9 Chiến lược học tiếng Anh thành công cho người Việt - Victoria Quỳnh Giang

Tóm tắt 9 Chiến lược học tiếng Anh thành công cho người Việt - Victoria Quỳnh Giang: ...lớp 1, tôi thấy tình trạng này rất phổ biến. Theo tôi, tiếng Anh không chỉ tập trung vào Ngữ pháp như được dạy ở các trường phổ thông công lập; nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua Ngữ pháp để chỉ tập trung vào nghe nói như một số trung tâm Anh ngữ. Chúng ta cần dạy và học ngữ pháp một cách hệ...iáo khoa, sách học Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam 10 thuật để học tốt 1 bộ môn trong trường học. Chúng ta đang chỉ nhìn vào một cây nhỏ trong rừng cây đại thụ bao la. Ngày nay, các nhà xuất bản c...ọc ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand. Có thể bạn đang nhắm đến những vị trí công việc quản trị trong tập đoàn toàn cầu. Có thể bạn đang muốn tìm kiếm đối tác kinh doanh ở nước ngoài cho doanh nghiệp của bạn. Hoặc chỉ đơn giản, bạn muốn có thể dùng được tiếng Anh khi cần thi...

pdf17 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 9 Chiến lược học tiếng Anh thành công cho người Việt - Victoria Quỳnh Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những làn 
nước mát vỗ về đôi chân và rất thích thú với điều này. Tuy vậy, cậu ấy không cảnh 
giác với những làn nước nhỏ len lách tiến vào gần bờ. Khi nước đã qua đầu gối thì 
cậu ấy mới nhận ra rằng mình cần phải chay lên bờ. Nhưng con nước đã lên rất 
nhanh, cuốn lấy đôi chân và làm cậu ấy mất thăng bằng Cậu ấy bắt đầu sợ hãi và 
hoảng loạn: cậu ấy không biết bơi để cứu giúp chính bản thân mình!!! Và 1 câu nói 
vang lên trong tâm trí người thanh niên: “Giá mà! Giá mà tôi biết bơi!” Câu chuyện 
trên, theo tôi, dạy cho chúng ta bài học về những kỹ năng sống còn để tồn tại trong 
thời kỳ toàn cầu hóa, đặc biệt là kỹ năng sử dụng tiếng Anh. Quá trình toàn cầu hòa 
đã và đang đến với chúng ta một cách nhẹ nhàng, êm dịu như những con nước, những 
đợt sóng nhỏ của cơn thủy triều dữ dội. Nếu chúng ta bàng quan, mặc kệ với tâm lý 
“còn lâu mới tới!”, “chắc nó không đến cửa nhà em!?!” thì tương lai chúng ta sẽ là 
một dấu hỏi RẤT LỚN! 
4. Chúng ta gặp một rào cản tâm lý phổ biến – tâm lý sợ sai! Nếu mắc lỗi, chúng ta sẽ 
thấy mình ngớ ngẩn, bị người khác đàm tiếu, coi khinh. Đây là một tư tưởng rất cổ hủ 
nhưng lại khá rộng khắp trong xã hội. Thử hỏi, nếu Thomas Edison KHÔNG mắc lỗi 
đến 9999 lần thì làm sao nhân loại có bóng điện chiếu sáng như ngày nay? Nếu Apple 
KHÔNG mắc lỗi nhiều lỗi khi đưa ra những đời iPhone đầu tiên thì chúng ta làm gì 
có iPhone 4, 5, 6 như hiện nay? Thomas Watson, người sáng lập ra IBM nói rằng: 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  9 
“Cách đến với thành công nhanh hơn là gấp đôi sự thất bại!” Trong việc học ngôn 
ngữ tiếng Anh cũng thế, ta phải chấp nhận sự thất bại, sự sai sót ban đầu để kiên trì 
phấn đấu và gây dựng sự tự tin với nó. Ngôn ngữ là môn học sáng tạo, cần sự tìm tòi, 
sáng tạo, khám phá và trải nghiệm. Đó là quá trình “thử nghiệm – thất bại – thành 
công”. Tuy vậy, chúng ta đã quá quen với đáp án, barem chấm điểm nên hầu như 
không có chỗ cho sự sáng tạo. Nếu mắc lỗi sai là sẽ bị trừ điểm ngay! 
5. Thời gian tiếp xúc với tiếng Anh chỉ diễn ra trong 1-2 tiếng trong giờ học tiếng Anh 
hoặc 1 “cua” học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ. Điều này cũng tương tự việc 
muốn biết bơi nhưng chỉ thỉnh thoảng lội chân xuống hồ “hua hua” trong nước cho 
mát! Muốn học được tiếng Anh, ta phải “chìm đắm” trong môi trường tiếng Anh vừa 
sức với bản thân. Vì nếu bạn chọn nguồn tiếng Anh quá khó, nó không khác gì bạn 
chưa biết bơi nhưng chọn hồ nước sâu! 
6. Tâm lý “sính ngoại”, chuộng thầy “Tây” hơn thầy “Ta”. Theo kinh nghiệm của tôi, 
thầy “Tây” hay “Ta” thì cũng tùy vào trình độ, khả năng truyền đạt và đam mê dạy 
tiếng Anh của họ. Tốt nhất, bạn phải hiểu được mục đích học tiếng Anh của bạn là gì? 
Bạn chỉ tập trung vào nghe nói? Hay bạn cần học tổng lực cả 4 kỹ năng để thi TOEIC, 
IELTS, TOEFL? Theo tôi, bạn phải chọn được những người thầy có kinh nghiệm, có 
phong cách giảng dạy năng động sáng tạo và đã có những thành công đáng kể trong 
việc dạy tiếng Anh cho người Việt. Ngoài ra, thầy “Tây” thì tốt về việc phát triển kỹ 
năng nghe nói. Thầy “Ta” thì mạnh về ngữ pháp, viết câu, đọc hiểu. Nhưng quan 
trọng hơn hết, người thầy LỚN NHẤT, QUAN TRỌNG NHẤT chính là BẠN - 
người đang “vật vã” trên con đường chinh phục tiếng Anh. Bạn phải có khả năng TỰ 
HỌC, phải tự tạo ra cho mình những tình huống sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống 
hàng ngày. Chỉ như thế bạn mới có thể phát huy cao nhất những gì được học với cả 
thầy “Tây” và “Ta”. 
7. Kiến thức chung về xã hội của người Việt chúng ta hạn chế do chúng ta chưa xây 
dựng được văn hóa đọc trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong khi đó, muốn có 
kỹ năng nghe-nói-đọc-viết tiếng Anh tốt, chúng ta cần có sự hiểu biết rộng về các vấn 
đề văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị trên thế giới. Văn hóa đọc yếu kém có lẽ là một 
sai lầm đắt giá nhất trong giáo dục Việt Nam vào thời điểm tôi đang viết cuốn sách 
này (năm 2015). Việc đọc sách được đánh đồng với đọc sách giáo khoa, sách học 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  10 
thuật để học tốt 1 bộ môn trong trường học. Chúng ta đang chỉ nhìn vào một cây nhỏ 
trong rừng cây đại thụ bao la. Ngày nay, các nhà xuất bản của Việt Nam đang đem tới 
độc giả rất nhiều cuốn sách hay của các tác giả trên thế giới. Tuy vậy, dường như 
chúng ta chưa thực sự “đánh thức con người vĩ đại” trong độc giả để họ tiếp nhận 
những nguồn kiến thức vô giá đó. Nếu bạn cần hiểu hơn về thế giới sách và cách đọc 
sách hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài giảng “Đọc nhanh, nhớ lâu” của tôi tại: 
Thực tế thì việc học ngoại ngữ đã thay đổi rất nhiều với sự xuất hiện của Internet, của 
Youtube, của Google Hangout hay Skype. Ngoài ra, những công cụ như điện thoại thông 
minh, máy nghe nhạc MP3 có thể giúp người học tiếng Anh “chìm đắm” trong ngôn ngữ này 
bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Điều quan trọng ở đây là người học phải có chiến lược học 
tiếng Anh hiệu quả (điều mà cuốn sách này cung cấp) và một thái độ học tập nghiêm túc, 
kiên trì. 
Trong thế giới ngày càng phẳng như hiện nay, chúng ta phải liên tục tạo ra cho mình những 
kỹ năng mới để luôn tạo ra thế cạnh tranh trong học tập, sự nghiệp hay cuộc sống. Và để làm 
được điều này, khả năng tiếng Anh đóng vai trò vô cùng QUAN TRỌNG vì phần lớn kho 
kiến thức nhân loại đều được viết/ghi chép bằng tiếng Anh. Những người thành công trong 
kỷ nguyên toàn cầu hóa là những người liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức kỹ năng thông 
qua tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Còn những người với tư tưởng “bằng lòng với thực tại” sẽ trở 
thành nạn nhân của vòng xoáy toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  11 
Chương 2: Bạn cần làm gì để THÀNH CÔNG với tiếng Anh? 
Nếu bạn giống tôi, chúng ta được tiếp cận với tiếng Anh từ những năm lớp 6 thời phổ thông. 
Sau 6 năm đèn sách, dùi mài tiếng Anh, tôi đã trở thành tân sinh viên Khoa sư phạm tiếng Anh 
của trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tuy vậy, khi lên Hà Nội, tôi sốc 
toàn tập khi có cơ hội giao tiếp với các bạn “Tây”. Tôi chả hiểu họ nói gì và họ cũng chả hiểu 
tôi nói gì!?!? Khi tĩnh tâm và nhìn nhận lại, tôi thấy rằng: vốn tiếng Anh trong tôi quả thực chỉ 
có khả năng sử dụng Ngữ pháp tốt, vốn từ vựng kha khá, một chút kỹ năng đọc hiểu và viết 
câu. Đó là tất cả những gì tôi có mặc dù tôi được vào lớp chuyên Anh từ lớp 6 đến lớp 12 và 
cũng đạt nhiều giải thưởng cấp tỉnh! Do vậy tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm nếu bạn coi tiếng 
Anh như một kỹ năng “ngoài hành tinh” vì ở hầu hết các nhà trường, tiếng Anh được coi là 
một môn học phụ! 
Sau khi nhìn nhận lại thực trạng tiếng Anh của mình, tôi phân tích nguyên nhân của sự yếu 
kém và đưa ra những cách khắc phục mà tôi hy vọng bạn cũng có thể học và áp dụng để nâng 
cao khả năng tiếng Anh của bạn, cụ thể như sau: 
1. Phát âm của tôi sai gần như hết. Đây quả thật là điều khủng hoảng vì tôi thấy vốn từ 
vựng của mình rất nhiều và bây giờ phải học lại hết phần phiên âm và phát âm. Tôi đã 
phải làm bạn với cuốn từ điển Anh-Anh của Đại học Cambridge trong gần 6 tháng trời 
để học lại cách phát âm tất cả những từ mà tôi hoàn toàn quen thuộc. Nào là trọng âm, 
nào là phụ âm cuối. Đôi khi tôi muốn khóc vì tôi phát hiện ra rằng: tôi phát âm sai nhiều 
quá! Thảo nào các bạn “Tây” không hiểu gì khi nghe tôi nói cũng phải thôi. Trong 3 
tháng, tôi dành thời gian để luyện đọc to mỗi sáng dưới cây phượng trong sân ký túc 
xá tôi đang ở (vì phòng tôi có đến 12 người trong 1 diện tích khoảng 30m2 và tôi không 
thể làm phiền mọi người lúc bình minh). Sau thời gian khổ luyện này, tôi thấy khả năng 
phát âm tiếng Anh của mình tốt hơn hẳn. 
2. Kỹ năng nghe của tôi cực kém vì tôi nghe sai tài liệu. Trước đây, tôi nghe theo lời 
khuyên là cứ nghe BBC News vào mỗi sáng và CNN vào mỗi tối thì khả năng nghe sẽ 
tiến bộ. Tôi làm theo và chỉ thấy mình ngủ ngon hơn khi nghe BBC News vào buổi 
sáng vì họ nói nhanh như gió thổi và tôi nghe chẳng hiểu gì! Mỗi buổi tối, tôi chăm chỉ 
lên phòng Nghe Nhìn của trường để xem CNN News và tôi chỉ nhìn hình và đoán biết 
nội dung! Tôi trầm cảm một thời gian vì nghĩ rằng năng lực của mình sao kém quá! 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  12 
Đến một ngày kia, tôi nhận ra rằng tôi cần nghe những tài liệu vừa với sức của tôi vào 
thời điểm đó như VOA Learning English hay BBC Learning English và xây dựng dần 
kỹ năng nghe lên những nấc thang cao hơn. 
3. Kỹ năng Viết của tôi mới chỉ dừng lại ở khả năng viết câu đúng ngữ pháp. Để viết luận 
tốt, tôi cần tìm đọc nhiều sách, báo bằng tiếng Anh để học hỏi từ ngữ, cách diễn đạt và 
phát triển vốn kiến thức xã hội yếu và thiếu của tôi. Tôi đi ra cửa hàng sách cũ ở đường 
Láng và lục tung khoảng 15 nhà sách để tìm các sách viết bằng tiếng Anh nhưng không 
có. Tôi quay trở lại cửa hàng sách cũ ở gần kỳ túc Đại học Quốc Gia và may mắn tìm 
được một cuốn sách nói về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Tôi đem về, đọc ngấu 
nghiến, ghi ra những từ ngữ, cấu trúc câu và tập viết lại nội dung của từng đoạn sách. 
Sau 2 tháng làm như vậy, tôi thấy mình chủ động hơn trong việc diễn tả ý tưởng khi 
viết. 
Tôi đã chia sẻ những cách học trên với 16000 thành viên của VinaQueens và tôi nhận được sự 
phản hồi rất tích cực từ nhiều bạn. Họ chia sẻ rằng đây là lần đầu tiên họ học tiếng Anh mà 
cảm thấy đơn giản, dễ áp dụng và có cảm hứng đến thế. Tôi mong rằng bạn cũng sẽ hoàn toàn 
làm chủ được quá trình học tập tiếng Anh của mình thông qua những phương pháp mà bạn sẽ 
được học trong những chương tiếp theo của cuốn sách này. 
Tại sao bạn phải sử dụng tiếng Anh lưu loát, tự tin? 
“Để thành công trong bất kỳ việc gì, điều ĐẦU TIÊN và QUAN TRỌNG NHẤT là bạn phải 
hiểu rất rõ LÝ DO VÌ SAO bạn theo đuổi nó.” ~ Victoria Quỳnh Giang 
Đây có thể là câu hỏi thừa với bạn vì bạn đang cầm trên tay cuốn sách này. Tôi tin chắc bạn 
phải có một lý do hoặc mục đích nào đó để tin rằng tiếng Anh quan trọng với bạn. Có thể là 
bạn muốn có công việc tốt hơn trong tương lai với mức lương cao hơn, điều kiện làm việc 
đãi ngộ hơn. Có thể bạn đang nuôi giấc mơ du học ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, 
Úc, New Zealand. Có thể bạn đang nhắm đến những vị trí công việc quản trị trong tập đoàn 
toàn cầu. Có thể bạn đang muốn tìm kiếm đối tác kinh doanh ở nước ngoài cho doanh nghiệp 
của bạn. Hoặc chỉ đơn giản, bạn muốn có thể dùng được tiếng Anh khi cần thiết. 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  13 
Dù lý do học tiếng Anh của bạn là gì đi chăng nữa, tôi xin chúc mừng bạn đã cầm trên tay 
cuốn sách này! Và tốt hơn nữa là bạn biến nó thành người bạn đồng hành trong 1-2 năm tới 
trên con đường chinh phục tiếng Anh của bạn. 
Sau khi bạn đã hiểu được lý do tại sao bạn phải thành thạo tiếng Anh, bạn cần xác định cho 
mình những MỤC TIÊU TÁO BẠO. Những mục tiêu này nên nằm ngoài khả năng hiện tại 
của bạn nhưng bạn cũng hiểu rằng, để đạt được những thay đổi rõ rệt, bạn phải vượt ra khỏi 
“vùng an toàn” của chính bạn. “Vùng an toàn” đang quy định tầm nhìn, niềm tin và những 
mục tiêu của bạn. Và chỉ khi bạn dám đặt ra những MỤC TIÊU TÁO BẠO, bạn sẽ phải suy 
nghĩ chiến lược hơn, hành động quyết liệt hơn và chiến đấu bền bỉ hơn. 
Có một câu nói rằng: “Vấn đề không phải là chúng ta không đặt ra mục tiêu to lớn và không 
đạt được chúng. Vấn đề là chúng ta đặt ra những mục tiêu nhỏ nhoi và đạt được chúng quá 
dễ dàng.” Chính sự dễ dàng trong tư tưởng làm cho chúng ta chỉ đặt ra những mục tiêu trong 
tầm với, làm cho chúng ta vẫn chỉ quẩn quanh với cuộc sống quen thuộc, đôi khi luẩn quẩn, 
nhàm chán. Hãy bứt phá, hãy phá vỡ vòng luẩn quẩn đó bằng cách đặt ra những MỤC TIÊU 
TÁO BẠO cho bạn trong tiếng Anh cũng như trong cuộc sống. Bạn có thể học chi tiết và cụ 
thể về cách đặt mục tiêu trong video đào tạo của tôi về “10 Kỹ năng quan trọng để thành 
công trong môi trường toàn cầu” qua link: 
trong-ky-nang-2/ 
Bạn cần phân bổ thời gian như thế nào để học tiếng Anh hiệu quả? 
“Bạn hãy nói cho tôi cách sử dụng thời gian của bạn và tôi sẽ nói cho bạn biết tương lai của 
bạn sẽ ra sao.” 
Đúng như thế! Thời gian chính là cuộc đời và nếu chúng ta biết sử dụng thời gian hiệu quả, 
chúng ta sẽ có khả năng cao hơn để có cuộc sống tốt đẹp. 
Bill Gates của thế giới hay bầu Đức, Phạm Nhật Vượng của Việt Nam cũng chỉ có 24 giờ hay 
1440 phút một ngày, không hơn, không kém. Tại sao họ lại có thể thành công hơn trong xã 
hội? Theo tôi, một phần quan trọng trong công thức thành công của họ là kỹ năng quản lý thời 
gian hiệu quả. 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  14 
Trong học tiếng Anh, việc phân bổ và quản lý thời gian quyết định sự thành hay bại của người 
học, đặc biệt là thời gian tự học. Tôi sẽ hướng dẫn bạn sắp xếp thời gian theo ngày và theo 
tuần để tiếng Anh trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, việc học tiếng Anh cũng như 
việc bạn ăn cơm, uống nước hàng ngày. Khi tiếng Anh đã thành phản xạ tự nhiên, thành quán 
tính, hãy đừng ngạc nhiên khi người khác khen “trình” tiếng Anh của bạn lên cao thế nhé! 
1. Phân bổ thời gian theo ngày 
Mỗi ngày bạn nên bỏ ra khoảng 30- 60 phút cho việc tự học tiếng Anh, chia ra thành 2 đợt: 
Đợt 1: 10- 15 phút vào buổi sáng để đọc to và học lướt nhanh lại các từ vựng đã học tối hôm 
trước. 
Đợt 2: 20-50 phút trong ngày khi bạn có thể dành thời gian hoàn toàn cho tiếng Anh, không 
bị sao nhãng bởi những công việc hay hẹn hò. Thời gian này bạn dùng để học từ vựng, viết 
nhật ký, luyện nghe, đọc hiểu và chuẩn bị bài cho thực hành đọc to vào sáng hôm sau. 
2. Phân bổ thời gian theo tuần 
Bạn hãy sắp xếp cho mình 1-3 buổi học trong tuần, mỗi buổi khoảng 90-120 phút (nhớ nghỉ 
giữa buổi từ 5-10 phút), trong không gian học tập mà bạn thấy thoải mái. Bạn sẽ dành khoảng 
thời gian quý báu này để hệ thống lại những điều đã học trong tuần, đọc sách tiếng Anh, học 
những kiến thức mới, viết về những điều bạn đã làm trong tuần, làm video clip để luyện nói. 
Mọi thành công đều có được từ sự cố gắng, kiên trì. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể phân bổ, sắp 
xếp cho mình thời gian hợp lý để học các kỹ năng tiếng Anh một cách hiệu quả, từ đó giúp 
bạn hình thành thói quen học tiếng Anh hiệu quả cho bản thân mình. Ngày qua ngày, vốn tiếng 
Anh của bạn sẽ tăng lên. Đó là điều chắc chắn. 
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về cách sử dụng thời gian hiệu quả, hãy học và làm theo bài giảng 
“Quản lý thời gian” qua link:  
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  15 
Chương 3: Lộ trình đến với sự THÀNH THẠO & TỰ TIN trong 
tiếng Anh 
“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân.” - Lão Tử 
Tôi nghĩ rằng trước khi bắt đầu một việc gì hay một hành trình nào trong cuộc đời, chúng ta 
phải có “lộ trình” hoặc “bản đồ” để biết được điểm đến cuối cùng và cách thức đến được với 
cái đích đó. Học tiếng Anh cũng thế, chúng ta cần phải biết được lộ trình học tập để có được 
kết quả tốt nhất. Dựa vào những kinh nghiệm cá nhân của tôi trong 19 năm học và dạy tiếng 
Anh cho người Việt, tôi đưa ra lộ trình học tập trong cuốn sách này qua 9 chiến lược như 
sau: 
 Chiến lược 1: Phát triển kỹ năng Phiên âm & Phát âm. Đây là 1 kỹ năng vô cùng 
quan trọng trong giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhưng bị lãng quên trong việc dạy và 
học tiếng Anh tại Việt Nam. Điều này cũng giải thích tại sao chúng ta nói tiếng Anh 
chưa lưu loát hoặc nói tiếng Anh theo cách đánh vần tiếng Việt hay tồi tệ hơn là nói 
“tiếng Anh bồi”. Trong chương này, tôi chỉ ra những lỗi sai cơ bản trong phát âm của 
người Việt và những cách cụ thể để giảm thiểu những lỗi sai đó. Ngoài ra, bài tập 
thực hành cũng giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của phiên âm – đọc to. 
 Chiến lược 2: Phát triển kỹ năng Đọc to - Nói. Tôi đưa ra những phương pháp 
luyện đọc to và nói tiếng Anh đơn giản với những tư liệu học tiếng Anh sẵn có quanh 
ta. 
 Chiến lược 3: Phát triển vốn Từ vựng tiếng Anh. Tôi đưa ra những bước cụ thể để 
bạn không chỉ nhớ lâu được từ vựng mà còn biết cách sử dụng chúng trong viết câu, 
lấy ví dụ. 
 Chiến lược 4: Phát triển kỹ năng Nghe. Tôi đưa ra những phương pháp nghe tiếng 
Anh đơn giản với những tư liệu học tiếng Anh sẵn có quanh ta. Việc thực hành nghe 
có thể bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên học tiếng Anh và bạn hoàn toàn có thể nghe 
được các âm sắc tiếng Anh vùng miền như Anh-Mỹ, Anh-Anh, Anh-Úc, vv 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  16 
 Chiến lược 5: Phát triển kỹ năng Đọc hiểu. Tôi chỉ ra cách thức đọc tài liệu tiếng 
Anh từ đơn giản đến nâng cao bằng những những tư liệu học tiếng Anh qua sách báo 
và trên Internet. 
 Chiến lược 6: Chinh phục Ngữ pháp tiếng Anh. Tôi hệ thống Ngữ pháp tiếng Anh 
theo tư duy logic và đơn giản để bạn có thể vượt qua rào cản ngữ pháp một cách dễ 
dàng. Những bài tập thực hành kèm theo cũng giúp bạn hiểu hơn về bản chất ngữ 
pháp tiếng Anh. 
 Chiến lược 7: Phát triển kỹ năng Viết. Tôi chỉ ra những cách tư duy và thực hành 
về Viết, đặc biệt là kiến thức về viết câu giúp bạn có thể áp dụng ngay vào trong cuộc 
sống hàng ngày và cảm thấy rằng viết tiếng Anh thực sự không phải cái gì đó cao siêu 
mà hết sức thân thuộc. 
 Chiến lược 8: Giao tiếp tiếng Anh trong thời đại Internet. Tôi chỉ cho bạn cách 
đưa tiếng Anh vào cuộc sống của bạn một cách tự nhiên như cơm ăn, nước uống hằng 
ngày. Bạn không cần phải du học ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc, 
Singapore để có cơ hội giao tiếp tiếng Anh. Thế giới tiếng Anh đang nằm trong tay 
bạn! 
 Chiến lược 9: Sử dụng tiếng Anh để thành công suốt đời. Tôi muốn khẳng định 
rằng tiếng Anh không phải là một môn học mà là 1 kỹ năng sống còn. Do vậy, kể cả 
khi bạn đạt TOEIC 800 hay IELTS 8.0 cũng không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn 
chinh phục được ngôn ngữ này. Nhiệm vụ của bạn là phải tìm ra được niềm đam mê 
của mình trong cuộc sống và dùng tiếng Anh như một công cụ để khám phá thế giới 
đam mê của bạn. 
Ngoài ra, tôi cũng muốn chia sẻ với bạn I.M.P.O.S.S.I.B.L.E. - 10 Tố chất để thành công. 
Sự thành thạo trong tiếng Anh giúp bạn mở ra chân trời mới về cơ hội công việc, kinh doanh 
và cuộc sống không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Tuy vậy, tiếng Anh chỉ là công cụ, 
bạn cần có Tư duy & Tố chất thành công để thực sự thành công! I.M.P.O.S.S.I.B.L.E. - 10 
Tố chất để thành công sẽ nâng tầm bạn lên một nấc cao hơn trên con đường chinh phục 
những đỉnh cao trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống của chính bạn. 
Bản thảo sách “9 CHIẾN LƯỢC HỌC TIẾNG ANH THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI VIỆT” 
Tác giả: Victoria Quỳnh Giang – Một trái tim cho Việt Nam  17 
Cuối cùng, trong chương kết “Hãy tin vào chính mình!”, tôi tóm tắt lại những gì chúng ta 
đã học trong cuốn sách và chia sẻ với bạn những suy nghĩ của tôi về bước tiếp theo bạn cần 
làm để luôn tạo được thế cạnh tranh cho chính bạn để sự thành công của bạn luôn vững bền 
cùng năm tháng. 
Có thể đọc đến đây, bạn nghĩ rằng “Sao lại nhiều thứ để học thế??? Sao lại không thể ngắn 
hơn, đơn giản hơn?” Nếu đây là tư duy của bạn, tôi khuyên bạn không nên đọc tiếp cuốn 
sách này nữa! Đơn giản là vì tôi không tin vào sự lười biếng khi chinh phục bất kỳ điều gì 
trong cuộc sống này và trở thành bậc thầy trong lĩnh vực đó. TINH THẦN HỌC HỎI và SỰ 
KIÊN TRÌ sẽ giúp bạn có được thành quả ấn tượng khi bạn ÁP DỤNG TRIỆT ĐỂ những gì 
tôi phổ biến trong cuốn sách này. 
Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại bạn ở Chương 14! 

File đính kèm:

  • pdf9_chien_luoc_hoc_tieng_anh_thanh_cong_cho_nguoi_viet_victori.pdf