Giáo trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Giáo trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh: ...Phan Chu Trinh đưa ra phương pháp đấu tranh cải lương, chủ yếu đấu tranh hợp pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó có một số người chủ trương dựa vào Pháp để tăng tiềm lực đất nước: theo phương châm “Phỏp Việt đề huề” đấu tranh bằng phương pháp hoà bình để giành độc lập dân tộc. Nhưng có thể núi, đú chỉ l...g tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Đảng phải thực hành triệt để dân chủ, để phát huy được mọi khả năng trớ tụờ sáng tạo của quần chúng nhân dân, lãnh đạo nhưng phải chống bao biện, làm thay, phải thông qua chính quyền nhà nước “của dân, do dõn, vỡ dõn”...hể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội - Trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chú trọng tới việc xây dựng Đảng, với tư cách là Đảng cầm quyền; Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội; Xây dựng Nhà nước của dân, do dõn, vỡ dõn, xây dựng Mặt trận với v...

doc345 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ
“Trồng người”là công việc “trăm năm”không thể nóng vội “một sớm một chiều”
Hồ Chí Minh cho rằng: “ Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”
Tư tưởng về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới là một phần rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lâu, tư tưởng đó là trở thành một bộ phận của nền văn hoá dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hoá và đạo đức mới ở Việt Nam. Nghiên cứu và học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc nhằm xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Câu hỏi ôn tập
Tính chất nền văn hoá nước ta theo Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở những điểm gì?
Việc quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc được tiến hành như thế nào ở nước ta hiện nay?
Những phẩm chất đạo đức có bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Vì sao chúng ta phải rèn luyện đạo đức cách mạng.
Vì sao con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng?
Tài liệu tham khảo chủ yếu.
Những đoạn trích trong Hồ Chí Minh - Toàn tập có liên quan
Phạm Văn Đồng, Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh.NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1998. Phụ lục 3, Hồ Chí Minh về đạo đức.
Hội đồng Trung ương chỉ đạo. Giáo trình tư twongr Hồ Chí Minh. Sđd, các chươngIX, X, XI.
Vừ Nguyờn Giáp. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, Chương VII: Tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hoá Hồ Chí Minh.
Tài liệu đọc thêm
Các đoạn trích trong Hồ Chí Minh - Toàn tập
Về xây dựng con ntười mới xã hội chủ nghĩa:
 “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng, mới đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Tr.293)
 “Đoàn thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyờn”
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”
(Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 12, tr.510)
Hồ Chí Minh: về chủ nghĩa nhân văn
“Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng con người, nhân dân, dân tộc với tất cả ý thức và tình cảm của mình. Theo tinh thần đó, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền từ việc lớn đến việc nhỏ hoạt động của mình với con người, nhân dân, dân tộc; bởi đó là lực lưọng làm nên tất cả, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 Hồ Chí Minh đã dày công suy nghĩ, nghiên cứu, từng bước tìm ra và thực hiện một loạt những biện pháp với những hiệu lực và hiệu quả kỳ diệu mà chúng ta ngày nay cần ôn lại và phát huy. Những biện pháp đó là chăm lo giáo dục, đào tạo và rèn luyện con người thông qua các lớp huấn luyện, thông qua hoạt động trong các tổ chức cách mạng và nhất là thông qua cuộc đấu tranh cách mạng nhằm đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên phía trước”.
(Phạm Văn Đồng, Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tr140- 141)
Hồ Chí Minh - nhà văn hoá kiệt xuất
“Suốt gần 2/3 thế kỷ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng xã hội, giải phóng con người, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ tich Hồ Chí Minh- con người chính trị, ngưũi cộng sản vĩ đại cũng là nhà văn hoá chân chính và là nhà văn hoá kiệt xuất. Sự nghiệp cách mạng, kháng chiến, xây dựng xã hội mới về bản chất, cũng là sự nghiệp nhân văn, văn hoỏ vỡ nó nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, nhằm bảo vệ những gì tốt đẹp của văn hoá dân tộc và tiến bộ xã hội. Ngược lại, sự nghiệp nhân văn, văn hoá, bảo tồn và phát triển những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phát triển đạo đức cải thiện cái tốt trong mỗi người là mục tiêu, là nguồn sức mạnh và cũng là động lực của sự nghiệp cách mạng, kháng chiến, xây dựng xã hội mới”.
(Vừ Nguyờn Giỏp. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, tr.250)
4. Ý kiến của nhà thơ Ôxip Mandenxtam
“Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một văn hoá, không phải văn hoá Âu châu mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai”.
(Trích trong Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 1, tr. 478)
Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh “Vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hoá kiệt xuất”
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất của quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ trên toàn xã hội.
Sự đóng góp về nhiều mặt của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
MỘT VÀI THUẬT NGỮ
Nhân văn (Chủ nghĩa)
+ Hệ tư tưởng thừa nhận giá trị con người, chăm lo lợi ích con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển.
+ Phong trào văn học và xã hội chống chế độ phong kiến, phản ánh thế giới quan của giai cấp tư sản đang lên (Thời kỳ phục hưng thế kỷ XIV -XVI ở Tây Âu). Nhưng khi giai cấp tư sản cầm quyền, nó vẫn chà đạp lên quyền lợi của nhân dân lao động. chủ nghĩa nhân đạo cộng sản mới thực sự tôn trọng và chăm lo cho lợi ích của con người.
Văn hoá:
Chỉ toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần bao gồm trình độ sản xuất, khoa học, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, tập quỏnmà loài người, dân tộc tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu của mình trong quá trình phát triển của lịch sử.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông, sđd).
THƯ GỬI CÁC HOẠ SĨ NHÂN DỊP TRIỂN LÃM HỘI HOẠ 1951
Gửi anh chị em hoạ sĩ.
Biết tin có cuộc trưng bày, tiếc vì bận quá, không đi được, Tôi gửi lời thân ái hỏi thăm anh chị em. Nhân tiện, tụi núi vài ý kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo.
Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.
Anh chị em là Chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân trước hết là công nông binh. Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đỳng. Núi tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Về sáng tác, thì cần hiểu thấu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để phát triển và nâng cao tinh thần ấy. Kháng chiến tiến bộ mạnh. Quân và dân ta tiến bộ mạnh. Nghệ thuật cũng cần tiến bộ mạnh, muốn tiến bộ mạnh tiến bộ mói, thỡ anh chị em nghệ thuật cần phải dùng phương pháp tự phê bình và phê bình.
Chắc có người nghĩ: Cụ Hồ đưa nghệ thuật vào chính trị.
Đúng lắm. Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.
Tiền đồ dân tộc ta rất vẻ vang, tiền đồ nghệ thuật ta rất rộng rãi. Chúc anh chị em mạnh khoẻ, tiến bộ và thành công.
Chào thân ái và quyết thắng.
HỒ CHÍ MINH
Báo Cứu quốc, số 1986, ngày 5 -1-1952
XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Nhân dịp này, tôi xin góp một vài ý kiến
VÌ SAO CẦN CHỈNH HUẤN?
30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh cực kỳ gian khổ, anh dũng và giành được thắng lợi to lớn.
Ngày nay, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã giành đựoc những thắng lợi có ý nghĩa quyết định. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã căn bản hoàn thành. Chế độ người bóc lột người căn bản đã bị xoá bỏ. Nhân dân lao động đã trở thành người chủ xã hội, người chủ Nhà nước.
Với những thắng lợi ấy, chúng ta có thể đưa miền Bắc tiộn nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta có một nền văn hoá và khoa học tiên tiến. Miền Bắc ta đã giàu mạnh là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh để hoà bình thống nhất nước nhà.
Chúng ta đã đánh thắng chế độ thực dân và phong kiến. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta ngày nay là đánh thắng lạc hậu và nghèo nàn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nhân dân ta có một đời sống vật chất sung sướng, tốt đẹp. Công cuộc ấy rất vĩ đại và cũng rất khó khăn. Nhưng toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm thì nhất định làm được.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.
Đợt chỉnh huấn này là một cuộc vận động lớn về tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân lao động, nhằm xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa.
THẾ NÀO LÀ TƯ TƯỞNG VÀ TÁC PHONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA?
Có ý thức làm chủ Nhà nước, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mỡnh vỡ mọi người, mọi ngưũi vỡ mỡnh”
Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động. Vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: hiện nay, nhân dân lao động ta là những người làm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hoá, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Bởi vậy mọi người đều phải thầm nhuần sâu sắc tư tưởng “mỡnh vỡ mọi người, mọi người vỡ mỡnh”.
Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội.
Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà. Người công nhân phải yêu quý máy móc như yêu quý con mình, người nông dân phải yêu quý trâu bò của hợp tác xã như bạn thân của mình. Mọi người phải biết giữ gìn của công, phải chăm lo việc tập thể như chăm lo việc gia đình.
Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. mỗi ngưũi phải ra sức gúp cụng, gúp của để xây dựng nước nhà. Chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Ai cũng phải là một chiến sĩ dũng cảm phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng phục vụ nhân dân. Phải yờu kớnh nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh oai. Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng của Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng; không đựoc giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không đựoc chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “ chí công vô tư” và có tinh thần “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của ngưũi cộng sản.
Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh cán bộ và đảng viên.
Chúng ta phải làm đúng lối dạy của Lờnin vĩ đại: giữ gìn sự thống nhất của Đảng như con ngươi của mắt. Phải hết lòng tôn trọng tập thể, phát huy dân chủ nội bộ; tuyệt đối không được độc đoán cá nhân, tự cho phộp mỡnh đứng ngoài kỷ luật. Càng có công lao, càng phải khiêm tốn. Chớ cú vỡ ít nhiều công lao mà sinh bệnh công thần, kèn cựa, địa vị. Phải nhớ rằng: mọi thành công là do sức phấn đấu, hy sinh của toàn Đảng, toàn dân, không phải của một cá nhân anh hùng nào. Đối với Đảng, đối với nhân dân, chúng ta có một nghĩa vụ vẻ vang là: suốt đời làm người con trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tuỵ của nhân dân.
Trái lại, đối với kẻ địch, người cộng sản phải luôn luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không phải vì hoàn cảnh hoà bình mà mất cảnh giác. Phải luôn luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ lao động hoà bình của nhân dân. Muốn đánh thắng kẻ địch bên ngoài, thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân.
Tất cả phục vụ sản xuất.
Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sán xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng ra để sản xuất. Sản xuất là mặt trận chân chính của chúng ta hiện nay ở miền Bắc. Trong kháng chiến, Đảng ta nêu khẩu hiệu: Tất cả cho tiền tuyến. thì ngày nay, khấu hiệu của chúng ta là: Tất cả phục vụ sản xuất! Tất cả chúng ta, bất kỳ ở cấp nào, đều phải góp sức cho sản xuất phát triển.
Chúng ta phải phấn đấu cho nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, trước hết phải đảm bảo cho lực lượng dồi dào. Chúng ta phải phấn đấu cho nền công nghiệp mau lớn mạnh, cho công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa thành công như đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng.
Mỗi người công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, viên chức, đều phải hiểu rõ nghĩa vụ vẻ vang của mình là phục vụ sản xuất
Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà do ý chí cách mạng của mỡnh. Hóy kiên quyết chống bệnh nói suông, thúi phụ trưưong hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất.
Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt.
Chúng ta phải phấn đấu để củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp; phải tiếp tục cải tiến quản lý các xí nghiệp và không ngừng cải tiến kỹ thuật trong tất cả các ngành kinh tế. Phải sử dụng hợp lý sức lao động. Phải cố gắng học tập dúng kỹ thuật mới, xây dựng cơ sở kỹ thuật mới, kiên quyết từ bỏ lối làm ăn lạc hậu. Nhưng việc đó không phải ngày một ngày hai mà xong, nhưng có quyết tâm, có tổ chức, thì nhất định làm được.
Vấn đề có tính quyết định là cán bộ và đảng viên hiểu rõ yêu cầu mới của cách mạng là phát triển sản xuất, hiểu rõ nâng cao năng suất lao động là nguồn của cải to lớn nhất. Do đó, cần phải thiết thực tổ chức bộ máy sản xuất mới , tích cực học tập quản lý kinh tế, cải tiến kỹ thuật. Ngày nay, đảng yêu cấu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn không thể lãnh đao chung chung. Lại phải biết đoàn kết với những ngưũi ngoài Đảng, phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng lao động, học tập kinh nghiệm của quần chúng, phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động có thể nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật; ra sức đào tạo thật nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cần thiết cho sản xuất phát triển. chỉ có như thế. Chúng ta mới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội.
Cần kiệm xây dựng nước nhà
Nước ta cũn nghốo. muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng sản xuất. lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp,người quột rỏc cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau. Ai sợ khổ, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, ngwoif đó mới là kộm vỡ không phải là người xã hội chủ nghĩa.
Mỗi người phải tự giác giữ vững kỷ luật lao động.
Thanh niên càng phải xung phong hăng hái thực hiện khẩu hiệu: “Đõu cần thanh niên cú, đõu khú thanh niên làm”
Mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi vaưcs lao động. Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệmthỡ khác nào gió vào nhà trống. Cho nên phải biết giữ gìn của công. Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ. Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta cấn hết lòng chăm sóc sức khoẻ và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta.
Cán bộ đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “cần kiệm liờm chớnh”,không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; phải chống bệng quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí. Trong mọi công việc, phải tính toán cân nhắc cấn thận. “Thỡ giờ là vàng bạc”. Phải kiên quyết chống thói hội họp lu bù, mất thì giờ, hại sức khoẻ mà không kết quả thiết thực.
Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Tiếnnhanh, tiến mạnh là quy luật của chủ nghĩa xã hội. Muôn sản xuất được nhiều, nhanh, tốt, rẻ, thì phải có nhiệt tình cách mạng. Nhưng lại còn phải có hiểu biết và nắm vững khoa học.
Mỗi người lao động cần có tinh thần dám nghĩ, dám làm, vươn lên hàng đầu thành người lao động tiên tiến. Công nhân, nông dân ta và người lao động trí óc cần tin rằng chúng ta có đầy đủ sức mạnh, can đảm và thông minh để xây dựng cuộc đời mới của mình.
Chỉ cần chúng ta có đầy đủ ý thức làm chủ, tinh thần tập thể, kỷ luật và ra sức học tập, nâng cao trình độ văn hoá kỹ thuật, có tinh thần sáng tạo, tìm tòi cái mới, học tập cái mới, úng hộ cái mới, thực hiện cái mới thì việc gì chúng ta cũng làm được.
Cán bộ và đảng viên lạicàng phải có tinh thần ấy, phải gạt bỏ thai độ sai lầm như: thoả mãn với thành tích bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đó cú, cú ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng; lười biếng, không tích cực học tập cái mới.v.v
Nhân dân lao động ta rất giàu kinh nghiệm và tính sáng tạo, đất nước ta có rất nhiều của cải. Với quyết tâm của ta, với sự giúp đỡ của các anh em nhất định chúng ta hoàn toàn có thể làm cho nước ta giàu mạnh, dân ta sung sướng, theo kịp các nước anh em.
Hãy tiến lên, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội! Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và của Nhà nước.
Các đồng chí
Những tư tưởng, tác phong mới mà Đảng ta yêu cầu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên và mỗi người lao động cần phải bồi dưỡng cho mình, tóm lại là:
Ý thức làm chủ và tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa
Quan điểm “tất cả phục vụ sản xuất”.
Ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà.
Tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Trái lại, những tư tưởng, tác phong xấu cần chống lại là:
Chủ nghĩa cá nhân
Quan liêu, mệnh lệnh
Tham ô, lãng phí
Bảo thủ, rụt rè
Đó là một cuộc vận động, giáo dục tư tưởng có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của chúng ta ngày nay.
Chúng ta sẽ đem hết tinh thần phụ trách trước Đảng, trước nhân dân mà tiến hành chỉnh huấn cho thật tốt.
Cán bộ các cấp lãnh đạo, cán bộ các ngành cần phải làm gương
Mỗi người cần phải cố gỏng bản thân, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của tập thể thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình để thấy rõ cái hay và cái dở, để sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.
Chúng ta phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên đều phải tiến bộ, phấn khởi.
Làm cho toàn thể nhân dân lao động ta càng hăng hái tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
Các đồng chí
Nghị quyết của Đại hội lần thứ III của Đảng như là ánh mặt trời soi sáng con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Năm nay là mùa xuân đầu tiên của kế hoạch 5 năm đầu của chúng ta.
Chúng ta hãy phấn khởi như mùa xuân; với nhiệt tình như ánh nắng; vui vẻ tiến lên, quyết làm cho cuộc chỉnh huấn này đại thắng lợi.
Núi tháng 3- 1961, Báo Nhân dân, số 2563, ngày 27 -3 -1961.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_hoc_tu_tuong_ho_chi_minh.doc
Ebook liên quan