Bài giảng Quy hoạch chiều cao nền xây dựng và thoát nước đô thị

Tóm tắt Bài giảng Quy hoạch chiều cao nền xây dựng và thoát nước đô thị: ...ác yêu cầu - Yêu cầu xe chạy: Bảo đảm an toàn, êm thuận đạt tốc độ thiết kế - Yêu cầu nền đường ổn định - Yêu cầu thoát nước: đảm bảo thoát nước mặt tự chảy nhanh chóng - Yêu cầu bố trí các công trình ngầm: bảo đảm được đặt ở độ sâu cần thiết - Yêu cầu kinh tế: bảo đảm cân bằng khối lượng san l...án kính đường cong đứng phụ thuộc vào chức năng vận chuyển và tốc độ tính toán của tuyến đường. 45 * Các giải pháp quy hoạch chiều cao khu đất công nghiệp - Khi địa hình tương đối bằng phẳng: san phẳng không có thềm cấp, độc dốc <0,02, có thể dốc về 1 hoặc 2 phía. - Khi độ dốc địa hình lớ... nhỏ hơn so với sơ đồ thứ hai. b. Nguyên tắc bố trí các công trình trong hệ thống thoát nước thải - Trạm làm sạch và cửa xả nước vào nguồn. Trạm làm sạch đặt ở phía thấp so với địa hình thành phố, nhưng không bị ngập lụt, cuối hướng gió chính về mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách xa ...

pdf71 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bài giảng Quy hoạch chiều cao nền xây dựng và thoát nước đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu khu gọi là mạng lưới thoát nước ngoài 
phố. Nó có rất nhiều nhánh, bao trùm những lưu vực rộng lớn và thường dẫn 
nước bằng cách tự chảy.
51
3. Trạm bơm và ống dẫn áp lực, dùng để vận chuyển nước thải khi 
vì lý do kinh tế kỹ thuật không thể để tự chảy được. Người ta phân biệt trạm 
bơm theo các khái niệm: Trạm bơm cục bộ, trạm bơm khu vục và trạm bơm 
chính. 
- Trạm bơm cục bộ phục vụ cho một hay một vài công trình. 
- Trạm bơm khu vực phục vụ cho từng vùng riêng biệt hay một vài 
lưu vục thoát nước. 
- Trạm bơm chính dùng để bơm toàn bộ nước thải thành phố lên 
trạm làm sạch hoặc xả vào nguồn.
Đoạn ống dẫn nước từ trạm bơm đến cống tự chảy hay đến công 
trình làm sạch là đường ống áp lực.
Khi cống chui qua sông hồ hay gặp chướng ngại vật phải luồn sống 
thấp gọi là điuke (hay cống luồn), làm việc với chế độ áp lực hay nửa áp lực.
52
4. Công trình làm sạch
Bao gồm tất cả các công trình làm sạch nước thải và xử lý cặn bã.
5. Cống và miệng xả nước vào nguồn. Dùng để vận chuyển nước thải từ 
công trình làm sạch xả vào sông hồ. Miệng xả nước thường xây dựng có bộ 
phận để xáo trộn nước thải với nước nguồn.
Một số dạng sơ đồ khái quát
- Sơ đồ thẳng góc: sử dụng khi địa hình có độ dốc đổ ra sông hồ, chủ 
yếu dùng để thoát nước mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch, nước xả 
thẳng vào nguồn mà không cần làm sạch.
53
Một số dạng sơ đồ khái quát
- Sơ đồ giao nhau: điều kiện địa hình giống như sơ đồ thẳng góc, 
nhưng nước thải cần phải làm sạch trước khi xả vào nguồn, nên có cống góp 
chạy song song với dòng sông để dẫn nước thải đến công trình làm sạch.
Một số dạng sơ đồ khái quát
- Sơ đồ phân vùng: sử dụng trong trường hợp thành phố chia làm 
nhiều khu vực riêng biệt hay trong trường hợp có địa hình dốc lớn. Nước thải 
từ vùng thấp hơn thì bơm trực tiếp vào công trình làm sạch hay bơn vào cống 
góp của vùng cao và tự chảy tới công trình làm sạch.
54
Một số dạng sơ đồ khái quát
- Sơ đồ không tập trung: Sử dụng với thành phố lớn hoặc thành phố 
có chênh lệch lớn về cao độ, địa hình phức tạp hoặc phát triển theo hình tròn. 
Sơ đồ có nhiều trạm làm sạch.
- Ngược lại với sơ đồ không tập trung là sơ đồ tập trung, nghĩa là 
toàn bộ nước thải được tập trung về trạm làm sạch chung.
4.2.2. Thiết kế hệ thống thoát nước thải
a. Quy mô hệ thống thoát nước
- Dân số tính toán
Dân số tính toán là số người sử dụng hệ thống thoát nước tính đến 
cuối thời gian quy hoạch xây dựng.
N = (P x F)
P: mật độ dân số (P>50ng/ha HTTN có hiệu quả)
F: diện tích của các khu nhà ở
- Tiêu chuẩn và chế độ thải nước
Tiêu chuẩn thoát nước là lượng nước thải trung bình ngày đêm tính 
trên đầu người sử dụng hệ thống thoát nước hay trên sản phẩm sản xuất. 
Tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt khu dân cư thường lấy bằng tiêu chuẩn cấp 
nước. Chế độ thải nước theo giờ trong ngày, theo ngày trong năm (Kng; Kh).
- Lưu lượng tính toán nước thải
+ Lưu lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư
+ Lưu lượng nước thải sản xuất
+ Lưu lượng nước thải sinh hoạt trong các xí nghiệp công nghiệp
+ Biểu đồ dao động lưu lượng nước thải (với Kc)
+ Tổng lưu lượng nước thải tính toán: tính theo mật độ dân số và 
mođun lưu lượng (qo – lít/s.ha).
55
b. Vạch tuyến mạng lưới và bố trí các công trình trên mạng lưới
Vạch tuyến mạng lưới cần tiến hành theo thứ tự sau: phân chia lưu 
vực thoát nước, xác định vị trí trạm làm sạch và xả nước vào nguồn; vạch 
tuyến cống góp chính, cống góp lưu vực, cống đường phố và tuân theo 
nguyên tắc. Hệ thống thoát nước thường thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, 
khi cống đặt quá sâu thì dùng máy bơm nâng nước lên cao sau đó lại cho 
tiếp tục tự chảy.
c. Tính toán thuỷ lực đường cống và các công trình
- Xác định lưu lượng cho từng đoạn cống
+ Lưu lượng chuyển qua – lượng nước đổ vào cống tại điểm đầu 
của đoạn đó. Lượng nước này từ những khu nhà nằm ở phía trên 
+ Lưu lượng dọc đường – lượng nước đổ vào cống từ các khu nhà 
thuộc lưu vực nằm dọc hai bên đoạn cống.
+ Lưu lượng cạnh sườn, lượng nước chảy vào tại địa điểm đầu đoạn 
cống từ cống nhánh cạnh sườn.
+ Lưu lượng tập trung, lượng nước chảy qua đoạn cống từ các đơn 
vị thải nước lớn nằm riêng biệt (xí nghiệp công nghiệp, trong trường học, nhà 
tắm công cộng...)
56
c. Tính toán thuỷ lực đường cống và các công trình...
- Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước: bao gồm việc xác định 
đường kính cống, độ dốc, độ dầy và tốc độ nước chảy...
Các thống số tính toán phảỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như: 
đường kính tối thiểu, độ dốc tối thiểu, độ đầy tối đa, vận tốc tối thiểu...
- Thiết kế trắc dọc mạng lưới thoát nước bao gồm việc xác định vị trí 
cống trên trắc dọc đường phố, đọ sâu chôn cống, độ dốc và cao độ tại các 
điểm nối tiếp cống trong các hố ga và giếng thăm...
4.2.3. Nguyên tắc quy hoạch hệ thống thoát nước thải
a. Sơ đồ và nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
1. Hết sức lợi dụng địa hình đặt ống theo chiều nước chảy từ phía 
đất cao đến phía đất thấp của lưu vực thoát nước, đảm bảo lượng nước thải 
lớn nhất tự chảy theo cống, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm.
2. Đặt cống thật hợp lý để tổng chiều dài của cống là nhỏ nhất, tránh 
trường hợp nước chảy vòng vo và cống đặt sâu. 
3. Các cống chính đổ về trạm làm sạch và xả nước vào nguồn. 
4. Giảm tới mức tối thiểu cống chui qua sông hồ, cầu phà, đường 
giao thông, đê đập và các công trình ngầm. Việc bố trí cống thoát nước phải 
kết hợp chặt chẽ với các công trình ngầm khác của thành phố.
57
Vạch tuyến mạng lưới đường phố có thể theo các sơ đồ sau:
- Sơ đồ hộp(a), cống đặt dọc theo đường giao thông bao bọc khu phố. 
- Sơ đồ ranh giới thấp(b), cống được đặt dọc theo đường giao thông về phía 
địa hình thấp của khu phố.
- Sơ đồ xuyên qua khu phố(c). Trong trường hợp đó mạng lưới thoát trong 
tiểu khu thường kéo dài ra và các nhánh nối đi từ tiểu khu này qua tiểu khu 
khác. Tổng chiểu dài mạng lưới nhỏ hơn so với sơ đồ thứ hai.
b. Nguyên tắc bố trí các công trình trong hệ thống thoát nước thải
- Trạm làm sạch và cửa xả nước vào nguồn. Trạm làm sạch đặt ở phía 
thấp so với địa hình thành phố, nhưng không bị ngập lụt, cuối hướng gió 
chính về mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách xa khu dân cư và 
xí nghiệp công nghiệp là 500m.
- Trạm bơm: được dùng khi điều kiện địa hình không cho phép tự chảy tới 
nơi yêu cầu. Vị trí và số lượng trạm bơm được chọn sao cho độ sâu các 
tuyến cống tự chảy đến là nhỏ nhất, chi phí xây dựng trạm bơm, xây dựng 
cống tự chảy là nhỏ nhất. Có điều kiện xây dựng thuận lợi và đảm bảo 
khoảng cách ly đến các công trình khác. 
- Giếng thăm: dùng để xem xét, kiểm tra chế độ công tác của mạng lưới 
thoát nước một cách thường xuyên, đồng thời dùng để thông rửa trong 
trường hợp cần thiết. Giếng xây dựng ở những chỗ cống thay đổi hướng thay 
đổi đường kính, thay đổi độ dốc, có cống nhánh đấu nối vào và trên những 
đoạn cống thẳng theo khoảng cách quy định để tiện cho việc quản lý. Do tính 
chất sử dụng của nó người ta phân biệt: giếng thăm trên đường thẳng, giếng 
vòng, giếng nối, giếng kiểm tra, giếng tẩy rửa và giếng đặt biệt.
58
4.2.4. Làm sạch nước thải (dây chuyền công nghệ xử lý nước thải)
Các phương pháp và công trình làm sạch nước thải
Hai giai đoạn chính:
- Làm sạch
- Khử trùng
Giai đoạn làm sạch
Có 3 phương pháp:
- Làm sạch cơ học
- Làm sạch sinh học
- Làm sạch hóa lý (nước thải công nghiệp)
59
Làm sạch cơ học
Mục đích: tách các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo
Các công trình làm sạch cơ học:
1. Song chắn rác: 
Nhiệm vụ: giữ các cặn bẩn có kích thước lớn (rác), thường đặt trước trạm 
bơm, trên các mương máng dẫn đến trạm xử lý.
2. Bể lắng cát: 
Nhiệm vụ: tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn như cát, sỏi, xỉ 
than, hạt... 
3. Bể lắng: 
- Nhiệm vụ: tách các chất lơ lửng (bùn, rác sơ, vụn...)
4. Bể vớt dầu mỡ
Nhiệm vụ: tách các tạp chất nhẹ (chủ yếu là dầu mỡ) nhờ 1 bộ phận gạt chất 
nổi, thường ứng dụng khi xử lý nước thải công nghiệp
5. Bể lọc
Nhiệm vụ: tách các chất ở trạng thái lơ lửng, kích thước nhỏ, nhờ lớp vật 
liệu lọc
Phương pháp làm sạch cơ học chỉ có thể loại các hợp chất không hòa tan 
nên thường chỉ là xử lý sơ bộ trước khi làm sạch bằng sinh học.
Làm sạch sinh học
- Làm sạch sinh học là dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để 
ô xy hóa, khoáng hóa các chất hữu cơ ở dạng keo hoặc hòa tan có trong 
nước
- Phân loại: Công trình làm sạch sinh học có 2 nhóm: 
+ Làm sạch trong điều kiện tự nhiên 
+ Làm sạch trong điều kiện và nhân tạo 
Các công trình làm sạch trong điều kiện tự nhiên
1. Bãi lọc (cánh đồng lọc): là khu đất rộng, chia làm nhiều ô, nước thoát từ 
các bể lắng ra phân phối lên đó và thấm qua đất. Nước được làm sạch nhờ 
có ô xy và vi khuẩn háo khí ô xy hóa các chất bẩn.
2. Cánh đồng tưới: nguyên lý như cánh đồng lọc nhưng còn sử dụng để tưới 
cho cây trồng.
3. Hồ sinh học:
- Làm sạch nước thải chủ yếu dự vào quá trinh tự làm sạch của hồ (quá trình 
ô xy hóa các chất bẩn hữu cơ nhờ vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh khác)
- Các loại hồ: dựa vào đặc tính tồn tại và tuần hoàn của các vi sinh vật và cơ 
chế làm sạch có thể chia làm 3 loại:Hồ kỵ khí; Hồ hiếu – kỵ khí; Hồ hiếu khí.
Các công trình làm sạch trong điều kiện tự nhiên có chi phí thấp 
nhưng công suất không cao lại tốn diện tích xây dựng, thường sử dụng ở các 
đô thị nhỏ hoặc điểm dân cư nông thôn.
60
Các công trình làm sạch trong điều kiện nhân tạo
Quá trình làm sạch nhanh hơn, cường độ mạnh hơn nhờ các biện 
pháp nhân tạo.
1. Bể lọc sinh học (Bể Biophin)
- Nguyên lý: Nước thải được lọc qua lớp vật liệu lọc rắn có bao bọc 
lớp màng vi sinh vật, quá trình ô xy hóa diễn ra như trên cánh đồng lọc 
nhưng với cường độ lớn hơn nhiều
- Cấu tạo: 
+ Phần chứa vật liệu lọc, 
+ Hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều trên toàn bộ bề mặt, 
+ Hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc
+ Hệ thống dẫn và phân phối khí. 
2. Bể thổi khí có bùn hoạt tính (bể Aeroten)
- Nguyên lý: Nước thải được cung cấp ô xy khuấy trộn với bùn hoạt 
tính (dạng bông xốp và có nhiều vi sinh vật) tạo thành lượng bùn hoạt tính 
dư. Một phần hỗn hợp bùn – nước được giữ lại trong bể lắng đợt II, một 
phần quay trở lại aeroten tiêp tục quá trình hấp thụ
Phương pháp làm sạch hóa lý
- Lợi dụng tính chất hóa lý của nước thải mà có những tác động vật 
lý và hóa học nhằm tăng cường khả năng tách các chất bẫn ra khỏi nước 
(cho hóa chất tạo cặn kết tủa)
- Các phương pháp hóa học: trung hòa, ô xy hóa, ozôn hóa, điện hóa 
học
- Các phương pháp lý hóa thông dụng: keo tụ, hấp thụ, bay hơi, 
tuyển nổi, trao đổi iôn tinh thể hóa.
Phương pháp hóa lý thường dùng để xử ký nước thải công nghiệp 
tùy thuộc vài thành phần và tính chất của từng loại nước thải sản xuất.
61
Công trình chế biến cặn lắng
Cặn lắng đọng lại trong các bể lắng là thứ cặn tươi thướng có mùi 
khó chịu và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, nên không thích hợp cho việc vận 
chuyển và sử dụng làm phân bón do vậy cần phải xử lý
- Phương pháp chế biến thường dùng là nhờ các vi sinh vật làm lên 
men cặn lắng để dễ tách nước (làm khô bùn cặn) , dễ sử dụng làm phân bón.
- Các công trình chế biến cặn:
1. Bể tự hoại: vừa làm nhiệm vụ lắng cặn, vừa làm nhiệm vụ chế biến cặn, 
loại công trình này đơn giản, dễ sử dụng thường dùng ở những nơi có lưu 
lượng nước thải ít hoặc xử lý sơ bộ.
2. Bể lắng 2 vỏ: vừa làm nhiệm vụ lắng cặn, vừa làm nhiệm vụ chế biến cặn 
lắng, đồng thời cũng nén chặt được cặn lắng.
Cấu tạo gồm: các máng lắng và ngăn tự hoại
Nhược điểm: chiều cao và dung tích ngăn tự hoại lớn, lên men trong điều 
kiện tự nhiên chậm
3. Bể Mêtanten: Nguyên lý giống như bể lắng hai vỏ nhưng được đậy kín và 
có các thiết bị khuấy thường được ủ kín xung quanh bằng đất. 
4. Sân phơi bùn: Để phơi khô cặn lắng sử dụng làm phân bón
Kích thước rộng, thường chia làm nhiều ô mõi ô 10 – 13m.
Có thể phơi trực tiếp trên nền tự nhiên hoặc đổ trên sân một lớp đá dăm, xỉ, 
cát và có hệ thống tiêu ở phía dưới
b. Giai đoạn khử trùng và xả nước ra sông hồ
- Khử trùng
+ Thường dùng Clorua vôi để khử trùng nước thải
+ Cho Clorua vôi vào nước thải và trộn kỹ nhờ máng trộn hoặc bể 
tiếp xúc đặc biệt, thời gian tiếp xúc >30 phút 
- Xả vào nguồn: nước thải sau khi xử lý được cho qua giếng kiểm tra 
đặt ngay bờ có nhiệm vụ xáo trộn nươức thải đã xử lý với nước nguồn.
62
c. Sơ đồ công nghệ trạm làm sạch nước thải
63
Các lĩnh vực có thể áp dụng
— Xử lý nước thải sinh hoạt từ các nhóm hộ gia đình, khu chung cư, 
các toà nhà cao tầng, khu biệt thự, các khách sạn, trường học, bệnh viện, 
nhà ăn, các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ... 
— Xử lý nước thải công nghiệp có thành phần, tính chất gần giống 
nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp có tỷ lệ chất hữu cơ cao, 
như công nghiệp chế biến thực phẩm, nước thải sinh hoạt trong các khu 
công nghiệp, nước thải từ các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm... 
— Công suất 50-5.000 m3 nước thải/ngày đêm (hoặc phục vụ 500-
50.000 dân). 
Ưu điểm: 
— Trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ, hợp khối AFSB-100 có hiệu suất 
xử lý cao và ổn định, cơ chế vận hành đơn giản. 
— Chi phí đầu tư xây dựng thấp. Chi phí vận hành hợp lý. 
— Gọn, yêu cầu diện tích ít. Tránh được mùi, đảm bảo mỹ quan. 
— Lĩnh vực áp dụng rộng. 
4.3. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA 
4.3.1. Mưa và thông số khí tượng của mưa
- Mưa là quá trình hình thành và ngưng tự của hơi nước trong khí quyển, phụ 
thuộc vào điều kiện địa hình và nhiệt độ không khí.
- Lượng mưa: chiều dày lớp nước (mm)
- Cường độ mưa: lượng nước mưa rơi xuống trong một đơn vị thời gian trên 
một đơn vị diện tích (l/s.ha)
64
4.3.2. TrÌnh tự thiết kế hệ thống thoát nước mưa
1. Thu thập tài liệu cần thiết
2. Phân chia lưu vực thoát nước
3. Vạch tuyến mạng lưới và bố trí các công trÌnh kỹ thuật trên hệ 
thống thoát nước mưa của toàn khu xây dựng.
4. Tính toán thuỷ văn và thuỷ lực cho tất cả các tuyến cống
5. Thiết kế trắc dọc tuyến cống và thiết kế chi tiết cấu tạo các công 
trÌnh trên hệ thống 
6. Dự tính vật liệu và tính toán giá thành xây dựng
4.3.3. Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa
- Triệt để lợi dụng địa hình (tự nhiên, thiết kế) để thiết kế thoát nước 
mưa tự chảy. Trường hợp đặc biệt mới xây dựng trạm bơm và cống có áp
- Tổng chiều dài nhỏ nhất, đảm bảo thoát nhanh và hết các loại nước 
mặt trên khu đất xây dựng.
- Tuyến cống thoát nước mưa bố trí trong chỉ giới đường đỏ và có 
khoảng cách an toàn với các công trình khác.
- Cố gắng tận dụng ao, hồ, sông, ngòi, khe suối và chỗ trũng thấp để 
thoát nước hoặc làm hồ chứa.
- Hạn chế dường cống cắt qua đường sắt, qua sông, qua đê hoặc 
các công trình ngầm khác. 
- Đảm bảo độ dốc, độ sâu chôn cống và đảm bảo điều kiện làm việc 
về chế độ thuỷ lực của đường ống tốt nhất.
- Đáp ứng yêu cầu xây dựng trước mắt và kết hợp với hướng phát 
triển trong tương lai.
65
4.3.4. Tính toán hệ thống thoát nước mưa
a. Công thức tính toán
Lưu lượng tính toán cho một tuyến ống tính theo công thức
Q = ϕ x q x F
q – cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
ϕ - Hệ số mặt phủ
F – diện tích lưu vực (ha)
Cường độ mưa tính toán q = A/tn
A – Thông số khí hậu
t – Thời gian tính toán
n – hệ số vùng địa lý
Thời gian tính toán
t = to + tr + tc (phút)
t – thời gian tính toán cho đoạn cống
to – thời gian tập trung dỏng chảy (5 ~ 10 phút)
tr – thời gian nước chảy theo rãnh đến giếng thu
tr = 1,25 x lr /vr
tc – thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán
tc = k x Σlc /vc 
k – hệ số địa hình
b. Trình tự
Khi vạch xong tuyến mạng lưới thì tính toán theo trình tự như sau:
- Đối với những khu vực chưa có công thức xác định cường độ mưa hoặc 
biểu đồ tính toán, phải thành lập công thức và biểu diễn nó thành biểu đồ tính 
toán theo quan hệ q - t tương ứng với các chu kỳ tràn cống khác nhau 
(p=0,33; 0,5; 1,2ˆ)
- Xác định các đoạn ống tính toán và diện tích lưu vực dòng chảy trực tiếp 
vào các đoạn cống đó.
- Xác định hệ số dòng chảy Ψ tb cho mỗi lưu vực (nếu tính chất xây dựng 
cho từng khu vực khác nhau).
- Xác định chu kỳ tràn cống cho mỗi khu vực (nếu có yêu cầu riêng)
- Xác định vị trí giếng thu nước mưa
- Xác định thời gian tính toán cho từng đoạn cống căn cứ theo thời gian (t) ta 
xác định cường độ (q) và do đó tính lưu lượng (Q).
- Sau khi xác định được Q ta tiến hành tính toán thuỷ lực để xác định D, i, v
Việc tính toán thuỷ lực cống thoát nước mưa cũng tiến hành giống như đối 
với cống nước thải đô thị nhưng cần lưu ý là với độ dầy hoàn toàn (d = h).
66
Ví dụ tính toán: Xác định lưu lương tính toán của tuyến cống thoát nước 
mưa theo sơ đồ và các số liệu sau:
A = 1250; n = 0,5; K = 1,2
F1 = 2,0ha; L1 = 105m; Lr1 = 100m; Vr1 = 0,8m/s; Vc1 = 1,05m/s; ϕ1 = 0,65
F2 = 3,0ha; L2 = 115m; Lr2 = 100m; Vr2 = 0,7m/s; Vc2 = 1,15m/s; ϕ2 = 0,65
F3 = 2,5ha; L3 = 150m; Vc3 = 1,50m/s; ϕ3 = 0,65
1 3
2
Bài giải
- Tính toán cho đoạn cống 1
t = to + tr + tc = 5 + 1,25 x 100/60x0.8 + 1.2 x105 /60x1.05 = 9.6(phút)
q = A/tn = 1250/9.60,5 = 403 (l/s.ha)
Q1 = ϕ x q x F = 0.65x403x2.0 = 523.9 (l/s)
- Tính toán cho đoạn cống 2
t = to + tr + tc = 5 + 1,25 x 100/60x0.7 + 1.2 x115 /60x1.15 = 9.9(phút)
q = A/tn= 1250/9.90,5 = 397 (l/s.ha)
Q2 = ϕ x q x F = 0.65x397x3.0 = 523.9 (l/s) = 774.1(l/s)
- Tính toán cho đoạn cống 3
t = max(t1 + t2) + tc = 9.9 + 1.2 x150 /60x1.50 = 11.9(phút)
q = A/tn = 1250/11.90,5 = 362 (l/s.ha)
Q3 = ϕ x q x F = 0.65x362x(2.0+3.0+2.5) = 1765.8(l/s)
67
4.3.5. Các công trình trên hệ thống thoát nước mưa
a. Bộ phận vận chuyển nước
- Đường cống: Có nhiều hình dạng và tiết diện khác nhau, sử dụng 
nhiều loại vật liệu khác nhau.
- Rãnh, mương, máng: có khả năng chảy tràn, nạo vét dễ dàng, kinh 
phí xây dựng thấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường.
b. Giếng thu nước mưa
- Vị trí ở những chỗ thấp của rãnh ven đường, khoảng cách phụ 
thuộc độ dốc địa hình.
- Cấu tạo: nắp giếng, thân giếng và đáy giếng
68
c. Giếng thăm (giếng kiểm tra)
- Chức năng: thăm dò, kiểm tra sự làm việc của đường cống; sửa 
chữa và nạo vét, lấy cặn và thoát hơi.
- Vị trí: chỗ thay đổi hướng tuyến, thay đổi độ dốc và đường kính, 
giao tuyến và theo khoảng cách.
d. Giếng chuyển bậc và tiêu năng
Chức năng: giảm bớt thế năng, vận tốc dỏng chảy, khi cần tránh các 
công trình ngầm.
69
e. Trạm bơm, hồ điều hoà, cửa xả
- Hồ điều hoà Điều hoà lưu lượng dòng chảy, giảm kích thước cống 
sau, giảm độ sâu chôn cống, giảm giá thành xây dựng.
e. Trạm bơm, hồ điều hoà, cửa xả
- Trạm bơm: Sử dụng trong trường hợp đặc biệt khi không thể tự 
chảy thướng sử dụng cuối hệ thống
70
e. Tr¹m b¬m, hå ®iÒu hoµ, cöa x¶
- Cöa x¶ Cã d¹ng më réng ra phÝa s«ng hå, cã thÓ x©y g¹ch hoÆc bª 
t«ng vµ th−êng ph¶i gia cè bê ®Ó tr¸nh xái lë, b¶o vÖ cèng.
4.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch không gian, quy hoạch chiều cao và 
hệ thống thoát nước mưa
- Quy hoạch không gian cần có sự phù hợp với điều kiện tự nhiên 
nói chung và điều kiện địa hình nói riêng nhằm hạn chế việc cải tạo địa hình 
và thay đổi hướng dòng chảy hiện trạng, tạo ra các không gian mặt nước 
phục vụ cho việc tổ chức thoát nước mưa.
- Quy hoạch chiều cao phải đáp ứng được yêu cầu của định hướng 
phát triển không gian và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thoát nước 
mưa tự chảy.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa cần tận dụng tối đa điều kiện 
địa hình tự nhiên (thiết kế), phù hợp với giải pháp chống ngập lụt cho đô thị, 
tận dụng không gian mặt nước vào việc điều hoà dòng chảy.
71
4.4. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHUNG VÀ THOÁT NƯỚC BÁN RIÊNG 
RẼ 
4.4.1. Hệ thống thoát nước chung
Xác định lưu lượng theo mùa khô và mùa mưa, tính toán hỗn hợp 
nước mưa, nước thải xả vào nguồn, điều kiện xả nước thải và khả năng tự 
làm sạch của nguồn tiếp nhận.
4.4.2. Hệ thống thoát nước bán riêng rẽ
Xác định lưu lượng theo mùa khô và mùa mưa, tính toán hỗn hợp 
nước mưa, nước thải xả tràn vào nguồn, và hỗn hợp dẫn đến trạm xử lý, tính 
toán hệ số pha loãng và khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận, xác định 
công xuất trạm xử lý trong cả hai trường hợp.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quy_hoach_chieu_cao_nen_xay_dung_va_thoat_nuoc_do.pdf
Ebook liên quan