Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc Tiểu học (Phần 1)

Tóm tắt Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc Tiểu học (Phần 1): ...y chúng ta ít khi nhận ra là người giúp đỡ có lợi mà chỉ thấy người được giúp đỡ được hưởng lợi. Lí thuyết và thực tế cho thấy, nếu người giúp đỡ bằng cách giải thích, hướng dẫn cho bạn thì chính qua quá trình đó trẻ đã trưởng thành và càng nắm sâu được kiến thức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ...ộng, sáng tạo của HS : phương pháp cá biệt hoá, hợp tác nhóm, nêu vấn đề, trò chơi, đặc biệt phương pháp đọc viết chữ Braille. Phương tiện dạy học hoà nhập HS khiếm thị cần chú ý đến đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thị là tri giác nhìn bị suy giảm đáng kể hoặc mất hoàn toàn, nên : - Tăng c...Á 1. Trong các phần đã học, phần nào làm bạn hứng thú nhất ? Tại sao ? 2. Phần nào bạn cảm thấy dễ nhất ? 3. Phần nào bạn thấy khó nhất ? Tại sao ? 4. Phần nào bạn có thể thực hiện được trong trường của bạn ? 5. Phần nào bạn cảm thấy khó thực hiện trong trường của bạn ? Cần điều kiện gì để...

pdf166 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc Tiểu học (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 so 
với khi ta sử dụng hoàn toàn bằng ngôn ngữ nói, trẻ sẽ học được cách dùng những kí 
hiệu mới. 
- Dạy trẻ sử dụng kí hiệu cần được tiến hành song song với việc dạy trẻ học kiến thức 
mới bằng ngôn ngữ nói. Do đó, giáo viên có thể dạy trẻ vào những lúc cần thiết trong 
suốt quá trình học tập. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KÍ HIỆU 
Nhiệm vụ 2 
Học và thực hành sử dụng một số kí hiệu cơ bản dùng trong giao tiếp 
Học một số kí hiệu cơ bản dùng trong giao tiếp theo tài liệu “Kí hiệu của người Điếc 
Việt Nam” (Trung tâm Tật học - Viện KHGD). 
Thực hành giao tiếp bằng kí hiệu ngôn ngữ chủ đề về “gia đình”. 
Học một bài hát thiếu nhi bằng NNKH 
- Hoạt động nhóm 4 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 40 phút. 
4.5. Nội dung 5 : Giao tiếp tổng hợp – phát triển kĩ năng sử dụng giao tiếp tổng 
hợp 
Nhiệm vụ 1 
Tìm hiểu về giao tiếp tổng hợp (GTTH) và những điều kiện để thực hiện GTTH trong giáo dục 
hoà nhập trẻ khiếm thính. 
Xem trích đoạn băng hình 2 - tiêu đề “Giao tiếp đồng thời” và giáo viên sử dụng GTTH “dạy 
khái niệm”. Bạn hiểu thế nào là GTTH ? Để thực hiện được GTTH trong lớp hoà nhập cần 
những điều kiện gì ? Và thực hiện nó như thế nào ? 
- Hoạt động nhóm 4 - 5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 30 phút. 
Thông tin phản hồi 
Khái niệm GTTH 
GTTH bao gồm việc sử dụng tất cả các phương tiện giao tiếp : kí hiệu, CCNT, đọc hình miệng, 
nghe, nói, viết, nét mặt và cử chỉ điệu bộ. Bằng cách tiếp cận với tất cả các kênh giao tiếp trẻ 
khiếm thính có thể sử dụng các cơ quan cảm giác để phát triển ngôn ngữ. 
Điều kiện thực hiện GTTH trong lớp hoà nhập 
Đối với giáo viên 
- Nắm vững đặc điểm giao tiếp của học sinh : khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ nói, cử chỉ 
điệu bộ, CCNT, kí hiệu... trong giao tiếp. 
- Giáo viên cần biết sử dụng kí hiệu, chữ cái ngón tay phối hợp với ngôn ngữ nói một cách thành 
thạo. Biết lúc nào sử dụng cách nào, lúc nào cần phối hợp nhiều cách để trẻ có thể tiếp thu 
được tốt nhất. 
- Không nên chỉ dùng tiếng nói để giao tiếp với trẻ khiếm thính mà phải biết kết hợp với các 
phương tiện giao tiếp khác. 
- Biết cách tổ chức, động viên học sinh trong lớp giao tiếp với trẻ khác bằng mọi cách. 
Đối với trẻ khiếm thính 
- Luôn luôn học nói và tự rèn luyện nói trong giao tiếp với bạn trong lớp. 
- Sử dụng MTT thường xuyên. 
- Thuộc CCNT và kí hiệu. 
Đối với học sinh trong lớp 
- Thường xuyên giao tiếp với bạn khiếm thính và có ý thức học hỏi, giúp đỡ bạn. 
- Thuộc và sử dụng được các kí hiệu, CCNT. 
Thực hiện GTTH trong giáo dục hoà nhập 
- Luôn luôn có ý thức làm thế nào để trẻ khiếm thính tiếp thu được tối đa lượng thông tin cần 
truyền đạt. 
- Kết hợp nói - viết - CCNT - kí hiệu trong giảng dạy. 
- Trực quan là một trong những điều kiện quan trọng nhất để học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp. 
- Tạo nhiều cơ hội để trẻ khiếm thính thể hiện suy nghĩ, ý kiến của mình. Động viên, khen 
thưởng trẻ kịp thời. 
Nhiệm vụ 2 
Thực hành sử dụng GTTH trong giao tiếp 
Chọn 01 bài tập đọc/chủ đề tự chọn và xây dựng hình thức GTTH cho nội dung đó. Sau đó các 
nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét, bổ sung. 
- Hoạt động nhóm 4 - 5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 30 phút. 
Ghi nhớ: 
- Giao tiếp có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người. 
- Chỉ có một số ít trẻ khiếm thính có khả năng tiếp thu thông tin bằng thính giác, 
còn lại đa số trẻ tiếp thu thông tin bằng thị giác. Cho nên thị giác có vai trò đặc 
biệt quan trọng đối với trẻ khiếm thính. Khi giao tiếp với trẻ khiếm thính cần 
chú ý đứng ở vị trí gần và đối diện trẻ. 
- Do mất hoặc bị suy giảm khả năng nghe nên trẻ khiếm thính rất hạn chế giao 
tiếp bằng ngôn ngữ nói, nhưng trẻ có khả năng sử dụng nhiều phương tiện giao 
tiếp khác nhau để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình. 
- Phát triển kĩ năng giao tiếp phải phù hợp khả năng và nhu cầu giao tiếp của trẻ. 
- Khó khẳng định phương pháp tiếp cận giao tiếp nào là tốt nhất, càng không có 
phương pháp vạn năng đối với trẻ khiếm thính. Cần sử dụng kết hợp chúng 
trong quá trình giáo dục một cách linh hoạt, nhưng đảm bảo nguyên tắc hướng 
tới sự phát triển tối đa khả năng của trẻ. 
5. Câu hỏi tự đánh giá (45 phút) 
1. Sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính phụ thuộc vào những yếu tố nào ? 
2. Giao tiếp với trẻ khiếm thính như thế nào để trẻ tiếp thu được thông tin ? 
3. Trẻ khiếm thính có khả năng đọc được tất cả các thông tin qua hình miệng không ? Tại sao ? 
4. Tại sao trẻ/người khiếm thính không sử dụng CCNT trong giao tiếp thông thường ? 
5. Ngôn ngữ kí hiệu có giá trị sử dụng như ngôn ngữ nói không ? Tại sao ? 
6. Nêu vai trò của MTT, cách sử dụng MTT có hiệu quả. 
7. Kĩ năng giao tiếp nào cần phát triển cho trẻ khiếm thính ? Tại sao ? 
CHỦ ĐỀ 3 (8 tiết) 
HƯỚNG DẪN TRẺ KHIẾM THÍNH LĨNH HỘI KHÁI NIỆM 
1. Mục tiêu 
Kiến thức 
- Nêu được đặc điểm lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính. 
- Vai trò của việc hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính. 
- Những biện pháp hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính. 
Kĩ năng 
- Đánh giá khả năng lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính. 
- Hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính. 
Thái độ 
Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng của trẻ khiếm thính. 
2. Nội dung 
- Đặc điểm lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính. 
- Vai trò của việc hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính. 
- Hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm. 
+ Hướng dẫn trẻ lĩnh hội khái niệm cụ thể. 
+ Hướng dẫn trẻ lĩnh hội khái niệm tượng hình. 
+ Hướng dẫn trẻ lĩnh hội khái niệm tượng thanh. 
3. Chuẩn bị 
- Băng hình : Trích đoạn băng hình : “Hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính” 
- Người tham gia : Người khiếm thính hoặc trẻ khiếm thính 
- Phương tiện : Đèn chiếu, giấy trong, giấy A4, A0, bút dạ, băng keo, kéo, máy trợ thính, tranh 
ảnh, 
4. Hoạt động 
Khái niệm chứa đựng những thuộc tính, bản chất của sự vật và hiện tượng, bất cứ khái niệm nào 
cũng thể hiện bằng một từ hay một số từ nhất định mà chúng ta đã biết ý nghĩa của nó. Từ mang 
tính quy ước còn khái niệm phản ánh hiện thực khách quan được biểu hiện bằng từ. 
Do vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính không chỉ đơn thuần là việc cung cấp cho trẻ 
vốn từ mà còn phải giúp trẻ hiểu được bản chất của từ. Để trẻ có thể hiểu ý nghĩa của từ để vận 
dụng trong quá trình giao tiếp có hiệu quả. 
4.1. Nội dung 1 : Đặc điểm lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính 
Nhiệm vụ 1 
Tìm hiểu về khái niệm 
Bạn hiểu khái niệm là gì ? Mỗi khái niệm chứa đựng những yếu tố nào ? 
- Làm việc cá nhân. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 30 phút. 
Thông tin Phản hồi 
Có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu vấn đề khái niệm. Bởi vậy, tùy theo từng góc độ 
khác nhau mà các nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm khác nhau, nhiều cách hiểu khác nhau về 
khái niệm. 
Khái niệm là ý nghĩa phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những 
mối liên hệ giữa chúng. 
Khái niệm là những ý nghĩ khái quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối 
liên hệ giữa chúng của thế giới xung quanh chúng ta nhằm phản ánh ở mức độ khác nhau : thuộc 
tính chung, bản chất của các sự vật hay hiện tượng đó. 
Khái niệm là sự suy nghĩ, nhận biết về sự vật hay hiện tượng thông qua những đặc trưng chung, 
tính chất chung của chúng. 
Trong lôgíc học có nhấn mạnh rằng, mỗi khái niệm bao giờ cũng chứa đựng tính chất nội hàm và 
ngoại diên của đối tượng. Quá trình hình thành khái niệm là quá trình hình thành nội dung của 
nó. Song nội hàm được hình thành đến mức nào đó thì ta mới có một khái niệm khoa học, nghĩa 
là lượng tri thức biểu hiện trong nội hàm phải đạt tới mức thoả mãn các đặc trưng của khái niệm. 
Như vậy, nội hàm của khái niệm khoa học bao giờ cũng phải chứa đựng những dấu hiệu bản chất 
của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. 
Cùng tồn tại với nội hàm trong khái niệm là ngoại diên. Ngoại diên của khái niệm là tập hợp 
những sự vật hay hiện tượng có chứa đựng thuộc tính được phản ánh trong khái niệm. Khái niệm 
liên hệ chặt chẽ với từ thể hiện ở chỗ : bất cứ khái niệm nào cũng được thể hiện bằng một từ hay 
một số từ phản ánh hiện thực mà chúng ta đã biết ý nghĩa của chúng. 
Từ mang tính chất quy ước, còn khái niệm phản ánh hiện thực khách quan được biểu hiện bằng 
từ. 
Nhiệm vụ 2 
Tìm hiểu những khó khăn, vai trò và đặc điểm lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính 
Đặc điểm lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính như thế nào ? Trẻ khiếm thính gặp khó khăn gì 
khi lĩnh hội khái niệm ? Việc hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính có vai trò gì ? 
- Trao đổi nhóm 3 - 4 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 30 phút. 
Thông tin phản hồi 
 Đặc điểm lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính 
- Mất hoặc giảm khả năng nghe nên trẻ khiếm thính tiếp thu thông tin chủ yếu bằng thị giác, 
chính vì vậy việc tiếp thu, hiểu thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác. Do vậy, hình ảnh khái 
niệm ở trẻ khiếm thính có sự thiếu hụt đáng kể (nhất là những khái niệm trừu tượng, tượng 
thanh). 
- Nét đặc trưng ở tư duy của trẻ khiếm thính mang tính trực quan. 
Những khó khăn của trẻ khiếm thính khi lĩnh hội khái niệm 
Trẻ khiếm thính có những đặc điểm khác với trẻ nghe bình thường. Do trẻ mất đi một phần lớn 
nguồn thông tin thu nhận được từ kênh thính giác, là kênh thu nhận thông tin chủ yếu của con 
người. Vì vậy, quá trình lĩnh hội khái niệm diễn ra rất khó khăn và phức tạp. 
Trẻ khiếm thính sử dụng chủ yếu thị giác để tri giác sự vật hiện tuợng nên trẻ khiếm thính tư duy 
trực quan là đặc trưng. Tư duy của trẻ khiếm thính dựa trước hết vào trực quan cụ thể và chính 
những hình ảnh đã nảy sinh trong tư duy những nét cụ thể, đơn nhất và cá biệt của sự vật. 
Khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ của trẻ khiếm thính hạn chế nên dẫn tới việc trao đổi thông 
tin trong quá trình lĩnh hội khái niệm không được đầy đủ, thiếu chính xác. 
Vai trò của việc hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính 
Mỗi khái niệm được tương ứng với từ, kí hiệu. Việc hình thành khái niệm cho trẻ khiếm thính 
giúp trẻ hiểu được bản chất khái niệm, dần dần làm tăng thêm vốn từ, kí hiệu cho trẻ, giúp trẻ có 
thể vận dụng trong giao tiếp. 
4.2. Nội dung 2 : Hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm 
Nhiệm vụ 1 
Tìm hiểu cách hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm cụ thể 
Theo bạn bằng cách nào để giúp trẻ khiếm thính hiểu được khái niệm cụ thể ? 
- Nhóm 3-4 người 
- Thời gian cho hoạt động : 30 phút 
Thông tin phản hồi 
Khái niệm cụ thể là sự vật, hiện tượng cụ thể như : bát, đĩa, cây, hoa, quả, mưa, nắng,... 
Trẻ khiếm thính không gặp mấy khó khăn khi nắm bắt những khái niệm cụ thể, vì đây là những 
khái niệm được xây dựng trên cơ sở những gì trẻ có thể nhìn thấy, sờ thấy, ngửi thấy và những 
cái mà trẻ được tiếp xúc hằng ngày. Để hình hành những khái niệm này, giáo viên nên lưu ý 
dùng những vật thật, mô hình, tranh ảnh, tình huống thực tế. 
Một trong những khó khăn mà trẻ khiếm thính hay gặp là : trẻ thường gắn khái niệm với một sự 
vật, hiện tượng cụ thể. Ví dụ : khi hình thành khái niệm “cốc” trẻ được quan sát một cái cốc thuỷ 
tinh cụ thể. Khi đưa cho trẻ một cái cốc khác có hình dáng và độ lớn khác, trẻ không thừa nhận 
cái đó cũng là cái “cốc”. ở đây rút ra một điều : trẻ gặp khó khăn trong giai đoạn nhận thức lí 
tính. Vì vậy, đối với trẻ khiếm thính, cần hình thành những khái niệm cho trẻ từ rất nhiều sự vật, 
hiện tượng tương đồng. Hướng dẫn trẻ tự rút ra những cái chung, những dấu hiệu bản chất của 
khái niệm. 
Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn trong biểu đạt khái niệm. Trẻ có thể biểu đạt bằng chữ 
viết, nhưng không thể biểu đạt bằng tiếng nói. Nhiều trường hợp, trẻ hiểu được khái niệm và chỉ 
biểu đạt sự hiểu ấy bằng cử chỉ điệu bộ của riêng mình, nhưng có thể người khác không hiểu 
được. Vì vậy, giáo viên là người gần gũi với trẻ nhất, cần cố gắng tìm hiểu để có thể hiểu được 
trẻ thông qua các kí hiệu đó. 
Khi sử dụng tranh ảnh để hình thành những khái niệm cho trẻ khiếm thính, giáo viên cần lưu ý 
một số điểm sau : 
Khả năng tri giác bằng mắt ở trẻ khiếm thính rất tốt. Tuy nhiên trẻ không biết cách quan sát, 
thường phiến diện, thường ngay lập tức phát hiện ra những cái bất bình thường, những điểm gây 
ấn tượng nhất mà bỏ qua những nội dung chính. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn trẻ quan sát : 
quan sát gì, quan sát từ đâu, rút ra những điều gì... bằng những câu hỏi gợi ý. 
Nhiệm vụ 2 
Xem và phân tích trích đoạn băng hình cách hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm cụ 
thể 
Học viên xem trích đoạn băng hình “khái niệm cụ thể. Sau đó phân tích trích đoạn băng hình 
trên và rút ra kết luận. 
- Nhóm 3-4 người. 
- Thời gian cho hoạt động : 30 phút. 
Nhiệm vụ 3 
Thực hành hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm cụ thể (nếu có điều kiện) 
Yêu cầu 
- Mỗi nhóm thực hành với 1 khái niệm cụ thể (không trùng nhau). 
- Các nhóm làm quen với học sinh, tìm hiểu khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ của trẻ. 
Tiến trình 
- Thiết kế nội dung, phương pháp tiến hành, hướng dẫn. 
- Nhóm thực hành hướng dẫn, quan sát, nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 
- Nhóm 3- 4 người. 
- Thời gian cho hoạt động : 35 phút. 
Nhiệm vụ 4 
Tìm hiểu cách hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm tượng hình 
Bằng kiến thức đã học và thực tiễn, bạn hãy cho biết làm cách nào để giúp trẻ khiếm thính nắm 
bắt được khái niệm tượng hình. 
- Hoạt động nhóm 4-5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 30 phút. 
Thông tin phản hồi 
Để lĩnh hội những khái niệm tượng hình, trẻ khiếm thính gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy giáo 
viên cần tư duy tìm hiểu được bản chất của khái niệm. Mấy điểm cần chú ý : 
- Nên tập trung giúp trẻ nhận biết được dấu hiệu bản chất của khái niệm. 
- Cụ thể hoá khái niệm tượng hình. Tất cả các khái niệm tượng hình đều bắt nguồn từ những khái 
niệm cụ thể. 
- Cho phép trẻ diễn đạt khái niệm tượng hình bằng những cử chỉ, kí hiệu cụ thể. 
Lưu ý : Tránh hiện tượng nhầm lẫn vì hiểu sai khái niệm do không nắm được dấu hiệu bản chất. 
Ví dụ : Khái niệm ánh lửa “bập bùng”. 
 Trẻ khiếm thính hiểu khái niệm “bập bùng” gắn với hình ảnh cụ thể như : 
- ánh lửa lúc sáng, lúc tối 
- Lúc to, lúc nhỏ 
Sau khi đã đưa khái niệm tượng hình về hình ảnh cụ thể, bằng cách cho trẻ được quan sát hình 
ảnh minh hoạ, bằng mô hình hoặc cảnh đống lửa đang cháy ánh lửa lúc sáng, lúc tối, lúc to, lúc 
nhỏ. Trẻ hiểu khái niệm qua hình ảnh minh hoạ trên. 
Trong quá trình hướng dẫn, giáo viên chú ý cung cấp và sử dụng kết hợp các phương tiện giao 
tiếp cho trẻ như : chữ viết, nói, kí hiệu, CCNT... 
Nhiệm vụ 5 
Xem và phân tích trích đoạn băng hình cách giúp trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm tượng hình 
Học viên xem trích đoạn băng hình “Khái niệm tượng hình”. Nhận xét và rút ra kết luận. 
- Hoạt động nhóm 4-5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 30 phút. 
Nhiệm vụ 6 
Thực hành hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm tượng hình (nếu có điều kiện) 
Yêu cầu 
- Mỗi nhóm thực hành với một khái niệm tượng hình (không trùng nhau). 
- Cả nhóm làm quen với học sinh, tìm hiểu khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ của trẻ. 
Tiến trình 
- Thiết kế nội dung, phương pháp tiến hành hướng dẫn. 
- Nhóm thực hành hướng dẫn, quan sát, nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 
- Hoạt động nhóm 4-5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 30 phút. 
Nhiệm vụ 7 
Tìm hiểu cách hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm tượng thanh 
Trẻ khiếm thính nghe không rõ hoặc không nghe được âm thanh, làm thế nào để giúp trẻ lĩnh hội 
được khái niệm tượng thanh ? 
- Hoạt động nhóm 4-5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 40 phút. 
Thông tin phản hồi 
Do bị mất hoặc giảm khả năng nghe nên trẻ rất ít có khả năng hoặc không thể hiểu được hết 
những khái niệm mang tính âm thanh. Thực tế, trẻ khiếm thính hiểu những khái niệm từ ngữ 
tượng thanh thông qua khái niệm cụ thể. Vì vậy, dạy trẻ những khái niệm dạng này, giáo viên 
cần cung cấp những hình ảnh cụ thể gần gũi với trẻ. 
Chuyển từ khái niệm tượng thanh sang khái niệm cụ thể làm cho trẻ khiếm thính dễ dàng hơn 
trong việc lĩnh hội. Song, chưa giúp trẻ hoàn toàn hiểu được bản chất của khái niệm. Muốn trẻ 
hiểu khái niệm cụ thể đó thì phải được thể hiện như thế nào ? Bằng cách tạo ra tình huống như : 
mưa rơi tí tách hay sắm vai gà gáy dựa trên hình ảnh cụ thể. Trẻ khiếm thính được quan sát hình 
ảnh, hành động thông qua các tình huống hay sắm vai. 
Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn giáo viên chú ý đến việc đồng thời cung cấp từ , kí hiệu cho 
trẻ khiếm thính. 
Ví dụ : Mưa rơi tí tách. 
Trẻ bình thường hiểu được tiếng mưa rơi tí tách còn trẻ khiếm thính không nghe được nên không 
thể cảm nhận được điều này. Nhưng trẻ khiếm thính có thể hiểu được thông qua các hình ảnh 
tượng hình sau : 
- Mưa nhỏ, không phải mưa to, mưa rào 
- Hạt mưa rơi không đều, lúc nhanh, lúc chậm 
Sử dụng kí hiệu để biểu đạt khái niệm trên như sau : 
Nói : Mưa rơi tí tách 
Kí hiệu : Mưa nhẹ lúc nhanh lúc chậm 
 1 2 3 4 
Ví dụ : Gà gáy râm ran 
Nói : Gà gáy râm ran 
Kí hiệu : Gà trống gáy nhiều gà không cùng một lúc 
 1 2 3 4 
Nhiệm vụ 8 
Xem trích đoạn băng hình và phân tích cách hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm tượng 
thanh 
Học viên xem trích đoạn băng hình “Khái niệm tượng thanh”. Nhận xét và rút ra kết luận. 
- Hoạt động nhóm 4-5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 40 phút. 
Ghi nhớ: 
Hướng dẫn trẻ khiếm thính nắm được khái niệm, chúng ta cần làm theo một số gợi ý 
sau đây: 
Khái niệm cụ thể Vật thật, băng hình, tranh ảnh minh hoạ 
Khái niệm tượng hình Cụ thể hoá bằng những hình ảnh cụ thể 
 Tranh ảnh, sắm vai, diễn tả, minh hoạ 
Khái niệm tượng thanh Cụ thể hoá bằng hình ảnh cụ thể 
 Dùng tranh ảnh, sắm vai, tạo tình huống, 
 diễn tả, minh hoạ 
Nhiệm vụ 9 
Thực hành hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm tượng thanh (nếu có điều kiện) 
Yêu cầu 
- Mỗi nhóm thực hành với một khái niệm tượng thanh (không trùng nhau). 
- Cả nhóm làm quen với học sinh, tìm hiểu khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ của trẻ. 
Tiến trình 
- Thiết kế nội dung, phương pháp tiến hành hướng dẫn. 
- Nhóm thực hành hướng dẫn, quan sát, nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 
- Hoạt động nhóm 4-5 người. 
- Thời gian dành cho hoạt động : 40 phút. 
5. Câu hỏi tự đánh giá (50 phút) 
1. Tại sao phải hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm ? 
2. Nêu đặc điểm lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính. 
3. Để khắc phục những khó khăn trong việc lĩnh hội khái niệm của trẻ khiếm thính, chúng ta phải 
làm thế nào ? 
4. Nêu một cách tổng quát cách hướng dẫn trẻ lĩnh hội khái niệm cụ thể, tượng hình và tượng 
thanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Clark, M. (1989). Ngôn ngữ thông qua cuộc sống với trẻ bị tổn thương thính giác. London, 
Hodder & Stoughton. 
2. Cole E. (1992). Nói và nghe : Hướng dẫn phát triển khả năng nói trong trẻ bị tổn thương 
thính giác. 
3. Trịnh Đức Duy, Đỗ Văn Ba, Lê Văn Tạc, Lê Nguyên Huân (1995). Giáo dục trẻ khuyết tật 
thính giác. NXB Chính trị Quốc Gia. 
4. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) (2003). Dẫn luận ngôn ngữ học. NXB Giáo dục. 
5. Kyle, J.G và Woll, B (1985). Ngôn ngữ “Dấu hiệu”. Nghiên cứu về người khiếm thính và 
ngôn ngữ của họ. Cambridge University Press. 
6. Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ có tật (1989). Nội dung và phương pháp dạy trẻ Điếc. Hà 
Nội. 
7. Trung tâm Tật học (2000). Dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật. NXB Đại học quốc gia, Hà 
Nội. 
8. Trung tâm Tật học (1993). Nội dung, phương pháp dạy sửa tật phát âm cho trẻ có tật thính 
giác. Tài liệu tập huấn giáo viên, Hà Nội. 
9. Phòng giáo dục trẻ khiếm thính (đề tài cấp Bộ, 2001). Nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ 
khiếm thính ở lứa tuổi mầm non và tiểu học trong môi trường hoà nhập. 
10. V.A. Sinhiak, M.M.Nudenman (1999). Những đặc điểm của sự phát triển tâm lí trẻ Điếc. 
NXB Chính trị Quốc gia. 
11. Vương Hồng Tâm (2003). Phát triển khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính tiểu học trong 
môi trường giáo dục hoà nhập. Luận văn thạc sĩ, Viện CL&CT GD). 
12. Van Uden (1977). Thế giới ngôn ngữ của trẻ bị điếc. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_hoa_nhap_tre_khuyet_tat_bac_tieu_hoc_phan_1.pdf
Ebook liên quan