Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc Tiểu học (Phần 2)

Tóm tắt Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc Tiểu học (Phần 2): ... bạn có trẻ có hành vi bất thường. Bạn đã sử dụng những biện pháp nào để khắc phục ? - Thời gian : 60 phút Thông tin phản hồi 4.2. Môi trường lớp học hoà nhập và biện pháp quản lí hành vi trẻ CPTTT 4.2.1. Môi trường lớp học hoà nhập Sắp xếp, tổ chức cơ sở, điều kiện vật chất lớp học, bao...ện của trẻ. 2. Nội dung 1. Những khiếm khuyết ở bộ máy phát âm và những phát âm chưa chuẩn. 2. Phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản 3. Trò chơi rèn luyện cấu âm 4. Thực hành (1 tiết) luyện tập cả 3 nội dung trên 3. Chuẩn bị - Tài liệu in. - Giấy khổ A4 và A0. - Bút dạ viết trên giây...trúc câu theo sơ đồ : Sử dụng các mô hình hình học, kết hợp với màu sắc biểu thị các bộ phận của câu. 4.3. Nội dung 3 : Thực hành (1 tiết) Nhiệm vụ 1 Thực hành rèn luyện phát triển vốn từ và khả năng ngữ pháp của trẻ - Hoạt động nhóm 6 người + Thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi...

pdf113 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc Tiểu học (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những hạn chế nào ? Theo bạn cần thay đổi, điều chỉnh những kĩ năng 
gì để giúp trẻ nghe qua máy trợ thính đạt hiệu quả hơn ? 
Giao tiếp đồng thời 
Mục tiêu : 
Những trẻ khiếm thính bị giảm thính lực ở mức độ nặng như em Mạnh thì không còn khả năng 
nghe âm thanh lời nói bằng tai trần (không đeo MTT). Trẻ thường tiếp thu thông tin chủ yếu qua 
thị giác và một phần thính giác (qua MTT). Việc sử dụng tổng hợp các phương tiện giao tiếp 
giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận thông tin. Trong trích đoạn băng này giáo viên “đọc” bài tập đọc bằng 
việc kết hợp giữa ngôn ngữ nói và kí hiệu, nét mặt, cử chỉ điệu bộ. Giúp học sinh khiếm thính 
nghe và nhìn để hiểu nội dung bài tập đọc “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”. 
Yêu cầu : 
Bạn hãy quan sát phần thể hiện của giáo viên và cho biết : Đã đạt được mục tiêu đặt ra chưa ? Kĩ 
năng nào đạt được, kĩ năng nào chưa đạt được ? Tại sao ? Bạn hãy chỉ rõ từng chi tiết và cho biết 
ý kiến của mình về việc sử dụng giao tiếp trong dạy học giúp cho trẻ hiểu bài hơn. 
Dạy khái niệm 
Mục tiêu : 
Hướng dẫn trẻ lĩnh hội khái niệm, nhằm mở rộng sự hiểu biết và phát triển vốn từ cho trẻ. Thông 
qua việc hình thành khái niệm cho trẻ, giúp trẻ hiểu được bản chất của từ ngữ và từ đó giúp trẻ 
vận dụng ngôn ngữ và quá trình giao tiếp đúng tình huống, đúng ngữ cảnh. 
Khái niệm cụ thể 
Yêu cầu : 
Bạn hãy quan sát cách giải thích khái niệm của giáo viên và cho biết : Học sinh khiếm thính có 
hiểu khái niệm “thung lũng” không ? Cách làm của giáo viên có ưu điểm và còn những tồn tại 
nào ? Giáo viên đã sử dụng những phương tiện giao tiếp nào ? Bạn cho biết ý kiến của mình giúp 
cho việc giải thích khái niệm cụ thể cho trẻ khiếm thính đạt hiệu quả cao hơn. 
Khái niệm tượng thanh 
Bạn hãy quan sát cách giải thích khái niệm của giáo viên và cho biết : Học sinh khiếm thính có 
hiểu khái niệm gà gáy “râm ran” không ? Cách làm của giáo viên có ưu điểm và còn những tồn 
tại nào ? Giáo viên đã sử dụng những phương tiện giao tiếp nào ? Bạn cho biết ý kiến của mình 
giúp cho việc giải thích khái niệm tượng thanh cho trẻ khiếm thính đạt hiệu quả cao hơn. 
Khái niệm tượng hình 
Bạn hãy quan sát cách giải thích khái niệm của giáo viên và cho biết : Học sinh khiếm thính có 
hiểu khái niệm : “ánh lửa bập bùng” không ? Cách hướng dẫn của giáo viên có ưu điểm và còn 
những tồn tại nào ? Giáo viên đã sử dụng những phương tiện giao tiếp nào ? Bạn cho biết ý kiến 
của mình giúp cho việc giải thích khái niệm cụ thể cho trẻ khiếm thính đạt hiệu quả cao hơn. 
III - SAU KHI XEM BĂNG HÌNH 
Tổ chức trao đổi nhóm phân tích từng trích đoạn băng và trao đổi theo gợi ý ở mỗi trích đoạn 
băng hình. Rút ra những kinh nghiệm cho mọi thành viên trong nhóm. 
Mỗi cá nhân lập kế hoạch thực hiện việc áp dụng những kĩ năng trong băng hình vào tiết học 
trong lớp của mình : mục tiêu, nội dung, cách tiến hành, thời gian tiến hành, kết quả mong đợi 
của mỗi kĩ năng mà giáo viên đặt ra. 
Sau khi lập kế hoạch, cá nhân trình bày kế hoạch của mình, nhóm cùng trao đổi, đóng góp, bổ 
sung ý kiến cho kế hoạch của từng cá nhân. 
Triển khai kế hoạch trên lớp học của bạn. Bạn nên quay lại băng phần thực hiện của bạn (nếu có 
điều kiện) hoặc nhóm giáo viên cùng dạy trẻ khiếm thính dự giờ đồng nghiệp. Khi xem băng hay 
dự giờ bạn nên ghi chép cẩn thận tiến trình, sau đó cùng nhau phân tích, trao đổi, rút kinh 
nghiệm phần thể hiện của mỗi cá nhân. Có như vậy thì việc giáo dục trẻ khiếm thính trong lớp 
học hoà nhập mới mang lại hiệu quả cao. 
Tiểu mô đun 4 
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 
Trích đoạn 1 
Giáo Dục Hoà Nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ 
I - TRƯỚC KHI XEM BĂNG 
Giới thiệu về trích đoạn 
Trích đoạn dài 13 phút được quay trong môi trường tự nhiên (trong lớp học, ngoài sân trường) ở 
trường Tiểu học Tây Tựu A, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trong trích đoạn có sự tham gia của 4 giáo 
viên và 50 học sinh của trường trong đó có 4 em CPTTT, 2 em nam và 2 em nữ ở độ tuổi và 
hoàn cảnh khác nhau nhưng có những biểu hiện rất đặc trưng về : đặc điểm chú ý, giao tiếp, vui 
chơi và hành vi. Trích đoạn không có lời bình mà chỉ có phụ đề ghi lại nội dung chính cần thể 
hiện trên phim. 
Trích đoạn bao gồm 4 cảnh và 4 phụ đề lần lượt xuất hiện như sau : 
- Phụ đề 1 : Đặc điểm tập trung chú ý 
Cảnh 1 : HS cả lớp chơi trò chơi chiếc đồng hồ và gà con tìm nhà. Thắng tham gia cùng các bạn 
nhưng thực hiện nhiệm vụ chậm hơn. Khi về chỗ ngồi, tất cả học sinh tiếp tục hứng thú với hoạt 
động đánh giá kết quả của nhóm. Riêng Thắng ngồi nghịch bút và trêu các bạn bên cạnh. 
- Phụ đề 2 : Đặc điểm thể hiện trong chơi hợp tác 
Cảnh 2 : Nhiều nhóm học sinh chơi “Hầy hà hầy”, học sinh CPTTT không thích chơi và chạy ra 
ngoài 
- Phụ đề 3 : Đặc điểm trong thực hiện nhiệm vụ 
Cảnh 3 : Học sinh nam CPTTT lúc đầu chú ý thực hiện nhiệm vụ nhưng được một lúc bắt đầu 
ngồi không yên và cuối cùng ra ngoài uống nước. 
- Phụ đề 4 : Đặc điểm giao tiếp 
Cảnh 4 : Cảnh ra chơi trên sân trường. Một nhóm bạn nữ chơi mèo đuổi chuột. Mặc dù rất thích 
chơi, các bạn rủ nhưng Hoa (tên học sinh nữ) không tham gia. Em đứng ở ngoài và quan sát các 
bạn chơi. Cô giáo và các bạn ra động viên em đồng ý. Sau một lúc chơi em được phân công làm 
mèo nhưng không hiểu nhiệm vụ của mình. Các bạn thấy vậy đổi vai, Hoa làm chuột. Em thực 
hiện được nhiệm vụ của mình và mọi học sinh đều rất vui vẻ. 
II - XEM TRÍCH ĐOẠN BĂNG HÌNH 
2.1. Luôn ghi nhớ những vấn đề sau : 
- Luôn liên hệ đặc điểm của trẻ trong trích đoạn với những biểu hiện của trẻ CPTTT trong thực 
tế mà anh/chị đã gặp để thấy được sự giống và khác nhau giữa những trẻ này. 
- Mục tiêu của băng hình : Thể hiện các đặc điểm của trẻ CPTTT đặc trưng lên trích đoạn để 
người giáo viên có thể dễ dàng nhận dạng ra các em này và lường trước được những thách 
thức có thể gặp phải khi dạy lớp hoà nhập có trẻ CPTTT theo học, như : 
ỉ Có chú ý nhưng sức bền không cao, dễ bị phân tán. 
ỉ Khó khăn trong việc tham gia các trò chơi có luật. 
ỉ Khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung. 
ỉ Ngại giao tiếp, khó khăn trong diễn đạt và hiểu thông tin. 
- Tuy nhiên trong các hoạt động đó nếu được động viên khuyến khích, điều chỉnh môi trường 
dạy học và các hoạt động thì các em này có thể tham gia rất tích cực. 
Ghi nhớ những mục tiêu đó, bạn cần quan sát cẩn thận khi xem băng để xem các mục tiêu đó đạt 
được đến đâu. 
Khi xem băng lần đầu tiên bạn nên xem liên tục hết trích đoạn. 
2.2. Các hoạt động khi xem băng lần đầu 
Yêu cầu : Xem cá nhân và xem toàn bộ trích đoạn băng hình 
2.3. Xem chi tiết 
Xem băng hình theo 4 đoạn ngắn, dừng lại sau mỗi đoạn để thực hiện các hoạt động cụ thể sau : 
Giảng viên đưa câu hỏi cho nhóm : 
- Anh/chị thấy trẻ CPTTT trên băng có đặc điểm gì ? 
- Những trẻ CPTTT mà anh/chị biết có những biểu hiện gì giống và khác với những đặc điểm 
này không ? Cho ví dụ minh hoạ. 
- Khi xem hết 4 cảnh giảng viên yêu cầu các nhóm thảo luận với câu hỏi : Liệt kê những đặc 
điểm của trẻ CPTTT tuổi tiểu học vào giấy A0. Cho ví dụ thực tiễn. 
Trích đoạn 2 
Dạy học hoà nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ 
I - TRƯỚC KHI XEM BĂNG 
Giới thiệu về trích đoạn 
Trích đoạn dài 17 phút được quay 1 tiết học, diễn ra trong môi trường tự nhiên, tại lớp 1A 
Trường Tiểu học Tây Tựu A, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 
Trong trích đoạn có sự tham gia của một giáo viên (Cô Nguyễn Thị Tú) và 24 học sinh của lớp 
trong đó có em Nguyễn Thị Thắng (CPTTT). Trích đoạn không có lời bình mà chỉ có phụ đề ghi 
lại nội dung chính cần thể hiện trên phim. 
Trích đoạn bao gồm 5 cảnh và 5 phụ đề lần lượt xuất hiện như sau : 
- Phụ đề 1 : Phương pháp đồng loạt 
Cảnh 1 : Giáo viên kiểm tra bài cũ, đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp, Thắng cũng trả lời đúng câu 
hỏi. 
- Phụ đề 2 : Phương pháp trùng lặp giáo án 
Cảnh 2 : Giáo viên yêu cầu các bạn viết từ “giúp ích” vào bảng, Thắng viết vào bảng chữ O 
Cả lớp luyện đọc, Thắng cũng tham gia bằng cách nhắc lại dòng thơ “O đội mũ là Ô” nhưng với 
mục đích để học chữ O 
- Phụ đề 3 : Phương pháp đa trình độ 
Cảnh 3 : Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát tranh và đặt câu hỏi cho học sinh. Thắng trả lời câu 
hỏi ở mức độ dễ hơn các bạn. 
- Phụ đề 4 : Phương pháp thay thế 
Cảnh 4 : Học sinh ngồi theo nhóm luyện đọc. Thắng ngồi tập viết chữ Ô. 
- Phụ đề 5 : Thành công 
Cảnh 5 : Giáo viên tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ còn Thắng nhận dạng được chữ O 
và Ô trong các từ đó. Cả lớp vui vẻ kết thúc giờ học 
II - TRONG KHI XEM BĂNG HÌNH 
2.1 Luôn ghi nhớ những vấn đề sau : 
- Luôn liên hệ những đặc điểm của trẻ, phương pháp dạy của giáo viên trong trích đoạn với 
những biểu hiện của trẻ CPTTT và thực tiễn giảng dạy của anh/chị, đã gặp để thấy được sự giống 
và khác nhau giữa chúng. 
- Mục tiêu của băng hình : Thể hiện được các phương pháp điều chỉnh thường sử dụng trong các 
giờ dạy hoà nhập có trẻ CPTTT. 
ỉ Phương pháp đồng loạt 
ỉ Phương pháp đa trình độ 
ỉ Phương pháp trùng lặp giáo án 
ỉ Phương pháp thay thế 
- Nhìn trên băng hình trẻ CPTTT mặc dù khả năng nhận thức và cách học khác với các bạn 
nhưng trẻ luôn là thành viên tích cực trong lớp học, được hoạt động, được đóng góp và được 
thừa nhận... Mục tiêu học tập của Thắng khác với các bạn, nhưng trong hầu hết các hoạt động 
dạy học của lớp trẻ đều được tham gia. Chỉ có giáo viên là người biết được sự khác biệt đó. 
Trong con mắt của các bạn, Thắng học tập như mọi người. Chính điều đó tạo nên mối quan hệ 
bình đẳng và tôn trọng, hợp tác của mọi học sinh trong lớp. 
- Giáo viên luôn chủ động trong mọi hoạt động của lớp và linh hoạt điều chỉnh cho hoạt động 
phù hợp với khả năng của mọi trẻ trong lớp hoà nhập. 
Ghi nhớ những mục tiêu đó, bạn cần quan sát cẩn thận khi xem băng để xem các mục tiêu đó đạt 
được đến đâu. 
Khi xem băng lần đầu tiên bạn nên xem liên tục hết trích đoạn. 
2.2. Xem băng lần đầu 
Yêu cầu : Xem cá nhân và xem toàn bộ trích đoạn băng hình. 
2.3. Xem chi tiết 
Xem băng hình theo 5 đoạn ngắn, dừng lại sau mỗi đoạn để thực hiện các hoạt động cụ thể sau : 
Giáo viên đưa câu hỏi cho nhóm : 
- Anh/chị cho biết tại sao phương pháp trên lại có tên là phương pháp.... ? Hãy chỉ ra những biểu 
hiện được thể hiện trong băng hình ? Nếu anh/chị là giáo viên đó anh /chị có điều chỉnh gì 
khiến cho hoạt động dạy học hiệu quả hơn không ? Tại sao anh/chị lại điều chỉnh theo hướng 
đó ? 
III - SAU KHI XEM BĂNG HÌNH 
Sau khi xem băng lớp chia thành nhóm và thảo luận với câu hỏi : 
- Anh / chị có thể thực hiện những phương pháp này trong thực tiễn không ? Tại sao ? 
- Trong các phương pháp đó anh/chị thích phương pháp nào nhất ? Phương pháp nào phù hợp 
với HS mà mình đang dạy nhất ? Tại sao ? 
- Anh chị có suy nghĩ gì về hình ảnh về sự thành công của cuối băng ? Tại sao anh/chị lại có suy 
nghĩ như vậy ? 
Tiểu mô đun 5 
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ 
Trích đoạn 1 
Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ 
I - TRƯỚC KHI XEM BĂNG HÌNH 
Giới thiệu trích đoạn 
Thời gian trích đoạn : 11 phút 47 giây 
Trích đoạn gồm hai phần : 
Phần 1 : Nhận dạng TKT ngôn ngữ (3 phút) 
Phần 2 : Khả năng phát âm TKT ngôn ngữ (7 phút ) 
- Trò chơi bắt chước tiếng kêu con vật (chơi nhóm). 
- Trò chơi ai há miệng to nhất. 
- Trò chơi tìm thẻ từ. 
- Trò chơi tập thể lớp bắt chước tiếng kêu các con vật. 
Mục tiêu sau khi xem băng hình 
- Học viên phát hiện, nhận biết, phân loại được một số dạng khuyết tật ngôn ngữ. 
- Học viên có khả năng đánh giá khả năng phát âm của TKT ngôn ngữ. 
- Học viên có khả năng vận dụng một số trò chơi trong dạy học hoà nhập TKT ngôn ngữ. 
II - TRONG KHI XEM BĂNG 
Phần 1 : Nhận dạng TKT ngôn ngữ 
Trong trò chơi : Hát nối tiếp học viên cần chú ý quan sát những trẻ sau đây : Phương Anh (hát 
lượt thứ 2), Dũng (hát lượt thứ 4), Minh (hát lượt thứ 5). 
Phần 2 : Khả năng phát âm TKT ngôn ngữ 
Học viên cần chú ý quan sát giáo viên tổ chức trò chơi, xem TKT ngôn ngữ gặp phải những khó 
khăn nào trong khi phát âm. 
III - SAU KHI XEM BĂNG 
Học viên thảo luận 2 câu hỏi sau : 
Câu 1 : Sau khi xem băng thầy (cô) thấy TKT ngôn ngữ có những khó khăn và nhu cầu gì ? 
Câu 2 : Phân tích những đặc điểm bộ máy phát âm của trẻ khuyết tật ngôn ngữ. 
Trích đoạn 2 
Phương pháp rèn luyện cấu âm và phát triển Khả năng ngôn ngữ 
trong và sau giờ học tập đọc cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ 
I - TRƯỚC KHI XEM BĂNG 
- Học viên xem lại phần thông tin về 8 dạng KTNN và toàn bộ phần thông tin cho các hoạt động 
ở các bài về phương pháp rèn luyện cấu âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ KTNN trong tài liệu 
in. 
- Học viên xem lại phần bài tập hoặc trao đổi với người bên cạnh/ đồng nghiệp để làm thêm hay 
tìm ra những thắc mắc hoặc nghi vấn cần giải quyết. 
- Chuẩn bị sẵn giấy, bút để ghi chép những hình ảnh cần ghi nhớ và bình luận hoặc nêu câu hỏi 
cho đoạn băng hình. 
- Trao đổi nhóm hoặc làm việc cá nhân để chuẩn bị xác định mục tiêu và nội dung của đoạn 
băng. 
- Ghi ra giấy những ý cần được xem kĩ lại trong băng để sẵn sàng theo dõi. 
- Trao đổi nhóm/ cá nhân, lựa chọn từ tài liệu in những yêu cầu về nội dung cần được xem qua 
băng. 
- Xem lại bài tập đọc “Đàn bê của anh Hồ Giáo”, trong sách Tiếng Việt 2, tập hai. 
- Đọc phần giới thiệu đoạn băng dưới đây : 
Đoạn băng có tên : Rèn luyện và phát triển khả năng phát âm cho trẻ KTNN trong và ngoài giờ 
bài tập đọc “Đàn bê của anh Hồ Giáo”. Thời lượng đoạn băng là 22 phút (thể hiện cả tiết học 40 
phút và 3 phút chơi trò chơi ngoài giờ) = 18 phút + 3 phút. Tương ứng với 8 cảnh gồm : 
Cảnh 1 : Kiểm tra bài cũ 
Cảnh 2 : Giới thiệu bài 
Cảnh 3 : Giáo viên ghi bảng và luyện đọc (nối tiếp câu) 
Cảnh 4 : Đọc nối tiếp đoạn 
Cảnh 5 : Tìm hiểu bài (theo nhóm 2) 
Cảnh 6 : Giáo viên tóm tắt bài và tổ chức thi đọc cá nhân 
Cảnh 7 : Củng cố, dặn dò (trò chơi tìm và nói nhanh từ) 
Cảnh 8 : Trò chơi luyện cấu âm ngoài giờ (giải lao hết tiết 5 phút) 
Giờ học được thực hiện ở lớp 2 hoà nhập có học sinh KTNN, trường tiểu học Khánh Nhạc B, 
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Giáo viên đứng lớp đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, 
đã tham gia thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật nhiều năm ở địa phương. Trong lớp có 2 
học sinh KTNN. 
Đoạn băng gắn với bài 5 trong tài liệu in của tiểu mô đun 5. Đoạn băng gồm cả tiết học bài tập 
đọc, lớp 2 : “Đàn bê của anh Hồ Giáo”. Sách Tiếng Việt 2, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội 2002. 
Tuy nhiên, học viên chú ý trung vào những trích đoạn cần thiết như : phần kiểm tra bài cũ, đọc 
nối tiếp câu, nối tiếp đoạn trong nhóm, thi đọc diễn cảm... Về phương pháp, nên tập trung theo 
dõi các hình thức hoạt động nhóm và phát triển khả năng ngôn ngữ cho học sinh KTNN. 
Người học xem băng sau khi đã học phần lí thuyết về khái niệm trẻ khuyết tật ngôn ngữ và 
phương pháp luyện tập cấu âm cơ bản và phát triển khả năng phát âm cho học sinh. 
II - TRONG KHI XEM BĂNG 
1. Xem lần đầu 
- Trước tiên học viên cần xem liên tục hết đoạn băng, xác định các hình ảnh và âm thanh trong 
băng. Nhận dạng, gọi tên được các hình ảnh, chi tiết trong đoạn băng. Chỉ ra được các học sinh 
KTNN trong đoạn băng. 
- Phát hiện những hình ảnh dừng lại lâu hơn trong băng, bởi đó là những thao tác khó, cần thiết 
cho trẻ rèn luyện cấu âm và phát triển khả năng phát âm trong giờ tập đọc. 
- Vừa xem vừa đối chiếu với các phần lí thuyết trong các thông tin ở bài học của tài liệu in, cố 
gắng đối chiếu chuẩn với phần lí thuyết để nhận diện được các hình ảnh trong băng. 
2. Xem chi tiết 
Xem từng cảnh trong băng, dừng lại để ghi chép và phân tích những chi tiết cần thiết. Có thể 
quan sát băng theo hệ thống câu hỏi sau : 
- Đoạn băng có mấy phần cơ bản ? Đó là những phần nào ? ở những phần đó, giáo viên đã sử 
dụng những phương pháp (hay hình thức) dạy học cụ thể nào ? 
- Quan sát và chỉ ra được những học sinh KTNN trong đoạn băng. Các em đã trực tiếp tham gia 
những hoạt động nào trong lớp ? Hãy đánh giá những hoạt động đó của các em. 
- Học sinh trong đoạn băng, thuộc dạng KTNN nào ? Bạn có thể đánh giá về mức độ khuyết tật 
và những ảnh hưởng của khuyết tật đối với thể chất và khả năng học tập của các em không ? 
- Bạn thấy giáo viên đã vận dụng những phương pháp nào để rèn luyện cấu âm và phát triển khả 
năng phát âm cho trẻ ? 
- Giáo viên đã rèn luyện cấu âm cho trẻ như thế nào ? Bạn có nhận xét gì về cách rèn luyện cho 
học sinh của giáo viên ? 
- Bạn có nhận xét gì về các trò chơi mà giáo viên đã sử dụng trong giờ học ? Qua đây, bạn có thể 
sáng tạo thêm các trò chơi phù hợp khác cho bài học này ? 
Các chi tiết cần chú ý 
Đoạn băng đã thể hiện đầy đủ các phần của tiết học hoà nhập cho trẻ khuyết tật, gồm : vào bài, 
giải quyết bài và kết thúc bài. Tuy nhiên, giờ dạy vẫn có những đặc trưng riêng của lớp có học 
sinh KTNN học hoà nhập. Vậy, các bạn cần chú ý các chi tiết sau : 
- Cảnh 1 : Kiểm tra bài cũ, có một học sinh KTNN tham gia, em đã trả lời được câu hỏi, nhưng 
nói còn rất ngọng và giáo viên không giúp em khắc phục. Các bạn đã gặp được một học sinh 
đầu tiên trong phần kiểm tra bài cũ. Học sinh KTNN được tham gia như các bạn bình thường 
khác. 
- Cảnh 2 : Giới thiệu bài. Giáo viên đưa ra bức tranh trước cả lớp và làm cơ sở cho quá trình rèn 
luyện, khắc phục khiếm khuyết ngôn ngữ của hai em KTNN trong giờ học. 
- Cảnh 3 : Luyện đọc (nối tiếp). Cả 2 em KTNN cũng tham gia bình thường như các bạn trong 
lớp. Cận cảnh 2 em đọc nối tiếp cùng các bạn mà lớp không bị xáo trộn vì có học sinh KTNN. 
Tiếng đọc của các em gây cười mà không có tiếng cười hay xì xào nhỏ. Các bạn đã thấy học 
sinh KTNN thứ hai có giọng đọc khàn và phải vận động mạnh các cơ ở mặt và cổ mới đọc 
được. Trong cảnh này, giáo viên đã luyện đọc cho em Tiến (KTNN) từ : nũng nịu. Em đã khắc 
phục được ngay trong giờ. Tuy nhiên, việc luyện chuẩn hai âm này chưa phải đã thành công 
ngay ở bài học này mà giáo viên còn phải tiếp tục ở nhiều bài tiếp theo. Cách luyện này chỉ 
dừng ở phương pháp bắt chước, một phương pháp kết hợp trong giờ dạy. 
- Cảnh 4 : Đọc nối tiếp đoạn. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm 4 người. ở cảnh này, giáo viên 
đã tiến hành luyện đọc chuẩn tiếng “đàn”, trong từ “đàn bò”. Giáo viên cho nhóm trưởng đọc 
mẫu và nêu câu hỏi phân tích thao tác đọc âm “đ”. Nhóm trưởng trả lời, em Tiến nghe và giáo 
viên hướng dẫn làm theo Em Tiến đã đọc chuẩn âm /đ/ và tiếng “đàn”. Trong cảnh, giáo 
viên cho lớp đọc đồng thanh để cả hai học sinh KTNN có dịp rèn luyện tổng hợp cùng cả lớp. 
Em Tiến điều hoà lại cách đọc âm /đ/ trong từ “đàn bò” và em Cường luyện đọc nhẹ làm mềm 
mại các cơ giác vận động trên mặt và cổ. 
- Cảnh 7 : Giáo viên tổ chức trò chơi : tìm và nói nhanh từ để củng cố bài. Nội dung trò chơi gắn 
với bài học và học sinh KTNN được tham gia tự nhiên và làm chủ trò. 
- Cảnh 8 : Trò chơi luyện cấu âm. Trò chơi bắt chước tiếng kêu các con vật nuôi trong nhà tạo cơ 
hội cho học sinh cả lớp vui chơi thư giãn và đặc biệt là học sinh KTNN luyện cấu âm : luyện 
vận động thanh quản, hàm, lưỡi và môi. 
III - SAU KHI XEM BĂNG 
- Ghi lại những phần mình thấy cần thiết hoặc học được trong băng. 
- Trao đổi với người bên cạnh, chỉ ra và phân tích từng chi tiết đã ghi lại ở trên. 
- Thực hành đóng vai rèn luyện cho học sinh giống như trong băng : luyện đọc chuẩn âm /đ/ 
trong từ : đàn bò. Luyện cấu âm, theo trò chơi trong băng : Bắt chước tiếng kêu của các con vật 
: mèo, chó, gà, vịt... để xác định vị trí và thao tác luyện môi, lưỡi, hàm và thanh quản. 
- Chọn luyện thêm 2, 3 âm khác mà khả năng em Tiến có thể phát âm chưa chuẩn. Tìm thêm 
cách luyện cho em Cường cách rèn luyện nói mềm mại không căng thẳng các cơ giác trên mặt 
và cổ. 
- Sáng tạo thêm những trò chơi phù hợp với bài dạy trong băng. 
- Phân tích lại nội dung tổ chức hoạt động nhóm trong băng, tìm ra những điểm tích cực của hoạt 
động này. 
Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học 
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học 
Mã số : 
In ................ bản, khổ 20,5 ´ 29cm, tại  
Số in :  Số XB :  
In xong và nộp lưu chiểu tháng  năm 2006. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_hoa_nhap_tre_khuyet_tat_bac_tieu_hoc_phan_2.pdf