Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến biến động sử dụng đất tại huyện miền núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai giai đoạn 1993-2006

Tóm tắt Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến biến động sử dụng đất tại huyện miền núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai giai đoạn 1993-2006: ... canh tác thảo quả có thể giảm bớt áp lực lên đất nông nghiệp và có thể ảnh hưởng đến lớp phủ rừng. Vì vậy chúng tôi coi “thảo quả” là một biến trong phân tích MLR. Trước khi đưa vào phân tích MLR cần kiểm tra sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (kiểm tra tương quan giữa các biến. Nếu...sẽ tăng 1.2 lần (10%=10 đơn vị, do đó Odds Ratio = e0,016*10=1,2) trong giai đoạn này. 3.4. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và du lịch Kết quả phân tích MLR ở trên đã chỉ ra rằng du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến biến động đất rừng và đất nông nghiệp bên cạnh cá... địa phương. Kết quả phỏng vấn cho thấy 78% số người được hỏi cho rằng du lịch đã giúp cuộc sống của họ khá lên và 56% nói rằng du lịch giúp họ nâng cao nhận thức. 4.2. Du lịch làm giảm áp lực lên đất rừng Kết quả phân tích MLR chỉ ra rằng tỉ lệ du lịch có mối tương quan âm với suy giả...

pdf14 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến biến động sử dụng đất tại huyện miền núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai giai đoạn 1993-2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lịch là một trong những nhân tố ảnh 
hưởng đến biến động đất rừng và đất nông 
nghiệp bên cạnh các yếu tố khác như dân tộc, 
địa hình, khả năng tiếp cận. Tuy nhiên, phương 
pháp trên không cho chúng ta cái nhìn chi tiết 
về ảnh hưởng của du lịch đến biến động sử 
dụng đất. Vì vậy, bước tiếp theo chúng tôi sẽ áp 
dụng phương pháp Phân tích thành phần chính 
(PCA) để phân tích kỹ hơn ảnh hưởng của yếu 
tố du lịch đến biến động sử dụng đất dựa trên 
dữ liệu phỏng vấn 512 hộ gia đình tại 25 thôn 
bản chìa khóa. Dữ liệu về biến động sử dụng 
đất tại các điểm chìa khóa được tính toán từ ảnh 
máy bay năm 1993 và ảnh SPOT năm 2006 với 
độ phân giải cao. 
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi qui logic đa bậc (MLR) (chỉ liệt kê các biến có tương quan 
với các loại hình biến động sử dụng đất với độ tin cậy 95%) 
Các loại hình biến động sử dụng đất Các nhân tố tác động đến biến 
động sử dụng đất 
Hệ số hồi 
qui 
Pr > Chi² 
Odds ratio 
Tỉ lệ du lịch -0,021 0,003 0,997 
Dân tộc Dao 0,32 0,046 1,377 
Độ cao -0,001 0 0,999 Suy giảm rừng 
Độ dốc 0,028 <0,0001 1,028 
Độ dốc -0,014 <0,0001 0,986 
Diện tích thảo quả/hộ gia đình -0,147 0,029 0,863 
Phá rừng 
Dân tộc Tày -0,575 0,008 0,562 
Độc dốc 0,009 <0,0001 1,009 
Tốc độ tăng dân số -0,083 0,012 0,921 Phục hồi rừng 
Dân tộc Dáy -1,078 0,038 0,34 
Độ cao -0,001 0,038 0,999 
Độ dốc -0,085 <0,0001 0,919 
Mở rộng ruộng bậc thang 
Dân tộc Tày -2,524 0,039 0,080 
Tỉ lệ du lịch 0,015 0,026 1,015 
Tỉ lệ nghèo 0,01 0,045 1,01 
Khoảng cách đến đường giao 
thông 
-0,001 0 0,999 Bỏ hoang đất canh tác 
Khoảng cách đến sông suối 0,001 0,046 1,001 
H.T.T. Hương và nnk. /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30, Số 2 (2014) 1-14 9 
Kết quả phân tích PCA một lần nữa khẳng 
định có mối tương quan giữa nhân tố du lịch 
với biến động đất rừng và đất nông nghiệp. Như 
phần trên đã trình bày, các biến liên quan đến 
du lịch gồm: tỉ lệ số người tham gia du lịch, số 
ngày tham gia du lịch/năm, thu nhập du 
lịch/năm, thu nhập du lịch/tổng thu nhập của hộ 
gia đình, tỉ lệ số người tham gia vào từng hoạt 
động du lịch (bán hàng rong, dệt thổ cẩm, 
hướng dẫn viên, làm trong nhà hàng, khách 
sạn,). Các biến này được tính trung bình cho 
từng thôn bản. 
a. Du lịch và biến động đất rừng 
Nếu như phân tích MLR cho thấy tỉ lệ số hộ 
tham gia du lịch có tương quan tỉ lệ nghịch với 
“suy giảm rừng” thì phân tích PCA lại cho thấy 
tỉ lệ số người tham gia vào du lịch tỉ lệ thuận 
với “phục hồi rừng” (bảng 4). 
Những thôn bản nào có tỉ lệ số người tham 
gia vào du lịch càng cao thì tỉ lệ rừng phục hồi 
càng cao. Như vậy kết quả của cả 2 phương 
pháp đều khẳng định một điều: du lịch là một 
nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc bảo vệ 
và duy trì nguồn tài nguyên rừng ở Sa Pa. 
Ngoài ra, kết quả phân tích PCA còn cho thấy 
khả năng phục hồi rừng có mối tương quan 
thuận với các hoạt động du lịch như bán hàng 
rong và hướng dẫn viên du lịch (bảng 4). 
Kết quả phân tích PCA ở hình 6 cho thấy sự 
đối lập giữa các dân tộc trong việc tham gia du 
lịch và biến động đất rừng. Trục đầu tiên thể 
hiện sự đối lập giữa dân tộc H’mông và Dao. 
Nhóm dân tộc H’mông đặc trưng bởi tỉ lệ thu 
nhập du lịch cao, số ngày tham gia du lịch 
nhiều và biến động đất rừng mạnh mẽ thì ở 
nhóm dân tộc Dao lại ngược lại. Trục thứ 2 thể 
hiện sự đối lập giữa nhóm dân tộc H’mong và 
Kinh trong việc tham gia du lịch. 
Bảng 4. Mối tương quan giữa các biến du lịch với biến động sử dụng đất trong phân tích thành phần chính (PCA) 
Biến động sử dụng đất Biến du lịch Hệ số tương quan 
Tỉ lệ số người hoạt động du lịch 0.5* 
Tỉ lệ số người bán hàng rong 0.47* Phục hồi rừng 
Tỉ lệ số người làm hướng dẫn viên 0.56** 
Bỏ hoang đất canh tác 
Tỉ lệ thu nhập du lịch trong tổng thu nhập 
của hộ gia đình 
0.59** 
* Tương quan chặt với độ tin cậy 95%, ** Tương quan chặt với độ tin cậy 99% 
Hình 6. Kết quả phân tích PCA giữa các biến dân tộc; tỉ lệ tham gia, thời gian tham gia, thu nhập du lịch 
và biến động đất rừng 
H.T.T. Hương và nnk. /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30, Số 2 (2014) 1-14 
10 
Hình 7. Kết quả phân tích PCA giữa các biến dân tộc; tỉ lệ tham gia, thời gian tham gia, thu nhập du lịch và 
biến động đất nông nghiệp. 
Cùng tham gia du lịch nhưng nhóm người 
Kinh đạt được thu nhập du lịch/người/năm cao 
hơn trong khi nhóm người H’mông lại có tỉ lệ 
du lịch trong tổng thu nhập cao hơn. Điều đó 
chứng tỏ người Kinh đạt được thu nhập du lịch 
cao hơn người H’mông nhưng thu nhập từ du 
lịch không phải là nguồn thu duy nhất của họ. 
Trong khi đối với người H’mông tuy thu nhập 
từ du lịch không cao bằng người Kinh nhưng 
đây là nguồn thu quan trọng. 
b. Du lịch và biến động đất nông nghiệp 
Kết quả phân tích PCA ở hình 7 cho thấy 
nếu tỉ lệ tham gia du lịch và các loại hình du 
lịch có mối tương quan với biến động đất rừng 
thì tỉ lệ thu nhập du lịch trong tổng thu nhập của 
hộ gia đình lại có mối tương quan tỉ lệ thuận 
với tỉ lệ bỏ hoang đất canh tác. Điều đó có 
nghĩa khi tỉ lệ thu nhập từ du lịch của hộ gia 
đình càng cao thì họ có xu hướng bỏ hoang một 
phần đất canh tác. 
Kết quả phân tích PCA ở hình 7 cũng cho 
thấy có sự đối lập giữa dân tộc H’mông và Dao 
trong việc tham gia vào du lịch và tỉ lệ đất bỏ 
hoang. Nếu nhóm người H’mông có tỉ lệ thu 
nhập du lịch trong tổng thu nhập của hộ gia 
đình cao hơn và tỉ lệ đất bỏ hoang cao hơn thì 
nhóm người Dao lại ngược lại. Do đề tài chỉ 
tiến hành khảo sát ở những xã nông nghiệp nơi 
có rất ít người Kinh cư trú, hơn nữa người Kinh 
phần lớn hoạt động sản xuất phi nông nghiệp 
nên kết quả phân tích không cho thấy mối 
tương quan giữa du lịch và biến động sử dụng 
đất ở nhóm người Kinh. 
4. Thảo luận 
4.1. Du lịch làm thay đổi sự phân công lao 
động xã hội và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình 
Về mặt truyền thống, lao động của các dân 
tộc thiểu số chủ yếu được chia theo giới [16]. 
Tên các biến: 
Dân tộc 
Hmong: Dân tộc H’mông 
Dao: Dân tộc Dao 
Kinh: Dân tộc Kinh 
Biến động đất nông nghiệp 
LUC4: Mở rộng diện tích ruộng bậc thang 
LUC7: Bỏ hoang đất canh tác (nương rẫy) 
Du lịch 
T1: Tỉ lệ số người tham gia du lịch 
T2: Số ngày tham gia du lịch/người/năm 
T3: Thu nhập du lịch/người/năm 
T4: Tỉ lệ thu nhập du lịch/tổng thu nhập 
H.T.T. Hương và nnk. /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30, Số 2 (2014) 1-14 11 
Phụ nữ đảm nhiệm các công việc như nội trợ, 
đồng áng, may vá, thêu thùa, Đàn ông phụ 
trách các công việc nặng nhọc hơn như: đi 
rừng, làm nhà, gia công công cụ lao động [17, 
18]. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của 
du lịch, số lượng phụ nữ dân tộc thiểu số tìm 
được công việc ổn định tại các khách sạn và 
nhà hàng tăng lên. Việc bán hàng thổ cẩm và 
làm hướng dẫn viên du lịch cũng phát triển 
mạnh trở thành một nghề chứ không còn là việc 
làm thêm lúc nhàn rỗi [16]. Theo kết quả phỏng 
vấn tháng 7/2012, thu nhập trung bình từ việc 
bán hàng rong là 14,8 triệu đồng/người/năm, từ 
hướng dẫn viên là 20,4 triệu đồng/người/năm, 
cao hơn rất nhiều so với thu nhập từ nông 
nghiệp (5-10 triệu đồng/người/năm) (kết quả 
phỏng vấn tháng 7/2012). 
Do sự phát triển của du lịch chủ yếu tạo cơ 
hội việc làm cho phụ nữ dẫn đến sự thay đổi 
trong phân công lao động xã hội. Một hình thức 
phân công lao động xã hội mới xuất hiện, đó là 
người vợ đi ra ngoài kiếm tiền hỗ trợ gia đình, 
người chồng sẽ ở nhà phụ trách công việc đồng 
áng và chăm sóc con cái. 
Du lịch không những làm thay đổi sự phân 
công lao động xã hội mà còn thay đổi cả cơ cấu 
thu nhập của các hộ gia đình. Theo kết quả 
phỏng vấn, thu nhập du lịch chiếm tới 66% tổng 
thu nhập tiền mặt của các hộ gia đình. Điều đó 
có nghĩa du lịch đã trở thành một nguồn thu 
quan trọng của người dân địa phương. Kết quả 
phỏng vấn cho thấy 78% số người được hỏi cho 
rằng du lịch đã giúp cuộc sống của họ khá lên và 
56% nói rằng du lịch giúp họ nâng cao nhận 
thức. 
4.2. Du lịch làm giảm áp lực lên đất rừng 
Kết quả phân tích MLR chỉ ra rằng tỉ lệ du 
lịch có mối tương quan âm với suy giảm rừng. 
Hay nói cách khác là khả năng xảy ra chặt phá 
rừng sẽ giảm khi tỉ lệ số hộ tham gia vào du lịch 
tăng. Đồng thời kết quả phân tích PCA cũng cho 
thấy có mối tương quan thuận giữa tỉ lệ số người 
tham gia du lịch với sự phục hồi rừng. 
Kết quả từ 2 phương pháp giúp chúng ta 
khẳng định rằng du lịch là một nhân tố có tác 
động tích cực đến việc duy trì và bảo vệ tài 
nguyên rừng. 
Theo kết quả phỏng vấn các hộ gia đình tại 
điểm nghiên cứu chìa khóa, có tới 12% số 
người trong độ tuổi lao động tham gia vào hoạt 
động du lịch. Phần lớn trong số họ tham gia vào 
bán hàng rong, dệt thổ cẩm và làm hướng dẫn 
viên du lịch (chiếm 91,3% tổng số người hoạt 
động du lịch). Những hoạt động này chiếm khá 
nhiều thời gian: 210 ngày/năm đối với hoạt 
động bán hàng rong, 250 ngày/năm đối với dệt 
thổ cẩm và 205 ngày/năm đối với nghề hướng 
dẫn viên du lịch. Hơn nữa, những hoạt động du 
lịch như bán hàng rong và làm hướng dẫn viên 
du lịch đòi hỏi người dân phải làm việc cách xa 
nơi ở, chủ yếu tập trung tại thị trấn Sa Pa. Vì 
vậy họ hầu như không còn thời gian để vào 
rừng khai thác lâm sản. Hơn nữa, nguồn thu 
nhập từ rừng dần dần trở nên không còn quan 
trọng đối với người dân địa phương do họ đã có 
nguồn thu bổ sung từ du lịch cao hơn. Đây là cơ 
hội làm hạn chế sự khai thác rừng và giúp rừng 
phục hồi tốt hơn. 
Mặt khác, rừng được bảo vệ tốt hơn nhờ lệ 
phí thu được từ các điểm tham quan du lịch như 
núi Hàm Rồng hay đỉnh Phan Xi Păng hoặc 
thuế thu được từ hoạt động kinh doanh nhà 
hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, [8]. Năm 
2010, một trung tâm du lịch sinh thái trực thuộc 
Ban quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên đã 
được thành lập. Lệ phí tham quan tại các điểm 
du lịch được trích 15% phục vụ cho công tác 
bảo tồn. Bên cạnh đó, các xã thường xuyên tổ 
chức “lễ ăn thề” bảo vệ rừng thiêng và tổ chức 
các chương trình vệ sinh làng bản khuyến khích 
cộng đồng địa phương cũng như khách du lịch 
tham gia. 
H.T.T. Hương và nnk. /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30, Số 2 (2014) 1-14 
12 
4.3. Du lịch thúc đẩy thâm canh nông nghiệp 
Việc dân số tăng nhanh đã làm cho đất nông 
nghiệp trở thành vấn đề cấp bách, đất đai sẵn có 
để mở rộng ruộng bậc thang ngày càng ít ỏi 
[16]. Tuy nhiên ở Sa Pa từ đầu thập kỷ 90 đến 
nay, nhờ áp dụng hiện đại hóa nông nghiệp như 
trồng các giống lúa mới năng suất cao cũng như 
sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu mà mâu thuẫn 
này đã được giải quyết. Tuy nhiên, việc hiện đại 
hóa nông nghiệp chỉ được áp dụng phổ biến từ 
khi có nguồn thu nhập bổ sung từ du lịch. Kết 
quả phân tích PCA cho thấy có mối tương quan 
thuận giữa tỉ lệ thu nhập du lịch với chi phí đầu 
tư cho nông nghiệp. Khi các hộ gia đình kiếm 
được càng nhiều tiền từ hoạt động du lịch thì họ 
sẽ đầu tư nhiều cho sản xuất nông nghiệp như 
mua lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu giúp 
cho năng suất cao hơn. Ngày nay, người dân địa 
phương chỉ tập trung thâm canh trên những 
thửa ruộng bậc thang và bỏ hoang một phần 
nương rẫy năng suất thấp để phục hồi thành 
rừng. Trong tương lại tại những khu rừng tái 
sinh này, người dân sẽ trồng thảo quả, một loại 
cây cho thu nhập khá cao mà không mất nhiều 
công chăm bón, đầu tư. Có thể nói du lịch đã 
giúp giảm dần phương thức canh tác nương rẫy 
vốn được coi là hệ thống canh tác kém bền 
vững trên đất dốc mà Nhà nước đang hạn chế 
dần phương thức canh tác này [19]. Một lần 
nữa, chúng ta có thể khẳng định rằng sự phát 
triển của du lịch đã hỗ trợ cho hiện đại hóa 
nông nghiệp, giúp người dân địa phương giải 
quyết được phần nào sự thiếu hụt lượng thực và 
giúp cho việc sử dụng đất nông nghiệp bền 
vững, hiệu quả hơn. 
Kết luận 
Kết quả phân loại ảnh từ ảnh Landsat cho 
toàn huyện Sa Pa và từ ảnh máy bay và SPOT 
cho các điểm chìa khóa đều cho thấy hiện tượng 
phá rừng đã giảm trong thời kỳ 1993-2006. Cả 
hai phương pháp phân tích thống kê thực hiện 
trên 2 cơ sở dữ liệu không gian khác nhau: một 
từ nguồn ảnh Landsat với độ phân giải trung 
bình, một từ nguồn ảnh máy bay và ảnh SPOT 
với độ phân giải cao đều khẳng định du lịch là 
một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực 
đến biến động lớp phủ rừng và đất nông nghiệp. 
Phương pháp phân tích hồi qui logic đa bậc 
MLR cho thấy biến động lớp phủ mặt đất tại 
huyện Sa Pa trong giai đoạn 1993-2006 là kết 
quả tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm cả 
nhân tố địa lý tự nhiên, khả năng tiếp cận và 
nhân tố kinh tế-xã hội. Trong đó du lịch là nhân 
tố nổi trội làm giảm sự suy giảm rừng và làm 
tăng tỉ lệ bỏ hoang đất canh tác. 
Kết quả phân tích thành phần chính PCA 
dựa trên nguồn dữ liệu điều tra xã hội học tại 
các thôn bản chìa khóa cho thấy tỉ lệ phục hồi 
rừng có tương quan với những hoạt động du 
lịch chiếm nhiều thời gian của người dân địa 
phương như bán hàng rong và làm hướng dẫn 
viên du lịch. Trong khi thu nhập từ du lịch lại 
ảnh hưởng đến tỉ lệ bỏ hoang đất canh tác theo 
tỉ lệ thuận. Như vậy kết quả nghiên cứu của đề 
tài khẳng định rằng du lịch là một nhân tố có 
ảnh hưởng tích cực đến việc duy trì nguồn tài 
nguyên rừng tại huyện Sa Pa giai đoạn 1993-
2006. Bên cạnh đó, du lịch còn thúc đẩy hiện 
đại hóa nông nghiệp và giúp cho việc sử dụng 
đất nông nghiệp hiệu quả hơn. Đó là bỏ hoang 
những khu vực nương rẫy cằn cỗi để phục hồi 
thành rừng và đầu tư nhiều hơn cho ruộng bậc 
thang để thu được năng suất lương thực cao 
hơn. 
Lời cảm ơn 
Bài báo được hoàn thành trong khuôn khổ 
đề tài Nghị định thư Việt – Bỉ: “Nghiên cứu tác 
H.T.T. Hương và nnk. /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30, Số 2 (2014) 1-14 13 
động của hoạt động kinh tế - xã hội tới biến 
động sử dụng đất và môi trường tự nhiên trong 
khung cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu (Nghiên 
cứu trường hợp tại Đồng bằng sông Hồng và 
vùng núi Tây Bắc Việt Nam)” và đề tài 
NAFOSTED“Nghiên cứu biến đổi môi trường 
khu vực Tây Bắc dưới ảnh hưởng của biến đổi 
khí hậu bằng công nghệ viễn thám và GIS”, mã 
số 105.06-2012.20. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Tugault-Lafleur C. Diversifying Livelihoods: 
Hmong use and Trade of Forest Products in 
Northern Vietnam. PhD Thesis. Montreal, 
Canada: McGill University, 2007. 
[2] Meyfroidt P. Forest Transition in Vietnam : 
Evidence, Theory and Social-Ecological 
Feedbacks. PhD thesis. Université Catholique de 
Louvain, Belgium, 2009. 
[3] Meyfroidt P and Lambin EF. Forest transition in 
Vietnam and its environmental impacts. Global 
Change Biology 14(6):1319–1336, 2008b. 
[4] Meyfroidt P, Lambin EF.. The causes of the 
reforestation in Vietnam. Land Use Policy 
25(2):182-197, 2008a. 
[5] Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2010 
[6] Stubblefield, L., Rendel, P. & Preddy, H. (eds), A 
Survey of Ethnic Groups within Nui Hoang Lien 
Nature Reserve, Sa Pa District. Frontier Vietnam: 
pp 1, 1994. 
[7] Grindley, M. (ed.). Constraints and Opportunities 
for a Nature Trail and Visitor Centre within the 
Hoang Lien Mountains Nature Reserve, Sa Pa 
District A Fesibility Study. Frontier Vietnam, 
1998 
[8] Tordoff, A., Swan, S., Grindley, M. & Siurua, H. 
(eds), Hoang Lien Nature Reserve Conservation 
Evaluation 1997/98. Frontier Vietnam: pp viii, 86, 
1999. 
[9] Turner S. Making a Living the Hmong Way: An 
Actor-Oriented Livelihoods Approach to 
Everyday Politics and Resistance in Upland 
Vietnam. Annals of the Association of American 
Geographers 102(2):403-422, 2011. 
[10] Nguyễn An Thịnh, Phân tích cấu trúc sinh thái 
cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm 
nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Luận 
án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội, 2007. 
[11] Richter, R. Atmospheric/Topographic Correction 
for Satellite Imagery—ATCOR-2/3 User Guide, 
Version 8.0. Switzerland: ReSe Applications 
Schla ¨pfer, 2011. 
[12] Vũ Kim Chi, Nguyễn Thị Thu Trang, Hoàng Thị 
Thu Hương, Áp dụng mô hình phân tích hồi quy 
logic đa bậc trong phân tích không gian về sự suy 
giảm tài nguyên rừng huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 
Hội nghị Địa lý toàn quốc năm 2012, 2012. 
[13] Vu Kim Chi. Land use change in the Suoi Muoi 
catchment. PhD thesis. KULeuven, Belgium, 
2007. 
[14] Bryant and Yarnold (1995). Principal components 
analysis and exploratory and confirmatory factor 
analysis. In Grimm and Yarnold, Reading and 
understanding multivariate analysis. American 
Psychological Association Books. 
[15] Castella, J. C, Pham Hung Manh, Suan Pheng 
Kamb, Lorena Villanob, Nathalie Rachel 
Tronchea, Analysis of village accessibility and its 
impact on land use dynamics in a mountainous 
province of northern Vietnam. Applied 
Geography 25 (2005): pp 308–326, 2005. 
[16] Dương Bích Hạnh. Sự thay đổi các mối quan hệ 
lao động ở một bản H’mong tại Sa Pa, Tây Bắc 
Việt Nam. Trong “Thomas Sikor, Jenny 
Sowerwine, Jeff Romm, Nghiêm Phương Tuyến. 
Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao 
Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và 
Môi Trường, Trang 85-97, 2008. 
[17] Cooper, Robert, Resource Scarcity and the 
H’mong Response: Patterns of Settlement and 
Economy in Transition. National University of 
Singapore Press, Singapore.4. David S.Moore, 
George P.McCabe, 2001. Introduction to the 
practice of statistics, third edition. pp 730, 1984. 
[18] Symonds, Patricia V., Calling in the Soul: Gender 
and the Cycle of Life in a H’mong Village 
University of Washington Press, Seatle and 
London, 2004. 
[19] Castella J.C, Nathalie Rachel Tronche, Vũ 
Nguyên, Biến động cảnh quan tại huyện Chợ Đồn 
trong thời kỳ đổi mới (1990-2000) và hệ quả của 
chúng tới việc quản lý bền vững tài nguyên thiên 
nhiên tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 
trong: (J.C. Castella và Đặng Đình Quang chủ 
biên) Đổi mới ở vùng miền núi. Chuyển đổi sử 
dụng đất và chiến lược sản xuất của nông dân tỉnh 
Bắc Kạn, Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 
Việt Nam. 149-173), 2002. 
H.T.T. Hương và nnk. /Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30, Số 2 (2014) 1-14 
14 
The Impact of Tourism Development on Land Cover Change 
in Mountainous Area: A Case Study in Sa Pa District, Lào Cai 
Province, Vietnam in Period 1993-2006 
Hoàng Thị Thu Hương1,2,3, Vũ Kim Chi4, Anton Van Rompeay2, 
Veerle Vanacker3, Isaline Jadin3 
1Faculty of Geography, VNU University of Science, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hanoi, Vietnam 
2Division of Geography, Department of Earth and Environmental Sciences, K.U. Leuven 
3Earth and Life Institute, Georges Lemaître Center for Earth and Climate Research, 
Université Catholique de Louvain 
4 VNU Institute of Vietnamese Studies and Development Sciences, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Northern mountainous region of Vietnam has been known as tourism attraction area. 
Since 1990s, Vietnam has become increasingly more open to international tourism, and the domestic 
tourism market has also expanded. This research was carried out in Sa Pa District, a famous tourism 
area in Lào Cai province in order to test if tourism development is a driver of land cover change. The 
statistical analyses were applied at district and village level to find out the relationship between 
tourism development and land cover change. The results have confirmed that tourism positively relates 
to reforestation as well as agricultural abandonment and negatively to forest degradation in the study 
area. Interview also was applied to get an insight understanding of the mechanism by which tourism 
impacts on land cover changes. The development of tourism has created more jobs, increased incomes 
for local people, supported agricultural intensification that lead to land abandonment in the marginal 
area. 
Keywords: Tourism, land use/cover change, statistical analysis, livelihood, Sa Pa. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_phat_trien_du_lich_den_bien_dong_su_dung_dat_t.pdf