Giáo trình Vận chuyển - Mã số MĐ 05: Nghề ương giống và nuôi tu hài

Tóm tắt Giáo trình Vận chuyển - Mã số MĐ 05: Nghề ương giống và nuôi tu hài: ...ình 5-7: Đếm mẫu tu hài + Căn cứ trên mẫu đếm, tùy theo kích cỡ tu hài mà tính toán mật độ giống, số lượng gáo định lượng cần đong để đưa tu hài giống vào trong túi đóng. 4. Đóng túi, bơm oxy 4.1 . Bơm oxy - Sau khi tu hài giống đã cho vào túi, di chuyển túi đến vị trí đặt bình oxy để bơ...ử dụng các tấm bạt thông thường phủ lên các thùng xốp. - Trên thùng ô tô trang bị bình oxy loại lớn, kèm theo các phụ kiện ống sục khí, đá bọt để sục khí cho tu hài trong suốt quãng đường vận chuyển. 3. Xếp tu hài vào thùng 3.1 . Xếp tu hài vào khay - Chuẩn bị khay: + Khay làm bằng nhựa,...n Trong vận chuyển tu hài thương phẩm, ngoài cách vận chuyển hở, vận chuyện giữ độ ẩm thì cũng có thể sử dụng kiểu vận chuyển kín bằng túi bóng có bơm oxy. - Túi bóng là túi nilon, có màu trắng, dạng hình ống, có độ dày từ 0,15- 0,18mm, chiều dài 115-120cm, chiều rộng 55-60cm. - Túi không...

pdf60 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Vận chuyển - Mã số MĐ 05: Nghề ương giống và nuôi tu hài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u dài vỏ, 20-
30con/1kg. 
Hình 5-25: Tu hài đạt kích cỡ thương phẩm 
- Tu hài được rửa sạch hết cát, chất bẩn sau khi thu hoạch. Loại bỏ những 
con không đạt yêu cầu về chất lượng, về kích cỡ. 
3.2 . Xác định mật độ tu hài 
- Mật độ tu hài đóng túi vận chuyển phụ thuộc vào kích cỡ tu hài, cỡ tu hài 
càng to thì mật độ càng ít, và ngược lại cỡ tu hài càng nhỏ thì mật độ lại cao. 
- Ngoài ra mật độ tu hài đưa vào đóng túi còn phụ thuộc vào thời gian, 
quãng đường vận chuyển: Thời gian vận chuyển lâu, quãng đường vận chuyển 
xa thì mật độ tu hài đóng túi giảm xuống; thời gian vận chuyển nhanh, quãng 
đường vận chuyển ngắn thì mật độ tu hài lại được đóng tăng lên. 
- Căn cứ vào kích cỡ, quãng đường, thời gian vận chuyển mà tính toán mật 
độ cho phù hợp. Số lượng tu hài được đếm bằng tay, cho trực tiếp vào túi chứa 
nước trước khi đóng oxy. 
4 Đóng túi, bơm oxy 
4.1 . Bơm oxy vào túi 
- Cũng giống như thao tác đóng túi tu hài giống cấp 1, sau khi tu hài đã cho 
vào túi, di chuyển túi đến vị trí đặt bình oxy để bơm oxy trước khi đóng túi. 
- Tháo tác: 
+ Một người điều chỉnh van oxy để bơm, chuẩn bị dây chun để buộc túi. 
+ Người đóng túi vuốt chỉnh miệng túi, túm túi bóng lại, dồn hết lượng khí 
tự nhiên trong túi ra ngoài. Một tay đưa đầu ống bơm oxy nối với bình oxy vào 
trong túi, tay còn lại giữ chặt miệng túi đã được túm lại từ trước đó. 
Hình 5-26: Túm túi lại và dồn hết lượng khí tự nhiên trong túi ra ngoài 
 Hình 5-27: Bơm oxy vào túi 
+ Mở van oxy từ từ để oxy vào túi cho đến khi đủ lượng oxy cần thiết, túi 
bóng đã đủ căng thì ngừng lại, rút ống bơm oxy ra, đồng thời khóa van oxy lại. 
+ Chú ý: mở van oxy từ từ, không được mở quá mạnh, đột ngột, lượng oxy 
trong túi đầy, làm túi căng quá nhanh, trong khi thao tác của người đóng túi 
không theo kịp sẽ dễ dẫn tới nổ túi, gây lãng phí khi phải thao tác lại toàn bộ. 
4.2 . Buộc túi 
- Sau khi túi đã được bơm đủ lượng oxy cần thiết, tiến hành buộc túi. 
- Thao tác: 
+ Xoay túi bóng để xoắn phần miệng túi bóng đã được túm chặt lại, tạo sự 
chắc chắn để giữ oxy 
+ Chập 2 đầu dây chun được cắt từ xăm xe đạp, xe máy, đưa vào phần túi 
bóng vừa xoắn, quấn dây đảm bảo sự chắc chắn nhất. 
 Hình 5-28: Bơm oxy và buộc túi bằng dây chun 
- Sau khi buộc xong, nếu túi được lồng bên ngoài bằng túi dứa thì chuyển 
trực tiếp lên xe, còn nếu không lồng túi dứa thì túi được đưa vào trong thùng 
xốp đã được chuẩn bị, đóng nắp thùng xốp lại, chuyển lên xe, sẵn sàng để vận 
chuyển. 
Chú ý: để tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo an toàn, nên sử dụng bao dứa 
lồng bên ngoài thay vì sử dụng thùng xốp để đựng túi. 
Hình 5-29: Chuyển túi có bao dứa lên ô tô 
5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 
5.1. Sục khí tăng oxy 
Trong quá trình vận chuyển, cần thường xuyên kiểm tra các túi bóng vận 
chuyển tu hài, nếu phát hiện dấu hiệu túi bơm oxy xẹp dần, cần tiến hành xử lý 
ngay: 
- Nếu túi bóng vận chuyển tu hài bơm oxy xẹp xuống là do thao tác buộc 
dây không kín, hoặc khi bơm oxy không đủ thì cần phải tháo túi ra, bơm đủ oxy 
và buộc chặt lại. 
- Nếu túi giống bị rách, nước chảy ra ngoài, mất oxy cần chuyển giống 
sang túi mới, bơm oxy và buộc lại cẩn thận. 
5.2. Hạ nhiệt độ túi xuống 22-24oC 
 - Nếu quá trình vận chuyển xa, qua nhiều công đoạn vận chuyển, mất nhiều 
thời gian cần phải hạ nhiệt độ các túi ở mức 22-24oC. 
 - Thao tác: 
 + Lấy ¼ khay đá, đưa vào trong túi bóng, buộc chặt lại, sau đó quấn bên 
ngoài một lớp giấy báo, đặt lên trên túi, rồi đóng nắp thùng xốp lại. 
 + Nếu túi bóng không chứa trong thùng xốp mà sử dụng bao dứa lồng bên 
ngoài thì cần làm lạnh nước biển ở mức nhiệt độ 22-24oC trước khi cấp nước 
vào túi. 
 - Lưu ý: 
+ Không được để đá và nước đá tiếp xúc trực tiếp với các túi, làm lạnh đột 
ngột sẽ gây sốc, ảnh hưởng đến sức khỏe tu hài. 
+ Giữ đá trong túi bóng và quấn một lớp giấy báo bên ngoài để đá không tan 
chảy nhanh, giữ được độ lạnh trong suốt quá trình vận chuyển. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Câu hỏi 
1. Trình bày công tác chuẩn bị dụng cụ vận chuyển kín tu hài? 
2. Trình bày công tác chuẩn bị phương tiện vận chuyển kín tu hài? 
3. Xác định kích cỡ và mật độ tu hài đóng túi? 
4. Trình bày thao tác kỹ thuật đóng túi, bơm ôxy, buộc túi trong vận 
chuyển kín tu hài? 
5. Nêu rõ các biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển? 
Bài tập thực hành 
+ Kết hợp với thực tiễn quan sát, thực hiện cách chuẩn bị túi bóng chứa tu 
hài vận chuyển. 
+ Kết hợp với thực tiễn xác định kích cỡ, mật độ tu hài đóng túi vận chuyển. 
+ Kết hợp với thực tiễn rèn luyện kỹ năng đóng túi, bơm oxy, buộc túi. 
C. Ghi nhớ 
- Chuẩn bị túi bóng đóng tu hài thương phẩm để vận chuyển. 
- Cách xác định kích cỡ, mật độ tu hài vận chuyển. 
- Cách đóng túi, bơm oxy và buộc túi. 
- Nắm rõ các công tác chuẩn bị túi bóng đóng tu hài, phương tiện vận 
chuyển để chuẩn bị cho phù hợp với số lượng, quãng đường, cách thức vận 
chuyển. 
- Nắm vững kích cỡ tu hài, vì mật độ vận chuyển có liên quan đến kích cỡ. 
- Nắm vững thao tác đóng túi, bơm ôxy và buộc túi, đảm bảo đúng yêu 
cầu kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình vận chuyển. 
- Bên cạnh đó, phải biết cách xử lý trong quá trình vận chuyển, nếu có vấn 
đề gì xảy ra trên đường vận chuyển sẽ tiến hành khắc phục kịp thời, đảm bảo tỷ 
lệ sống cao. 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun vận chuyển là mô đun chuyên môn nghề trong chương 
trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi tu hài; có thể 
giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Vận chuyển là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một 
phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về công 
tác vận chuyển tu hài từ con giống cấp 1, con giống cấp 2, tu hài thương phẩm 
đến tu hài bố mẹ. 
 II. Mục tiêu mô đun 
- Nêu được trình tự các bước công việc trong vận chuyển tu hài. 
- Lựa chọn được phương pháp vận chuyển phù hợp với từng giai đoạn 
phát triển của tu hài. 
- Xác định được dụng cụ, phương tiện, mật độ tu hài vận chuyển và các 
điều kiện sống của tu hài phù hợp với phương pháp vận chuyển và quãng 
đường vận chuyển. 
- Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong công tác vận 
chuyển Tu hài. 
 III. Nội dung chính của mô đun 
Số TT 
Tên các bài trong 
mô đun 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 
05-01 
Vận chuyển giống 
tu hài cấp 1 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở 
thực hành 
8 2 6 
MĐ 
05-02 
Vận chuyển giống 
tu hài cấp 2 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở 
thực hành 
8 2 6 
MĐ 
05-03 
Vận chuyển hở tu 
hài thương phẩm 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở 
thực hành 
10 2 7 1 
MĐ 
05-04 
Vận chuyển giữ độ 
ẩm 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở 
thực hành 
8 1 7 
MĐ 
05-05 
Vận chuyển kín tu 
hài thương phẩm 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở 
12 3 8 1 
thực hành 
Kiểm tra hết mô đun 4 4 
Tổng cộng 50 10 34 6 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 4.1. Bài 2: Vận chuyển giống tu hài cấp 1 
4.1.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Tu hài giống cấp 1: 60.000 – 100.000 con 
+ Túi bóng là túi nilon, có chiều dài 40-45cm, chiều rộng 25cm 
+ Nước biển sạch 
+ Bình ô xy 
 + 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ dụng cụ vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
+ Túi dày, không bị rò, không bị thủng 
+ Kích thước túi từ 5 lít đến 10 lít. 
+ Lấy nước vào túi, thể tích nước bằng 1/3 thể tích túi 
4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Ô tô: 1 chiếc 
+ Xe máy: 1 chiếc 
+ Thuyền: 1 chiếc 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị phương tiện 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ phương tiện vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
4.1.3 Bài tập 3: Xác định mật độ Tu hài đóng túi 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Giống Tu hài cấp 1 
+ Thước đo 
+ Cốc đong 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị Tu hài 
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 3. Tiến hành xác định mật độ 
+ Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Cỡ giống cấp 1: 2-4 mm. 
+ Thời gian vận chuyển là 10 giờ mật độ tối đa 2000 con/ lít nước. 
 + Thời gian tăng thì mật độ giảm, thời gian giảm thì tăng mật độ 
4.1.4 Bài tập 4: Đóng túi, bơm oxy 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Giống Tu hài cấp 1 
+ 10 Túi vận chuyển 
+ 01 Bình oxy 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị Tu hài 
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 3. Tiến hành bơm ôxy 
+ Bước 4. Buộc túi 
+ Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
 Túi nylon sau khi đóng phải căng và an toàn. 
 4.2. Bài 3: Vận chuyển giống cấp 2 
4.2.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Thùng xốp 40x40x60cm 
+ Tát mịn 
+ Nước biển sạch 
+ Bình ô xy 
 + 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ dụng cụ vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
+ Thùng: kích thước thùng 40 x 40 x 60 cm. 
+ Cát mịn 10 cm dưới đáy 
4.2.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Ô tô: 1 chiếc 
+ Xe máy: 1 chiếc 
+ Thuyền: 1 chiếc 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị phương tiện 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ phương tiện vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
4.2.3 Bài tập 3: Xác định mật độ Tu hài đóng túi 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Giống Tu hài cấp 2 
+ Thước đo 
+ Cốc đong 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị Tu hài 
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 3. Tiến hành xác định mật độ 
+ Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Cỡ giống cấp 1: 1,8-2,5cm. 
+ Mật độ 300 con/ thùng. 
 4. 3 Bài 4. Vận chuyển hở tu hài thƣơng phẩm 
4.3.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Thùng xốp 30x40x50cm 
+ Nước biển sạch 
+ Bình ô xy 
 + 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ dụng cụ vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
+ Thùng: kích thước thùng 30 x 40 x 50 cm có lỗ thoáng 
4.3.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Ô tô: 1 chiếc 
+ Xe máy: 1 chiếc 
+ Thuyền: 1 chiếc 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị phương tiện 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ phương tiện vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
4.3.3 Bài tập 3: Xếp Tu hài vào thùng 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Tu hài thương phẩm 
+ Thùng vận chuyển 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị Tu hài 
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 3. Tiến hành xếp Tu hài vào thùng 
+ Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Xếp Tu hài lần lượt vào thừng/khay 
+ Ống hút Tu hài quay lên trên 
+ An toàn 
4.4. Bài 5. Vận chuyển giữ độ ẩm 
4.4.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Thùng xốp 30x40x50cm 
+ Nước biển sạch 
+ Khăn cotton 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ dụng cụ vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
+ Thùng: kích thước thùng 30 x 40 x 50 cm có lỗ thoáng 
4.4.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Ô tô: 1 chiếc 
+ Xe máy: 1 chiếc 
+ Thuyền: 1 chiếc 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị phương tiện 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ phương tiện vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
4.4.3 Bài tập 3: Chuẩn bị khăn ẩm 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Khăn ẩm cotton 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị khăn ẩm 
+ Bước 2. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Khăn ẩm đúng chất lượng 
4.4.4 Bài tập 4: Xếp tu hài vào thùng 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Tu hài thương phẩm 
+ Thùng vận chuyển 
+ Khăn ẩm 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị tu hài 
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 3. Tiến hành xếp tu hài vào thùng 
+ Bước 4. Phủ khăn ẩm lên trên 
+ Bước 5. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Xếp Tu hài lần lượt vào thừng/khay 
+ Giữa các khay có giá đỡ an toàn 
+ An toàn 
 4.5 Bài 6. Vận chuyển kín 
4.5.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Tu hài thương phẩm 
+ Túi bóng là túi nilon chiều dài 115-120cm, chiều rộng 55-60cm 
+ Nước biển sạch 
+ Bình ô xy 
 + 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ dụng cụ vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
+ Túi dày, không bị rò, không bị thủng 
+ Lấy nước vào túi, thể tích nước băng 1/4 thể tích túi 
4.5.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Ô tô: 1 chiếc 
+ Xe máy: 1 chiếc 
+ Thuyền: 1 chiếc 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị phương tiện 
+ Bước 2. Thảo luận 
+ Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
+ Đủ phương tiện vận chuyển. 
+ Đảm bảo an toàn. 
4.5.3 Bài tập 3: Xác định mật độ tu hài đóng túi 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Tu hài thương phẩm 20-30con/kg 
+ Thước đo 
+ Cốc đong 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị tu hài 
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 3. Tiến hành xác định mật độ 
+ Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
 + Thời gian tăng thì mật độ giảm, thời gian giảm thì tăng mật độ 
4.5.4 Bài tập 4: Đóng túi, bơm oxy 
- Nguồn lực: 
Mỗi nhóm học viên cần có: 
+ Giống tu hài cấp 1 
+ 10 Túi vận chuyển 
+ 01 Bình oxy 
+ 01 sổ ghi chép. 
- Các bước thực hiện: 
Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1. Chuẩn bị tu hài 
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ 
+ Bước 3. Tiến hành bơm ôxy 
+ Bước 4. Buộc túi 
+ Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký 
- Tiêu chuẩn thực hiện 
 Túi nylon sau khi đóng phải căng và an toàn. 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Bài 1: Vận chuyển tu hài cấp 1 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Phương pháp vận chuyển kín bơm ôxy - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
để đánh giá mức độ hiểu biết 
- Thực hiện thao tác chuẩn bị dụng cụ, 
phương tiện 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Thực hiện xác định mật độ vận chuyển 
và đóng túi bơm ôxy. 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
5.2. Bài 2: Vận chuyển tu hài cấp 2 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Phương pháp vận chuyển kín bơm ôxy - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
để đánh giá mức độ hiểu biết 
- Thực hiện thao tác chuẩn bị dụng cụ, 
phương tiện, xác định mật độ và đóng túi 
bơm ôxy. 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Thực hiện xác định mật độ vận chuyển 
và đóng túi bơm ôxy. 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
5.3. Bài 3: Vận chuyển hở tu hài thƣơng phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Phương pháp vận chuyển hở - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
để đánh giá mức độ hiểu biết 
- Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, phương 
tiện vận chuyển 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Thực hiện các thao tác xếp tu hài vào 
thùng vận chuyển 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Xử lý trong quá trình vận chuyển - Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
5.4. Bài 4: Vận chuyển giữ độ ẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, phương 
tiện vận chuyển 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Thực hiện các thao tác xếp tu hài vào 
thùng vận chuyển 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Thực hiện thao tác phủ khăn ẩm lên tu 
hài 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Xử lý trong quá trình vận chuyển - Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
5.5. Bài 5: Vận chuyển kín 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Phương pháp vận chuyển kín bơm ôxy - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
để đánh giá mức độ hiểu biết 
- Thực hiện thao tác chuẩn bị dụng cụ, 
phương tiện 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
- Thực hiện xác định mật độ vận chuyển 
và đóng túi bơm ôxy. 
- Quan sát, đánh giá các thao tác 
thực hiện và kết quả thực hành 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Vũ Văn Toàn, Đặng Khánh Hùng, 2004. Kỹ thuật ương giống và nuôi 
Tu hài thương phẩm. Danida, 2004. 
2. Bài cáo khoa học ”Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi 
thương phẩm Tu hài (Lutraria philippinarum)” – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
Thủy sản 1. 
 3. Sổ tay một số đối tượng nuôi hải sản nước lợ, mặn – Trung tâm 
Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia. 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông: Nguyễn Văn Việt – Hiệu trưởng - Trường CĐ Thủy sản - Chủ nhiệm 
2. Bà: Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn - Phó chủ nhiệm. 
3. Ông: Nguyễn Hữu Loan – Trưởng phòng – Trường CĐ Thủy sản – Thư ký. 
4. Ông: Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 
5. Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 
6. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - 
Ủy viên. 
7. Ông: Bùi Quang Tề - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Ủy viên. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
(Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 5 tháng 8 năm 2011 
 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Bà: Nguyễn Trọng Ánh Tuyết – Phó hiệu trưởng – Trường TH Thủy sản - 
Chủ tịch 
2. Bà: Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn - Thư ký. 
3. Ông Lê Văn Thích, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - ủy viên 
4. Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - ủy viên 
5. Ông Hà Văn Ninh, Chủ trang trại nuôi trồng thủy sản xã Hạ Long, huyện 
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_chuyen_ma_so_md_05_nghe_uong_giong_va_nuoi_tu.pdf