Bài giảng Cây lúa - Nguyễn Ngọc Đệ

Tóm tắt Bài giảng Cây lúa - Nguyễn Ngọc Đệ: ...và các thành phần năng suất lúa thay đổi tùy giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong giai đọan sinh trưởng ban đầu, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến năng suất thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi. Giai đoạn giữa nhiệt độ nước ảnh hưởng lên số hạt trên bông và phần trăm hạt chắc. Đến giai đọ...ị trong quá trình canh tác hoặc do môi trường biến đổi. Quần thể của giống không còn đồng đều, năng suất, tính chống chịu và chất lượng suy giảm. Để có thể phục hồi độ thuần rặt và các đặc tính nguyên thuỷ của giống hoặc là cải tiến theo hướng tốt hơn một số đặc tính mong muốn nào đó, người ta... 1998). Báo cáo tổng kết, 1998. 3. Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn, 2001. Kỹ thuật canh tác lúa cao sản. Dự án nâng cao năng lực xoá nghèo, tỉnh Trà Vinh do UNDP tài trợ, Sở Văn hoá Thông tin Trà Vinh. 4. Matsushima, S., 1970. Crop Science in Rice – Theory of yield determination and Its ap...

pdf244 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Cây lúa - Nguyễn Ngọc Đệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nếu 
gia tăng HI hơn nữa từ 0,55 đến 0,60 nói chung, cũng không cải thiện được năng suất hạt. 
Các cây với HI bằng 0,60 nhìn chung rất thấp, các lá ốp sâu vào nhau, ít chồi và số hạt 
trên bông thấp. Vì sự gia tăng sinh khối có khuynh hướng làm HI giảm hơn, cho nên gia 
tăng HI hơn nữa không tỏ ra có triển vọng. 
Gia tăng HI thông qua sự gia tăng “sức chứa” (sink) đã được thử nghiệm (IRRI, 
1978, Rahman, 1984; Takeda, 1984) bằng cách gia tăng số hạt/bông hoặc gia tăng kích 
thước hạt. Phương pháp nầy chưa thu được kết quả tốt đẹp nào. 
Nhiều Viện Nghiên Cứu đã không dừng các nỗ lực để gia tăng tiềm năng năng 
suất lúa. Tuy nhiên, kể từ khi IR8 ra đời, tiềm năng năng suất lúa không gia tăng nữa. 
Các biện pháp đã được đề nghị để gia tăng tiềm năng năng suất không có vẻ gì hứa hẹn 
cả, nhưng chúng ta vẫn cần nhìn về nó cho tới khi tìm ra các biện pháp khả thi khác. 
 232
VI. CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 
Một phương pháp khác nhắm vào khả năng gia tăng năng suất là khảo sát các 
thành phần năng suất. Năng suất hạt là tích số của số bông/đơn vị diện tích x số hạt/bông 
x phần trăm hạt chắc x trọng lượng hạt. Thông thường, dưới điều kiện nhiệt đới, gia tăng 
số bông/đơn vị diện tích sẽ làm giảm số hạt/bông và ngược lại (IRRI, 1968). Mặc dù các 
biện pháp nông học có thể cải tiến được số hạt/đơn vị diện tích, nhưng hầu như đã đạt 
được khả năng tối đa và thật khó để tăng hơn nữa (Takeda, 1984). Gia tăng số hạt/bông 
thường làm tăng số hạt lép (Kumura và Takeda, 1962; Matsushima, 1957; Wada, 1969; 
Venkateswarlu và cộng tác viên, 1981). Điều nầy rõ ràng là do việc cung cấp 
carbohydrate giảm so với nhu cầu tổng cộng của các hạt. Với kiểu cây hiện nay, số hạt tối 
hảo đã đạt được. 
Gia tăng kích thước hạt để gia tăng tiềm năng năng suất cũng đã được thử nghiệm 
(IRRI, 1978; Rahman, 1984; Takita, 1986) nhưng chưa đạt được thành công nào xa hơn. 
Nói chung, gia tăng kích thước hạt sẽ làm cho số hạt/bông hoặc trên m2 thấp hơn (IRRI, 
1978). Nhiều hạt/bông cũng có khuynh hướng chỉ cho hạt lửng mà thôi (Takita, 1986; 
Xiong và cộng tác viên, 1986). 
Trọng lượng từng hạt (mg) 
Tần số (%)
Hình 1. Phân phối tần số trọng lượng từng hạt giống IR36 
Phần trăm hạt chắc cao đã đạt được với các giống lúa mới (Yoshida và cộng tác 
viên, 1972), phần trăm hạt chắc khoảng 85% là cân bằng tốt nhất. Phần trăm hạt chắc 
thấp hơn 85 cho biết có thể bị giới hạn về “nguồn” (source) và trên 85% thể hiện giới hạn 
 233
về “sức chứa” (sink). Người ta có có thể nhắm vào mức 95% hạt chắc để gia tăng năng 
suất nhiều nhất là 10%. Sự gia tăng này là do độ thụ phấn cao hơn và phát triển hạt tốt 
hơn. Độ thụ phấn bị ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện môi trường như là gió, mưa, 
nhiệt độ cao và thấp. Người ta có thể kiểm soát các điều kiện môi trường nầy. 
Thay vào đó, để gia tăng năng suất hạt người ta có thể gia tăng trọng lượng hạt 
trong phạm vi 1 giống. Rất ít công trình nghiên cứu đã được tiến hành về khía cạnh này, 
vì các nhà nghiên cứu chấp nhận sự kiện rằng trọng lượng hạt là đặc tính ổn định nhất 
của giống (Matsushima, 1970) và do đó, khả năng biến động trong phạm vi 1 giống rất 
nhỏ (Yoshida, 1981). Một giống có hạt trung bình sẽ luôn luôn cho các hạt trung bình, 
bất kể điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác như thế nào. Tuy nhiên, các nghiên cứu 
của Venkateswarlu và những người khác (1986) cho thấy rằng trọng lượng hạt trong 
phạm vi của giống có biến động rất lớn (Hình 1). Do đó, người ta có thể gia tăng năng 
suất hạt bằng cách gia tăng số hạt hoặc hạt mẩy. 
VII. GIA TĂNG PHẦN TRĂM HẠT MẨY 
Trên cùng một bông có một số hạt nặng hơn và cũng mẩy hơn (Hình 2). Thông 
thường hạt thứ 5 và thứ 6 trên nhánh gié là những hạt mẩy (Nagato và Chaudhry, 1969; 
Ahn, 1986). Do đó, nếu gia tăng độ mẩy của các hạt chắc khác người ta có thể gia tăng 
năng suất hạt đến 30% đối với giống IR8 (Venkateswarlu và các cộng tác viên, 1986). 
Các hạt mẩy không chỉ có thể tích và trọng lượng cao hơn (Venkateswarlu và cộng tác 
viên, 1986), mà còn cho tỉ lệ xay chà và tỉ lệ gạo nguyên cao hơn (Venkateswarlu và 
cộng tác viên, 1985), đây là những năng suất thương phẩm cuối cùng của lúa. Tuy nhiên, 
hạt mẩy có hàm lượng béo thô và protein thấp hơn (Juliano và Ibabao, tài liệu cá nhân). 
Trọng lượng hạt tăng là do hàm lượng tinh bột tăng. Các giống lúa khác nhau có vị trí 
tích luỹ của tinh bột khác nhau. Ở nhóm indica, phần giữa của phôi nhũ đặc và cứng; ở 
nhóm japonicas, tinh bột đặc nằm ở vùng ngoại biên (Nagato và Chaudhry, 1969). Đặc 
tính nầy có thể là nguyên nhân làm cho giống japonicas ít bị mất mát trong quá trìng xay 
chà hơn. Các kết quả nghiên cứu gần đây, nhất là các nghiên cứu của Bộ môn sinh lý 
thực vật, Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế, đã xác định khả năng có thể gia tăng số hạt mẩy. 
Các giống lúa khác nhau về số hạt mẩy/bông; do đó, có thể tiến hành chọn các 
giống lúa có nhiều hạt mẩy (Bảng 1). 
Bảng 1. Sự khác biệt của giống về số hạt mẩy (IRRI, mùa khô 1985) 
Giống lúa Tỷ lệ hạt mẩy (%) 
IR29725 
IR42 
IR28222 
IR28178 
IR29744 
PETA 
IR58 
IR8 
BINATO 
63 
57 
55 
50 
48 
44 
40 
39 
22 
 234
Hình 2. Vị trí của hạt có trọng lượng khác nhau trên bông lúa IR58 
(Ahn, 1986) 
 (Số La – mã biểu thị số thứ tự nhánh gié, số Ả - rập biểu thị số thứ tự hạt) 
Đặc tính mẩy hạt có thể di truyền được và cho thấy có sự gia tăng ở các dòng lai 
F1 (Hình 3). Các giống lúa muộn có độ đồng đều về khả năng tạo hạt cao hơn các giống 
lúa ngắn ngày và độ đồng đều nầy làm cho phần trăm gạo nguyên cao hơn 
(Jongkaewttana và Geng, 1986). Trong khoảng trọng lượng 1000 hạt từ 20 – 28g, số hạt 
mẩy không có tương quan với trọng lượng 1000 hạt (Venkateswarlu và cộng tác viên, tài 
liệu không xuất bản). Điều nầy có nghĩa là các hạt lúa có kích thước khác nhau có thể 
đồng thời phát triển, trong khi vẫn duy trì phần trăm hạt mẩy cao. 
Trái với dự kiến, khi gia tăng trọng lượng N bón từ 0 tới 250 kg/ha đã không làm 
giảm số hạt mẩy (Hình 4). Ở giống IR28178, số lượng và phần trăm hạt mẩy đã gia tăng 
thật sự khi gia tăng lượng N bón. 
Wada (1969) báo cáo rằng khi tăng cường bón phân N thì số hạt/bông gia tăng số 
hạt trên các nhánh gié bậc 2. Tuy nhiên, sự gia tăng nầy làm cho số hạt không no nhiều 
hơn. Nhưng sự đáp ứng của giống đối với việc bón phân đạm về phương diện sản xuất hạt 
mẩy rất khác nhau (Venkateswarlu và cộng tác viên, tài liệu không xuất bản). Số hạt mẩy 
gia tăng hoặc không giảm do bón phân đạm có thể là kết quả của việc gia tăng số hạt trên 
các nhánh gié bậc 2, kết hợp với mức độ tạo hạt cao hơn. Đặc tính nầy của giống cần được 
nghiên cứu sâu hơn v nó thật quan trọng trong việc chọn lọc các dòng lai trong tương lai. 
 ì235
Tỷ lệ hạt mẩy (%) 
Hình 3. Tỷ lệ hạt mẩy của các giống cha mẹ và các dòng lai của chúng 
(Venkateswarlu, 1986) 
Hình 4. Số hạt thuộc các cấp khác nhau ở các mức đạm thay đổi 
(Venkateswarlu, 1986) 
Các nghiên cứu về các yếu tố môi trường, như là hiệt độ, cho thấy rằng nhiệt độ 
thấp hoặc thời gian chín dài hơn giúp cho số hạt mẩy cao hơn (Hình 5). Điều nầy cho 
thấy rằng việc sản xuất hạt mẩy một phần tùy thuộc vào thời gian chín. Ở vùng nhiệt đới, 
nơi có nhiệt độ cao hơn, việc sản xuất hạt mẩy sẽ bị trở ngại vì thời gian chín ngắn hơn. 
 236
Bức xạ quang hợp tích cực (PAR) cao từ thụ phấn tới thu hoạch làm gia tăng số 
hạt mẩy rất lớn (Hình 6). PAR thấp có thể là một yếu tố giới hạn trong việc gia tăng số 
hạt mẩy trong mùa mưa. Bất kể mức PAR là bao nhiêu, không phải tất cả hạt chắc đều trở 
thành hạt mẩy hết. Kato (1986) báo cáo rằng, PAR thấp làm cho trọng lượng tất cả các 
hạt của một giống lúa hạt to thấp hơn. Đối với giống hạt nhỏ, các hạt trên các nhánh gié 
bậc 2 và bậc 3 có trọng lượng hạt giảm trong khi các hạt khác vẫn ổn định. 
Hình 5. Ảnh hưởng chế độ nhiệt trên 
trọng lượng của các cấp hạt khác nhau 
giống IR36. Các thanh cùng dạng mang 1 
chữ giống nhau thì không khác biệt ở 5% 
 Hình 6. Trọng lượng các hạt lúa IR36 
có độ mẩy khá kém khi phô bày dưới 
các mức PAR khác nhau khi thụ phấn 
 (Venkateswarlu và cộng tác viên, 1986) 
Trên 1 bông, có một số hạt nhất định thường trở thành hạt mẩy (Hình 2). Các hạt 
trên các nhánh gié bậc 2 có trọng lượng thấp và cắt bỏ các hạt khác cũng không làm tăng 
trọng lượng các hạt nầy (Hình 7). Việc tạo hạt mẩy trên nhánh gié bậc 2 không có liên hệ 
hoàn toàn với số lượng chất quang hợp có sẵn. Nói chung, các hạt mẩy hoặc các hạt khỏe 
mạnh sẽ nở hoa làm hạt sớm hơn (Choi, 1986). 
 237
Cắt bỏ các hạt trên 
nhánh gié bậc hai 
Cắt bỏ các hạt trên 
nhánh gié bậc nhất 
Hình 7. Ảnh hưởng của sức chứa (Sink) và vị trí trên sự thành lập 
 các cấp hạt khác nhau (Ahn, 1986) 
VIII. CÁC YẾU TỐ GIỚI HẠN VIỆC TẠO HẠT 
Các yếu tố ảnh hưởng hoặc giới hạn việc tạo hạt mẩy cần dược nghiên cứu sâu hơn. 
1. Sự cung cấp carbohydrate 
Tầm quan trọng của các lá góp phần vào việc tạo hạt tùy theo vị trí của chúng trên 
chồi. Lá cờ và lá kế lá cờ cung cấp hầu hết các chất đồng hóa cho hạt. Cắt bỏ lá thứ tư từ 
trên đỉnh xuống đã làm gia tăng trọng lượng hạt và số hạt mẩy (Ahn, 1968). Đối với kiểu 
cây hiện nay, carbohydrate không là yếu tố giới hạn để tạo hạt mẩy (Hình 8). 
Làm giảm kích thước của sức chứa (Sink) bằng cách cắt bỏ các hạt khác nhau 
không làm gia tăng trọng lượng các hạt mà thông thường gió nhẹ cân (Hình 7). Điều nầy 
cũng đã được cảnh báo trước đó, với các giống khác nhau có trọng lượng 1000 hạt thay 
đổi (IRRI, 1978). Tuy nhiên, Kato (1986) đã cho biết các sự khác biệt do giống: những 
giống hạt to có sự gia tăng có ý nghĩa về trọng lượng hạt cuối cùng của chúng, trong khi 
các giống hạt nhỏ không thấy sự gia tăng nào (khi giảm số hạt trên bông). 
Việc cung cấp các chất đường không làm hạn chế sự tích lũy tinh bột trong hạt 
(Singh and Juliano, 1977). Có vài nguyên nhân khác giới hạn việc tích lũy tinh bột đối 
với các giống lúa hạt trung bình và nhỏ, trong vài trường hợp thật đơn giản, vì là quá 
trình tích lũy được bắt đầu với những hoa phát triển kém hoặc nhỏ hơn. 
 238
Giữ lại lá cờ, lá thứ 2 và 3 
Diện tích lá = 142 cm2 
Số hạt mẩy = 48 
Tất cả các lá còn nguyên 
Diện tích lá = 183 cm2 
Số hạt mẩy = 35 
Giữ lại lá cờ và lá thứ 2 
Diện tích lá = 90 cm2 
Số hạt mẩy = 34 
Hình 8. Ảnh hưởng của việc cắt lá ở thời kỳ ra hoa trên số hạt mẩy của giống IR58 
(Ahn, 1986) 
2. Tốc độ tạo hạt 
Các hạt được làm đầy thể tích của nó trong vòng 11 đến 21 ngày (IRRI, 1978; 
Singh và Juliana, 1977). Các hạt lớn (40g) chín trong thời gian từ 16 tới 21 ngày, các hạt 
nhỏ (< 18g) từ 11 tới 12 ngày; và các hạt trung bình (20 – 30g/1000 hạt) từ 11 tới 21 
ngày (IRRI, 1978). Các giống indica chín sớm hơn các giống japonica (Nagato và 
Chadhry, 1969; Choi, 1986) 
Tốc độ tạo hạt và thời gian tạo hạt có tương quan thuận với kích thước hạt (Jones 
và cộng tác viên, 1984). Thời gian tạo hạt ở nhánh gié bậc nhất (12 – 18 ngày) ngắn hơn 
các nhánh gié bậc 2 (12 – 29 ngày). Hạt trên các nhánh gié bậc 2 có tốc độ tạo hạt thấp 
hơn và trọng lượng cuối cùng kém hơn (Ahn, 1986). Điều nầy cho thấy tốc độ tạo hạt có 
ảnh hưởng đến độ mẩy của hạt. 
3. Lực “kéo của sức chứa” thấp 
Mặc dù có đầy đủ carbohydrate nhưng nhiều hạt vẫn không phát triển hết khả 
năng mẩy hạt của nó. Dù có sự dự phần của các chất điều hòa sinh trưởng hay không, 
như Thorne (1974) đã đề nghị trên lúa mì và lúa mạch, nó vẫn cần phải được nghiên cứu 
sâu hơn. Các dữ kiện ban đầu cho thấy các hạt phát triển thành hạt mẩy có hàm lượng 
IAA (auxin) cao và đạt giá trị cao nhất vào đầu quá trình phát triển của hạt (Robles và các 
cộng tác viên, tài liệu không xuất bản). Việc đo lường hô hấp đã cho thấy các hạt mẩy có 
tốc độ hô hấp cao (Đại học sư phạm Shanghai, 1978). 
 239
Các hạt trên nhánh gié bậc nhất có “lực kéo của sức chứa” lớn hơn các hạt trên 
nhánh gié bậc 2. Các hạt thứ 5 và thứ 6 trên nhánh gié bậc nhất nặng hơn cả. Trên nhánh 
gié bậc 2, hạt ở đỉnh luôn nặng hơn (Ahn, 1986), ngay cả khi tất cả các lá bị cắt lúc ra 
hoa, các hạt nầy vẫn phát triển đầu tiên. 
4. Giới hạn về cấu trúc 
Ở lúa, sự vận chuyển các chất đồng hóa từ bó mạch đến phôi nhũ được sợi sắc tố 
làm môi giới. Ở 12 ngày sau khi thụ phấn, không tìm thấy một bằng chứng về cấu trúc 
nào trong các sợi sắc tố đã hạn chế dòng chất đồng hoá chuyển vào phôi nhũ (Oparka và 
Gates, 1981 và 1987). Dù sợi sắc tố (pigment strand) có bị tắc nghẽn trong suốt quá trình 
tạo hạt hay không, nó vẫn có tầm quan trọng trong việc chuyển vị chất đồng hóa. 
Các hạt mẩy có các bó mạch cuống lớn hơn, đặc biệt là bó libe to hơn (Nishiyama, 
1983), các bó mạch nhiều hơn và phát triển tốt hơn (Chaudhry và Nagato, 1970). Kích 
thước bó libe giảm do xu thế hướng ngọn (acropetal succession) ở nhánh gié bậc nhất 
ngoại trừ hạt ở đỉnh. Trên các nhánh gié bậc 2, các hạt ở đỉnh có mô libe dầy nhất. Các hạt 
trên các nhánh gié bậc nhất có mô libe dầy hơn trên nhánh gié bậc 2. Điều nầy phần nào 
giải thích độ mẩy của các hạt trên các nhánh gié bậc nhất lớn hơn trên nhánh gié bậc 2. 
Chaudhry và Nagato (1970) báo cáo rằng mặc dù các bó mạch ở tất cả các nhánh gié bậc 
nhất đều tương tự nhau, nhưng trên cùng một nhánh gié bậc nhất, các nhánh gié bậc 2 thứ 
nhất phát triển tốt hơn các nhánh gié bậc 2 thứ 2. Điều nầy sẽ giải thích tại sao độ mẩy của 
hạt trên các nhánh gié bậc 2 thấp hơn và đây cũng là lý do đề nghị nên chọn các giống lúa 
không có nhánh gié bậc 2 trên bông. Số lượng các bó mạch lớn trong cuống hoa có tương 
quan với số nhánh gié bậc nhất (Dana và cộng tác viên, 1969; Matsushima, 1970; Hayashi, 
1976; Joarder và Eunus, 1980). Nên chọn các bông có số bó mạch lớn hơn để gia tăng số 
nhánh gié bậc nhất và bù đắp số hạt bị giảm do mất đi các nhánh gié bậc 2. 
Lúa indica có nhiều bó mạch hơn japonica (Hayashi, 1976). Các tổ hợp lai 
Indica/japonica có bó mạch lớn hơn các giống japonica (Lee và cộng tác viên, 1985). 
Thân lúa dầy sẽ có nhiều bó mạch hơn. Có sự tương quan rất cao giữa đường kính 
của đốt thứ nhất trên ngọn thân và chiều dài trục chính của bông, cũng như số hạt trên 
bông (Hayashi, 1980). Các chồi bậc 2 có ít hơn chồi bậc nhất 1 bó mạch, chồi bậc 3 ít 
hơn chồi bậc nhất 2 bó mạch (Hayashi, 1976). Điều nầy cho thấy, nếu mục đích là để có 
số bó mạch nhiều, ta cần 1 kiểu cây nhảy chồi kém. 
PadmajaRao (đang in) báo cáo rằng, tỷ lệ số hạt mẩy, nói chung, ở các chồi bậc 
nhất cao hơn so với các chồi bậc 2 và chồi bậc 3, nhất là ở các giống chín sớm. 
Gia tăng việc bón phân đạm làm cho số lượng và kích thước bó mạch, số nhánh 
gié bậc nhất, bậc 2 và số hạt trên bông gia tăng (Lee và cộng tác viên, 1985). 
IX. KIỂU CÂY ĐỀ NGHỊ 
Dựa vào khái niệm mới về việc gia tăng số hạt mẩy, chúng tôi đề nghị một kiểu 
cây sau đây: 
1. Nhảy chồi kém: 
Chỉ các chồi bậc nhất phát triển mà thôi. Điều nầy bảo đảm số lượng bó mạch cao hơn 
(Hayashi, 1978), số hạt mẩy nhiều hơn (PadmajaRao, đang in; Choi và Kwon, 1985) và 
 240
tạo điều kiện sinh các chồi to. Các chồi to hoặc khỏe mạnh cho nhiều hạt mẩy hơn; tỉ lệ 
sink/source (sức chứa/nguồn) cao hơn và số hạt/bông, phần trăm hạt chắc, diện tích 
la/chồi, dung lượng sức chứa cao hơn (Choi và Kwon, 1985). Hạn chế nhảy chồi khi sử 
dụng các giống lúa nhảy chồi khỏe bằng cách trồng dầy hơn sẽ không thực tiễn vì 
phương pháp nầy làm cho chồi nhỏ, thân mảnh khảnh, bông phát sinh từ các chồi nầy 
tương đối nhỏ. 
2. Bông to: 
Cần có bông to để bù đắp khả năng nhảy chồi kém. Số liệu từ 86 giống lúa thử nghiệm 
cho thấy không có mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa số hạt/bông và số hạt mẩy 
(Samantasinhar và Sahu, 1986). Có thể có 1 chỉ số hạt mẩy cao với 1 bông to để cho năng 
suất hạt tương đối cao và ổn định. 
3.Thân dầy: 
Để có nhiều bó mạch, ít ngã đổ, giúp cho bông to hơn và sự tích lũy carbohydrate tốt hơn. 
4. Bông chỉ có nhánh gié bậc nhất: 
Các nhánh gié bậc nhất hầu như có hạt mẩy cao và ít hạt lép lửng hơn. Phần trăm hạt 
chắc được điều khiển chủ yếu bởi độ chắc của các hạt trên nhánh gié bậc 2. Matsushima 
(1976) đề nghị rằng, để nâng cao phần trăm hạt chắc cần phải giảm số nhánh nhé bậc 2. 
5. Bó mạch cuống hoa lớn: 
Để chuyên chở các chất đồng hóa tốt hơn. Chưa có số liệu khoa học nào trên cây lúa 
biện minh cho điều nầy. Nhưng nếu hệ thống vận chuyển có giới hạn thì các bó mạch lớn 
hơn có thể tạo điều kiện cho sự di chuyển của các chất đồng hóa tốt hơn. 
6. Cở hạt trung bình: 
Cở hạt trung bình (cở IR8) với ít bạc bụng (Takita, 1985) mà nguyên nhân chủ yếu là 
hạt có độ mẩy kém. Tính bạc bụng có tương quan thuận với bề rộng hạt ở các giống lúa 
indica (Takita, 1986). Hạt lớn có độ mẩy kém và thường không phát triển no đầy hoàn 
toàn (Takita, 1986). 
7. Lá dầy và thẳng đứng: 
Theo Yoshida (1972) lá dầy và thẳng đứng để ánh sáng phân phối tốt hơn và tốc độ 
quang hợp trên đơn vị diện tích lá cao hơn. 
8. Quang hợp cao dưới điều kiện PAR thấp: 
Quang hợp cao dưới điều kiện PAR thấp để việc cung cấp carbohydrate không bị hạn 
chế trong mùa mưa. 
 241
9. Hô hấp duy trì thấp: 
Thật khó có thể chuyển cây lúa từ hệ thống quang hợp C3 sang hệ thống C4. Để 
gia tăng tốc độ đồng hóa thuần (NAR) có thể giảm hô hấp duy trì. Tỉ lệ thân/rễ cao hơn 
cũng có thể làm giảm hô hấp duy trì của rễ. 
10. Thời gian sinh trưởng trung bình: 
Để có thể tích lũy carbohydrate trước khi trổ (Takeda và Murata, 1956; Vergara và 
cộng tác viên, 1964; Yoshida, 1972). Lượng carbohydrate tích lũy này sẽ rất ích cho việc 
sản xuất bông lớn và hạt năng hơn. 
11. Chiều cao cây trung bình: 
Với chỉ số thu hoạch (HI) bằng 0,55. Việc nầy sẽ không chỉ làm cây kháng đổ ngã, 
giảm hô hấp duy trì, mà còn quan trọng hơn nữa là việc phân phối carbohydrate vào hạt 
đạt tối hảo. 
X. CÁC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU 
1. Chọn vật liệu cha mẹ có số hạt mẩy cao. Người ta trù liệu một phương pháp đơn giản 
dùng quạt gió để chọn các giống có hạt mẩy cao (Venk-ateswarlu và cộng tác viên, 1986). 
2. Chọn các cây có số bó mạch hoặc số nhánh gié bậc nhất/bông nhiều và trắc nghiệm về 
số hạt mẩy. Choi (1985) đề nghị cở sink (sức chứa)/ chồi là yếu tố biểu thị tiềm năng 
năng suất cao hữu hiệu nhất. Điều nầy cũng nên lưu ý tới trong việc chọn giống. 
3. Xác định các cây có khả năng nhảy chồi kém. Nếu không có sẵn những cây như vậy 
nên bắt đầu lai tạo cho đặc tính nầy. Dùng phương pháp cấy mô và các phương pháp 
khác để tạo ra các kiểu cây nhảy chồi kém. Trừ khi kiểu cây như vậy được phát triển, 
người ta sẽ không thể kiểm định được tiềm năng và lợi ích của nó. 
4. Kiểu cây nhảy chồi kém sẽ đòi hỏi kỹ thuật canh tác khác, do đó cần nên nghiên cứu 
các kỹ thuật nầy. Nên đánh giá việc sử dụng máy gieo theo hàng. 
5. Cần nghiên cứu về vai trò của Cytokinin, Gibberellin và Auxin trên sự tích lũy 
carbohydrate trong hạt. Sự di chuyển của nước và chất đồng hóa trong vùng lưng của hạt 
dường như có liên kết với nhau. Garka và Gates (1984) đề nghị tiến hành các nghiên cứu 
về vấn đề nầy để xác định xem tốc độ nước lấy đi từ hạt có ảnh hưởng đến sự di chuyển 
của các chất đồng hóa ra khỏi mô libe hay không. Sự tích tụ silica vào vỏ trấu có thể 
đóng vai trò quan trọng trong việc thoát hơi nước và chuyển vị. 
6. Cần nghiên cứu vai trò của độ rụi lá chậm và hô hấp duy trì thấp trên việc tạo hạt. Lưu 
ý là diện tích lá ở 30 ngày sau khi trổ có tương quan thuận với trọng lượng hạt (Shin và 
Kwon, 1985). 
7. Nghiên cứu mức độ giới hạn sự chuyển vị vào phôi nhũ và so sánh những sự khác 
nhau giữa các giống về hiệu quả chuyển vị. 
8. Tiến hành các nghiên cứu về đặc điểm di truyền của hạt mẩy, khả năng nhảy chồi, sự 
phân nhánh của bông và bó mạch để cải tiến các đặc tính nầy. 
 242
 GHI CHÚ: 
1 /. Báo cáo trong Hội Nghị Khoa Học hằng năm lần thứ 9 của Học Viện Khoa Học Kỹ 
Thuật Quốc Gia, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế, Philippines, 15 tháng 7 năm 1987. 
2 /. Nhà Sinh Lý Học Thực Vật, Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế, Philippines. 
3 /. Hạt mẩy = HD = High density grain = hạt chắc phát triển thật no đầy (Chú thích của 
người dịch). 
 243

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cay_lua_nguyen_ngoc_de.pdf
Ebook liên quan