Bài giảng Chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hoàng Minh Đạo

Tóm tắt Bài giảng Chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hoàng Minh Đạo: ...đến hoạt động bảo vệ môi trường.III. CẤU TRÚC, NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch Nước ký Lệnh số 29/2005/L/CTN ngày 12 thán...ệm của thanh tra chuyên gnành về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về môi trường.Mục 2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm 5 điều quy định các loại thiệt hại do gây ô nhiễm, suy thoái; các xác định thiệt hại; giám định thiệt hại; ...vệ môi trường làng nghề và khu chăn nuôi tập trung.- Bộ Thuỷ sản: Đề án Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển.- Bộ Xây dựng hướng dẫn thống nhất việc qui hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn qui phạm về các công trình kỹ thuật hạ tầng và vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn, khu công nghiệp; đ...

ppt60 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hoàng Minh Đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều (Điều 135 và Điều 136) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành.V. CÁC NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT	Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ 2 Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật gồm:1. Nghị định về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.2. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.NGHỊ QUYẾT SỐ 41 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNHCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC(số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004)Nghị quyết đã đề cập tới tình hình bảo vệ môi trường của đất nước trong thời gian qua. Trong đó, đã nêu những kết quả và chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường; nhưng cũng nhấn mạnh môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp, có nơi, có lúc đã đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường là do chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng người cho việc bảo vệ môi trường, chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thưòng chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế, nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm.Trong tình hình môi trường có nhiều vấn đề bức xúc như vậy, nó càng trở nên nghiêm trọng và xuất hiện nhiều thách thức mới trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cần thiết phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn Đảng và xã hội.- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập quốc tế của nước ta.- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển KT-XH mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh.- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường.Năm quan điểm chủ đạo trong hoạt động bảo vệ môi trường:- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao. . Ba mục tiêu:- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.- Khắc phục ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.Xây dựng nước ta trở thành nước có môi trường tốt.. Các nhiệm vụ chung: - Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường- Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái- Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học.- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường.- Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế Các nhiệm vụ cụ thể:- Đối với vùng đô thị và ven đô thịĐối với vùng nông thônBảy giải pháp chính là: - Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; - Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường;- áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường;- Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường; - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường; - Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường.QUYẾT ĐỊNH SỐ 34 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦBAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦTHỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (Sè 34/2005/Q§-TTg ngµy 22 th¸ng 02 n¨m 2005)1. Đưa ra 12 nhiệm vụ:- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường- Tăng cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường- Thể chế hoá yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KT-XH- Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dạng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường- Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học- Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Bảo vệ môi trường các vùng đô thị và ven đô thị- Bảo vệ môi trường nông thôn 1.     Tổ chức thực hiện: - Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì xây dựng Đề án phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tổng Công ty, các Khu công nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu quán triệt các nội dung của Nghị quyết và Chương trình hành động; ban hành Chương trình, kế hoạch hành động, các đề án ưu tiên của bộ, ngành, địa phương; cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết và Chương trình hành động này trong xây dựng các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm của bộ, ngành, địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ, bố trí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương, phù hợp với định hướng, mục tiêu chung đã được xác định tại Nghị quyết. - Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ trong Quí IV năm 2005 Đề án kiện toàn và tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý bảo vệ môi trường ở các bộ, ngành, địa phương. Khu chế xuất, khu công nghiệp- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ trong Quí III bnăm 20905 Nghị định qui định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển- Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập phân ngành môi trường, nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí môi trường trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp để bảo đảm đến năm 2006 bố trí không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho mục chi các hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình Chính phủ Đề án đa dạng hoá các nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường trong Quí III năm 2005.- Bộ Tư pháp: Đề án tổng thể rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung bảo vệ môi trường đối với các văn bản qui phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.- Bộ Công an: đề xuất phương án tthành lập lực lượng cánh sát môi trường.- Bộ Công nghiệp: Đề án hạn chế và giảm dần việc sử dụng hoá chất độc hại, các bao bì từ các loại vật liệu khó phân huỷ trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên, vật liệu thân thiện với môi trường.- Bộ Giao thông vận tải: Đề án giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải.- Bộ Khoa học và Công nghệ: đề án thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường; công tác ban hành tiêu chuẩn môi trường.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đề án bảo vệ môi trường làng nghề và khu chăn nuôi tập trung.- Bộ Thuỷ sản: Đề án Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển.- Bộ Xây dựng hướng dẫn thống nhất việc qui hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn qui phạm về các công trình kỹ thuật hạ tầng và vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn, khu công nghiệp; đề án qui hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn, nước thải ở các đô thị Việt Nam. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020- 80% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc ISO 14001.- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.- 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.- Nâng tỉ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.Những định hướng đến năm 2020:- 100% sản phẩm hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.- 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc ISO 14001.- 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100%chất thải bệnh viện.- Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, đoạn sông chảy qua đô thị đã bị suy thoái nặng.Một số mục tiêu đến năm 2010- 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.- Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng.- Nâng tỉ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên.- Nâng tỉ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm.- 100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát.Nội dung cơ bản của Chiến lược BVMTPhòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường- Thực hiện nghiêm quy định về lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường- Hạn chế nhập khẩu và lưu hành các máy móc thiết bị đã qua sử dụng có hiệu suất sử dụng nhiên liệu thấp, gây ô nhiễm môi trường. - Kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hoá chất, đặc biệt là các hoá chất có mức độ độc hại cao nhằm hạn chế tối đa sự phát tán và các sự cố hoá chất - Kiểm soát chặt việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. - Điều tra, thống kê các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ đất liền và có các biện pháp xử lý hoặc hạn chế các nguồn thải nàyThống kê và từng bước xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khuyến khích áp dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải- Tổ chức tốt hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ. Hình thành và phát triển các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn. Đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung ở các đô thị, khu dân cư v.v. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, vùng, khu vực bị ô nhiễm và suy thoái nặng- Giảm thiểu ô nhiễm trong các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt, đối với các mỏ khai thác lộ thiên. - Quy hoạch tổng thể phát triển dải ven biển- Quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầngTổ chức thực hiện quy trình sử dụng phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật hợp lý trong sản xuất nông nghiệp.Giải quyết hậu quả do ô nhiễm chất độc màu da cam/đi-ô-xin trong chiến tranh.Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiênTài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất:- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất. - Trong sản xuất nông nghiệp cần theo hướng bảo đảm cân bằng sinh thái và bền vững. - Tại các vùng đất ngập nước ven biển, thực hiện quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững.- Tài nguyên nước:- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước theo hướng khai thác bền vững nguồn nước mặt và nưóc ngầm. - Quy hoạch và quản lý lưu vực các sông chính như: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Hương, sông Nhuệ, sông Đáy v.v .Tài nguyên không khí: Nhằm cải thiện môi trường không khí tại các thành phố, khu công nghiệp gồm: Xanh hoá các đô thị và khu công nghiệp, tích cực trồng rừng và các thảm thực vật; Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểmĐô thị và khu công nghiệp:Đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp và xây dựng các khu mới Tăng cường năng lực thu gom chất thải rắn; quy hoạch các bãi chôn lấp; xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế hoặc các lò thiêu chất thải rắn ở các đô thị. Cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thực hiện nạo vét, cải tạo các ao, hồ, các đoạn sông, kênh, rạch, cải tiến hệ thống giao thông. Nông thôn, miền núi:Gắn liền với xoá đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức vấn đề kế hoạch hoá gia đình.Cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc quy hoạch các khu làng nghề.Biển, ven biển và hải đảo: Chiến lược phát triển kinh tế biển phải xây dựng theo quan điểm sử dụng tổng hợp, Hạn chế việc phá rừng ngập mặn, trồng rừng phòng hộ, rừng chắn sóng và các loại hình rừng ngập mặn khác.Các vùng đất ngập nước:Chấm dứt việc sử dụng đất ngập nước một cách không bền vững, chuyển đổi mục đích sử dụng không hợp lý; khôi phục các hệ sinh thái đất ngập nước.Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Bảo vệ, phát triển số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiênPhát triển rừng và nâng độ che phủ thảm thực vật, đến năm 2010 đạt được tỷ lệ 43% diện tích đất tự nhiênKiểm soát chặt việc buôn bán các động vật quý hiếm. Hạn chế việc phá huỷ các khu rừng ngập mặn, các hệ sinh thái nhạy cảm. Kiểm soát việc sản xuất, sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, việc nhập khẩu các giống loài, nguồn gen mới, lạ từ các nước khác chưa qua kiểm nghiệm. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAMChương trình nghị sự 21 của Việt Nam)(ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004)1. Định hướng chiến lược gồm 5 phần:Phần 1: Phát triển bền vững – con đường tất yếu của Việt NamPhần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vữngPhần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vữngPhần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vữngPhần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững2. Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.3. Những nguyên tắc chính của phát triển bền vững (nêu khái quát):Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững.Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền.Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước.Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC LÀNG NGHỀƯớc tính, cả nước có khoảng 1450 làng nghề với sản phẩm rất đa dạng: dệt nhuộm, tơ tầm, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và thực phẩm, cơ khí, gốm sứ và vật liệu xây dựng, tái chế chất thải, Đây là một đặc thù của nông thôn Việt Nam, gắn với kinh tế nông thôn, truyền thống, văn hóa và lịch sử. Trong những năm qua, nhất là giai đoạn đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoạt động của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào những thành quả phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, những hoạt động này cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn) và đã trở thành một vấn đề môi trường bức xúc hàng đầu hiện nay.Việc xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp bảo vệ môi trường để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề cũng như phát triển bền vững các làng nghề xuất phát từ những đặc thù, tính chất của hoạt động và tổ chức làng nghề; đó là quan hệ sản xuất nhỏ, phần lớn ở qui mô gia đình, hoạt động tự phát, đầu tư vốn nhỏ; trình độ người lao động thấp, công nghệ, thiết bị lạc hậu; hạn chế về quản lý và tổ chức lao động sản xuất.1. Một số giải pháp cơ bản đề cải thiện môi trường làng nghệ:- Các giải pháp liên quan đến sản xuất sạch hơn.- Các giải pháp xử lý chất thải- Các giải pháp quản lý:a. Các giải pháp qui hoạch làng nghề gắn với các yêu cầu bảo vệ môi trường.b. Giải pháp giáo dục môi trườngc. Tăng cường công tác quản lý môi trườngd. Quan trắc môi trường làng nghề.e. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển làng nghề bền vững.- Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch, tiêu chí “làng văn hóa”.2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có riêng Điều 38 về bảo vệ môi trường đối với làng nghề, gồn các nội dung:2.1. Việc qui hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường.Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.2.2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhjiễm môi trường của các làng nghề bằng các biện pháp sau đây:a. Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung;b. Xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, bố trí thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc phân loại tại nguồn phục vụ cho việc xử lý chất thải tập trung;c. Qui hoạch khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư;d. Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân biết và áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường.2.3. Cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp làng nghề phải thực hiện các yêu cầu sau đây về bảo vệ môi trường:a. Nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung; trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải;b. Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo qui định về quản lý chất thải; trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo qui định về quản lý chất thải nguy hại;c. Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo qui định của pháp luật.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chu_truong_chinh_sach_cua_dang_va_nha_nuoc_trong_l.ppt