Phương pháp dạy học tự nhiên xã hội (Phần 2)

Tóm tắt Phương pháp dạy học tự nhiên xã hội (Phần 2): ...h hình. Thời gian ngâm trong dung dịch định hình từ 2-7 ngày( tuỳ theo kích thước con vật), sau đó vớt ra, rửa sạch, định vị lại mẫu vật theo yêu cầu kỹ thuật. Bản thảo 17/4/2005 114 Bước 4. Ngâm mẫu vật đã định hình vào lọ chứa dung dịch bảo quản mẫu. Tuỳ từng kích thước mẫu vật định vị m...... Sau khi HS được quan sát toàn bộ cảnh quan nhà trường, kết hợp nghe nói về bộ máy tổ chức trong nhà trường và nhiệm vụ của những người giữ các trọng trách trong tổ chức đó, GV cho HS về lớp để tổng kết những gì các em quan sát được. 3.2. Phương pháp đóng vai. Các tình huống để lựa chọ...ài nhằm gợi ý cho GV tổ chức cho HS hoạt động làm việc với kênh hình (chủ yếu là tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ) để khai thác thông tin địa lí hoặc rèn luyện các kĩ năng địa lí cơ bản. Câu hỏi ở cuối bài chủ yếu là các câu hỏi tự luận giúp GV kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhận thức so với mụ...

pdf115 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp dạy học tự nhiên xã hội (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm Long...), những di 
vật khảo cổ và di vật thuộc các thời đại lịch sử (như công cụ đồ đá, trống đồng Đông Sơn, 
cọc gỗ Bạch Đằng, trống và cờ trong thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh, truyền đơn cách mạng...) 
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ LÀM ĐỒ DÙNG TRỰC 
QUAN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ (2 tiết) 
 Bản thảo 17/4/2005 185
Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liệu gốc, rất có giá trị, ý nghĩa về mặt 
nhận thức lịch sử. Thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết còn lại, HS 
sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực 
quan hiện vật lịch sử còn bị hạn chế, do nó không có sẵn trong nhà trường, mà được gìn giữ 
trong bảo tàng hoặc ở nơi di tích, nó không còn được nguyên vẹn mà bị huỷ hoại theo thời 
gian. Việc nhận thức hiện vật lịch sử qua các di tích lịch sử lại không đơn giản. Di tích, 
hiện vật lịch sử đã tách khỏi hiện thực lịch sử của thời đại nảy sinh, chỉ là "dấu vết" của 
quá khứ. Vì vậy, khi sử dụng hiện vật lịch sử, HS phải phát huy trí tưởng tượng, tái tạo, tư 
duy lịch sử để hình dung đời sống hiện thực của quá khứ. 
Trong những điều kiện thuận lợi, GV nên tổ chức giảng dạy các bài lịch sử trong 
các viện bảo tàng ở trung ương, địa phương, hay tại các di tích lịch sử. 
2.2. Nhóm thứ hai: Đồ dùng trực quan tạo hình, bao gồm các loại phục chế, mô 
hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử... Những đồ dùng trực quan này có khả năng khôi phục lại 
hình ảnh của con người, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động và khá 
xác thực. 
2.3. Nhóm thứ ba: Đồ dùng trực quan quy ước, gồm các loại bản đồ lịch sử, lược đồ, 
đồ thị, sơ đồ, niên biểu...Loại đồ dùng trực quan này tạo cho HS những hình ảnh tượng trưng. 
Trong dạy học các bài có nội dung lịch sử ở tiểu học thường sử dụng các lược đồ lịch sử. 
2.4. Các phương tiện kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhà trường. 
Những loại thường dùng trong các trường tiểu học hiện nay như tivi, video, đèn chiếu, máy 
vi tính... Một số trường đã sử dụng các phần mềm. Trong tương lai không xa, phương tiện 
kỹ thuật sẽ được sử dụng phổ biến hơn trong dạy học lịch sử ở tiểu học. 
3. Sử dụng một số loại đồ dùng trực quan chủ yếu 
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở tiểu học rất phong phú, mỗi loại có nội 
dung, ý nghĩa khác nhau, nên cách sử dụng cũng khác nhau. Vấn đề đặt ra là phối hợp như 
thế nào các đồ dùng trực quan với các phương tiện kỹ thuật hiện đại hiện nay. 
3.1. Nguyên tắc sử dụng. 
 Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở tiểu học cần quán triệt 
những nguyên tắc chủ yếu sau đây: 
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của từng bài học để lựa 
chọn đồ dùng trực quan thích hợp. Ví dụ, bài học về kháng chiến, chiến tranh thường sử 
dụng bản đồ, lược đồ. Bài học về nhân vật lịch sử thường dùng tranh ảnh chân dung của 
nhân vật đó...Vì vậy, mỗi GV cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, 
phù hợp với các loại bài học. 
- Định rõ phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. 
Ví dụ, đối với bản đồ, lược đồ thường gắn với phương pháp kể chuyện các chiến dịch, trận 
đánh. Đối với tranh ảnh thường gắn với miêu tả các nhân vật lịch sử... 
- Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan. Sử dụng đồ dùng 
trực quan không chỉ để cụ thể hoá kiến thức mà còn đi sâu phân tích bản chất sự kiện, để 
tiếp thu kiến thức, hiểu bài và làm bài kiểm tra... Khi sử dụng các phương tiện trực quan, 
 Bản thảo 17/4/2005 186
cần đảm bảo cho HS được sử dụng đầy đủ, khắc phục tình trạng HS chỉ xem để minh hoạ 
cho nội dung sự kiện mà không giúp cho các em hiểu sự kiện. 
- Đảm bảo kết hợp lời nói với trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện 
khả năng thực hành của HS trong việc sưu tầm, xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (vẽ 
bản đồ, sơ đồ, bảng biểu, tường thuật, miêu tả sự kiện qua bản đồ, tranh ảnh..) 
3.2. Phương pháp sử dụng một số đồ dùng trực quan chủ yếu 
3.2.1. Bản đồ, lược đồ. 
- Đối với bản đồ, lược đồ giáo khoa treo tường, trước hết GV và HS không chỉ nắm 
vững nội dung các sự kiện được thể hiện qua các ký hiệu mà còn phải thực hiện đúng 
những nguyên tắc chung của việc đọc bản đồ lịch sử như: Đọc đúng bản chú giải để hiểu 
rõ nội dung các ký hiệu thể hiện các sự kiện lịch sử; Đọc và chỉ đúng nơi xảy ra sự kiện; 
Trình bày đúng diễn biến sự kiện trên bản đồ; Kết hợp giữa hướng dẫn bản đồ với lời kể 
chuyện. 
(Xem đoạn băng minh hoạ Phương pháp kể chuyện trên lược đồ: Diễn biến chiến 
dịch Việt Bắc thu đông 1947) 
- Đối với bản đồ trong sách giáo khoa in kèm theo bài viết, thể hiện nội dung sự 
kiện được trình bày, nhưng khổ nhỏ, khó quan sát hơn bản đồ treo tường. GV hướng dẫn 
HS đọc bản đồ khi học bài; tập vẽ lại trong vở, trên giấy rời, hay bảng đen; trình bày diễn 
biến sự kiện vào bản đồ kho ôn tập hoặc làm bài tập ở nhà. 
3.2.2. Tranh ảnh lịch sử. 
- Ảnh lịch sử là loại tài liệu quý hiếm, thường được chụp ngay lúc sự kiện diễn ra. 
Trong dạy học lịch sử, GV sưu tầm, hướng dẫn HS thu thập tranh ảnh và sử dụng tập tranh 
ảnh lịch sử được xuất bản. Trong mỗi bài học, nên tập trung vào các tranh, ảnh chủ yếu liên 
quan đến sự kiện, tránh việc phân tán sự chú ý của HS. Sử dụng ảnh không phải chỉ để minh 
hoạ bài học, mà phải hướng dẫn HS quan sát để rút ra những chi tiết có liên quan đến sự kiện. 
 Việc sử dụng tranh lịch sử cũng là một yêu cầu cần thiết đối với dạy học lịch sử ở 
tiểu học. GV hướng dẫn HS quan sát tranh, xem xét và rút ra những vấn đề cơ bản của sự 
kiện được phản ánh trong tranh. Ví dụ khi dạy học bài "Xô viết Nghệ Tĩnh", GV hướng dẫn 
HS quan sát hình 11 (SGK lớp 5) để HS hình dung khí thế đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân 
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nổi lên với các chi tiết: Những người nông dân khoẻ mạnh vẫy 
tay hô hào cổ vũ mọi người tiến lên, cảnh tất cả đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ xông 
lên dưới ngọn cờ đỏ búa liềm.... 
Khi sử dụng tranh ảnh lịch sử cần chú ý tình trạng HS chỉ thích xem tranh, ảnh, 
nhưng ít biết khai thác nội dung để tiếp nhận trí thức mới, trình bày qua tranh, ảnh. 
3.2.3. Niên biểu, sơ đồ. 
 Việc sử dụng niên biểu cũng rất cần thiết, nhất là đối với bài ôn tập, tổng kết, hoặc 
bài kiểm tra. GV hướng dẫn HS lập bảng biểu theo nội dung, điền các thông tin theo các cột 
ngang, dọc. Tất nhiên, đối với HS tiểu học thường chỉ sử dụng các niên biểu đơn giản. 
3.2.4. Sa bàn, mô hình hiện vật. 
 Việc sử dụng các mô hình hiện vật, sa bàn cũng chỉ mới bắt đầu sử dụng, chủ yếu 
ở các phòng bộ môn, phòng truyền thống nhà trường, hay ở các nhà bảo tàng. Vì vậy, GV 
 Bản thảo 17/4/2005 187
(hay cán bộ hướng dẫn) cần hướng dẫn HS quan sát, kể chuyện, hay miêu tả sự kiện trên sa 
bàn, bằng hiện vật... 
(Xem đoạn băng minh hoạ Phương pháp tổ chức cho HS tham quan: Phòng Văn hoá 
Đông Sơn- Tại Bảo tàng Thanh Hoá.) 
Như vậy, các đồ dùng trực quan giữ một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở 
tiểu học, làm cho giờ HS động, kích thích hứng thú học tập và phát triển khả năng thực 
hành, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho HS. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay ở các trường 
tiểu học, đồ dùng trực quan còn nghèo nàn, phương pháp sử dụng của GVvẫn còn chưa đáp 
ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và PPDH. 
4. Sưu tầm và tập làm đồ dùng dạy học. 
Trong dạy học chủ đề lịch sử ở tiểu học, bên cạnh các đồ dùng do Bộ Giáo dục và 
Đào tạo phát hành như các tập tranh ảnh, bản đồ, mô hình..., GV nên khuyến khích HS sưu 
tầm, hoặc tập làm một số đồ dùng dạy học đơn giản như: 
- Vẽ lược đồ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ: Vẽ vào vở ghi, hay vẽ lên giấy khổ lớn, chủ 
yếu bản đồ trong SGK mà các em đã học trên lớp. 
- Sưu tập tranh ảnh, hiện vật lịch sử: Sưu tập qua sách báo, các tài liệu tham khảo 
chân dung các nhân vật lịch sử, các khung cảnh lịch sử mà các em đã được học; sưu tập 
một số hiện vật lịch sử như các mảnh tước, mẩu gốm.. khi các em đi tham quan các di tích 
khảo cổ, hay một số hiện vật phục chế có bán ở các cửa hàng lưu niệm. 
Nhiệm vụ. 
Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân 
SV đọc tài liệu, liệt kê các loại đồ dùng trực quan thường sử sử dụng trong dạy học 
lịch sử ở tiểu học, lấy ví dụ trường hợp sử dụng cụ thể. 
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm 
Nêu cách sử dụng một số đồ dùng trực quan chủ yếu trong dạy học lịch sử ở tiểu 
học, cho ví dụ cụ thể: 
+ Bản đồ, lược đồ. 
+ Tranh ảnh, mô hình, hiện vật 
+ Biểu đồ, sơ đồ. 
Nêu những yêu cầu sư phạm khi tiến hành. 
Nhiệm vụ 3: Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện các nhóm trình bày các ví dụ mà nhóm đã chuẩn bị. 
- GV hệ thống lại những yêu cầu sử dụng các đồ dùng trực quan. 
Đánh giá 
 1. Trong dạy học lịch sử ở tiểu học thường hay sử dụng những loại đồ dùng trực quan 
chủ yếu nào? Nêu ví dụ cụ thể. Những yêu cầu sư phạm khi sử dụng các đồ dùng trực quan. 
2. Thiết kế phương án sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ trong một bài học (tự chọn) 
 Bản thảo 17/4/2005 188
 Thông tin cho hoạt động 4 
1. Các hình thức dạy học chủ yếu. 
- Học toàn lớp: HS đồng thời hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức chung cả lớp, 
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. 
- Học nhóm: từng nhóm HS cùng giải quyết những nhiệm vụ nhận thức thống nhất 
được đề ra. 
- Học cá nhân: Mỗi HS độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo trình độ và 
khả năng riêng của mình. 
Ba dạng tổ chức dạy học này được thực hiện thông qua nhiều hình thức dạy học, 
chủ yếu là hình thức lên lớp. Đây là hình thức tổ chức dạy học cơ bản, song không phải là 
duy nhất. Bên cạnh hình thức lên lớp còn có các hình thức dạy học khác như tham quan học 
tập ngoại khoá. Việc lên lớp có thể được tiến hành ở lớp học, hoặc ở các địa điểm khác như 
tại thực địa, tại bảo tàng. 
2. Các loại bài học: 
- Bài nghiên cứu kiến thức mới nhằm cung cấp cho HS những kiến thức mới, từ đó 
bồi dưỡng thêm cảm xúc, tư duy, kỹ năng thực hành lịch sử. Đây là loại bài học chủ yếu. 
- Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết có nhiệm vụ tổng hợp, củng cố kiến thức cho HS. 
- Bài kiểm tra kiến thức nhằm hoàn thiện, đánh giá sự tiếp thu kiến thức của HS. 
- Bài học hỗn hợp gồm hai hoặc 3 khâu của quá trình dạy học nêu trên. 
Mỗi loại bài có nhiệm vụ khác nhau, vì vậy phương pháp tiến hành cũng khác nhau. 
3. Bài học tại thực địa. 
- Bài học tại thực địa không tiến hành trên lớp mà được tiến hành nơi xảy ra sự 
kiện: Các di tích lịch sử, nhà bảo tàng, nhà truyền thống... Bài học tại thực địa thường áp 
dụng đối với các bài lịch sử địa phương, hoặc khi học về những sự kiện lịch sử dân tộc có 
các di tích ở địa phương... 
- Để thực hiện tốt bài học này, trước khi đưa HS tới thực địa, GV cần nêu rõ yêu 
cầu, nội dung học tập tại thực địa, tìm hiểu kỹ thực địa, cũng như sự kiện, nhân vật lịch sử 
có liên quan tới các di tích, hiện vật hay nhà bảo tàng. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa GV 
với cán bộ hướng dẫn khu di tích hay bảo tàng; Kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động dạy 
học với vui chơi giải trí, tham quan du lịch. 
4. Thiết kế kế hoạch bài giảng . 
- Giáo án là một bản kế hoạch chi tiết của một giờ lên lớp, nó không chỉ bao gồm 
phần xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, mà còn cả cách thức hoạt động 
của GV và HS. Nó giống như một bản thiết kế bài giảng một cách tổng thể. 
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC 
DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC (2 tiết). 
 Bản thảo 17/4/2005 189
- Để soạn một kế hoạch bài giảng tốt, GVcần tiến hành các công việc có tính nguyên 
tắc sau: 
+ Thứ nhất, xác định vị trí của bài và loại bài học. 
+ Thứ hai, xác định mục tiêu của bài học. Nội dung mục tiêu bài học gồm các yếu 
tố: Giáo dưỡng (kiến thức), giáo dục (tư tưởng đạo đức) và phát triển (các năng lực nhận 
thức, thực hành) 
+ Thứ ba, xây dựng đề cương và viết kế hoạch bài giảng 
- Một kế hoạch bài giảng có chất lượng không chỉ xác định đúng mục tiêu mà còn 
tạo điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động của 
HS. 
Cấu trúc một kế hoạch dạy học bài học có nội dung lịch sử có thể mềm dẻo tuỳ theo 
năng lực của GV, điều kiện thực tế của nhà trường, nhưng có thể như sau: 
Tên bài: .................... Thời gian dạy: .......... (tiết) 
I. Mục tiêu: (về kiến thức, kĩ năng và thái độ) 
 II. Đồ dùng dạy, học. (Ngoài các hình trong SGK, GV phải chuẩn bị thêm những đồ 
dùng khác (bao gồm trong Danh mục thiết bị và đồ dùng mà nhà trưòng có và đồ dùng GV 
đã tích luỹ được hay cần phải làm thêm) và những đồ dùng HS phải chuẩn bị ( yêu cầu HS 
chuẩn bị từ buổi học trước) 
III. Hoạt động dạy, học. 
 Khởi động ( ghi rõ tên hoạt động khởi động và thời gian cần thiết) 
Hoạt động 1. Ghi rõ các nội dung sau 
-Tên hoạt động và thời gian. 
 - Mục tiêu: 
- Các bước, phương pháp và hình thức tiến hành 
 Bước 1: Ghi rõ những công việc của GV và HS. 
 Bước 2: Ghi rõ những công việc của GV và HS. 
Kết luận của GV 
Hoạt động 2: Ghi rõ các nội dung sau 
-Tên hoạt động và thời gian. 
 - Mục tiêu: 
- Các bước, phương pháp và hình thức tiến hành 
 Bước 1: Ghi rõ những công việc của GV và HS. 
 Bước 2: Ghi rõ những công việc của GV và HS. 
Hoạt động 3: Ghi rõ các nội dung sau 
-Tên hoạt động và thời gian. 
 - Mục tiêu: 
- Các bước, phương pháp và hình thức tiến hành 
 Bước 1: Ghi rõ những công việc của GV và HS. 
 Bước 2: Ghi rõ những công việc của GV và HS. 
Kết thúc bài học. 
 Bản thảo 17/4/2005 190
5. Các hoạt động ngoại khoá lịch sử ở tiểu học. 
5.1. Ý nghĩa các hoạt động ngoại khoá lịch sử ở tiểu học. 
- Minh hoạ, bổ sung các kiến thức lịch sử đã học trên lớp. 
- Rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn, các thao tác quan sát, mô tả, kể chuyện, 
sưu tầm các tư liệu, hiện vật lịch sử. 
- Góp phần giáo dục lòng tự hào về truyền thống quê hương, tôn trọng, bảo vệ và 
gìn giữ các di sản lịch sử. 
5.2. Một số hình thức chủ yếu. 
- Tham quan lịch sử: Thường tham quan bảo tàng, di tích lịch sử... 
- Nói chuyện lịch sử: Thường do GV tổ chức, hay mời các nhân chứng lịch sử nói 
chuyện nhân các ngày lễ lớn của dân tộc như: Thành lập Đảng 3-2, ngày sinh Chủ tịch Hồ 
Chí Minh 19-5, ngày giải phóng miền Nam 30-4... 
- Dạ hội, trò chơi lịch sử: Tổ chức cho HS tham gia các lễ truyền thống của dân tộc 
như: Lễ hội đền Hùng, lễ hội Hoa Lư, lễ hội Đống Đa..., hoặc tổ chức các trò chơi, các cuộc 
thi tìm hiểu lịch sử.. 
- Tham gia các công tác công ích xã hội: Chăm sóc bảo vệ các di tích lịch sử, sưu 
tầm các tư liệu lịch sử, thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng... 
5.3. Yêu cầu khi tiến hành: 
- Chuẩn bị nội dung chu đáo, hình thức tổ chức phù hợp. 
- Động viên đông đảo HS tham gia, phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi người. 
- Thời gian, địa điểm phù hợp với HS 
 Nhiệm vụ. 
Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân. 
SV đọc tài liệu, ghi chép cá nhân, chuẩn bị thảo luận các vấn đề sau: 
- Các loại bài học lịch sử ở tiểu học và phương pháp tiến hành. 
- Quan niệm về một kế hoạch bài học và các bước tiến hành soạn kế hoạch bài học 
lịch sử ở tiểu học. 
 Nhiệm vụ 2. Làm việc theo nhóm: 
 Thực hành soạn kế hoạch bài giảng: 
Phân công các nhóm soạn bài theo nhiều dạng bài khác nhau. 
 Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp. 
- Đại diện các nhóm trình bày thiết kế kế hoạch bài giảng của nhóm. 
- Giảng viên góp ý kiến, khái quát về cấu tạo, cách soạn một kế hoạch bài học có 
nội dung lịch sử. 
 Nhiệm vụ 4. Tập dạy theo nhóm (Thời gian ngoài chương trình). 
- SV đóng vai GV để dạy trong nhóm. Những SV khác đóng vai HS . 
 - Giảng viên theo dõi, hướng dẫn và góp ý kiến. 
Đánh giá 
 Bản thảo 17/4/2005 191
1. Soạn kế hoạch một bài học (tự chọn.) 
2. Tiến hành tập dạy một bài học (tự chọn.) 
3. Thiết kế phương án tổ chức một hoạt động ngoại khoá lịch sử cho lớp 4 hoặc 5 
(Tự chọn). 
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG. 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1. 
1. Mục tiêu chương trình phần Lịch sử của phân môn Lịch sử và Địa lí lớp 
4 và 5 bao gồm: 
1.1. Kiến thức: 
Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, 
nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam 
từ buổi đầu dựng nước cho đến nay. 
1.2. Kỹ năng: 
Bước đầu rèn luyện và hình thành cho HS các kĩ năng: 
- Thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. 
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. 
- Nhận biết đúng các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
- Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, lược đồ... 
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 
1.3. Giáo dục. 
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen: 
- Ham học hỏi, tìm hiểu lịch sử dân tộc. 
- Yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. 
- Tôn trọng, bảo vệ các di sản lịch sử, văn hoá. 
Mục tiêu đó quy định lựa chọn phương pháp, đồ dùng trực quan, hình thức tổ chức 
dạy học phù hợp với nội dung, trình độ của HS 
2. Lập bảng thống kê bài viết phần lịch sử trong sách giáo Lịch sử và Địa lí 
lớp 4 và 5 theo mẫu sau: 
Giai đoạn lịch sử Bài Tên bài Số tiết
Qua bảng thống kê trên rút ra những nhận xét khái quát: 
 - Về cơ bản nội dung chương trình cấu tạo như vậy là tương đối phù hợp với mục 
tiêu môn học, trình độ của HS, cũng như đặc điểm của nhận thức lịch sử. 
- Tuy nhiên một số sự kiện cần chọn lọc tiêu biểu hơn. Cần cân đối hơn giữa nội 
dung chính trị, quân sự với nội dung kinh tế, văn hoá. 
- Những điểm cần bổ sung về chọn lựa các sự kiện, cáchtrình bày sự kiện đã phù 
hợp với HS tiểu học chưa, sự kiện nào chưa phù hợp. 
 Bản thảo 17/4/2005 192
3. Lập bảng thống kê hệ thống kênh hình của phần 
lịch sử trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 
theo mẫu sau: 
Nhận xét: 
- Hệ thống kênh hình tương đối phong phú, phù hợp với nội dung từng bài, in ấn 
đẹp. Tuy nhiên cũng cần chọn lọc kỹ hơn, cần in mầu để tăng tính hứng thú trong học tập 
của HS 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2. 
1. Trong dạy học lịch sử ở tiểu học, GV thường sử dụng những PPDH chủ yếu sau: 
+ Quan sát. Ví dụ, quan sát hình dáng, hoa văn của trống đồng Ngọc Lũ 
+ Kể chuyện. Ví dụ, kể chuyện về diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 
+ Thảo luận. Ví dụ thảo luận “Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống 
quân Nguyên” 
2. Những yêu cầu khi tiến hành phương pháp kể chuyện: 
+ Chọn nội dung để sử dụng phương pháp phù hợp. 
+ Ngôn ngữ trong sáng, ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn HS. 
+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. 
+ Kết hợp chặt chẽ với các đồ dùng trực quan. 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3. 
1. Trong dạy học lịch sử ở tiểu học thường sử dụng những loại đồ dùng trực quan 
chủ yếu sau : 
+ Bản đồ, lược đồ. 
+ Tranh ảnh lịch sử. 
+ Các hiện vật, mô hình. 
+ Bảng biểu, sơ đồ. 
Mỗi loại nêu một ví dụ trường hợp cần sử dụng. 
- Những yêu cầu sư phạm chung khi sử dụng các đồ dùng trực quan: 
+ Chọn nội dung để sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp. 
+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. 
+ Kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dùng lời nói. 
2/. Thiết kế phương án sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ trong một bài 
học (tự chọn). Yêu cầu chọn đúng các trường hợp sử dụng. Mỗi loại thiết kế một phương án 
sử dụng sao cho đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu sử dụng đã trình bày. 
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4. 
1. Soạn kế hoạch dạy học một bài học (tự chọn.). 
TT Bài Tên kênh hình
 Bản thảo 17/4/2005 193
Yêu cầu soạn kế hoạch dạy học bài cung cấp kiến thức mới trong SGK Lịch sử và 
Địa lí lớp 4 và 5. Bài soạn đảm bảo tính khoa học, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động nhận 
thức, phát huy tính tích cực của người học 
2. Tiến hành tập dạy một bài học (tự chọn). 
Yêu cầu thực hiện đúng các bước lên lớp, vận dụng tốt các PPDH phù hợp, sử dụng 
các đồ dùng dạy học. Sau buổi tập dạy có sự góp ý kiến rút kinh nghiệm của nhóm. 
3. Thiết kế phương án tổ chức một hoạt động ngoại khoá lịch sử cho lớp 4 hoặc 5 
(Tự chọn). 
Chọn các hình thức như: Tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, trò chơi lịch sử, nói 
chuyện lịch sử... 
Yêu cầu đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trình độ HS. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_day_hoc_tu_nhien_xa_hoi_phan_2.pdf