Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng vì người nghèo tại Việt Nam

Tóm tắt Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng vì người nghèo tại Việt Nam: ...hương thức tiếp cận mới về lập kế hoạch và quản lý du lịch trong đó những người sống trong điều kiện nghèo được đưa lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Các chiến lược PPT về giảm thiểu cả tình trạng tuyệt đối nghèo lẫn tương đối nghèo bằng cách tạo ra các cơ hội tạo t... Giám sát tác động của phát triển du lịch về xóa đói giảm nghèo trong một cộng đồng có thể hỗ trợ các nhà quản lý dự án tích cực nhận biết và tháo gỡ những trở ngại để mọi thành phần tham gia hoàn toàn vào du lịch. Ấn phẩm của UNWTO “Du lịch và xóa đói giảm nghèo đã đưa ra các khuyến ngh...t triển của mình. Từ đó, dần dần nâng cao tính tự tôn của người dân, tăng cường hợp tác giữa các thành viên cộng đồng và cải thiện năng lực quản lý và điều hành của địa phương. Việc phát triển năng lực địa phương trong việc quản lý và giám sát các dự án CBT thường là một quá trình dài ...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng vì người nghèo tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nông thôn hẻo lánh thường có lợi 
thế so sánh về phát triển du lịch vì họ thường 
có di sản thiên nhiên và văn hóa phong phú. 
Tuy nhiên, vẫn còn có một số trở ngại để 
bộ phận nghèo nhất của cộng đồng có thể tham 
gia vào phát triển du lịch. Điều kiện dinh dưỡng 
và trình độ giáo dục kém làm giảm năng suất và 
động cơ làm việc của người lao động. Thiếu 
kinh nghiệm và hiểu biết về du lịch và du khách 
dẫn đến những quan niệm sai lệch và sự hoài 
nghi. 
Giám sát tác động của phát triển du lịch 
về xóa đói giảm nghèo trong một cộng đồng có 
thể hỗ trợ các nhà quản lý dự án tích cực nhận 
biết và tháo gỡ những trở ngại để mọi thành 
phần tham gia hoàn toàn vào du lịch. Ấn phẩm 
của UNWTO “Du lịch và xóa đói giảm nghèo 
đã đưa ra các khuyến nghị 7 cách để giúp người 
nghèo hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ du 
lịch. Các khuyến nghị đối với Du lịch vì Người 
Nghèo đó là: 
Xây dựng mô hình phát triển du lịch 
96 
Thứ nhất. Tuyển người nghèo vào làm 
việc cho các doanh nghiệp du lịch; 
Thứ hai. Người nghèo hoặc các doanh 
nghiệp sử dụng lao động nghèo cung cấp cho 
các cơ sở kinh doanh du lịch hàng hóa và dịch 
vụ; 
Thứ ba. Bán trực tiếp hàng hóa và dịch vụ 
của người nghèo (khu vực kinh tế không chính 
thống) cho du khách; 
Thứ tư. Cho người nghèo thành lập và vận 
hành các doanh nghiệp du lịch siêu nhỏ, nhỏ và 
vừa (MSMEs) hoặc các doanh nghiệp cộng 
đồng (khu vực kinh tế không chính thống); 
Thứ năm. Đánh thuế thu nhập hay lợi 
nhuận từ các doanh nghiệp du lịch và phân chia 
lại tiền thuế thu được cho người nghèo; 
Thứ sáu. Tự nguyện cho tặng/hỗ trợ từ 
doanh nghiệp du lịch hoặc du khách; 
Thứ bảy. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng xuất 
phát từ nhu cầu du lịch cũng mang lại lợi ích 
cho người nghèo tại địa phương, một cách trực 
tiếp hay thông qua sự hỗ trợ các ngành khác. 
Các lĩnh vực cần đánh giá về xóa đói giảm 
nghèo là việc làm, thu nhập, doanh nghiệp và 
chất lượng cuộc sống. Cụ thể như sau: 
a. Lợi ích về việc làm: 
Các lĩnh vực liên quan đến xóa đói giảm 
nghèo và việc làm cần kiểm tra bao gồm: 
- Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp 
do CBT tạo ra; 
- Tỷ lệ người địa phương so với người 
ngoài địa phương tham gia vào du lịch trong 
cộng đồng; 
- Tỷ lệ cơ hội việc làm truyền thống so với 
cơ hội việc làm trong ngành du lịch; 
- Tỷ lệ người địa phương làm du lịch có 
thu nhập thấp, trung bình, cao từ du lịch; 
- Số lượng cơ hội kinh doanh do du lịch 
mang lại. 
b. Các lợi ích kinh tế: 
Thu nhập cần được xem xét không chỉ ở 
góc độ tổng thu nhập cho cộng đồng, mà còn 
qua việc thu nhập đó được phân phối như thế 
nào cho các thành viên của cộng đồng. Các tiêu 
chí chính cần xem xét bao gồm: 
- Thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ du lịch 
trong cộng đồng; 
- Số lượng và loại hình kinh doanh đang 
hoạt động trong cộng đồng; 
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ cung cấp dịch 
vụ du lịch; 
- Tỷ lệ các hộ có thu nhập thấp được 
hưởng lợi ích kinh tế từ du lịch; 
- Tỷ lệ thu nhập từ du lịch của cư dân có 
thu nhập thấp, trung bình và cao. 
c. Chất lượng cuộc sống: 
Các hộ nghèo nhất thường không có khả 
năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du 
lịch nhưng vẫn có thể hưởng lợi từ du lịch nhờ 
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cộng đồng được cải 
thiện. Các lĩnh vực cần quan tâm gồm có: 
- Các hộ đã tự cải thiện kết cấu nhà ở 
trong năm vừa qua; 
- Các hộ được cải thiện điều kiện cung cấp 
tiện ích sinh hoạt; 
Giám sát tác động của các hoạt động du 
lịch đối với xóa đói giảm nghèo không chỉ giúp 
xác định những nơi đang diễn ra thay đổi tích 
cực mà còn giúp xác định các cơ hội cải thiện. 
Nhóm tiêu chí thứ 3: Tính bền vững của 
công việc kinh doanh 
Sự bền vững của công việc kinh doanh hết 
sức quan trọng để một dự án CBT có thể đóng 
góp vào xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng. 
Một trong những trở ngại đối với sự thành công 
của một doanh nghiệp CBT chính là xu hướng 
chung của các dự án CBT là quá chạy theo 
Cung. Các doanh nghiệp định hướng Cung 
Tạp chí Đại học Công nghiệp 
97 
được thiết kế xoay quanh nhu cầu của cộng 
đồng, các sản phẩm và nguồn lực mà điểm đến 
du lịchhoặc cộng đồng có sẵn. Về nguyên tắc 
thì điều này có vẻ tốt, nhưng nó lại bỏ qua một 
thực tế là sự thành công trong kinh doanh du 
lịch cũng dựa vào khả năng đáp ứng nhu cầu 
của du khách một cách cạnh tranh và thường 
xuyên. 
Rõ ràng là có cần phải có sự cân bằng 
giữa Cung và Cầu trong công tác giám sát và 
quản lý CBT. Giám sát doanh nghiệp kinh 
doanh sự bền vững của cộng đồng đòi hỏi cân 
nhắc rất nhiều tiêu chí. Những tiêu chí cần nhấn 
mạnh ở đây bao gồm khả năng hoạt động của 
doanh nghiệp, tính cạnh tranh, sự hài lòng của 
du khách và tiếp thị. 
 a. Khả năng hoạt động của doanh nghiệp 
Một hoặc nhiều doanh nghiệp du lịch thành 
công là cốt lõi của bất kỳ dự án CBT nào. Đo 
năng lực của doanh nghiệp và tính bền vững của 
ngành sẽ cho chúng ta thấy sự bền vững của dự 
án CBT. Các tiêu chí chính cần kiểm tra bao 
gồm: 
- Số doanh nghiệp du lịch khởi nghiệp; 
- Tuổi thọ của các doanh nghiệp du lịch; 
- Tỷ lệ thay đổi nhân viên; 
- Tăng trưởng về doanh thu; 
- Trị giá đầu tư và cải tạo. 
b. Tính cạnh tranh 
Không như nhiều tiêu chí về du lịch bền 
vững khác, tính cạnh tranh là một chỉ tiêu đo 
lường có tính tương đối. Nó xác định xem một 
điểm đến du lịchlàm tốt như thế nào so với các 
điểm khác. Nếu du lịch là bền vững thì không 
chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà nó còn phải cạnh 
tranh thành công với các điểm đến du lịchkhác ở 
địa phương, trong nước và cả khu vực về giá, 
tính cạnh tranh của chiến lược sản phẩm và tiếp 
thị. Các lĩnh vực cần kiểm tra về tính cạnh tranh 
bao gồm: 
- Tỷ lệ chi phí/giá dịch vụ lưu trú, các 
điểm tham quan, các Tour trọn gói so với mức 
chuẩn của ngành hoặc tỷ lệ các sản phẩm tương 
tự ở các điểm đến du lịchkhác; 
- Các điểm độc đáo của điểm đến du lịch; 
- Đánh giá của du khách về giá trị/mức 
giá; 
- Lai lịch du khách và thời gian lưu trú so 
với các điểm khác. 
c. Sự hài lòng của du khách 
Sự hài lòng cùa du khách là một yếu tố 
quan trọng đối với sự bền vững của doanh 
nghiệp. Các khách hàng hài lòng sẽ lưu lại lâu 
hơn, chi tiêu nhiều hơn và khi trở về nhà họ sẽ 
giới thiệu điểm đến du lịch cho bạn bè của 
mình. Sự hài lòng của du khách là kết quả của 
sự kết hợp đa dạng giữa các yếu tố bao gồm 
kinh nghiệm có từ trước và kỳ vọng, cũng như 
kinh nghiệm thực tế hiện có. Tuy nhiên, những 
tiêu chí liên quan đến sự hài lòng của du khách 
có thể giám sát trong dự án CBT bao gồm: 
- Mức độ hài lòng chung của du khách 
tính theo quốc tịch và mục đích chuyến đi; 
- Cảm giác của du khách về giá trị đồng 
tiền họ bỏ ra có xứng đáng hay không; 
- Đánh giá của du khách về mức độ hấp 
dẫn chung của điểm đến du lịch; 
- Thay đổi về số lượng du khách quay trở 
lại điểm đến du lịch; 
- Số du khách có lý do chính đến thăm 
điểm đến du lịchlà được “bạn bè hoặc người 
than giới thiệu”. 
d. Tiếp thị 
Tiếp thị có vai trò quan trọng đối với sự 
bền vững của doanh nghiệp vì nó có trách 
nhiệm chính trong việc tạo dựng hình ảnh của 
điểm đến du lịch và thu hút du khách tới dự án
Xây dựng mô hình phát triển du lịch 
98 
CBT. Sức mạnh của hình ảnh tiếp thị có thể ảnh 
hưởng mạnh mẽ đến năng lực hoạt động của 
điểm đến du lịch. Các lĩnh vực cần quan tâm khi 
giám sát tính hiệu quả của các hoạt động 
Marketing bao gồm: 
- Chi phí tiếp thị tính cho một du khách 
tính trên điểm đến du lịch và trên toàn doanh 
nghiệp; 
- Chi phí tiếp thị cho các dự án hợp tác; 
- Ngân sách của chính quyền chi cho công 
tác tiếp thị điểm đến du lịch; 
- Số lượng du khách “đọc về điểm đến du 
lịch trong tài liệu quảng cáo hoặc trang web”. 
Nhóm tiêu chí thứ 4: Phát triển năng 
lực địa phương 
Một trong những khác biệt chủ yếu giữa 
du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch đại 
chúng khác là sự tập trung vào việc trao cho 
cộng đồng địa phương quyền thực hiện hoạt 
động kinh doanh du lịch của riêng mình. Phát 
triển năng lực địa phương thông qua nâng cao 
nhận thức, tổ chức các chương trình giáo dục, 
đào tạo du lịch và hỗ trợ tư vấn kinh doanh có 
thể giúp nâng cao tính tự tin, kiến thức và năng 
lực của cộng đồng địa phương trong việc kiểm 
soát và quản lý quá trình phát triển của mình. 
Từ đó, dần dần nâng cao tính tự tôn của người 
dân, tăng cường hợp tác giữa các thành viên 
cộng đồng và cải thiện năng lực quản lý và điều 
hành của địa phương. 
Việc phát triển năng lực địa phương trong 
việc quản lý và giám sát các dự án CBT thường 
là một quá trình dài và chậm chạp, bắt đầu từ 
trường học và tiếp tục suốt cuộc đời học tập của 
người dân cộng đồng. Các lĩnh vực chính cần 
quan tâm là nhận thức về du lịch, đào tạo kinh 
doanh du lịch, địa phương kiểm soát các hoạt 
động du lịch, sự tham gia vào quản lý và điều 
hành ở địa phương. Cụ thể như sau: 
a. Nhận thức về du lịch 
Nhận thức về du lịch là bước đầu tiên 
trong quá trình nâng cao năng lực địa phương 
tham gia vào CBT. Nó bao gồm phát triển các 
chương trình nhằm vào các nhóm mục tiêu cụ 
thể như học sinh phổ thông, người dân cộng 
đồng, các quan chức địa phương và doanh 
nghiệp. Các chương trình nâng cao nhận thức 
thường bao gồm: giải thích du lịch là gì, chi phí 
và lợi ích của việc phát triển du lịch đối với 
cộng đồng so với các loại hình kinh doanh khác. 
Để đưa mục tiêu vào các chương trình nhận 
thức trước hết cần tiến hành một số nghiên cứu 
nhỏ về các tiêu chí sau: 
- Quan niệm của người dân về du lịch và 
tại sao lại có du lịch; 
- Những quan niệm sai lệch chung về du 
lịch; 
Cần giám sát các tiêu chí sau: 
- Học sinh phổ thông tham gia vào các 
chương trình nhận thức du lịch; 
- Các hộ gia đình có một hoặc nhiều thành 
viên tham gia chương trình nâng cao nhận thức; 
- Mức độ hài lòng của những người tham 
gia chương trình nâng cao nhận thức. 
b. Đào tạo kinh doanh du lịch 
Đào tạo kinh doanh du lịch có thể tiến 
hành ở các cấp khác nhau: chủ doanh nghiệp, 
cấp giám sát và nhân viên. Đối với chủ doanh 
nghiệp, các lĩnh vực có thể có nhu cầu đào tạo 
cao nhất là các lĩnh vực kinh doanh liên quan cụ 
thể tới du lịch như Marketing, dịch vụ chỗ đặt 
trước, liên lạc với các doanh nghiệp và chiến 
lược giá. Đối với cấp giám sát, hỗ trợ đào tạo 
nhân viên và quản lý khách hàng có thể là 
những lĩnh vực đào tạo thích hợp. Đối với nhân 
viên làm công, đào tạo kỹ năng là bổ ích nhất, 
có thể về hướng dẫn du lịch, chuẩn bị đồ ăn 
thức uống hoặc về đạo đức nghề nghiệp. Các 
tiêu chí cần giám sát bao gồm: 
Tạp chí Đại học Công nghiệp 
99 
- Số lượng doanh nghiệp đã thực hiện đào 
tạo; 
- Số chủ doanh nghiệp được tư vấn trực 
tiếp về kinh doanh; 
- Số doanh nghiệp đã gửi nhân viên tham 
dự các khóa đào tạo; 
- Nhân viên du lịch có thể tiếp cận các cơ 
hội đào tạo; 
- Các đối tượng tham gia đào tạo (nam, 
nữ, thanh niên, người dân tộc, v.v..). 
c. Quản lý của địa phương 
Kết quả chính của sự phát triển năng lực 
địa phương thành công là khả năng địa phương 
quản lý được các hoạt động du lịch. Có thể giám 
sát những tiêu chí sau: 
- Tỷ lệ người địa phương tham gia các 
doanh nghiệp bên ngoài; 
- Số tiền đầu tư do địa phương đóng góp 
so với các nguồn từ bên ngoài; 
- Tỷ lệ doanh nghiệp do người địa phương 
quản lý; 
- Tỷ lệ nhân viên làm trong ngành du lịch 
là người địa phương. 
d. Quản lý và điều hành 
Ngoài các hoạt động kinh doanh thành 
công, năng lực địa phương được nâng cao có thể 
được thể hiện ở sự tham gia vào công tác quản 
lý và điều hành cộng đồng, khả năng và quá 
trình ra quyết định của địa phương. Một số lĩnh 
vực có thể theo dõi bao gồm: 
- Sự đa dạng của các thành phần tham gia 
vào các cơ quan quản lý du lịch; 
- Có kế hoạch du lịch hay không; 
- Đóng góp của địa phương vào quá trình 
lập kế hoạch du lịch; 
- Các thành viên cộng đồng hài lòng với 
các nhà đại diện ngành du lịch địa phương; 
- Các thành viên cộng đồng có cảm tưởng 
rằng cộng đồng mình có tiếng nói quan trọng 
trong công tác quản lý và điều hành ở địa 
phương. 
e. Các tiêu chí chính về giám sát 
Trước khi kiểm tra các bước thực tế trong 
quá trình xây dựng và thực hiện một chương 
trình giám sát, các tiêu chí chính cần giám sát 
như sau: kiểm tra lý do vì sao phải giám sát, 
quyết định xem ai cần tiến hành giám sát, thảo 
luận xem cần giám sát những gì, cân nhắc về 
loại chỉ tiêu cần sử dụng, xem xét lại nguồn 
nhân lực và tài chính có sẵn dành cho giám sát, 
cân nhắc phương pháp thông báo về kết quả 
giám sát cho các bên liên quan 
- Kiểm tra lý do tiến hành giám sát 
Xây dựng và thực hiện một chương trình 
giám sát có thể mất thời gian và nhiều khi còn 
tốn kém. Giám sát hiệu quả đòi hỏi phải có sự 
cam kết thường xuyên từ tất cả các thành viên 
tham gia. Cần hiểu rõ tầm quan trọng của giám 
sát và giá trị của thông tin đối với các nhóm cụ 
thể trước khi bắt đầu, nếu chương trình cần sự 
ủng hộ của các bên để đạt được thành công. Có 
một số lý do mà các thành phần liên quan khác 
có thể hỗ trợ dự án CBT: 
+ Thành viên cộng đồng với đóng góp tài 
chính cho dự án sẽ muốn biết dự án hoạt động 
như thế nào và có thể làm gì để cải thiện hoạt 
động. 
+ Các nhà tài trợ cho dự án có thể quan 
tâm đặc biệt đến tác động của dự án lên đối 
tượng mục tiêu. 
+ Các tổ chức phi chính phủ có thể quan 
tâm đến tác động của dự án đối với khu vực cụ 
thể nào đó, ví dụ như tình trạng biết chữ của 
người lớn, tái tạo đất ướt hay bảo vệ cây đước. 
+ Chính quyền địa phương sẽ muốn biết 
dự án được thực hiện như thế nào, có thể làm gì 
để thành công hơn nữa và tránh được thất bại ở 
những nơi khác. 
Xây dựng mô hình phát triển du lịch 
100 
+ Chính quyền địa phương có thể quan 
tâm đến việc nêu gương điển hình về du lịch 
cộng đồng thành công, thông qua các giải 
thưởng và công nhận quốc tế. 
Nhìn chung, việc xác định xem một dự án 
hiện có được thực hiện như kỳ vọng hay không, 
và nó hoạt động tốt hơn hoặc kém hơn mong 
đợi ở những lĩnh vực nào sẽ giúp các thành phần 
liên quan đến dự án, giúp giải trình về việc tài 
trợ và giúp đưa ra những thay đổi một cách hiệu 
quả. Tiếp cận được các thông tin cập nhật cho 
phép các nhà quản lý dự án điều chỉnh công tác 
quản lý của mình cho phù hợp với hoàn cảnh 
đang thay đổi, thí điểm các phương pháp tiếp 
cận mới và rút ra bài học kinh nghiệm từ kết quả 
đạt được. Khi mọi việc tiến triển kém đi, giám 
sát có thể cung cấp hệ thống cảnh báo sớm, cho 
phép các nhà quản lý sửa chữa sai sót ở những 
khu vực cụ thể trước khi quá muộn. Do vậy, 
giám sát các dự án CBT rất quan trọng đối với 
sự thành công lâu dài. 
- Quyết định xem ai thực hiện công tác 
giám sát 
Các yêu cầu quan trọng nhất đối với tạo 
dựng một cộng đồng bền vững là huy động 
được sự tham gia của mọi thành viên của cộng 
đồng vào quá trình này. Những ý tưởng lớn nhất 
trên thế giới sẽ không thành công nếu chỉ một 
phần nhỏ cộng đồng được đại diện không tán 
thành. 
Có nhiều cơ hội để các bên tham gia vào 
mỗi giai đoạn của chu trình phát triển và thực 
hiện giám sát. 
Sự tham gia của các bên càng đa dạng thì 
càng có nhiều kết quả để học hỏi: 
+ Trong giai đoạn lập kế hoạch, các thành 
phần tham gia chính có thể là quan chức địa 
phương, các nhà hoạch định chính sách, tư vấn 
phát triển và các cơ quan tài trợ làm việc chặt 
chẽ với các nhóm cộng đồng. 
+ Trong giai đoạn phát triển, có nhiều cơ 
hội để cộng đồng tham gia rộng rãi hơn khi các 
tiêu chí chủ yếu được đánh giá và các chỉ tiêu đã 
được lựa chọn. 
+ Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, các 
thành viên cộng đồng và đại diện ngành du lịch 
có thể được đào tạo về cách thu thập dữ liệu 
(như số lượng và các loại chim gặp trên đường 
đi và sự hài lòng của du khách) 
+ Trong giai đoạn thực hiện, nên thành lập 
nhóm công tác nhỏ bao gồm các bên liên quan 
để bao quát công tác giám sát và phân tích kết 
quả. Việc đó sẽ tạo ra sự độc lập đối với nhà 
chức trách và giúp tránh được tình trạng mâu 
thuẫn lợi ích và diễn giải kết quả một cách 
không thống nhất. 
- Giám sát các bên tham gia 
+ Khối nhà nước: nhà chức trách quốc gia, địa 
phương và chuyên ngành. 
+ Khối tư nhân: các chủ doanh nghiệp và 
người lao động tư nhân, các công ty du lịch và 
lữ hành, các cơ sở lưu trú, nhà hàng và các điểm 
du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, các dịch vụ 
vận tải hàng không, đường bộ, đường sông và 
đường biển, hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch, 
các nhà cung cấp thông tin và cung cấp trang 
thiết bị, các nhà cung cấp cho ngành, các tổ 
chức du lịch và thương mại, các tổ chức phát 
triển kinh doanh. 
+ Các tổ chức phi chính phủ và các tổ 
chức khác: các nhóm môi trường và bảo tồn, các 
nhóm sở thích khác (đi săn, câu cá, và các hiệp 
hội du lịch/mạo hiểm), các cộng đồng và nhóm 
cộng đồng địa phương, các nhóm bản địa và văn 
hóa, các nhà lãnh đạo theo truyền thống, du 
khách và các tổ chức đại diện cho du khách ở 
nước xuất xứ, các cơ quan du lịch quốc tế. 
3. KẾT LUẬN 
 Đối với du lịch cộng đồng, công tác 
giám sát giúp nâng cao hiểu biết về sự tác động 
của du lịch đối với cộng đồng và những đóng 
góp của du lịch cho mục tiêu phát triển bền 
vững của cộng đồng. Giám sát cũng giúp phát 
Tạp chí Đại học Công nghiệp 
101 
hiện những lĩnh vực cần được cải thiện và 
những nơi đang diễn ra sự thay đổi. Theo cách 
đó, giám sát và quản lý được thể hiện như hai 
yếu tố vừa liên quan vừa phụ thuộc lẫn nhau. 
Các dự án Du lịch cộng đồng (CBT), như bất kỳ 
ngành kinh doanh nhỏ nào, đều cần phải có sự 
kiểm soát cẩn thận về mọi công việc kinh doanh 
– nắm bắt và phản hồi để đáp ứng nhu cầu của 
khách hàng và quản lý vấn đề tài chính, hoạt 
động nội bộ, nguồn nhân lực và mối quan hệ với 
các nhà cung cấp và đối tượng liên quan bên 
ngoài. Trong các trường hợp vấn đề đáng quan 
tâm nhất là xóa đói giảm nghèo và sự bền vững 
về môi trường, giám sát có thể giúp nhà quản lý 
dự án tìm hiểu xem liệu dự án hiện có được thực 
hiện như mong muốn hay không và giúp họ đưa 
ra những điều chỉnh để cải thiện hoạt động khi 
cần thiết. 
 Những lợi ích chính của việc giám sát 
CBT bao gồm: 
 - Đánh giá tình hình hoạt động dự án 
theo thời gian 
 - Điều chỉnh hoạt động dự án dựa trên 
các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình giám 
sát 
 - Sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án trong 
tương lai dựa trên những vấn đề cần thiết nhất 
 - Cải thiện công tác quy hoạch, phát 
triển và quản lý dự án 
 - Đảm bảo mọi thành phần xã hội (kể cả 
người dân tộc thiểu số, thanh niên và phụ nữ) 
đều có thể hưởng lợi từ CBT 
 - Cải thiện công tác xây dựng chính 
sách 
 - Nâng cao sự tin cậy của các nhà tài trợ 
 - Nâng cao tính tập trung của hoạt động 
hỗ trợ 
 - Nâng cao sự hiểu biết của các thành 
phần liên quan về du lịch bền vững 
 Cần áp dụng Bốn nhóm tiêu chí (bình 
đẳng giới, giảm nghèo, kinh doanh bền vững, và 
phát triển năng lực địa phương) để xây dựng và 
đánh giá mô hình phát triển du lịch cộng đồng 
vì người nghèo. Nó cho các đối tượng liên quan 
đến việc tài trợ, lập kế hoạch hoặc quản lý một 
dự án du lịch cộng đồng như: nhà chức trách địa 
phương, các nhà hoạch định du lịch, các nhà tư 
vấn phát triển, cơ quan tài trợ, các nhóm cộng 
đồng và vì sự phát triển ngành du lịch Việt Nam 
trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Website Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam: www.molisa.gov.vn 
2. Hart. www.sustainablemeasures.com Hatton, M. (2002) Du lịch Cộng đồng Hợp tác Kinh tế 
Châu Á Thái Bình Dương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada.  đồng-du 
lịch.org/ 
3. Jamieson, W. (2006) Quản lý các điểm du lịch cộng đồng trong các nền kinh tế đang phát triển, 
Haworth. 
4. Press. Jamieson, W., (2003) Xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển du lịch bền vững, ESCAP 
Liên Hiệp Quốc, ST/ESCAP/2265. 
5. Ricardo, F. (2005) Nghèo, Phát triển vì người nghèo và đẩy mạnh việc giảm sự bất bình đẳng. 
Báo cáo phát triển nhân lực của Liên Hiệp quốc, tài liệu đặc biệt, 2005/11. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_phat_trien_du_lich_cong_dong_vi_nguoi_ngheo.pdf