.000 160.000.000 120.000.000 120.000.000 
TK 641 TK 642 TK 911 
(5a)5.000.000 
(5b) 950.000 
(5c) 500.000 
(5d) 50.000 
6.500.000(6c) (5a)10.000.000
(5b) 1.900.000 
(5c) 1.000.000 
(5d) 100.000 
13.000.000(6d) 120.000.000(6b) 
 6.500.000(6c) 
 13.000.000(6d) 
 20.500.000(6e) 
160.000.000(6a)
6.500.000 6.500.000 13.000.000 13.000.000 160.000.000 160.000.000 
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
Tháng 6 năm N 
Đơn vị tính: nghìn đồng 
CHỈ TIÊU MÃ SỐ KỲ NÀY 
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 160.000 
2. Các khoản giảm trừ 03 
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch 
vụ (10 = 01 – 03 ) 
10 160.000 
4. Giá vốn hàng bán 11 120.000 
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 
( 20 = 10 – 11 ) 
20 40.000 
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 
7. Chi phí tài chính 22 
8. Chi phí bán hàng 24 6.500 
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13.000 
10. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 
30 = 20 + ( 21 – 22 ) - ( 24 + 25) 
30 20.500 
11. Thu nhập khác 31 
12. Chi phí khác 32 
13. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 ) 40 
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 20.500 
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 5.740 
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 
( 60 = 50 – 51 ) 
60 14.760 
 Chương VIII: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Giáo trình Nguyên lý kế toán 
 Ts. Trần Đình Khôi Nguyên (chủ biên), Ts. Hoàng Tùng, Ths.Đoàn Ngọc Phi Anh, Ths. 
Phạm Hoài Hương. 
 Nhà xuất bản giáo dục. 
 Giáo trình Nguyên lý kế toán 
 PGS - Ts. Võ Văn Nhị. 
 Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_ke_toan_tran_thi_thu_tram.pdf