Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ

Tóm tắt Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ: ...ồng thời còn có cả những lễ hội dân gian pha màu sắc tôn giáo tín ngưỡng đặc thù địa phương (Lễ hội Nhà Lớn – Long Sơn ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Lễ hội Núi Bà Đen và Hội Yến Diêu Trì Cung của Toà Thánh Cao Đài – Tây Ninh, Lễ hội Chùa Bà – Bình Dương, Lễ hội Bà Chúa Xứ – Châu Đốc, An Giang) v.v Hệ...í địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế của mình, bằng những chương trình du lịch văn hóa theo chuyên đề (kết hợp các sinh hoạt biểu diễn, triển lãm nghệ thuật, các ngày hội ẩm thực v.v), các địa phương trong vùng còn có thể khai thác loại hình tàu du lịch (cruiship) đang có xu hướng ngày càng phá...g và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cùng tham gia làm cho việc giữ gìn, phát huy các di sản ấy ngày càng trở nên có tính bền vững, tự giác, chủ động. Vả chăng, qua thực tế cho thấy muốn đạt hiệu quả bền vững thì cơ chế quản lý đối với các di sản văn hóa cần phải được xác lập đồng bộ t...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sức thu hút ngày càng mạnh. Nội dung, biện pháp quản lý ấy gồm có : 
các cơ sở pháp lý, các chế độ chính sách, vấn đề quy hoạch và kế hoạch v.vMục tiêu cụ thể 
của quá trình quản lý ấy là nhằm làm cho các địa phương trong vùng không phải chỉ khác nhau 
về tên gọi mà còn tỏa sáng những cái riêng đặc sắc cả về thiên nhiên đất trời lẫn về văn hóa - lịch 
sư, con người tại chỗ dựa trên nền tảng vừa khai thác vừa giữ gìn tốt được mọi nguồn tiềm năng 
tài nguyên du lịch của các địa phương, đơn vị đặc biệt là những thế mạnh về các vốn di sản văn 
hóa, qua đó góp phần phát huy được mọi thế mạnh của du lịch toàn vùng và thúc đẩy sự phát 
triển du lịch bền vững cho vùng, cho cả nướcĐịnh hướng “Du lịch Việt Nam phát triển nhanh 
và bền vững theo hướng VĂN HÓA – LỊCH SỬ – CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG” đã được xác 
lập rõ cũng chính là từ những nguyên lý đó. 
2. Theo định hướng trên, quản lý khai thác hợp lý, có hiệu quả, mang tính bền vững 
mọi nguồn tài nguyên du lịch thuộc hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn có giá trị và rất đa 
dạng của vùng, đặc biệt là đối với các di sản văn hóa chắc chắn phải là vấn đề cần được 
quan tâm đầu tiên. 
2.1. Trước hết, phải khẳng định rằng vùng Nam Bộ mặc dù vẫn thường được gọi là 
“vùng đất mới” về tuổi đời lịch sử và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác của cả nước 
nhưng nơi đây vẫn thực sự là vùng đất còn ẩn tàng nhiều vốn di sản văn hóa mang những giá trị 
không kém đặc sắc và có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch. 
Chỉ tính riêng hệ thống di tích ở nơi đây người ta có thể thống kê với con số lên tới hàng 
ngàn, trong đó có hàng trăm di tích được xếp hạng cấp quốc gia gồm đủ các loại hình : lịch sử-
2 Cái thiên nhiên đất trời (địa lý) mang nét độc đáo bởi dấu ấn con người (văn hóa), cái mà người xưa thường gọi là 
“khí thiêng sông núi” chẳng hạn 
3 Sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn 
văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật, danh thắng, lưu niệm danh nhân, lịch sử cách mạngBên cạnh 
đó, trong vùng còn có một hệ thống các Bảo tàng hoặc Bộ sưu tập – Trưng bày có giá trị 
v.vCác di tích, bảo tàng ấy đã, đang và sẽ có thể là những “điểm đến” (interest sights, places 
of interest) quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của vùng. Gắn với 
các di tích, tài nguyên du lịch của vùng còn có hệ thống hàng trăm lễ hội các loại. Đáng chú ý là 
hệ thống lễ hội ở nơi đây có nhiều màu sắc khá phong phú, đa dạng tiêu biểu cho những mô típ 
văn hóa lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống khác nhau của địa phương. Ngoài hệ thống lễ hội 
đình của nông dân miền đồng bằng, sông nước (hoặc ngay cả ở các thị tứ) dày đặc khắp địa 
phương trong vùng, lễ hội truyền thống thờ anh hùng của dân tộc hoặc của địa phương (Lễ giỗ tổ 
Hùng Vương, Lễ hội Đức Thánh Trần, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Định, 
Nguyễn Trung Trực), nơi đây còn có các lễ hội thờ cá voi của ngư dân miền biển (Cần Giờ – 
TP. Hồ Chí Minh, Thắng Tam – Vũng Tàu, Vàm Láng – Gò Công), đồng thời còn có cả 
những lễ hội dân gian pha màu sắc tôn giáo tín ngưỡng đặc thù địa phương (Lễ hội Nhà Lớn – 
Long Sơn ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Lễ hội Núi Bà Đen và Hội Yến Diêu Trì Cung của Toà Thánh 
Cao Đài – Tây Ninh, Lễ hội Chùa Bà – Bình Dương, Lễ hội Bà Chúa Xứ – Châu Đốc, An 
Giang) v.v Hệ thống các di tích - lễ hội đó mang những giá trị lịch sử - văn hóa rất đáng lưu 
ý và có thể khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau (về điêu khắc, kiến trúc, tôn giáo tín 
ngưỡng, phong tục tập quán v.v). Hơn nữa, ngoài giá trị lịch sư, các di tích nơi đây còn có thể 
là những điểm du lịch sinh thái mang màu sắc đặc thù địa phương. Ví dụ, Côn Đảo và Phú Quốc 
không phải chỉ là những nơi ghi dấu ấn “ngục tù” thực dân, đế quốc mà còn có thể được xem là 
những “điểm đến” (destination) đứng vị trí hàng đầu so với hàng ngàn đảo trong cả nước và so 
với các đảo có thể khai thác vào hoạt động “du lịch sinh thái biển” (gồm cả sinh thi tự nhin lẫn 
sinh thi nhân văn) ở nước ta cả trước mắt lẫn về lâu dàiNgoài ra, vốn di sản văn hóa trong 
vùng còn phải kể đến các ngành nghề truyền thống, các đặc sản ẩm thực, các loại hình nghệ thuật 
dân tộc, các phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa đặc trưng tộc người (Việt, Hoa, Chăm, 
Khmer, Stiêng, Mnông) v.vHệ thống vốn di sản ấy mang nhiều giá trị văn hóa – lịch sử vừa 
hàm chứa những độ sâu và bề dày văn hóa dân tộc vừa phản ánh những nét đặc thù độc đáo của 
văn hóa địa phương mà nếu được nghiên cứu kỹ, khai thác tốt chắc chắn có thể trở thành những 
sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. 
 2.2. Để triệt để khai thác các nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt nói trên, việc quan trọng 
hàng đầu là phải thường xuyên thực hiện điều tra, thẩm định lại và tiến hành xây dựng kế hoạch 
tập trung nghiên cứu tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa trên cơ sở đề cao tính khoa học - nghệ 
thuật nhằm có thể đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất và sự phát triển bền vững cho mọi sản 
phẩm du lịch trong vùng. 
Như đã nói, hệ thống di tích và các lễ hội dân gian truyền thống cũng như các di sản văn 
hóa khác có thể được xem là một trong những trọng điểm văn hóa đã và đang lưu giữ những giá 
trị quan trọng tạo nên “cái hồn”, cái “khí thiêng sông núi” của địa phương và của đất nước. Rõ 
ràng nhìn sâu vào các giá trị lịch sử – văn hóa đang tàng ẩn tại các địa phương trong vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam, thông qua các di sản văn hóa người ta có thể thấy rằng cái “tinh hoa, cốt 
cách” tạo thành “địa linh nhân kiệt” nơi đây dường như chủ yếu là những gì gắn liền với nền 
văn minh rất đặc trưng Nam Bộ ! Do vậy, việc nghiên cứu đầu tư chiều sâu để biến các di sản 
văn hóa với những giá trị đặc sắc của nó trở thành những sản phẩm du lịch ngày càng có phong 
cách “nét riêng” của địa phương quả thực là một việc có ý nghĩa lớn nhưng không đơn giản chút 
nào. Chỉ tính riêng hệ thống các di tích - lễ hội với các giá trị văn hóa - lịch sử vốn có của nó để 
được tổ chức khai thác tốt theo hướng có thể trở thành những “điểm đến”, những chương trình 
du lịch hấp dẫnchắc chắn đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định nào đó về chuyên môn, về 
vật chất – kỹ thuật v.vChẳng hạn di tích – lễ hội Lăng Lê Văn Duyệt (Bình Thạnh – TP. Hồ 
Chí Minh) muốn trở thành một "điểm đến" (destination) quan trọng trong hệ thống tuyến điểm 
du lịch của vùng thì điều cốt lõi là lai lịch, nguồn gốc, giá trị lịch sử - văn hóa trong đối tượng cử 
lễ (Lê Văn Duyệt), trong các nghi thức – nghi vật – nghi trượng lễ hội, trong các mô típ nghệ 
thuật điêu khắc – kiến trúc di tích nơi đây v.vphải được làm rõ và tôn tạo nhân lên, làm đẹp 
hơn bằng hình thức sân khấu hóa (spectaculariser), bằng các hình thức giới thiệu sinh động, hấp 
dẫn khác nhau để vừa hạn chế được những mặt lạc hậu không còn phù hợp nhu cầu cuộc sống 
hiện tại vừa giữ được những nét cổ truyền theo nguyên tắc "cổ điển hóa" mà không có sự gượng 
gạo nàoChưa hết, "điểm đến" này còn cần phải tính đến các điều kiện phục vụ không thể thiếu 
như bãi đậu xe, vấn đề vệ sinh, an ninh, an toànhoặc tuỳ điều kiện có thêm các dịch vụ du lịch 
khác nhau như chương trình nghệ thuật (Hát bội, Cải lương), các hình thức quà lưu niệm 
v.vTheo hướng đó nhằm liên kết, phát huy mọi tiềm năng thế mạnh (đặc biệt là về các di sản 
văn hóa) vốn có, bằng những nỗ lực cao nhất ngành du lịch và ngành văn hóa các địa phương 
trong vùng có thể phối hợp tổ chức nhiều ngày hội, những sự kiện du lịch quy mô theo phương 
pháp Lễ hội hiện đại (sân khấu hóa những ngày hội du lịch có chủ đề), tiến tới có những chương 
trình “Festival” định kỳ mang màu sắc đặc thù địa phương nhằm tạo nên những “thời điểm 
mạnh” không những tuyên truyền quảng bá (giới thiệu) rộng rãi mà còn xúc tiến (trực tiếp bán) 
một cách chủ động các sản phẩm du lịch của mình với số lượng ngày càng đa dạng, phong phú 
và chất lượng ngày càng cao. Đơn giản hơn, với vị trí địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế của mình, 
bằng những chương trình du lịch văn hóa theo chuyên đề (kết hợp các sinh hoạt biểu diễn, triển 
lãm nghệ thuật, các ngày hội ẩm thực v.v), các địa phương trong vùng còn có thể khai thác 
loại hình tàu du lịch (cruiship) đang có xu hướng ngày càng phát triển mạnh trên thế giới, hoặc 
tổ chức các tour kết hợp và gắn với các chương trình du lịch MICE, đẩy mạnh chương trình phát 
triển du lịch qua con đường “tiểu vùng sông Mê-kông” v.v...Tất nhiên, việc tôn tạo, khai thác các 
di sản văn hóa trong du lịch như vậy nhất thiết phải chú ý đến nhu cầu của du khách không phải 
chỉ đi tham quan và tìm hiểu hoạt động, cách sản xuất, thưởng thức và mua sắmmột cách hời 
hợt mà còn là tìm hiểu lịch sử, phong cách truyền thống, các giá trị tiềm ẩn chiều sâu bên trong 
các hoạt động đó Cũng vì yêu cầu ấy, những gì tạo nên cái vốn “quốc hồn quốc túy” khẳng 
định “truyền thống” của các địa phương trong vùng đều cần phải được ưu tiên phục chế, tôn tạo, 
sáng tạo ra. Ví dụ, việc nghiên cứu, giới thiệu và có những giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn, phát 
huy những di tích, bảo tàng, các loại hình nghệ thuật (âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật) dân tộc, 
những ngành nghề truyền thống (tiểu thủ công, đặc sản ẩm thực) gắn với các quy hoạch phát 
triển du lịch ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tiền Giang, An 
Giang, Kiên Giangnhư vừa qua tất cả đều có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, việc chủ động xây 
dựng, phục hồi những di tích đã bị thời gian và hoàn cảnh xoá nhòa (như Văn Thánh Miếu ở 
Biên Hòa, Đồng Nai), hoặc kết hợp giữa bảo tồn, giữ gìn với tôn tạo, phát huy cả di sản văn 
hóa vật thể lẫn phi vật thể (như các di tích, lễ hội ở Núi Sam – Châu Đốc, An Giang) trong du 
lịch  là những việc làm năng động đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ơ đây chúng ta cần lưu ý 
phải hết sức thận trọng đối với các nguyên tắc, yêu cầu chuyên môn (nghiệp vụ Bảo tồn bảo tàng 
và cả về Du lịch) trong quá trình tôn tạo, phục chế các di tích ấy để vừa đảm bảo không mất 
“tính nguyên gốc” hoặc sai lệch các giá trị lịch sử – văn hóa vốn có vừa có thể trở thành những 
điểm du lịch hoàn chỉnh. Ngoài ra, hệ thống hàng chục bảo tàng trong vùng để có thể trở thành 
những điểm du lịch hấp dẫn và đạt chuẩn hình như vẫn còn nhiều việc phải giải quyết : Tập 
trung các hiện vật gốc có giá trị (thậm chí phải quy hoạch lại, sát nhập các bảo tàng có nội dung 
gần nhau), củng cố khâu trưng bày và thuyết minh, chú ý hệ thống tư liệu (catalogue, băng, 
đĩa) và các dịch vụ liên quan phục vụ tốt mọi đối tượng du khách khi họ đến với bảo tàng 
v.vCũng đáng chú ý, hệ thống các "Di tích cách mạng" (Revolutionary vestiges) trong vùng 
mặc dù số lượng rất lớn nhưng hiện nay chưa phát huy thật tốt trong hoạt động du lịch như là 
một Di tích lịch sử (Historical vestiges) thực sự. Nguyên nhân cần nhấn mạnh là hình như giá trị 
các di tích ấy vẫn còn bị giới hạn trong phạm vi ý nghĩa chính trị (chỉ tập trung đề cao truyền 
thống cách mạng của Đảng) mà chưa được nâng tầm lên thành những giá trị lịch sử và văn hóa 
(hiện đại) của dân tộc và của nhân loại, chưa chú ý khai thác hết khía cạnh nhận thức, nhân bản 
và thẩm mỹ trong các giá trị ấy, đồng thời cũng chưa khéo léo liên kết với các sự kiện lịch sử 
"người thật việc thật", với đất nước - con người tại chỗ (trước kia và hiện tại), với các giá trị lịch 
sử – văn hóa khácđể tạo thành những sản phẩm du lịch tốt. Cũng cần chú ý về một tổng kết và 
dự báo quan trọng là du khách ngày càng có nhu cầu được tham gia “sống” trong / với sản phẩm, 
thay vì chỉ đứng xem / tham quan sản phẩm du lịch : đó là xu thế chính của du lịch thế giới. Nói 
chung vấn đề đặt ra cho việc khai thác các di sản văn hóa trên vùng đất này không phải là xây 
dựng các “bảo tàng” mà là tạo ra một môi trường du lịch và tạo điều kiện cho du khách hội nhập 
thật sự vào môi trường ấy một cách trọn vẹn nhất. Để du khách có thể hội nhập sâu vào các (giá 
trị) sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương rõ ràng công tác thiết kế, tổ chức thực hiện sản 
phẩm ấy nhất thiết không thể đơn giản 
2.3. Tất cả định hướng như nêu trên đòi hỏi cần phải xác lập rõ hơn nữa cơ chế, mối 
quan hệ phân công phân cấp nội bộ, sự hợp tác giữa các địa phương trong vùng cùng với các 
vùng, miền khác trong, ngoài nước nhằm thực hiện việc quy hoạch, tổ chức quản lý, khai thác, 
phát huy tốt nhất các vốn di sản văn hóa và thông qua đó góp phần phát triển du lịch bền vững 
cho toàn vùng. 
Như đã nêu, các di sản văn hóa chủ yếu hình thành, tồn tại và phát triển dưới dạng / 
thông qua hoạt động có ý thức của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội do đó trước hết 
nó đòi hỏi cần phải được phân loại theo tiêu chí phù hợp với những cơ chế (tức các thể chế, các 
yếu tố tâm lý - xã hội và yếu tố tổ chức xác lập mọi mối quan hệ xã hội) nhằm phân công chức 
năng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cùng tham gia làm cho việc giữ gìn, phát huy 
các di sản ấy ngày càng trở nên có tính bền vững, tự giác, chủ động. Vả chăng, qua thực tế cho 
thấy muốn đạt hiệu quả bền vững thì cơ chế quản lý đối với các di sản văn hóa cần phải được xác 
lập đồng bộ trên cả ba mặt : (1) Hành chính pháp chế (về luật pháp, về tổ chức, quy hoạch, kế 
hoạch, chế độ chính sách...); (2) Nghiệp vụ chuyên môn (các hoạt động tác nghiệp giữ gìn và phát 
huy các di sản văn hóa đúng chuẩn mực chuyên môn theo đặc thù từng loại hình); (3) Kinh tế 
(sự chủ động điều tiết các nguồn thu, chi gồm cả mục đích tái đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và 
phát huy các di sản). Do đó chúng ta rất cần có các mối quan hệ chặt chẽ bằng một cơ chế 
trách nhiệm được phân công phân cấp rõ ràng giữa chính quyền và các cơ quan chuyên môn 
(ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch, các hội chuyên ngành, các bảo tàng, viện nghiên cứu...) 
phối hợp cùng với các hoạt động của đông đảo lực lượng xã hội (các đoàn thể, hiệp hội, câu lạc 
bộ, đội, nhóm và quần chúng nhân dân rộng rãi...) nhằm tham gia vào việc sưu tầm và nghiên 
cứu, giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa một cách tích cực, có phương pháp và có tổ chức, có kế 
hoạch. Trong đó, việc phối kết hợp bằng một cơ chế chặt chẽ, mang tính pháp lý và có phân công 
phân cấp rõ ràng giữa ngành du lịch trong ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch (bên cạnh các 
ngành chức năng liên quan khác) là có vị trí quyết định. Ngoài ra, vai trò của cộng đồng công 
chúng cũng đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch, các khâu 
hướng dẫn, thuyết minh tại chỗ, việc sử dụng dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch với 
tư cách chủ động như là những cán bộ (cộng tác viên) du lịch góp phần giữ gìn, phát huy, giới 
thiệu về các giá trị của các di sản văn hóa v.vcó ý nghĩa rất tích cực. Chính vì lẽ đó mà mọi 
hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng 
của khách du lịch trong hiện tại nhất thiết phải có sự quan tâm thích đáng đến các lợi ích kinh tế 
dài hạn của cộng đồng trong tương lai, đồng thời phải duy trì thường xuyên liên tục các khoản 
đóng góp nhất định cho công tác bảo vệ môi trường và có giải pháp góp phần nâng cao mức sống 
của cộng đồng địa phương thông qua phát triển hoạt động du lịch. Có thể lấy Phố cổ Hội An 
(Quảng Nam) làm một hình mẫu đáng để nghiên cứu về những kinh nghiệm như vậy. Cụ thể là 
việc khai thác các di tích, di sản văn hóa trong du lịch luôn gắn với việc nghiêm túc bảo tồn, tôn 
tạo các giá trị của chính các di tích, di sản ấy nhằm đảm bảo nó luôn được tỏa sáng và tất cả mọi 
việc lúc nào cũng đều gắn bó máu thịt với cuộc sống cộng đồng tại chỗ trước khi, trong khi nói 
đến việc thu hút, giới thiệu cho đông đảo người từ nơi khác đến, kể cả du khách nội địa lẫn quốc 
tế. Mối quan hệ phối hợp, phân công phân cấp trong quản lý di sản văn hóa, đặc biệt quan hệ 
giữa cộng đồng địa phương với chính các di sản ấy trong trường hợp này có một ý nghĩa rất quan 
trọng và trong thực tế hiện nay rõ ràng đây là vấn đề còn nhiều tồn tại 
 Những yêu cầu khách quan như nêu trên tất yếu đặt ra vấn đề phải đẩy mạnh hơn nữa sự 
liên kết thống nhất các hoạt động du lịch toàn vùng theo định hướng "phân khúc thị trường", 
"phân công địa bàn hoạt động" dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể du lịch của cả vùng kết hợp 
quy hoạch chi tiết du lịch trên từng địa phương nhằm khai thác, phát huy tốt nhất mọi tiềm năng 
tài nguyên (đặc biệt trong đó có các di sản văn hóa) nhằm tạo ra một hệ thống các sản phẩm du 
lịch phong phú, đa dạng và có chất lượng cao cho từng địa phương cũng như cho toàn vùng. Ý 
tưởng đó dựa trên cái nền tổng thể quy hoạch du lịch của vùng và của cả nước đã được phê duyệt, 
tất cả đặt ra vấn đề càng cần phải nghiên cứu thật kỹ các di sản văn hóa để tìm ra thế mạnh cùng 
các đặc điểm riêng từng địa phương trong quá trình đầu tư "sản xuất" các chương trình, các điểm 
du lịch, thiết kế các tour, phát triển các dịch vụ du lịchnhằm tạo ra sự phong phú, đa dạng hơn 
nữa cho các sản phẩm du lịch cho từng địa phương, đồng thời với việc tổ chức "tiêu thụ" sản 
phẩm, đặc biệt là sự phân công hợp tác để tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch của mỗi địa 
phương trong vùng và cho toàn vùng v.vTất cả đòi hỏi cần thiết phải có sự phân công, phân 
cấp, sự phối hợp đồng bộ của một thị trường du lịch vừa thống nhất vừa năng động và có trật tự 
trong toàn vùng. Ở đây vai trò của Chính phủ và của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (trực tiếp 
là Tổng cục du lịch), của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của ngành du lịch tại các địa phương 
có ý nghĩa rất quyết định, trong đó sự nhất quán về quan điểm nhận thức, về kế hoạch hoạt động, 
về cơ chế mối quan hệ, lề lối làm việc và về biện pháp phối hợp tổ chức thực hiện cụ thểlà 
những việc trọng yếu và tất cả rất cần thiết phải tập trung theo phương châm chung : SỰ PHÁT 
TRIỂN DU LỊCH MỖI ĐỊA PHƯƠNG GÓP PHẦN VÀO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN 
VÙNG VÀ NGƯỢC LẠI 
o 0 o 
 Một xu hướng tương lai theo các chuyên gia du lịch, vấn đề mấu chốt ở các điểm du 
lịch không phải là làm sao để tăng lượng khách du lịch mà là cần phải có biện pháp gì để quản lý 
điểm du lịch khi có khách du lịch tới tham quan. Người ta nói đến khái niệm“công suất chịu tải” 
tại các điểm du lịch như là một công cụ quản lý quan trọng. Nói cách khác, tính bền vững trong 
tương lai của các điểm du lịch phụ thuộc vào việc quy hoạch và quản lý các điểm du lịch. Vì vậy 
nhận thức về phát triển du lịch bền vững theo các hướng như đã nêu càng phải đặt ra vấn đề: 
Việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương thông qua phát triển các hoạt 
động du lịch trong hiện tại không được mâu thuẫn đối với việc quản lý bảo tồn và tôn tạo các 
nguồn tài nguyên (đặc biệt trong đó có các di sản văn hóa) cho phát triển du lịch trong tương lai. 
Đây không phải chỉ là khái niệm do Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra mà trong thực tế 
hoạt động du lịch của vùng Nam Bộ (cũng như ở cả nước ta) mọi việc đã và đang diễn biến với 
những vấn đề thách thức gay gắt đặt ra theo hướng tương tự như vậy. Với điều kiện hiện tại, du 
lịch chúng ta bắt buộc phải phát triển chủ yếu theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài” nhưng về 
chiến lược, chắc chắn phải tích cực bằng mọi cách nhanh chóng tiến tới xây dựng cho được một 
nền công nghiệp du lịch với các điểm, khu du lịch và những chương tình hoạt động được đầu tư 
quy mô và hoạt động theo phong cách “sản xuất lớn” thực sự. Trên con đường đi tới ấy, một 
NỀN DU LỊCH CHẤT LƯỢNG, thay vì chỉ chạy theo SỐ LƯỢNG có lẽ là một mục tiêu có ý 
nghĩa chiến lược nhất. Chất lượng đầu tiên mang tính quyết định đó là triệt để tận dụng, khai 
thác thật tốt mọi nguồn tài nguyên do thiên nhiên đất trời và do lịch sử cha ông để lại. Quản lý 
các di sản văn hóa thật ra chỉ là một khía cạnh chiều sâu trong các vấn đề chiến lược như vậy. 
Để phát triển du lịch bền vững cho vùng Nam Bộ nói riêng, cho cả nước nói chung, chắc chắn 
chúng ta còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên như đã phân tích, khi ta đã làm tất cả mà việc quản 
lý di sản văn hóa lại làm chưa tốt thì chắc chắn khó thể nói đến phát triển du lịch bền vững theo 
đúng ý nghĩa đích thực và toàn vẹn của nó . /. 
Nguồn: tác giả 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_di_san_van_hoa_voi_phat_trien_du_lich_ben_vung_vung.pdf