Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện - Chương III: Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC - Phần A: Điện dân dụng

Tóm tắt Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện - Chương III: Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC - Phần A: Điện dân dụng: ...a, dây trung tính và dây bảo vệ cần có cùng tiết diện.  Việc chọn tiết diện dây phụ thuộc vào dòng tải. LOGO A. Điện dân dụng Dạng mạch 1 pha 230V 1 pha + N hoặc 1 pha + N + PE Tiết diện dây Công suất max Thiết bị bảo vệ Chiếu sáng cố định 1,5 mm2 (2,5 mm2 - Al) 2300W CB 16A Cầu c.... LOGOA. Điện dân dụng 11. Sơ đồ và phương pháp lắp đặt điện trong nhà  Một số lưu ý:  Thường dùng phương pháp lắp đặt dây dẫn kín trong tường hoặc trên sàn, trên trần nhà để đảm bảo mỹ quan.  Dây dẫn đặt hở ngoài không khí không được phép đặt trên các xà dầm và các kết cấu bằng sắt thép, ...công suất lớn do dễ gây phát nhiệt, cháy chập. Tham khảo các bảng dưới đây để ước lượng giá trị dòng tiêu thụ và chọn dây dẫn chuẩn. LOGO A. Điện dân dụng TT Tên đồ dùng điện và công suất Dòng điện 120V 220V 1 Bàn là (bàn ủi) loại lớn 800W Loại nhỏ 300W 6,7A 2,5A 3,6A 1,4A 2 Bếp điệ...

pdf45 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện - Chương III: Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC - Phần A: Điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Mạng điện hạ áp
C. Mạng điện phân phối
D. Thiết bị đóng cắt
E. Thiết bị bảo vệ
F. Nguồn và tải đặc biệt
G. Công trình chiếu sáng
LOGOA. Điện dân dụng
1. Mạng điện dân dụng:
 Mạng điện dân dụng là mạng điện một pha hạ áp cung cấp
điện cho các phụ tải sinh hoạt dân dụng và phụ tải chiếu
sáng.
 Mạng điện dân dụng ngày nay thường dùng các dây dẫn
bọc cách điện bằng nhựa tổng hợp XLPE, bọc vỏ cách điện
PVC. Các đường cáp và dây dẫn có thể đặt hở ngoài trời
hoặc đặt ngầm trong đất, trong vách tường và trên trần nhà
hoặc lồng trong các ống thép, ống nhựa đặt hở.
 Tóm lại, mạng điện dân dụng dùng cáp và dây dẫn bọc cách
điện là chính nên việc lắp đặt chủ yếu là lắp đặt các đường
dây loại này.
LOGOA. Điện dân dụng
2. Đặc điểm của lưới dân dụng
 Mạng điện trong nhà phục vụ cho sinh hoạt là mạng điện một
pha 2 dây (1 dây pha, 1 dây trung tính) lấy rẽ nhánh từ đường
trục 3 pha 4 dây 380/220V.
 Điểm trung tính phía hạ thế của máy biến áp phân phối trung/ 
hạ thường được nối đất.
 Để bảo vệ chống dòng rò và hỏa hoạn do điện, cần sử dụng
RCD
 Các phần vỏ kim loại cần được liên kết với nhau và nối xuống
hệ thống nối đất.
LOGOA. Điện dân dụng
3. Phụ tải điện dân dụng
 Các loại quạt: Quạt bàn, quạt trần, quạt thông gió
 Máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ.
 Máy bơm nước
 Các thiết bị đun nóng: Bình nóng lạnh, lò sưởi, bếp
điện, nồi cơm điện, ấm điện, bàn là điện, máy sấy
tóc, lò vi sóng
 Các loại đèn điện như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, 
compact.
 Các thiết bị điện tử: Tivi, đầu kỹ thuật số, máy tính 
Các đông cơ điện trong dân dụng chủ yếu là loại
động cơ một pha có tụ
LOGOA. Điện dân dụng
 Để cấp điện cho các thiết bị này, thường dùng dây dẫn
bọc cách điện bằng nhựa PVC một ruột hoặc 2 ruột có
tiết diện 1-6 mm2 tùy thuộc vào công suất thiết bị.
 Để bảo vệ và đóng cắt mạch điện dùng công tắc, 
Aptômat, cầu chì.
 Để cấp điện cho các thiết bị di động, dùng các ổ cắm
điện 5-10A.
LOGOA. Điện dân dụng
4. Tiêu chuẩn, yêu cầu
 Lắp đặt điện dân dụng yêu cầu tiêu chuẩn cao về độ an 
toàn và độ tin cậy.
 Tiêu chuẩn được đề cập là IEC 60364: Mạng điện của
các tòa nhà bao gồm:
 Đánh giá về các đặc tính chung (IEC-60364-3)
 Bảo vệ an toàn (IEC-60364-4): Chống giật, chống quá
dòng, chống sự cố do nhiệt
 Lựa chọn và lắp ráp thiết bị (IEC-60364-5): Các thiết bị
đóng cắt, điều khiển, bảo vệ, hệ thống đi dây
 Các yêu cầu đối với mạng hoặc vị trí đặc biệt (IEC-60364-
7): Nhà tắm, mạng điện trong khu triển lãm, phòng biểu
diễn 
LOGOA. Điện dân dụng
5. Các thành phần của tủ phân phối
 Tủ phân phối gồm:
 Công tơ điện
 CB so lệch có bảo vệ quá dòng: trong trường hợp ngành
điện dùng sơ đồ nối đất TT, hoặc giới hạn công suất tiêu
thụ đăng ký.
LOGOA. Điện dân dụng
 Nếu lưới có sơ đồ TN, ngành điện thường bảo vệ lưới
bằng cầu chì kín trước điện kế. Khách hàng không được
tiếp cận cầu chì này.
 Khách hàng được phép thao tác trên CB.
 Dòng rò định mức của CB nguồn đầu vào nên ở ngưỡng
300mA.
 Nếu lưới có sơ đồ TT, điện trở điện cực nối đất phải bé
hơn Rth = 50V/300 mA = 166Ω. Thực tế lấy Rnđ nhỏ hơn
80Ω (Rth/2).
 Trong trường hợp Rnđ vượt quá 80Ω, cần sử dụng một
hoặc nhiều RCD có độ nhạy 30mA thay cho bảo vệ dòng
rò của CB đầu vào.
LOGOA. Điện dân dụng
6. Bảo vệ an toàn cho người
 Với sơ đồ TT:
 Chống chạm điện gián tiếp bằng các RCD có độ nhạy
trung bình (300mA) ở đầu vào lưới (tích hợp trong CB đầu
vào hoặc tuyến nguồn vào). Cần kết hợp với điện cực nối
đất của các hộ tiêu thụ, các dây PE của thiết bị phải được
nối với điện cực nối đất.
 Nếu CB đầu vào không được trang bị chức năng bảo vệ
so lệch, các thiết bị ở tầng trên của RCD đầu tiên phải có
mức cách điện loại II.
 Bắt buộc dùng RCD độ nhạy 30mA để bảo vệ an toàn cho
các mạch ổ cắm điện, mạch cấp điện cho nhà tắm, phòng
giặt.
LOGOA. Điện dân dụng
6.1. CB đầu nguồn vào có
bảo vệ so lệch
 Bảo vệ so lệch tức thời:
 Nếu có chạm đất  CB 
cắt toàn bộ lưới.
 Nếu có đặt bộ chống sét, 
sự phóng xung áp xuống
đất được coi như sự cố
chạm đất đối với RCD 
hệ quả là ngắt lưới.
Lưới với CB đầu vào lộ tổng có bảo
vệ so lệch tức thời
LOGOA. Điện dân dụng
 Bảo vệ so lệch kiểu định
thì: (CB dạng S)
 Tạo trễ ngắn, cho phép
bảo vệ chọn lọc với các
RCD tác động tức thời ở 
tầng dưới.
 Tác động của CB đầu vào
sẽ ít xảy ra hơn trong
trường hợp quá điện áp
khí quyển (sét). Dòng do 
quá điện áp phóng xuống
đất qua bộ chống sét
không làm CB dạng S bị
tác động.
Lưới điện với CB đầu vào có
bảo vệ so lệch tạo trễ ngắn
LOGOA. Điện dân dụng
6.2. CB đầu nguồn không có bảo vệ so lệch
 Việc bảo vệ an toàn cho người được đảm bảo nhờ:
 Thiết bị sau CB phải có mức cách điện loại II cho đến
RCD gần nhất.
 Các lộ ra từ tủ phân phối phải được bảo vệ bởi RCD có độ
nhạy thích hợp.
 Khi bộ bảo vệ quá áp đặt phía trước của tủ phân phối (bảo
vệ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, radio ) cần thiết
phải cắt nó ra khỏi lưới khi bị hư hỏng
LOGOA. Điện dân dụng
Lưới dùng CB không có
bảo vệ so lệch
1. CB đầu nguồn không có
bảo vệ so lệch.
2. Thiết bị tự động cắt (nếu
có đặt bộ chống sét)
3. RCD độ nhạy 30mA cho
mạch tới ổ cắm.
4. RCD độ nhạy 30mA cho
mạch tới phòng tắm hoặc
nơi nguy hiểm.
5. RCD độ nhạy 300mA cho
các mạch khác
LOGOA. Điện dân dụng
7. Các mạch điện
 Phân lộ: Thường phân theo
mục đích sử dụng
 Ít nhất 1 lộ cho chiếu sáng. 
Mỗi lộ cấp điện cho nhiều
nhất 8 điểm chiếu sáng.
 Ít nhất 1 lộ cho ổ cắm cỡ
10/16A. Mỗi lộ cấp điện
cho khoảng 8 ổ, các ổ điện
có thể là đơn hoặc đôi.
 1 lộ cho từng thiết bị như
máy đun nước nóng, máy
giặt, máy rửa chén, bếp
điện, tủ lạnh 
LOGOA. Điện dân dụng
 Dây bảo vệ:
 Mỗi mạch nhánh đều có dây bảo vệ.
 Dây bảo vệ cần nối chân tiếp đất của mỗi ổ cắm và
đầu tiếp địa của thiết bị với điện cực nối đất chung.
 Các ổ cắm 10/16A nên trang bị nắp đậy lỗ cắm.
 Chọn tiết diện dây dẫn:
 Dây pha, dây trung tính và dây bảo vệ cần có cùng
tiết diện.
 Việc chọn tiết diện dây phụ thuộc vào dòng tải.
LOGO
A. Điện dân dụng
Dạng mạch 1 pha 230V
1 pha + N hoặc 1 pha + N + PE
Tiết diện
dây
Công suất
max
Thiết bị
bảo vệ
Chiếu sáng cố định
1,5 mm2
(2,5 mm2 - Al)
2300W
CB 16A
Cầu chì 10A
Ổ cắm 10/16A 
2,5 mm2
(4 mm2 - Al)
4600W
CB 25A
Cầu chì 20A
Mạch tải riêng biệt
Bình nước nóng
2,5 mm2
(4 mm2 - Al)
4600W
CB 25A
Cầu chì 20A
Máy rửa chén bát
2,5 mm2
(4 mm2 - Al)
4600W
CB 25A
Cầu chì 20A
Máy giặt
2,5 mm2
(4 mm2 - Al)
4600W
CB 25A
Cầu chì 20A
Bếp điện (lò hấp) 
6 mm2
(10 mm2 - Al)
7300W
CB 40A
Cầu chì 32A
Lò sưởi 
1,5 mm2
(2,5 mm2 - Al)
2300W
CB 16A
Cầu chì 10A
Tiết diện dây, dòng định mức các TB bảo vệ cho một số tải trong lưới dân dụng
LOGOA. Điện dân dụng
8. Bảo vệ quá điện áp và chống sét trong mạng dân
dụng
 Ba quy tắc lắp đặt:
 Khi lắp bộ chống sét, độ dài các dây cáp sau phải < 50cm
• Từ các dây nóng tới dao cách ly
• Từ dao cách ly tới bộ chống sét
• Từ bộ chống sét đến thanh nối đất của tủ phân phối
chính (MDB).
• Thanh nối đất của MDB cần được đặt cùng ngăn với
bộ chống sét.
 Phải dùng bộ dao cách ly được nhà sản xuất bộ chống sét
đề nghị.
 Để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện, CB cần có dạng
định thì hoặc chọn lọc.
LOGOA. Điện dân dụng
9. Lắp đặt điện trong phòng tắm và vòi sen
Đặc điểm: Là nơi nguy hiểm do điện trở người thấp khi
bị ướt hoặc ngâm trong nước.
 Các biện pháp an toàn cần được thực hiện nghiêm ngặt
 Tiêu chuẩn tương ứng: IEC 60364-7-701.
Một số nguyên tắc:
- Phân vùng: Vùng cấm lắp đặt thiết bị điện, vùng hạn
chế 
- Nối đẳng thế vỏ KL thiết bị và vật dẫn tự nhiên.
- Tuân thủ yêu cầu quy định cho mỗi vùng.
LOGOA. Điện dân dụng
Phân vùng trong nhà tắm có bồn tắm và vòi sen
- Vùng 0: trong bồn tắm
- Vùng 1: Không gian phía trên bồn tắm
 Phân vùng
LOGOA. Điện dân dụng
Phân vùng trong phòng có
vòi sen, không có bồn tắm
Không đặt công tắc
hoặc ổ cắm trong vòng
60cm cách cửa mở
buồng tắm lắp ghép
LOGOA. Điện dân dụng
 Đối với phòng tắm bồn và vòi sen phải kết nối đẳng thế bổ xung
trong các vùng 0, 1, 2, 3.
 Các quy định cho mỗi vùng:
Vị trí Nguyên tắc bảo vệ Mức IP Dây và cáp Các vật liệu lắp đặt
Phòng tắm bồn và vòi
sen
(mục 701, IEC60364-7)
Kết nối đẳng thế bổ xung
trong các vùng 0, 1, 2, 3
Vùng 0
SELV (Mạng điện áp thấp) 
12V
27
Loại II
Hạn chế đến tối thiểu
Các dụng cụ đặc biệt
Vùng 1 SELV 12V 25
Loại II
Hạn chế đến tối thiểu
Các dụng cụ đặc biệt
Bình nước nóng
Vùng 2 SELV 12V hoặc RCD 30 mA 24
Loại II
Hạn chế đến tối thiểu
Các dụng cụ đặc biệt
Bình nước nóng
Chiếu sáng loại II
Vùng 3
Chỉ có ổ cắm được bảo vệ 
bới:
- RCD 30 mA, hoặc
- Cách ly điện, hoặc
- SELV 50V
21
LOGOA. Điện dân dụng
Liên kết đẳng thế bổ xung cho phòng tắm
 Liên kết đẳng thế
LOGOA. Điện dân dụng
10. Lưu ý khi lắp đặt mạng điện gia dụng
 Đối với mạng điện gia dụng, có thể sử dụng một hoặc một vài loại
mạch điện, do đó cần phải chọn mạch điện đảm bảo tính kinh tế cao
nhất, nghĩa là sử dụng vật tư và chi phí nhân công tối thiểu, nhưng
phải đảm bảo tính an toàn, yêu cầu cấp điện và khả năng mở rộng
trong tương lai.
 Đối với cải tạo, sửa chữa, có thể không đòi hỏi phải thiết kế mới
nhưng cần phải tính khả năng thay thế các linh kiện, các hệ thống
dây, ống luồn, đèn chiếu sáng  Nên bắt đầu bằng cách thu thập
tài liệu thiết kế, phác thảo mạng điện cũ và yêu cầu thiết kế, sửa
chữa mới.
 Mạch nhánh mới thường được nối vào tủ điện chính, nhưng điều
này có thể không cần thiết. Nếu có mạch nhánh đang dùng nhưng
chưa đến định mức, có thể nối kết vào hộp nối điện của mạch
nhánh này
 Cầu chì hoặc bộ ngắt mạch được dùng ở từng mạch nhánh sẽ cung
cấp thông tin cho phép tính toán định mức công suất mạch nhánh. 
Nhu cầu công suất có thể thay đổi tùy theo loại tải. Các thiết bị sử
dụng động cơ thường có dòng khởi động lớn, do đó yêu cầu công
suất khi khởi động sẽ cao hơn khi động cơ vận hành bình thường.
LOGOA. Điện dân dụng
11. Sơ đồ và phương pháp lắp đặt điện trong nhà
 Một số lưu ý:
 Thường dùng phương pháp lắp đặt dây dẫn kín trong tường
hoặc trên sàn, trên trần nhà để đảm bảo mỹ quan.
 Dây dẫn đặt hở ngoài không khí không được phép đặt trên các
xà dầm và các kết cấu bằng sắt thép, mà phải đặt trên các puli
sứ.
 Dây dẫn đặt kín trong tường, trên sàn và trên trần nhà phải
được lồng trong các ống nhựa, ống thép hoặc các ống gen cách
điện để đảm bảo chống ẩm và tránh tác động của hóa chất do 
vữa gây nên dẫn tới làm hư mục vỏ cách điện.
 Dây dẫn dùng dây bọc cách điện PVC. Việc đi dây ngầm cho
phép giảm được một số khó khăn trong công việc, giảm được
chi phí nhân công, chi phí kim loại màu.
 Công tắc đèn nên bố trí ở độ cao 1,2-1,5m. Ổ cắm điện nên bố trí
cách nền hoặc sàn 0,3m để tránh ẩm và đỡ vướng dây khi cắm
điện cho các thiết bị di động.
LOGOA. Điện dân dụng
12. Sơ đồ và hình thức lắp đặt
 Việc chọn sơ đồ và hình thức lắp đặt phụ thuộc vào kiến
trúc, mặt bằng và yêu cầu lắp đặt, bố trí các thiết bị điện.
 a, Đặt dây dẫn ngầm theo sơ đồ hình tia.
 b, Đặt dây dẫn ngầm có các nhóm cung cấp cho các
ổ cắm riêng và các điểm treo đèn riêng.
 c, Đặt dây dẫn trong ống tròn hoặc dẹt đi sát trần và
men theo góc tường sát trần.
LOGOA. Điện dân dụng
a, Đặt dây dẫn ngầm theo sơ đồ hình tia.
 Dây được đặt ngầm trong tường, trên trần theo sơ đồ
hình tia. Dây được bọc cách điện PVC hoăc cách
điện cao su, được lồng trong ống thép hoặc ống
nhựa.
 Từ hộp cầu dao, cầu chì, hoặc áp tô mát tổng của
nhà, dây dẫn được đặt thành từng nhóm riêng rẽ đặt
theo trần của tầng trên theo đường đi ngắn nhất tới
các ổ cắm và các điểm treo đèn (cũng có thể đi dọc
theo tường hoặc dầm để tiện xác định sơ đồ đi dây
khi cần sửa chữa).
 Sơ đồ này cho phép lắp đặt đơn giản, giảm chi phí
dây dẫn và giảm chi phí các vật liệu khác.
LOGOA. Điện dân dụng
Sơ đồ dây dẫn đặt ngầm (kín) theo hình tia
LOGOA. Điện dân dụng
 b, Đặt dây dẫn ngầm có các nhóm cung cấp cho các ổ 
cắm riêng và các điểm treo đèn riêng:
 Các dây đặt ngầm cung cấp cho từng nhóm riêng các
ổ cắm và điểm treo đèn: Nhóm cấp chuyên dụng cho
đèn, cho ổ cắm điện, cho phòng bếp, phòng vệ sinh
LOGOA. Điện dân dụng
Sơ đồ dây dẫn đặt ngầm (kín) theo trần cấp riêng rẽ cho đèn và ổ cắm
LOGOA. Điện dân dụng
 c, Đặt dây dẫn trong ống tròn hoặc dẹt đi sát trần và
men theo góc tường sát trần:
 Phương pháp này được dùng rộng rãi, dễ thi công
lắp đặt, dễ sửa chữa, thay thế khi xảy ra chạm chập, 
nhưng không đảm bảo mỹ quan như phương pháp
đặt ngầm trong tường và trần nhà.
LOGOA. Điện dân dụng
Sơ đồ đi dây lồng trong ống hoặc máng dẹt sát trần
LOGOA. Điện dân dụng
13. Sơ đồ mạng điện trong nhà
 Để cấp điện cho các tầng nhà, cho các phòng cũng như
cấp điện cho các thiết bị, thường dùng đường trục có
các mạch rẽ song song.
 Để tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa khi có sự cố trên
đường trục tổng và các mạch rẽ, cần bố trí các thiết bị
đóng cắt và bảo vệ (như cầu dao, cầu chì, áp tô mát )
 Để tránh đánh lửa ở các mối nối do tiếp xúc không tốt
nên dùng các hộp nối dây ở mạch tổng và đầu nhánh rẽ. 
Việc dùng các hộp nối dây còn tạo điều kiện cho việc
phân đoạn và cô lập các đoạn dây xảy ra hư hỏng hoặc
sự cố để sửa chữa và thay thế mà không ảnh hưởng
đến sự làm việc bình thường của các đoạn khác.
LOGOA. Điện dân dụng
Sơ đồ đường trục và rẽ nhánh song song một pha có thiết bị bảo vệ, đóng cắt
và phân đoạn ở đầu nhánh rẽ.
 Sơ đồ bảo vệ đóng cắt phân đoạn bố trí ở đầu các nhánh rẽ
LOGOA. Điện dân dụng
Sơ đồ cấp điện cho quạt trần, đèn và các ổ cắm cho các thiết
bị điện sinh hoạt di động.
LOGOA. Điện dân dụng
14. Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà, một số nguyên
tắc an toàn
14.1. Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn
trần mà phải dùng dây bọc cách điện có chất lượng tốt. Cỡ
(tiết diện) dây dẫn được chọn sao cho có đủ khả năng tải
dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp. Không
dùng dây có tiết diện nhỏ cấp điện cho phụ tải công suất
lớn do dễ gây phát nhiệt, cháy chập. Tham khảo các bảng
dưới đây để ước lượng giá trị dòng tiêu thụ và chọn dây
dẫn chuẩn.
LOGO
A. Điện dân dụng
TT Tên đồ dùng điện và công suất
Dòng điện
120V 220V
1
Bàn là (bàn ủi) loại lớn 800W
Loại nhỏ 300W
6,7A
2,5A
3,6A
1,4A
2
Bếp điện: Loại lớn 1500W
Loại vừa 1000W
Loại nhỏ 300W
12,5A
8,4A
2,5A
6,8A
4,6A
1,4A
3 Nồi cơm điện loại 600W 5A 3A
4 Máy sấy tóc loại 300W 2,5A 1,4A
5
Đèn bóng có tim loại 100W
Loại 75W
Loại 60W
1A
0,7A
0,5A
0,5A
0,4A
0,3A
6
Đèn ống loại 1,2m - 40W
Loại 0,6m - 20W
Loại 0,3m - 10W
1A
0,5A
0,2A
0,5A
0,3A
0,1A
7
Quạt điện loại lớn 300W
Loại nhỏ 100W
3,1A
1A
1,7A
0,6A
8
Tủ lạnh loại lớn 300W
Loại nhỏ 100W
3,1A
1A
1,7A
0,6A
9 Tivi loại 120W 1,3A 0,7A
Dòng điện tiêu thụ của một số thiết bị tiêu thụ điện
LOGOA. Điện dân dụng
TT Tên gọi cỡ dây
Số sơi và đường
kính mỗi sợi (mm)
Tiết diên
(mm2)
Dòng điện lớn nhất
tải được (A)
1
Dây chiếc 8/10 1 sợi 0,8 0,5
4
10/10 1 sợi 1,0 0,79 6,5
12/10 1 sợi 1,2 1,13 9
16/10 1 sợi 1,6 2,01 13,5
20/10 1 sợi 2,0 3,14 18
26/10 1 sợi 2,6 5,31 25
2
Cáp
3,5 7 sợi 0,8 3,52 19
5,5 7 sợi 1,0 5,50 26
8 7 sợi 1,2 7,92 33
14 7 sợi 1,6 14,07 46
Cỡ dây dẫn điện tiêu chuẩn, dây cứng đặt trong ống bảo vệ
LOGOA. Điện dân dụng
TT Tên gọi cỡ dây
Số sơi và đường
kính mỗi sợi (mm)
Tiết diên
(mm2)
Dòng điện lớn nhất
tải được (A)
1 7/10 12 sợi 0,2 0,38 6
2 0,5 hoặc 8/10
16 sợi 0,2
25 sợi 0,16
0,50
0,50
8
8
3 0,75 hoặc 10/10
24 sơi 0,2
30 sợi 0,18
37 sợi 0,16
0,75
0,76
0,74
10
10
10
4 1,0 hoặc12/10
22 sợi 0,2
40 sợi 0,18
50 sợi 0,16
1,01
1,02
1,01
12
12
12
5 1,50 99 sợi 0,2 1,54 16
Cỡ dây dẫn điện tiêu chuẩn, dây mềm cặp đôi song song
LOGOA. Điện dân dụng
14.2. Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ
hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa.
14.3. Khoảng cách giữa hai sứ kẹp hoặc hai puli sứ kề nhau
không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây
dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà ) không nhỏ hơn
10mm.
14.4. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện
quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).
14.5. Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống
sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống
hoặc chảy theo ống vào nhà.
Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào
nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.
LOGOA. Điện dân dụng
14.6. Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí dễ thao
tác, phía dưới không được để vật vướng mắc, chỗ đặt
phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết có thể
đóng cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.
14.7. Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên
bảng gỗ nhỏ và được bắt chặt vào tường hay cột nhà. Vị
trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng
chừng 1,5m.
 Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. 
Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi vô ý 
chạm phải và tránh hồ quang điện phóng ra khi đóng, 
cắt điện.
LOGOA. Điện dân dụng
14.8. Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ
cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì
bảo vệ loại có nắp che.
 Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công
suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện (nhớ rằng
dây chảy không phải bảo vệ người khỏi bị điện giật).
 Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn quy định. Thí dụ như
trong mạch điện một pha (một dây nóng và 1 dây nguội) 
thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng.
 Nếu cả hai dây đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc
phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.
LOGOA. Điện dân dụng
14.9. Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, 
không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây
điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công
tắc điện an toàn là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa
phía không có bản lề.
14.10. Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư
hỏng thì phải thay thế ngay. Nếu không người sử dụng
rất dễ chạm phải những phần dẫn điện.
14.11. Cần phải giải thích và giáo dục để trẻ em hiểu và
không đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay
vào ổ cắm điện.
LOGOA. Điện dân dụng
14.12. Không bao giờ đóng cắt cầu dao, công tắc  khi tay
còn ướt vì nước có thể chảy vào những bộ phận có điện
làm người bị điện giật.
14.13. Tuyệt đối không dùng ngón tay để thử xem có điện
hay không mà phải dùng bút thử điện hạ thế hoặc bóng
đèn để kiểm tra.
14.14. Khi điện trong nhà bị hỏng. Nếu phần hỏng nằm
phía trên điện kế thì phải báo cho chi nhánh điện cử
người sửa chữa, tuyệt đối không gọi người ngoài không
phải công nhân ngành điện. Nếu phần hư hỏng nằm
phía sau điện kế thì bắt buộc phải cắt cầu dao chính rồi
mới tiến hành sửa chữa.
LOGOA. Điện dân dụng
14.15. Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ
điện đã được nối đất, nối không, để đảm bảo an toàn.
Nối đất bảo vệ, tác dụng:
• Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của
thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối
đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.
• Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng điện ba pha
có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòng điện
khi chạm vỏ (do lớp cách điện bị hỏng) sẽ truyền xuống
đất nhờ dây dẫn nối vỏ thiết bị với vật nối đất. Nếu
người sử dụng chạm vào vỏ thiết bị, điện trở thân
người sẽ xem như được mắc song song với điện trở
nối đất có giá trị rất nhỏ, do đó dòng điện đi qua người
nhỏ, không gây nguy hiểm.
LOGOA. Điện dân dụng
Nối không bảo vệ, tác dụng:
• Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ
kim loại của thiết bị điện lúc bình thường, không
có điện với dây trung tính đã nối đất của lưới
điện.
• Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng 3 pha 4 dây, 
khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị, sẽ tạo ra dòng
ngắn mạch một pha làm đứt cầu chì hay làm cho
công tắc tự động ngắt mạch ở đoạn mạch xảy ra sự
cố. Để đảm bảo sự bảo vệ được liên tục ngay cả
trong trường hợp dây trung tính bị đứt, cần thực
hiện nối đất nhiều lần (lặp lại) và nhất thiết phải nối
đất ở cuối lưới điện.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuan_trong_thiet_ke_va_thi_cong_cac_cong_trinh_di.pdf