Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Võ Ngoạn

Tóm tắt Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Võ Ngoạn: ...ung tâm kiểm soát đối chiếu (NHTW) 1 liên sổ TK chi tiết NH A NH B Chương 3 - Thanh toán liên hàng 42 Sổ đối chiếu được lập 2 liên: - 1 liên gửi NH B sau khi ký tên đóng dấu. - 1 liên lưu tại Trung tâm kiểm soát đối chiếu (hoặc NHTW) . Ngoài việc lập sổ đối chiếu cho từng NH B,...ền đi trong ngày cho các NHB do sự cố kỹ thuật, thì xử lý như sau: - Sau thời điểm hoàn thành đối chiếu trong ngày, TTTT lập “biên bản sự cố kỹ thuật trong chuyển tiền điện tử” và “bảng kê chi tiết chuyển tiền đến chờ xử lý” hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến chờ xử lý vào tài khoản “thanh to... phép cho vay lẫn nhau bằng ngoại tệ. Các NH thương mại được phép cho vay lẫn nhau và vay NHNN, tại thị trường liên NH, tuỳ theo trạng thái ngoại hối (hay tình trạng ngoại hối) của từng NH trong thời điểm đó. Trạng thái ngoại hối là sự chênh lệch giữa tài sản có ( tích sản - assets ) và tà...

pdf123 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Võ Ngoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000.000 
Tiền gửi nhà máy 
cơ khí X 
TK 2211 chiết 
khấu thương phiếu 
Tiền gửi Công ty vật tư 
Nông nghiệp Hà nội 
29.070.000 
TK 394 Lãi phải thu TK 702 
29.070.000 29.070.000 
900.000 
TK 717 Phí dịch vụ C/K 
28.500 
 930.000 
TK 453 Thuế C/K 
1.500 
Chương 6 - Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng 
 110
Kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 
 Đặc điểm của hạch toán cho thuê tài chính 
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn, thông qua việc cho 
thuê tài sản thiết bị. Vì vậy hạch toán cho thuê có những đặc điểm của hạch toán nghiệp vụ 
tín dụng, tuy nhiên cũng có những đặc trưng riêng. 
 - Giá trị tài sản cho thuê tài chính được hạch toán là một khoản thu của công ty cho 
thuê tài chính. 
 Mặc dù tài sản cho thuê tài chính thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê tài chính 
nhưng công ty không trích khấu hao, không phân bổ giá trị tài sản vào chi phí kinh doanh 
của công ty mà giá trị tài sản được thu hồi dần thông qua tiền thuê tài sản do bên thuê thanh 
toán. 
 - Ngoài việc thu hồi giá gốc giá trị tài sản cho thuê tài chính côngty được thu một số 
lãi về cho thuê tài chính. Số lãi này được hạch toán riêng. 
 - Chứng từ quan trọng để hạch toán là hợp đồng cho thuê tài chính 
 - Căn cứ vào hợp đồng cho thuê tài chính để hạch toán nguyên gốc giá trị tài sản cho 
thuê và hạch toán quá trình thu hồi gốc, thu lãi. 
 Các TK kế toán được sử dụng 
 Các TK nội bảng 
 - TK 231: Cho thuê tài chính bằng đồng Việt nam 
TK này phản ánh: 
- Giá trị tài sản cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam 
- Khách hàng đang thuê theo hợp đồng 
- Phần giá trị tài sản cho thuê T/C được đánh giá là có khả năng trả đúng hạn, trả 
đầy đủ khi đến hạn trả nợ 
Bên Nợ ghi : - Giá trị tài sản giao cho khách hàng cho thuê T/C theo hợp đồng 
Bên Có ghi : - Giá trị tài sản cho thuê tài chính được thu hồi khi khách hàng trả tiền theo hợp 
đồng 
Số dư Nợ : - Phản ánh giá trị tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính ,đang nợ trong hạn 
Hạch toán chi tiết : 
 - Mở tài khoản chi tiết (tiểu khoản) theo từng khách hàng thuê tài chính . 
Chương 6 - Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng 
 111
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau: 
 Tài khoản 2311 - Nợ trong hạn và đã được gia hạn 
 Tài khoản 2312 - Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi 
 Tài khoản 2313 - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khả năng thu hồi 
 Tài khoản 2318 - Nợ khó đòi 
 - Tài khoản 232 Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ. 
 Nội dung hạch toán trên tài khoản 232 tương tự như hạch toán tài khoản 231 đương 
nhiên đơn vị tiền tệ hạch toán là ngoại tệ. 
 - Tài khoản 285 Đầu tư bằng đồng Việt Nam vào tài sản thiết bị cho thuê tài 
chính. 
 Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam do công ty cho thuê tài 
chính chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính, trong thời gian trước khi cho thuê theo 
hợp đồng cho thuê tài chính. 
Bên Nợ ghi : - Số tiền chi ra để mua tài sản cho thuê tài chính. 
Bên Có ghi : - Giá trị chuyển sang cho thuê tài chính. 
Số dư Nợ : - Phản ánh số tiền đã chi ra mua tài sản cho thuê, chưa chuyển sang cho thuê 
tài chính. 
Hạch toán chi tiết: 
 - Mở tiểu khoản theo từng khách hàng thuê tài chính. 
 - TK 239 Dự phòng phải thu khó đòi 
 - Tài khoản 386- Đầu tư bằng ngoại tệ vào tài khoản thiết bị cho thuê tài chính. 
 Nội dung hạch toán TK 386 giống như hạch toán TK 285 nhưng đơn vị hạch toán là 
ngoại tệ. 
 - TK 249 Dự phòng phải thu khó đòi 
 - TK 3943 - Lãi phải thu từ cho thuê tài chính 
TK này dùng để phản ánh số lãi dư thu cộng dồn ( luỹ kế ) tính trên số tiền cho thuê 
tài chính mà Công ty cho thuê tài chính sẽ nhận được khi đến hạn . 
Bên Nợ ghi : - Số tiền lãi tính luỹ kế. 
Bên Có ghi : - Số tiền lãi khách hàng thanh toán. 
Số dư Nợ : - Phản ánh số lãi chưa được thanh toán. 
Chương 6 - Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng 
 112
Hạch toán chi tiết: 
 - Mở tiểu khoản theo từng loại tài sản hoặc theo hợp đồng cho thuê tài chính. 
 - Các TK ngoại bảng 
 - TK 951 tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại công ty 
 TK này dùng để phản ánh các tài sản dùng để cho thuê đang được quản lý tại công 
ty cho thuê tài chính. Giá trị theo dõi giá mua ban đầu. 
Bên nhập ghi: - Giá trị tài sản mua để cho thuê. 
Bên xuất ghi: - Giá trị tài sản đã cho thuê. 
Số dư: - Phản ánh giá trị tài sản dùng để cho thuê đang được quản lý tại công ty. 
Hạch toán chi tiết: 
 - Mở tiểu khoản theo từng tài sản, từng khách hàng thuê tài sản. 
 - TK 952: 
 - Tài sản dùng để cho thuê tài chính, đã giao cho khách hàng thuê 
Bên nhập ghi: - Giá trị tài sản cho thuê tài chính, giao cho khách hàng thuê (theo giá mua 
ban đầu). 
Bên xuất ghi: - Giá trị tài sản dùng để cho thuê tài chính giao cho khách thuê được xử lý 
hoặc nhận về công ty. 
Số còn lại: - Phản ánh giá trị tài sản khách hàng đang thuê. 
Hạch toán chi tiết: 
 - Mở tiểu khoản cho từng tài sản từng khách hàng thuê tài sản 
 - Phương pháp hạch toán 
 - Khi đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính, tức là xuất vốn ra để mua tài sản, ghi: 
 Nợ TK 385 nếu là nội tệ, hoặc 
 Nợ TK 386 nếu là ngoại tệ 
 Có TK người bán thiết bị, hoặc 
 Có TK 1011 tiền mặt nếu mua tiền mặt hoặc 
 Có TK 5211 liên hàng đi nếu chuyển tiền đi mua hoặc 
 Có các TK thích hợp 
Chương 6 - Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng 
 113
 Trường hợp đã mua tài sản cho thuê tài chính, nhưng bên thuê chưa nhận, công ty 
cho thuê tạm thời phải quản lý, thì mở sổ theo dõi ngoại bảng, TK 951, ghi: 
 Nhập: Theo giá mua ban đầu 
 - Khi giao tài sản cho thuê tài chính, hạch toán: 
 Nợ TK 2311 - Tên người thuê tài chính, nếu là cho thuê bằng đồng Việt nam, hoặc: 
 Nợ TK 2321 - Nếu cho thuê bằng ngoại tệ 
 Có TK 385 - Đầu tư thiết bị cho thuê tài chính 
Đồng thời hạch toán ngoại bảng 
 Nhập TK 952: Tài sản dùng để cho thuê tài chính đã giao cho khách thuê 
 Xuất TK 951: Tài sản cho thuê công ty quản lý 
 Hàng tháng hạch toán thu lãI 
 Nợ TK 394 
 Có TK 705 
 Có TK 453 (nếu có) 
 Khi nhận được tiền bên thuê trả theo định kỳ, hạch toán: 
Nợ: TK Tiền gửi bên thuê, nếu trích tiền gửi để trả, hoặc 
Nợ: TK Tiền mặt, nếu nộp tiền mặt 
Có: TK 2311 và 
Có: TK 394 
 Trường hợp thuê tài chính bằng ngoại tệ trả tiền thuê bằng đồng Việt nam, thì phải 
tính toán tỷ giá chênh lệch (nếu có) giữa thời điểm thuê và thời điểm trả 
 - Trường hợp đến hạn mà bên thuê chưa trả tiền thì xử lý như sau: 
- Hạch toán chuyển phần gốc về vốn cho thuê tài chính sang tài khoản “cho thuê 
tài chính quá hạn” 
- Hạch toán số lãi chưa thu được vào TK ngoại bảng 941 hoặc 942 “Lãi cho vay 
chưa thu được” 
Chương 6 - Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng 
 114
 - Kết thúc giao dịch cho thuê tài chính, khi hết hạn hợp đồng 
 a) Chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê hoặc bán lại với giá thấp hơn. Khi 
thu tiền, hạch toán 
Nợ: TK Tiền mặt ( nếu bán bằng tiền mặt) hoặc 
Nợ: TK Tiền gửi người mua 
Có: TK 705 thu lãi cho thuê tài chính 
Có: TK 453 (nếu có) 
Đồng thời ghi ngoại bảng: 
Xuất 952 Tài sản dùng để cho thuê tài chính 
 b) Nếu gia hạn theo thoả thuận mới, bên mua trả thêm tiền, thì hạch toán 
Nợ: TK Tiền gửi bên thuê, hoặc 
Nợ: TK Tiền mặt, (nếu trả tiền mặt) 
Có: TK 705 
Có: TK 453 (nếu có) 
 c) Nếu nhận lại tài sản cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính phải mở sổ 
theo dõi, hạch toán ngoại bảng 
Nhập TK: 951 Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại công ty 
Đồng thời ghi: Xuất 952 tài sản dùng để cho thuê giao cho khách thuê 
 - Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn 
 a) Trường hợp bên thuê vi phạm hợp đồng hoặc tài sản cho thuê tài chính bị hỏng, 
bị mất: 
 - Khi thu hồi tài sản cho thuê do bên thuê vi phạm hợp đồng, hạch toán ngoại bảng 
Nhập TK 951 - Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản ký tại công ty cho thuê tài 
chính. 
Đồng thời ghi: Xuất TK 952 - Tài sản dùng để cho thuê tài chính giao cho khách thuê. 
 Sau đó hạch toán nội bảng phù hợp với quyết định xử lý tài sản. 
 - Trường hợp tài sản cho thuê tài chính bị hỏng, bị mất, hạch toán ngoại bảng. 
Xuất TK 952 tài sản dùng để cho thuê tài chính giao cho khách thuê. 
 Số gốc còn lại bên thuê phải thanh toán theo hợp đồng được chuyển sang nợ quá hạn. 
 Số tiền còn lại (chưa thu được) hạch toán vào TK 941 (hoặc 942 Nếu tính bằng ngoại tệ) 
 Các khoản bên thuê bồi thường, hạch toán: 
Chương 6 - Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng 
 115
300.000 
2.000 TK 705 
2.000 
TK 453 
1.800 
200 
120.000 300.000 50.000 120.000 
52.000 
 Nợ TK: Tiền gửi bên thuê, hoặc 
 Nợ TK: Tiền mặt(nếu trả tiền mặt) 
 Có TK: 719 thu khác. 
 b) Trường hợp bên cho thuê tài chính vi phạm hợp đồng, dẫn đến chấm dứt hợp 
đồng trước thời hạn, thì bên cho thuê phải bồi thường. Hạch toán như sau 
Nợ TK: 849 Chi hoạt động kinh doanh khác 
Có TK: Tiền gửi bên thuê. 
 Ví dụ về hạch toán cho thuê tài chính. Một công ty dịch vụ nông nghiệp đã ký hợp 
đồng thuê tài chính, mua máy cày và máy gặt đập để làm thầu cho nông dân. 
 Trị giá 2 loại máy đã ký thuê tài chính là 300 triệu đồng. Mức trả nợ mỗi năm 100 
triệu trả 6 tháng một lần. Lãi suất 8%/ năm. 
 Hạch toán nội bảng như sau: 
Sơ đồ hạch toán ( đơn vị nghìn đồng) 
 (2) 
 SD 180.000 
 (1) 
 (4) 
 (3) 
TK 385 - Đầu tư thiết 
bị cho thuê 
TK 2311 cho thuê tài 
chính bằng VNĐ 
(Cty DVNN) 
TK tiền gửi Cty dịch vụ 
nông nghiệp 
TK Tiền gửi đơn vị 
bán máy
TK 394 
Lãi phải thu 
Chương 6 - Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng 
 116
Chú thích: 
(1) Bút toán thanh toán tiền, khi NH (công ty cho thuê) mua máy. 
(2) Giao nhận máy cày cho thuê 
(3) Tính lãi hàng tháng 
(4) Trả nợ gốc 50 triệu lãi 2 triệu. 
 - Lãi tính như sau: 
 triệu 2
12
tháng 6 x 8% x 50.000.000
 
 Số dư (180 triệu) trên TK 233, phản ánh số tiền đầu tư mua máy gặt, công ty dịch vụ 
nông nghiệp chưa đến nhận máy (tuy nhiên máy móc vẫn có thể ở trong kho đơn vị bán 
hàng hoặc công ty cho thuê tài chính thuộc NH thương mại). 
Hạch toán ngoại bảng 
1) Nhập TK 951 300 triệu 
2) Xuất TK 951 120 triệu 
 Nhập TK 952 120 triệu. 
Chương 
Kế toán phân tích 
và kế toán tổng hợp 
trong ngân hàng 
7.1- kế toán phân tích 
Kế toán theo các tài khoản chi tiết gọi là kế toán phân tích. 
Nhiệm vụ của kế toán phân tích là phản ánh từng nghiệp vụ phát sinh, đầy đủ, chi tiết, 
chính xác những diễn biến về vốn liếng, tài sản của từng doanh nghiệp, đơnvị khách hàng. 
Hình thức kế toán. 
Hạch toán phân tích được tiến hành phổ biến nhất là bằng phương thức ghi sổ kế 
toán chi tiết. (Sổ tiểu khoản ). (Xem phụ lục 29). 
Tuỳ theo từng nghiệp vụ kinh tế mà sổ kế toán chi tiết có hình thức, nội dung diễn 
giải khác nhau. 
Ví dụ : 
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay được mở theo từng tổ 
chức kinh tế 
- Sổ kế toán chi tiết về nghiệp vụ thu chi, mở theo chi tiết từng khoản thu chi. 
7
117 
Chương 7 - Hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong ngân hàng 
 118
- Sổ ngoại bảng có hình thức riêng. (Xem phụ lục 32). 
Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phải căn cứ chứng từ để ghi sổ. Hàng 
ngày hoặc định kỳ sẽ gửi bản sao kế toán chi tiết, kèm theo các giấy báo Nợ, báo Có gửi cho 
các tổ chức kinh tế khách hàng. 
 ý nghĩa : 
 Kế toán phân tích là khâu đầu tiên trong quá trình hạch toán. Các khâu sau đều phụ 
thuộc vào kế toán phân tích, vì vậy số liệu phải chính xác. 
 Kế toán phân tích gắn liền trực tiếp với kiểm soát xử lý ngay, ngăn chặn những sai 
sót nhầm lẫn khi nghiệp vụ phát sinh. 
 Là cầu nối đầu tiên gắn liền khách hàng với ngân hàng. 
Kế toán tổng hợp 
Kế toán tổng hợp là tập hợp các số liệu của sổ kế toán phân tích theo từng định kỳ 
cuối ngày hoặc cuối tháng. 
Hình thức: gồm Nhật ký chứng từ, kết hợp tài khoản - sổ cái - bảng cân đối tài 
khoản 
Nhật ký chứng từ: là tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh, thực hiện trong ngày 
theo từng tài khoản. 
Ví dụ : Trong ngày 02/01, trên sổ chi tiết tài khoản tiền vay ngắn hạn của doanh 
nghiệp X, số hiệu 211.100.001 phát sinh các số liệu (và liên quan đến các tài khoản khác) 
thể hiện qua hạch toán phân tích trong ngày. 
 TK liên quan TK 211.100.001 TK liên quan 
 SD: 12.000.000 
 (2) 8.000.000 6.000.000 (1) 
 (3) 3.000.000 5.000.000 (4) 
 ( 5) 4.000.000 1.000.000 (6) 
 15.000.000 12.000.000 
 SD: 15.000.000 
Căn cứ số liệu trên tài khoản kế toán chữ T ở trên, kế toán viên lập bảng kết hợp 
chứng từ theo mẫu: 
Chương 7 - Kế toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong ngân hàng 
 119
 Bảng kết hợp tiểu khoản bên nợ 
STT Số CT Số tiền 
1 112 8.000.000 
2 237 3.000.000 
3 048 4.000.000 
 Cộng 15.000.000 
Bảng kết hợp tiểu khoản bên có 
STT Số CT Số tiền 
1 21 6.000.000 
2 346 5.000.000 
3 128 1.000.000 
 Cộng 12.000.000 
Bảng cân đối chứng từ ( Số phát sinh) 
 Căn cứ số liệu trên trong bảng kết hợp tất cả các tiểu khoản, kế toán viên lập bảng 
cân đối chứng từ 
Tiểu khoản 
Số phát sinh 
Nợ Có 
211.100.001 15.000.000 12.000.000 
211.100.002 - - 
211.200.002 - - 
Cộng A A 
Chú ý: Khi lập bảng cân đối số phát sinh, tổng doanh số bên Nợ phải bằng (=) tổng 
doanh số bên Có. 
Bảng kết hợp tài khoản là bảng tổng hợp doanh số và số dư của các tài khoản cấp I, 
cấp II và cấp III từng định kỳ, cuối ngày, tháng, năm. 
Bảng kết hợp tài khoản ngàylà công cụ để kiểm tra sự chính xác đầy đủ của hạch 
toán phân tích qua việc đối chiếu số liệu với nhật ký chứng từ và là cơ sở để lập sổ cái. 
Bảng kết hợp tài khoản tháng năm là bản báo cáo lên NH cấp trên để kiểm soát tập 
trung. 
Ví dụ, tại một ngân hàng trong ngày2/1 có một số nghiệp vụ phát sinh đã được hạch 
toán vào các tài khoản phân tích như sau: 
Chương 7 - Hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong ngân hàng 
 120
 TK 211.100.001 TK 211.100.002 TK 211.200.001 
12.000.000 4.000.000 5.000.000 
8.000.000 
6.000.000 
3.000.000 
5.000.000 
 3.000.000 4.000.000 
4.000.000 
1.000.000 
 PS: 
15.000.000 
PS :12.000.000 
 SD: 
15.000.000 
 SD:4.000.000 
 TK 211.200.002 TK 211.300.001 
 7.000.000 6.000.000 
 3.000.000 3.000.000 
SD: 4.000.000 SD: 9.000.000 
 ơ 
 TK 211.300.002 TK 211.400.001 
3.000.000 4.000.000 
 2.000.000 
 SD: 6.000.000 
 TK 211.400.002 TK 211.500.002 TK 211.600.001 
4.000.000 4.000.000 10.000.000 
3.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 5.000.000 
SD:3.000.000 SD:1.000.000 SD: 7.000.000 
Chương 7 - Kế toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong ngân hàng 
 121
Bảng kết hợp tài khoản 21 được lập như sau: 
Bảng kết hợp tài khoản 21 Ngày 02/01 
Tiểu khoản 
Số dư đầu ngày Phát sinh trong ngày Số dư cuối ngày 
Nợ Có Nợ Có Nợ Có 
211.100.001 12.000.000 15.000.000 12.000.000 15.000.000 
 211.100.002 4.000.000 4.000.000 
211.200.001 5.000.000 3.000.000 4.000.000 4.000.000 
211.200.002 7.000.000 3.000.000 4.000.000 
211.300.001 6.000.000 3.000.000 9.000.000 
211.300.002 3.000.000 3.000.000 
211.400.001 4.000.000 2.000.000 6.000.000 
211.400.002 4.000.000 3.000.000 4.000.000 3.000.000 
211.500.001 4.000.000 3.000.000 1.000.000 
211.600.001 10.000.000 2.000.000 5.000.000 7.000.000 
 Cộng 59.000.000 28.000.000 31.000.000 56.000.000 
7.2- Hạch toán tổng hợp 
- Sổ cái : là sổ tổng hợp số liệu từ các tài khoản cấp I, được hạch toán hàng ngày, nên 
đựoc gọi là Nhật ký sổ cái 
Mỗi tài khoản cấp I mở một sổ cái 
Sổ c iá mở cho cả tháng, mỗi ngày ghi một dòng căn cứ vào kết hợp TK ngày 
Số dư trên sổ cá i tự hình thành theo c cáh tính to ná; không được sao chép số trên kết hợp tài khoản 
Sổ cái tài khoản 21 - Tháng 01 
Ngày 
Số phát sinh Số dư 
Nợ Có Nợ Có 
 59.000.000 
02/01/2000 28.000.000 31.000.000 56.000.000 
02/01/2000 18.000.000 10.000.000 55.000.000 
03/01/2000 ............. 
04/01/2000 ............... 
Cộng 
Bảng cân đối kế toán: là bảng tổng kết toàn bộ tài sản của ngân hàng, dưới hình 
thức cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ở một thời điểm nhất định. Thực chất đó là bảng 
tổng kết tài sản. (Xem phụ lục 44, 45). 
Chương 7 - Hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong ngân hàng 
 122
Cách lập: dựa vào tài khoản phân tích sau khi khoá sổ cuối tháng (năm) và đã đối 
chiếu số liệu. 
Bảng cân đối tháng là tài liệu đánh giá hoạt động và thay báo cáo gửi cấp trên. 
 - Đối chiếu giữa hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp 
Đối chiếu là sự so sánh mối cân bằng về doanh số và số dư của các tài khoản kế toán 
của kế toán phân tích và các tài khoản kế toán tổng hợp tại các thời điểm cuối ngày, cuối 
tháng, (năm). 
Tuy hạch toán phân tích thực hiện trước hạch toán tổng hợp, nhưng cùng dựa trên 
một nghiệp vụ phát sinh nên kết quả phải thống nhất. 
Đối chiếu nhằm phát hiện sai sót, kịp thời điều chỉnh. 
Đối chiếu hàng ngày là so sánh để khớp số liệu trên bảng kết hợp tài khoảnvới số 
liệu của bảng nhật ký chứng từ. 
Tại bảng kết hợp tài khoản thì: 
TK dư Nợ : Cột 1 + Cột 3 = Cột 4 + Cột 5 
TK dư Có: Cột 2 + Cột 4 = Cột 3 + Cột 6 
Đối chiếu hàng tháng (năm) là so sánh để khớp số liệu của bảng kết hợp tài khoản 
(tháng, năm) với số liệu của sổ cái, sau khi đã cộng sổ cuối tháng (năm). 
sơ đồ hạch toán và đối chiếu 
Hạch toán 
phân tích 
CT gốc CT ghi sổ Sổ KT chi tiết 
 Ct gốc kiêm CT ghi sổ 
 Lưu trữ NKCT KHTK 
Hạch toán 
tổng hợp 
 Sổ cái 
 Cân đối TK 
Ghi chú: Ghi hàng ngày 
 Ghi hàng tháng 
 Đối chiếu hàng ngày 
 Đối chiếu hàng tháng 
Chương 7 - Kế toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong ngân hàng 
 123
7.3- Điều chỉnh sai lầm trong kế toán ngân hàng 
Khi điều chỉnh sai lầm ( sửa sai) phải đảm bảo sự thống nhất số liệu giữa hạch toán 
phân tích và hạch toán tổng hợp, để tránh sơ hở, bị lợi dụng. 
Các phương pháp điều chỉnh sai lầm 
 - Sai lầm trước khi lập xong cân đối kế toán 
Trường hợp này không cần lập bút toán. Nếu trên chứng từ hoặc sổ sách ghi sai thì 
gạch một đường ngang đè lên số viết sai (gạch sao cho vẫn đọc được số viết sai) sau đó ghi 
số đúng vào bên cạnh và có chữ ký của người có trách nhiệm. 
Ví dụ: Số phải ghi (số đúng) 14.250 đ 
Đã ghi sai 14.520 đ 
Sửa sai 14.520 (gạch cả dãy số) 
Ghi số đúng 14.250 đ - Ký tên 
Trường hợp trên một chứng từ quan trọng (Séc chẳng hạn). Nếu lập sai thì gạch chéo 
và huỷ bỏ, lập chứng từ mới để thay thế. Tuyệt đối không dùng hoá chất để tẩy xoá. 
 - Sai lầm sau khi lập cân đối kế toán 
Trường hợp này phải dùng bút toán để điều chỉnh. Có hai cách: 
 Điều chỉnh bằng bút toán ngược 
 Điều chỉnh bằng bút toán đỏ 
 Trường hợp 1: Bút toán sai tài khoản một vế 
Ví dụ: Đáng lẽ ghi Nợ TK 1011 2.000.000đ 
 Có TK 2141 2.000.000đ 
 Nhưng đã ghi Nợ TK 1011 2.000.000đ 
 Có TK 2151 2.000.000đ (Sai vế có) 
Sửa sai Nợ TK 2151 2.000.000đ 
 Có TK 2141 2.000.000đ 
Trường hợp 2: Sai cả 2 vế (ta phải lập phiếu chuỷên khoản để hạch toán ngược lại 
cả 2 vế; sau đó lập phiếu chuyển khoản để hạch toán đúng cả 2 vế). 
Ví dụ: Đáng lẽ ghi Nợ TK 1011 2.000.000đ 
 Có TK 2141 2.000.000đ 
Nhưng lại ghi Nợ TK 2151 2.000.000đ 
 Có TK 1011 2.000.000đ 
Chương 7 - Hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong ngân hàng 
 124
Sửa sai bằng 2 phiếu chuyển khoản 
 Nợ TK 1011 2.000.000đ 
 Có TK 2151 2.000.000đ 
Sau đó Nợ TK 1011 2.000.000đ 
Có TK 2141 2.000.000đ 
Trường hợp 3: Bút toán ghi đúng số hiệu tài khoản nhưng số tiền ghi thừa. Ta lập 
phiếu chuyển khoản để huỷ số tiền ghi thừa cả hai vế. 
Ví dụ: đáng lẽ Nợ TK 1011 2.000.000đ 
 Có TK 2141 2.000.000đ 
Nhưng đã ghi Nợ TK 1011 12.000.000đ 
 Có TK 2141 12.000.000đ 
Sửa sai Nợ TK 2141 10.000.000đ 
 Có TK 1011 10.000.000đ 
Trường hợp 4: Bút toán ghi đúng số hiệu tài khoản, nhưng số tiền ghi thiếu, thì 
hạch toán bổ sung số tiền thiếu. 
Phương pháp điều chỉnh bằng bút toán đỏ(mực đỏ) 
Ta dùng bút toán đỏ để huỷ bỏ bút toán sai; giữ nguyên số đúng; hoặc lập lại bút 
toán đúng. 
Điều chỉnh bằng bút toán đỏ không phát sinh hư số(số phát sinh giả tạo bị loại bỏ)vì 
bút toán đỏ tương tự số âm (-) trong toán học 
Ví dụ: trường hợp 3 ở trên, chúng ta lập phiếu chuyển khoản viết chữ số bằng mực đỏ. 
Nợ TK 1011 10.000.000đ (số đỏ = số âm) 
Có TK 2141 10.000.000đ (số đỏ = âm ) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_ngan_hang_thuong_mai_nguyen_vo_ngoan.pdf
Ebook liên quan