Bài giảng Các phương pháp cải tạo đất đá - Chương 0: Giới thiệu chung - Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM
Tóm tắt Bài giảng Các phương pháp cải tạo đất đá - Chương 0: Giới thiệu chung - Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM: ...c bồi tụ và mài mòn xen kẽ nhau. Tầng trầm tích kỹ thứ tư trong miền không dày lắm, các trầm tích ở đây cũng đa dạng, có trầm tích bồi tụ tam giác châu, có trầm tích bồi tụ ven biển. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 16 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT Y...tạo đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết và phương pháp thực tế để cải thiện khả năng tải của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình khác nhau. Với các đặc điểm của đất yếu như trên, muốn đặt móng công trình xây dựng trên nền đất này thì phải...g Xuan Truong, PhD. 33 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (9/9) Các biện pháp xử lý nền thông thường: Các biện pháp cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi), phương pháp thay đất, phươn...
o đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 4 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO NỀN ĐẤT YẾU (1) Tầm quan trọng của gia cố nền đất yếu. (2) Khái niệm về đất yếu. (3) Một vài sự cố công trình trên nền đất yếu. (4) Sự phân bố các vùng đất yếu ở Việt Nam. (5) Các đặc điểm của nền đất yếu. (6) Các loại nền đất yếu thường gặp. (7) Các biện pháp xử lý nền đất yếu. (8) Mặt cắt địa chất một số khu vực TP.HCM. (9) Giới hạn trong học phần. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU (1/1) Nền đất đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các loại công trình. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Gia cố nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất Nền đất sau gia cố là nền đủ sức chịu tải để gánh đỡ công trình tồn tại bền vững. 5 Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. Nền đất yếu và các biện pháp xử lý Nền đất yếu là một trong những vấn đề rất quan trọng và phổ biến trong thi công xây dựng công trình. Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng công trình trên nền đất yếu vẫn là một vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối với người xây dựng, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nghiêm túc, đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình. 6 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NỀN ĐẤT YẾU (1/3) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 7 Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên. Khi thi công các công trình xây dựng gặp các loại nền đất yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà người ta dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NỀN ĐẤT YẾU (2/3) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 8 Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NỀN ĐẤT YẾU (3/3) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 9 1 Hình 1: Ngôi nhà xây dựng trên đất yếu bị lún khi đang trong quá trình hoàn thiện Hình 2: Một đoạn đường trên nền đất yếu bị lún, nứt sau thi công Nguồn: Internet 1.3. MỘT VÀI SỰ CỐ CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU (1/2) 2 Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 10 1 2 3 Hình 1: Nhịp dẫn cầu Cần thơ sập ngày 26/9/2007 Hình 2: Vị trí xảy ra sự cố (Phía Bờ Vĩnh Long) Hình 3: Cầu Cần Thơ hiện tại (vị trí xảy ra sự cố) Nguồn: wikipedia 1.3. MỘT VÀI SỰ CỐ CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU (2/2) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 11 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (1/11) Hình 1.4.1: Vị trí các tỉnh, thành của Việt Nam Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 12 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (2/11) Đất mềm yếu ở Việt Nam chủ yếu là các tầng trầm tích mới được thành tạo trong kỷ thứ tư, chủ yếu là trầm tích tam giác châu, thường gặp ở các miền đồng bằng, trong đó hai miền đồng bằng lớn nhất là: Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ. Nhìn chung sơ bộ về các tầng đất yếu ở Việt Nam như sau: Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 13 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (3/11) 1.4.1 Các tầng đất yếu ở đồng bằng Bắc bộ Chủ yếu là các loại trầm tích tam giác châu thổ của hai sông lớn là: sông Hồng và sông Thái Bình và các chi lưu của chúng. Miền đồng bằng này có diện tích rất rộng (khoảng 15000 km2) và ít đồi núi sót. Vùng phù sa sông Hồng chiếm diện tích rộng nhất trong miền này. Về mặt địa hình, địa mạo đây là miền đồng bằng thuộc loại địa hình bồi tụ. Do điều kiện địa chất, địa hình như trên, tầng trầm tích kỷ thứ tư của miền rất dày, từ vài mét đến hơn một trăm mét, trong đó các vùng châu thổ và các vùng ven biển trong miền có tầng trầm tích này lớn nhất. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 14 Hình 1.4.2: Bản đồ vùng Đồng bằng Sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (4/11) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 15 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (5/11) 1.4.2 Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh So với đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh có bề ngang hẹp, có nhiều đồi núi sót. Trong miền vào đầu và cuối kỷ thứ tư có những vận động kiến tạo nâng lên, hạ xuống không đều hình thành trong miền những khu vực bồi tụ và mài mòn xen kẽ nhau. Tầng trầm tích kỹ thứ tư trong miền không dày lắm, các trầm tích ở đây cũng đa dạng, có trầm tích bồi tụ tam giác châu, có trầm tích bồi tụ ven biển. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 16 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (6/11) Hình 1.4.3: Bản đồ vùng Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh (Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 17 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (7/11) 1.4.3 Miền đồng bằng ven biển miền Trung Miền được hình thành trên kiến trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, giống đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, đồng bằng Bình Trị Thiên có bề ngang hẹp. Những dòng chảy trong miền nhỏ, đặc tính chung của các con sông trong miền là ít phù sa, năng lượng yếu. Miền là đồng bằng mài mòn bồi tụ điển hình. Trầm tích kỉ thứ tư trong miền thường thấy ở vùng thung lũng các sông và thuộc loại phù sa bồi tích. Vùng duyên hải thuộc loại trầm tích phát triển trên các đầm phá cạn dần. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 18 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (8/11) Hình 1.4.4: Bản đồ vùng Đồng bằng Duyên hải Miền Trung Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 19 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (9/11) 1.4.4 Đồng bằng Nam bộ Khu vực có lớp đất yếu dày từ 1 – 30 m bao gồm các vùng ven TP.Hồ Chí Minh, thượng nguồn các sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông, phía tây Đồng Tháp Mười, rìa quanh vùng Bảy Núi cho tới vùng ven biển Hà Tiên, Rạch Giá, rìa đông Bắc đồng bằng từ Vũng Tàu đến Biên Hòa. Khu vực có lớp đất yếu dày từ 15 – 100 m bao gồm tỉnh Bến Tre, vùng duyên hải các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Cà Mau v.v Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 20 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (10/11) 1.4.4 Đồng bằng Nam bộ Tại đồng bằng Nam bộ các tầng đất yếu đều thuộc các loại trầm tích châu thổ (sông, bãi bồi, tam giác châu), trầm tích bờ, vũng vịnh. Ở miền đồng bằng cấu tạo của vỉa đất yếu khá phức tạp, các lớp đất yếu thường nằm xen kẽ nhau, hoặc xen kẽ giữa các lớp có khả năng chịu lực tốt hơn, chiều dày vỉa đất yếu lớn. Ở các vùng đồng bằng ven biển và các vùng đồng bằng có nhiều đồi núi sót, cấu tạo của vỉa đất yếu đơn giản hơn, có ít lớp đất yếu hơn. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 21 1.4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÙNG ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM (11/11) Hình 1.4.5: Bản đồ vùng Đồng bằng Nam Bộ Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 22 1.5. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN ĐẤT YẾU (1/1) Nền đất yếu thường là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ; Sức chịu tải bé (0,5 – 1kg/cm2); Đất có tính nén lún lớn (a>0,1 cm2/kg); Hệ số rỗng e lớn (e > 1,0); Độ sệt lớn (B>1); Mô đun biến dạng bé (E<50kg/cm2); Khả năng chống cắt (C) bé, khả năng thấm nước bé; Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng bé. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 23 1.6. CÁC LOẠI NỀN ĐẤT YẾU THƯỜNG GẶP (1/2) Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp; Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực; Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lày (hàm lượng hữu cơ từ 20 - 80%); Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 24 1.6. CÁC LOẠI NỀN ĐẤT YẾU THƯỜNG GẶP (2/2) Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy; Đất bazan: là loại đất yếu có độ rỗng (e) lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sụt. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 25 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (1/9) Kỹ thuật cải tạo đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết và phương pháp thực tế để cải thiện khả năng tải của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình khác nhau. Với các đặc điểm của đất yếu như trên, muốn đặt móng công trình xây dựng trên nền đất này thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải tạo tính năng chịu lực của nó. Nền đất sau khi xử lý gọi là nền nhân tạo. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 26 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (2/9) Việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào các điều kiện như: Đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý nền đất yếu, cụ thể như: Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình. Các biện pháp xử lý về móng. Các biện pháp xử lý nền. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 27 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (3/9) 1.7.1 Các biện pháp xử lý kết cấu công trình Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ, thanh mảnh, nhưng phải đảm bảo khả năng chịu lực của công trình nhằm mục đích làm giảm trọng lượng bản thân công trình, tức là giảm được tĩnh tải tác dụng lên móng. Làm tăng sự linh hoạt của kết cấu công trình kể cả móng bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận của công trình bằng các khe lún để khử được ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 28 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (4/9) 1.7.1 Các biện pháp xử lý kết cấu công trình Làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu công trình để đủ sức chịu các ứng lực sinh ra do lún lệch và lún không đều bằng các đai bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 29 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (5/9) 1.7.2 Các biện pháp xử lý về móng Thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền; Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng; Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 30 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (6/9) 1.7.2 Các biện pháp xử lý về móng Thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 31 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (7/9) 1.7.2 Các biện pháp xử lý về móng Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình: Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao nhau, móng bè hoặc móng hộp; Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 32 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (8/9) 1.7.3 Các biện pháp xử lý nền đất yếu Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất; Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm của đất, đảm bảo ổn định cho khối đất đắp. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 33 1.7. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (9/9) Các biện pháp xử lý nền thông thường: Các biện pháp cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi), phương pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát Các biện pháp vật lý: Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm Các biện pháp hóa học: Gồm các phương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 34 1.8. MẶT CẮT ĐỊA CHẤT 1 SỐ KHU VỰC TP.HỒ CHÍ MINH Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 35 1.9. GIỚI HẠN TRONG HỌC PHẦN (1/1) Với phạm vi và thời lượng giới hạn, học phần này chỉ đề cập đến Các phương pháp xử lý nền đất yếu với một số giải pháp cụ thể như sau: Chương 1: Phương pháp làm chặt cơ học. Chương 2: Phương pháp gia cố bằng cọc xi măng – đất. Chương 3: Phương pháp gia cố bằng vải địa kĩ thuật. Chương 4: Phương pháp gia cố bằng giếng cát. Chương 5: Phương pháp gia cố bằng cọc cát. Chương 6: Phương pháp gia cố bơm hút chân không. Chương 7: Phương pháp gia cố bằng bấc thấm (PVD). Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 36 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO KHỐI ĐẤT ĐÁ CỨNG (1) Các vấn đề của khối đất đá cứng. (2) Một vài hình ảnh sự cố. (3) Một số phương pháp cải tạo đất đá cứng. (4) Giới hạn trong học phần. Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 37 Ở Việt Nam, hiện tượng sụt trượt đất đá từ các bờ dốc không chỉ xuất hiện phổ biến trên các tuyến đường giao thông vùng núi, mà còn ở các công trình xây dựng thủy điện hay truyền tải điện qua vùng đồi núi, các công trình xây dựng và khu dân cư ở miền núi, khu vực bờ sông, bờ biển Không chỉ đa dạng về loại hình mất ổn định (đất sụt, đất trượt, đá trượt, đá lở, đá rơi); đa dạng về quy mô (từ nhỏ - 200 m3 đến lớn - hơn 1 triệu m3 đất đá ) mà còn rất phức tạp về đặc điểm (như trượt nông, trượt sâu, trượt nhanh, trượt chậm). 2.1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA KHỐI ĐẤT ĐÁ CỨNG (1/2) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 38 Riêng ngành giao thông, theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các tuyến quốc lộ ở nước ta với tổng chiều dài hơn 20.000km thì có đến trên 30% đi qua địa hình đồi núi. Tại các bờ dốc nằm hai bên các công trình đường bộ, giải pháp xử lý đối với các hiện tượng sụt trượt đất đá phần lớn là tạm thời (kiểu sống chung với sụt trượt), nhiều trường hợp sụt trượt tái phát ngay sau khi xử lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn giao thông (riêng thiệt hại về kinh tế do sụt trượt hay tai biến địa chất liên quan tới sụt trượt đất đá cũng lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm). 2.1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA KHỐI ĐẤT ĐÁ CỨNG (2/2) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 39 Hình 1: Đất đá sạt lở vào nhà dân tại Tổ 21 phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, 2018. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN) Hình 2: Sạt lở đất ở vùng núi Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, năm 2020 (Ảnh Internet) 1 2 2.2. MỘT VÀI HÌNH ẢNH SỰ CỐ (1/2) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 40 2.2. MỘT VÀI HÌNH ẢNH SỰ CỐ (2/2) 3 4 5 Hình 3,4,5: Một số hình ảnh sạt lở ở công trình Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), tháng 10 năm 2018. (Ảnh: Zing News) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 41 Việc cải tạo đất đá nhằm phòng chống mất ổn định đất đá trên bờ dốc, ổn định của công trình đặt trên nền đất cứng sườn đồi được áp dụng phổ biến hiện nay ở nước ta gồm các nhóm giải pháp như: Đào hạ thấp hay tạo nhiều cơ nhằm giảm tải đất đá trên bờ dốc, tạo phản áp chân bờ dốc; Kết cấu tường chắn cứng (bê tông, bê tông cốt thép, cọc bê tông cốt thép, cọc thép, đá xây) hay tường mềm (rọ đá, rọ đá có neo, tường bằng đất kết hợp cốt vật liệu khác nhau); 2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT ĐÁ CỨNG (1/3) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 42 Gia cố sâu khối đất đá trên hay chân bờ dốc (khoan phụt vữa - Jet Grouting gia cố nền, chống thấm công trình ngầm, đinh đất, đinh đá, neo cáp dự ứng lực, cọc đường kính nhỏ, chống xói lở bề mặt - Non-frame); Các giải pháp kiểm soát thoát nước mặt và nước ngầm (giếng thu nước dưới sâu, đệm tiêu nước, giếng giảm áp hoặc rãnh ở chân dốc, đường hào thu nước, đường thoát nước ngang nhiều tầng); 2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT ĐÁ CỨNG (2/3) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 43 Các kết cấu chống hay ngăn giữ đá rơi, đá lở, đá lăn (lưới thép kết hợp đinh đá hay khung bê tông cốt thép, rào ngăn giữ đá lăn); Các giải pháp chống xói và bảo vệ bề mặt bờ dốc (phun phủ bê tông, ốp phủ bằng xây đá hay tấm ốp vật liệu khác nhau, trồng cỏ). 2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT ĐÁ CỨNG (3/3) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 44 Với phạm vi và thời lượng giới hạn, học phần này đề cập một số giải pháp cải tạo đất đá cứng như sau: Chương 8: Một số giải pháp cải tạo đất đá cứng Giải pháp khoan phụt vữa (Jet Grouting) gia cố nền, chống thấm công trình ngầm; Giải pháp đinh đất, đinh đá; Giải pháp neo cáp dự ứng lực; 2.4. GIỚI HẠN TRONG HỌC PHẦN (1/1) Bài giảng: Các phương pháp cải tạo đất đá ©2021 by Dang Xuan Truong, PhD. 45 Tài liệu tham khảo Nguyễn Đức Lý, Nền đất yếu và các biện pháp xử lý Nền đắp trên đất yếu. Sở Khoa học và công nghệ Quảng Bình. Lê Thị Thùy Dương, Bài giảng Các phương pháp cải tạo đất đá, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM , 2016. Chống sụt trượt bờ dốc bằng công nghệ neo đất vĩnh cửu, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Tập đoàn SE (Nhật Bản) tại Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bích, Các phương pháp cải tạo đất yếu trong xây dựng, NXB Xây dựng Hà Nội, 2011. Một số hình ảnh từ nguồn Internet. Lecturer: PhD., Eng. Truong DANG XUAN [W] www.dangxuantruong.edu.vn [M] dxtruong@hcmunre.edu.vn [B] [F] fecebook.com/officialdangxuantruong
File đính kèm:
- bai_giang_cac_phuong_phap_cai_tao_dat_da_chuong_0_gioi_thieu.pdf