Bài giảng Bệnh bụi phổi - Amiăng - Nguyễn Đình Trung

Tóm tắt Bài giảng Bệnh bụi phổi - Amiăng - Nguyễn Đình Trung: ...HỨNG LÂM SÀNG: • KHÓ THỞ, LÚC ĐẦU LÀ KHÓ THỞ GẮNG SỨC. • ĐAU NGỰC CÓ THỂ XUẤT HIỆN DO PHẢN ỨNG MÀNG PHỔI. • Ở GIAI ĐOẠN SỚM: • KÍCH THÍCH PHẾ QUẢN HAY VPQM PHỐI HỢP, • HO VÀ KHẠC ÍT ĐỜM; LÚC ĐẦU THƯỜNG HO KHAN. • CNHH BIẾN ĐỔI: GIẢM DUNG DỊCH PHỔI TOÀN PHẦN HAY DUNG TÍCH SỐNG LÀ CHỦ YẾU, KHÔ... PHẾ QUẢN: - U TRUNG BIỂU MÔ (MESOTHELIOMA) 4. CHAI DA: CÁC SỢI AMIĂNG QUA DA DỄ DÀNG, ĐẶC BIỆT QUA DA NGÓN TAY CÔNG NHÂN KHI BỐC AMIĂNG VÀO BAO. DA TAY BỊ KÍCH THÍCH, HÌNH THÀNH CHAI DA, PHẢI TRÍCH. KHÔNG GẶP TRƯỜNG HỢP NÀO UNG THƯ DA. VI. BIẾN CHỨNG 1. UNG THƯ PHỔI (UNG THƯ THƯỢNG BÌ - CARC...ỐI U PHÁT TRIỂN ĐẾN MÀNG TIM. • KHI BỆNH TIẾN TRIỂN, BỆNH NHÂN SÚT CÂN. TRƯỜNG HỢP U MÀNG PHỔI, ĐAU NGỰC DỮ DỘI, KHÓ THỞ NGÀY CÀNG TĂNG. • TRƯỜNG HỢP UNG THƯ MÀNG BỤNG, CỔ CHƯỚNG XUẤT HIỆN, BỆNH NHÂN SUY DINH DƯỠNG VÀ MẤT CHẨN ĐOÁN 1. YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP CÔNG NHÂN LÀM NGHỀ PHẢI TIẾP ...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh bụi phổi - Amiăng - Nguyễn Đình Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH BỤI PHỔI - AMIĂNG
(ASBESTOSIS)
ThS, BS. Nguyễn Đình Trung
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
- Bệnh bụi phổi - amiăng do thở hít bụi amiăng.
- Amiăng được dùng để dệt các vật liệu khâm liệm xác chết và làm
bấc đèn.
- 50 sau Công nguyên, Pliny đã nhắc đến thợ dệt sản xuất bấc đèn
bằng amiăng, họ đeo khẩu trang để tránh thở hít bụi.
- Sử dụng amiăng ngày càng tăng trong nhiều ngành công nghiệp
làm cho số người tiếp xúc và có nguy cơ mắc bệnh hàng năm ngày
càng lớn.
- Nguy cơ ung thư phổi ngày càng nhiều trong số công nhân tiếp
xúc amiăng.
- ở Việt Nam, đầu những năm 70 đã phát hiện được một trường
hợp bệnh BP - amiăng ở nhà máy fibro-ximăng (5,5%) nhưng chưa
chắc chắn.
Amiăng hay Asbest là silicat kép Ca và Mg ở dạng sợi trong thiên
nhiên. Có hai loại amiăng chính là serpentin và amiphibol.
* Nhóm amphibol:
1. Crocidolit: (amiăng xanh) Na2O, Fe2O3, 3FeO, 8SiO2, H2O là
loại hay gây ung thư
2. Amosit: 5,5FeO, 1,5MgO, 8SiO2, H2O
3. Anthophylit: 7MgO, 8SiO2, H2O
4. Tremolit: 2CaO, 5MgO, 8SiO2, H2O
5. Actinolit: 2CaO, 4MgO, FeO, 8SiO2, H2O
* Nhóm serpentin:
Chrysotil: (amiăng trắng) 3MgO, 2SiO2, 2H2O
CƠ CHẾ SINH BỆNH
SỢI AMIĂNG NGẮN (DƯỚI 5 M) DỄ BỊ THỰC BÀO.
CÁC SỢI AMIĂNG (CHRYSOTIL) DÀI TRÊN 10M CŨNG BỊ
THỰC BÀO NHƯNG MỘT PHẦN Ở NGOÀI ĐẠI THỰC BÀO VÀ
LÀM TĂNG SỰ THẨM THẤU CỦA MÀNG TẾ BÀO.
MẶT KHÁC TRONG TRƯỜNG HỢP NHƯ VẬY, CÓ THỂ NHIỀU
ĐẠI THỰC BÀO GẮN VÀO CÁC SỢI AMIĂNG QUÁ DÀI.
Cơ chế sinh bệnh BP - amiăng khác với bệnh BP - silic và bệnh BP -
than.
Bụi thạch anh khác bụi amiăng:
- Không có hoặc có rất ít độc tính với đại thực bào,
- Không có sự tiêu hủy đại thực bào sau khi thực bào
nhưng sự xơ hóa vẫn xuất hiện.
ở bệnh nhân BP - amiăng, lượng bụi amiăng trong phổi rất ít, chỉ
khoảng 0,001-0,6% trọng lượng phổi (Nagelschmidt, 1965) và không
có liên quan rõ rệt với tình trạng xơ hóa.
GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
1. ĐẠI THỂ
• KHI BỆNH NẶNG, PHỔI NHỎ LẠI, TÁI NHỢT, RẮN CHẮC
NHƯ CAO SU. MÀNG PHỔI DÀY LÊN, MẤT ĐỘ TRONG DO
XƠ HÓA, GẶP NHIỀU Ở PHẦN DƯỚI. CÓ THỂ TỪNG VÙNG
BỊ XƠ HÓA - TRONG, SỤN CỨNG.
• KHI CẮT PHỔI, DO XƠ HÓA MÀNG PHỔI NÊN CÁC BỜ
MÀNG PHỔI RÕ RỆT, CÁC CHỖ XƠ HOÁ MÀU
XÁM.TRONG VÙNG XƠ HÓA, CÓ CÁC HỐC NHỎ KHOẢNG
3-8 MM.
• CÒN THẤY KHÍ THŨNG VÀ THƯỜNG Ở PHẦN DƯỚI PHỔI.
• GIÃN PHẾ QUẢN ĐÔI KHI GẶP Ở VÙNG XƠ HÓA NẶNG.
• HẠCH RỐN PHỔI KHÔNG TO RA.
2. Vi thể
• Trong các phế nang và phế quản nhỏ, các sợi amiăng và đại thực
bào tập trung, các sợi lưới bao bọc đại thực bào và bụi amiăng.
• Sự xơ hóa tạo keo thay thế các sợi lưới và làm tắc các phế nang.
• Các phế quản nhỏ ở tình trạng viêm tắc, ở những vùng xơ hóa dày
đặc, cấu trúc phế nang hoàn toàn là một khối tạo keo.
• Nhiều đại thực bào, một số chứa các sợi amiăng ngắn, ở trong đại
thực bào, một số chứa các sợi amiăng ngắn, ở trong các phế nang
lân cận, vách các phế nang này cũng dày lên do xơ hóa và thấm
nhiễm tế bào.
• Các tổn thương xơ hóa phần lớn là xơ hóa - rong, lan tỏa, đồng tâm
đôi khi có thể bị hoại tử hoặc vôi hóa và kết hợp với viêm nội mạc
động mạch.
• Giữa các thùy phổi, có khí thũng.
• Trong các hạch rốn phổi có ít bụi và xơ hóa ít.
Hình ảnh tổn thương bụi phổi- amiăng
Hình ảnh Hạt silico
IV. TRIỆU CHỨNG
• TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
• KHÓ THỞ, LÚC ĐẦU LÀ KHÓ THỞ GẮNG SỨC.
• ĐAU NGỰC CÓ THỂ XUẤT HIỆN DO PHẢN ỨNG MÀNG
PHỔI.
• Ở GIAI ĐOẠN SỚM:
• KÍCH THÍCH PHẾ QUẢN HAY VPQM PHỐI HỢP,
• HO VÀ KHẠC ÍT ĐỜM; LÚC ĐẦU THƯỜNG HO KHAN.
• CNHH BIẾN ĐỔI: GIẢM DUNG DỊCH PHỔI TOÀN PHẦN
HAY DUNG TÍCH SỐNG LÀ CHỦ YẾU, KHÔNG CÓ DẤU
HIỆU TẮC NGHẼN.
 KHÁM LÂM SÀNG PHÁT HIỆN ĐƯỢC:
- GIỚI HẠN CỬ ĐỘNG LỒNG NGỰC.
- GIẢM RÌ RÀO PHẾ NANG.
- ĐÔI KHI THẤY CÁC RAN NỔ Ở HAI ĐÁY PHỔI (2/3 CÁC
TRƯỜNG HỢP).
 Triệu chứng Xquang:
Hình ảnh Xquang bệnh BP - amiăng hay thay đổi
và không đặc hiệu như các bệnh bụi phổi khác.
Chẩn đoán trên phim X- quang thông thường tư thế
(sau – trước) hoặc trên phim chup CT chất lượng
cao.
- Các đám mờ không đều, nhỏ
- Bờ trái của tim mờ đi
- Màng phổi vôi hóa
- Các mảng màng phổi (plaques - pleurales)
- Dày màng phổi
Các tổn thương màng phổi
BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
• Ở BỆNH NHÂN BP - AMIĂNG CHỦ YẾU GẶP HỘI CHỨNG HẠN
CHẾ,
• HỆ SỐ TIFFENEAU BÌNH THƯỜNG.
• BÃO HÒA OXY TRONG MÁU ĐỘNG MẠCH:
• BÃO HÒA HƠI THẤP HƠN BÌNH THƯỜNG LÚC NGHỈ
• TÌNH TRẠNG MẤT BÃO HÒA NGHIÊM TRỌNG LÚC GẮNG
SỨC,
• TỰ GIẢM OXY TỔ CHỨC CHỨNG TỎ BỆNH NẶNG.
• TĂNG CO2 TRONG MÁU ÍT GẶP HƠN TRONG BỆNH BP -
SILIC NHIỀU.
• Ở GIAI ĐOẠN SỚM CỦA BỆNH: TĂNG THÔNG KHÍ KHI LAO
ĐỘNG DO GIẢM OXY TRONG MÁU VÀ GIẢM VẬN
CHUYỂN KHÍ.
• KHI XƠ HÓA TIẾN TRIỂN: BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
LÀ HỘI CHỨNG HẠN CHẾ VÀ BIẾN ĐỔI VẬN CHUYỂN KHÍ,
DUNG TÍCH TOÀN PHẦN GIẢM, THỂ TÍCH KHÍ CĂN BIẾN
ĐỔI ÍT
• HÚT THUỐC LÁ HAY PHỐI HỢP VIÊM PHẾ QUẢN TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH, CÓ HIỆN TƯỢNG TẮC NGHẼN ĐƯỜNG
THỞ. NHƯNG CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG CÓ THỂ CÓ SỰ TẮC
NGHẼN ĐƯỜNG THỞ NHỎ DO XƠ HÓA CÁC PHẾ QUẢN
NHỎ.
V. CÁC THỂ BỆNH
1. THỂ XƠ HÓA PHỔI: ĐÂY LÀ THỂ BỆNH THEO MÔ TẢ CỔ
ĐIỂN. THỂ NÀY THƯỜNG GẶP Ở NHỮNG CÔNG NHÂN
LAO ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM BỤI NGHIÊM
TRỌNG. SỰ XUẤT HIỆN SỚM HAY MUỘN CÁC DẤU HIỆU
LÂM SÀNG VÀ XQUANG TÙY THUỘC VÀO NỒNG ĐỘ BỤI.
2. CÓ THỂ TỔN THƯƠNG MÀNG PHỔI LÀNH TÍNH
- TRÀN DỊCH PHẾ MẠC, FIBRIN HUYẾT HAY XUẤT HUYẾT,
TIẾN TRIỂN BÁN CẤP, HAY TÁN PHÁT.
- CÁC MẢNG MÀNG PHỔI.
- VÔI HÓA MÀNG PHỔI, DÀY MÀNG PHỔI.
3. U ÁC TÍNH
- UNG THƯ PHẾ QUẢN:
- U TRUNG BIỂU MÔ (MESOTHELIOMA)
4. CHAI DA: CÁC SỢI AMIĂNG QUA DA DỄ DÀNG, ĐẶC BIỆT
QUA DA NGÓN TAY CÔNG NHÂN KHI BỐC AMIĂNG VÀO
BAO. DA TAY BỊ KÍCH THÍCH, HÌNH THÀNH CHAI DA, PHẢI
TRÍCH. KHÔNG GẶP TRƯỜNG HỢP NÀO UNG THƯ DA.
VI. BIẾN CHỨNG
1. UNG THƯ PHỔI (UNG THƯ THƯỢNG BÌ - CARCINOMA)
• GIỮA BỆNH BP - AMIĂNG VÀ UNG THƯ PHỔI CÓ MỐI LIÊN
QUAN. Ở ANH NĂM 1949, 14,7% CÔNG NHÂN NAM GIỚI MẮC
BỆNH BP - AMIĂNG BỊ CHẾT VÌ UNG THƯ PHỔI. TỶ LỆ TỬ
VONG DO UNG THƯ DẠ DÀY VÀ RUỘT GIÀ CAO Ở CÔNG
NHÂN TIẾP XÚC VỚI AMIĂNG. KEAL, 1960 VÀ GRAHAM,
1967, THẤY TỶ LỆ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG GẶP NHIỀU Ở
CÔNG NHÂN TIẾP XÚC AMIĂNG.
2. RỐI LOẠN HỆ THỐNG TẠO HUYẾT: NHỮNG BỆNH
NHÂN BP - AMIĂNG, GẶP NHIỀU RỐI LOẠN ÁC TÍNH HỆ
THỐNG TẠO HUYẾT NHƯ U TỦY, BỆNH BẠCH CẦU
LYMPHO, BỆNH BC CẤP TÍNH, U NGUYÊN BÀO LYMPHO.
3. TÂM PHẾ MẠN VÀ SUY HÔ HẤP: Ở BỆNH BP - AMIĂNG
PHÁT TRIỂN, BIẾN CHỨNG HAY GẶP LÀ SUY TIM PHẢI VÀ
BN TỬ VONG DO SUY TIM SUNG HUYẾT. CÁC BIẾN CHỨNG
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN HOẶC VIRUS RẤT CÓ THỂ LÀM
Một số hình ảnh ung thư màng phổi 
do TX amiăng
Ung thư trung biểu mô do TX amiăng
4. Bệnh lao
Trong những năm 1930 và 1940, tỷ lệ lao phổi rất cao ở bệnh nhân
BP - amiăng (Smither, 1965) gần đây, tỷ lệ lao ở bệnh nhân BP -
amiăng không cao hơn trong nhân dân nói chung.
5. Viêm phế quản và khí thũng
Đến nay, cũng chưa rõ viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính có phải là
biến chứng của bệnh BP - amiăng hay không. Mặt khác, bệnh không
gây khí thũng như một số sách giáo khoa đã nêu.
6. Giãn phế quản
Đôi khi giãn phế quản phát triển ở những vùng có tổn thương bệnh
BP - amiăng do sẹo co kéo các vách phế quản nhưng cũng chưa đến
nỗi gây những dấu hiệu lâm sàng điển hình của giãn phế quản.
VII. TIẾN TRIỂN
• THỜI GIAN TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH BP - AMIĂNG RẤT
THAY ĐỔI VÀ THƯỜNG RẤT LÂU ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG
MÀNG PHỔI. THỜI GIAN NÀY LẠI CÀNG LÂU TỪ NĂM
ĐẦU TIẾP XÚC ĐẾN KHI PHÁT SINH UNG THƯ.
• CÁC TỔN THƯƠNG VĨNH VIỄN KHÔNG HỒI PHỤC,
NHƯNG KHÔNG CÓ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHI
ĐÃ NGỪNG TIẾP XÚC.
• GIAI ĐOẠN KẾT THÚC BỆNH RẤT NGẮN: BỆNH NHÂN TỬ
VONG DO VIÊM PHỔI - PHẾ QUẢN HOẶC SUY TIM VÀ
ĐÔI KHI CÒN DO KHỐI U PHÁT TRIỂN ĐẾN MÀNG TIM.
• KHI BỆNH TIẾN TRIỂN, BỆNH NHÂN SÚT CÂN. TRƯỜNG
HỢP U MÀNG PHỔI, ĐAU NGỰC DỮ DỘI, KHÓ THỞ NGÀY
CÀNG TĂNG.
• TRƯỜNG HỢP UNG THƯ MÀNG BỤNG, CỔ CHƯỚNG
XUẤT HIỆN, BỆNH NHÂN SUY DINH DƯỠNG VÀ MẤT
CHẨN ĐOÁN
1. YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP
CÔNG NHÂN LÀM NGHỀ PHẢI TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP
VỚI BỤI AMIĂNG CÓ NỒNG ĐỘ VÀ SỐ LƯỢNG HẠT VƯỢT
QUÁ GIỚI HẠN CHO PHÉP.
2. HÌNH ẢNH XQUANG
CÓ HÌNH ẢNH XƠ HÓA KẼ LAN TỎA Ở NỬA DƯỚI HAI
PHỔI. CÓ THỂ CÓ HÌNH ẢNH MẢNG MÀNG PHỔI, DÀY VÀ
VÔI HÓA MÀNG PHỔI.
3. DẤU HIỆU LÂM SÀNG
DẤU HIỆU LÂM SÀNG CHỦ YẾU LÀ KHÓ THỞ, BẮT ĐẦU
LÀ KHÓ THỞ GẮNG SỨC. KHI NGHE Ở ĐÁY PHỔI CÓ THỂ
CÓ RAN NỔ THÌ HÍT VÀO.
4. BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
CHỦ YẾU GIẢM DTS, SAU ĐÓ CÓ THỂ GIẢM TTTRTĐ/G,
6. Tiêu chuẩn chẩn đoán
6.1. Đối tượng chẩn đoán
• Người lao động được xét chẩn đoán phải là người làm việc có tiếp
xúc bắt buộc ở môi trường có nồng độ bụi amiăng vượt quá giới hạn
tối đa cho phép (đối với amiăng và hỗn hợp trên 10% amiăng và
2mg/m3 và 5 sợi/ml cho mọi loại bụi amiăng trong 8 giờ lấy mẫu).
Hiện nay, đang đề nghị giới hạn tối đa cho phép đối với chrysotil là
0,1 sợi/ml không khí.
• Thời gian tiếp xúc ít nhất là 10 năm.
6.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
a. dấu hiệu cận lâm sàng
- Hình ảnh Xquang
- Rối loạn CNHH
b. Triệu chứng lâm sàng
- Khó thở khi gắng sức, sau đó là khó thở thường xuyên.
- Đau nực, cử động lồng ngực giới hạn
Những điều cần lưu ý là:
• Sự vôi hóa màng phổi thường chỉ gặp ở những người không có xơ
hóa phổi, ít có trường hợp tồn tại song song vôi hóa màng phổi và
xơ hóa phổi.
• ở bệnh BP - amiăng: xơ hóa phổi là chủ yếu
• Ung thư phế quản gặp ở bệnh nhân BP - amiăng (xơ hóa phổi) và ở
công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng nhưng không bị xơ hóa
phổi (chưa bị BP - amiăng).
• Ung thư trung biểu mô, thường gặp ở người không có bệnh BP - A.
• Ung thư phổi: có liên quan giữa ung thư phổi và BP - amiăng.
X. ĐIỀU TRỊ:
• CHƯA CÓ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÀO CÓ TÁC DỤNG
LÀM NGỪNG HOẶC LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA BP - AMIĂNG.
• CORTICOSTEROID CÓ THỂ LÀM NHẸ TRIỆU CHỨNG BỆNH
NHƯ GIẢM KHÓ THỞ THUỐC CÓ TÁC DỤNG NGẮN.
• THUỐC ĐIỀU TRỊ CÁC TỔ CHỨC KHÁC NHƯ HO, LONG
ĐỜM V.V
XI. DỰ PHÒNG
1. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
- PHẢI NGĂN NGỪA SỰ TẠO THÀNH BỤI NGAY TỪ NƠI
PHÁT SINH.
- THAY THẾ AMIĂNG BẰNG CÁC NGUYÊN LIỆU KHÁC, NHƯ
ĐỂ CÁCH LY CÓ THỂ DÙNG BÔNG THỦY TINH. Ở ANH, TỪ
NĂM 1970, CROCIDOLIT ĐƯỢC THAY THẾ BẰNG AMOSIT
VÀ CHRYSOTIL ÍT ĐỘC HƠN.
- LÀM ẨM ƯỚT QUÁ TRÌNH SX KHI SẢN XUẤT XI MĂNG -
AMIĂNG.
2. Biện pháp cá nhân và vệ sinh
• Đeo mặt nạ chống bụi thật khít vào mặt khi LĐ ở nơi nhiều bụi
• Phải mặc quần áo lao động riêng và phải thay khi ra về.
• Phải giải quyết cả bụi trên nền phân xưởng.
3. Biện pháp y tế
• Tổ chức khám tuyển để loại những người có tổn thương phổi, dễ mắc
và dễ nhầm với bệnh BP - amiăng.
• Tổ chức khám định kỳ hàng năm hoặc hai năm một lần. Phải chụp
Xquang, phim to cỡ 30x40cm, và đo chức năng hô hấp (DTS, dung
tích thông khí gắng sức, và TTTRTĐ/G).
• Giới hạn tối đa cho phép: ở Anh, nồng độ trung bình chrysotil,
amosit và anthophylit trong 10 phút lấy mẫu không được quá 2
sợi/cm3 không khí hay 0-1 mg/m3 đối với sợi dài 5-100 m.
Xin trân trọng cảm ơn !

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_bui_phoi_amiang_nguyen_dinh_trung.pdf