Tiểu luận Vắc xin phòng bệnh Gumboro - Lê Thị Như Thảo

Tóm tắt Tiểu luận Vắc xin phòng bệnh Gumboro - Lê Thị Như Thảo: ...ympho B. 3. IBDV (Infectious bursal disease virus) - IBDV là virus dạng trần, không có vỏ bọc ngoài.- IBDV có cấu trúc mạch đôi RNA cuộn tròn và được phân thành 2 đoạn riêng biệt - Về miễn dịch: IBDV có hai serotype khác biệt rõ ràng, nhưng chỉ có loại serotype 1 mới có khả năng gây bệnh trên gia cầ...pho như ở túi Fabricius, ở van hồi manh tràng, lách. Các thành phần của tế bào lympho bị phá hủy, nhân tế bào bị teo rỗng. III. VẮC XIN GUMBORO1. Các loại vắc xin Hiện nay, trên thế giới để phòng bệnh Gumboro người ta hay dùng vaccine nhược độc và vaccin vô hoạt trong dầu. Ngoài ra còn có vắc xin DN...C19B69GLSVP2_NS) và pVAX1được tách bằng gel agarose 1% và được nối lại bằng ligase tạo ra plasmid pVAX1-B69GLSVP2_NS. Plasmid này chuyển vào Ecoli. Chọn lọc các khuẩn lạc thích hợp rồi ly trích DNA. Hàm lượng DNA vaccin được xác định bằng cách đo mật độ quang. Sự tạp nhiểm được kiểm tra bằng điện di...

ppt23 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Vắc xin phòng bệnh Gumboro - Lê Thị Như Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINHBỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌCLỚP DH06SHTiểu LuậnVẮC XIN PHÒNG BỆNH GUMBOROGVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HẢI SVTH: LÊ THỊ NHƯ THẢOMSSV: 06126137NỘI DUNG: I. ĐẶT VẤN ĐỀII. BỆNH GUMBORO: 1. KHÁI NIỆM 2 TÚI FABRACIUS 3. IBDV 4. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG 5. TRIỆU CHỨNG 6. BỆNH TÍCHIII. VẮC XIN GUMBORO 1 CÁC LOẠI VẮCXIN 2 CÁCH TẠO VẮC XIN 3 CÁCH SỬ DỤNG IV. KẾT LUẬN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặt vấn đềBệnh gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây thiệt hại rất lớn cho chăn nuôi gà, kể cả gà nuôi công nghiệp và gà chăn thả vườnTỷ lệ chết của gà khi bị nhiễm bệnh từ 3-20% nếu không ghép với các bệnh khác và từ 21-100% nếu nhiễm kèm với các bệnh khác gây ra bởi virút, vi khuẩn, ký sinh trùng.. Do tính nguy hiểm của bệnh nên việc phòng ngừa để không tái nhiễm bệnh gumboro trên các đàn gà là rất quan trọng.Ngành kinh tế nông nghiệp gia cầm hiện nay đang gặp nhiều nguy cơ đe dọa quá trình phát triển. Trong đó, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn về lợi nhuận, quá trình sản xuất, tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới. Vì vậy vấn đề nghiên cứu để sản xuất vắc xin trị bệnh Gumboro là cần thiết và đã được tiến hành, tạo ra được nhiều loại vắc xin.II. BỆNH GUMBORO 1. Khái niệm: Bệnh Gumboro là bệnh cấp tính của gà, virut gây bệnh Gumboro (IBDV) phá huỷ túi Fabracius, làm giảm khả năng miễn dịch của gà.2. Túi FABRACIUS Túi Fabricius là cơ quan dạng lympho, nằm gần hậu môn Trong quá trình phát triển của bào thai, nó xuất hiện sau tuyến ức và giống như tuyến ức, túi Fabricius có cấu trúc lympho biểu mô. Đây còn là nơi biệt hóa dòng lympho B. 3. IBDV (Infectious bursal disease virus) - IBDV là virus dạng trần, không có vỏ bọc ngoài.- IBDV có cấu trúc mạch đôi RNA cuộn tròn và được phân thành 2 đoạn riêng biệt - Về miễn dịch: IBDV có hai serotype khác biệt rõ ràng, nhưng chỉ có loại serotype 1 mới có khả năng gây bệnh trên gia cầm. Sức đề kháng: IBDV có sức đề kháng cao với các tác nhân lý hóa và môi trường. IBDV đề kháng hoàn toàn với ether, chloroform.4.Cơ chế 5 Triệu chứng:-   Đàn gà uống nhiều nước, sào xạc khi có tiếng động lạ hay khi có người bước vào chuồng.-   Cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh, gà có phản xạ như muốn đi ngoài nhưng không thực hiện được, gà có biểu hiện đi giật lùi. -   Sau đó gà sốt cao, uống nhiều nước dẫn đến rối loạn tiêu hoá, gà tiêu chảy mạnh, viêm hoại tử ruột.6. Bệnh tícha) Bệnh tích đại thể - Lách sưng-Thận sưng, biến đổi màu, ống niệu quản đầy muối urat. -Xuất huyết từng đám ở cơ ngực, cơ đùi. -Da chân khô tóp lại (cơ thể bị mất nước do tiêu chảy). -Dịch niêm mạc tăng. Bệnh tích vi thể: Có hoại tử của các thành phần tế bào lympho như ở túi Fabricius, ở van hồi manh tràng, lách. Các thành phần của tế bào lympho bị phá hủy, nhân tế bào bị teo rỗng. III. VẮC XIN GUMBORO1. Các loại vắc xin Hiện nay, trên thế giới để phòng bệnh Gumboro người ta hay dùng vaccine nhược độc và vaccin vô hoạt trong dầu. Ngoài ra còn có vắc xin DNA 2. Cách tạo vắc xin DNA Để làm vaccine DNA, 1 hay nhiều gen quy định kháng nguyên của mầm bệnh được li trích và chuyển vào plasmid, tạo thành DNA tái tổ hợp. Plasmid này được chuyển vào vsv nhận rồi cho nhân lên. Ly trích Plasmid trên rồi chuyển vào cơ của vật chủ. Bằng các cơ chế nào đó tế bào cơ sử dụng gen đó như gen của nó và tiến hành tổng hợp protein kháng nguyên do gen đó quy định. Hệ thống miển dịch sẽ đáp ứng lại protrin kháng nguyên đó và hình thành tính miển dịch. Plasmid pVAX1 chứa gene VP2 của giống GLS-BIDV và giống D78-IBDV có sẳn. Gene VP3, VP4 từ D78 được chuyển vào pUC19 thêm vào đó gene mã hóa protein không cấu trúc bị cắt bỏ tạo thành pUC19B69GLSVP2_NS. pUC19B69GLSVP2_NS và pVAX1 được cắt bởi EcoR1. Đoạn 3.2 kb (pUC19B69GLSVP2_NS) và pVAX1được tách bằng gel agarose 1% và được nối lại bằng ligase tạo ra plasmid pVAX1-B69GLSVP2_NS. Plasmid này chuyển vào Ecoli. Chọn lọc các khuẩn lạc thích hợp rồi ly trích DNA. Hàm lượng DNA vaccin được xác định bằng cách đo mật độ quang. Sự tạp nhiểm được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose.3. Đặc điểm vắc xin Gumboro đông khô. ĐẶC TÍNH:- Là vắc xin sống, đông khô, sản xuất từ chủng vi rút  Gumboro nhược độc, nuôi cấy trên tế bào xơ phôi gà (CEF). - Vắc xin an toàn, tạo miễn dịch tốt và không gây ức chế đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin khác. Chỉ định - Dùng gây miễn dịch chủ động phòng bệnh Gumboro cho gà khoẻ mạnh. Thành phần - Vi rút Gumboro nhược độc, mỗi liều vắc xin chứa ít nhất 103 TCID50 . - Chất ổn định: Sữa không kem. Cách sử dụng - Đường dùng vắc xin: Nhỏ mắt, miệng hoặc pha nước cho uống. Phương pháp chủng vắc xin: + Cho uống hoặc nhỏ mắt từng con. + Cho uống cả đàn.    Gà 25-45 ngày tuổi cho uống 5 ml/1 liều/con.    Gà  45 ngày tuổi cho uống 7-10 ml/1 liều/con.    Gà > 45 ngày tuổi cho uống 12-15 ml/1 liều/con Lịch tiêm chủng: Để tạo được miễn dịch đầy đủ, gà phải được chủng vắc xin 2-3 lần.     + Lần 1: từ 5-10 ngày tuổi.    + Lần 2: từ 20-25 ngày tuổi. IV. Kết luận Ngày nay, cùng với các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại, việc chẩn đoán, điều trị bệnh Gumboro đã được nghiên cứu và phát triển rộng rãi. Nhiều loại vắc xin ra đời đã làm cho ngành chăm nuôi của đất nước không ngừng phát triển. v. Tài liệu tham khảo1. Sách Công nghệ sinh học trong thú y NGUYỄN THANH HẢI Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.2. .  

File đính kèm:

  • ppttieu_luan_vac_xin_phong_benh_gumboro_le_thi_nhu_thao.ppt