Bài giảng Chuyên đề An toàn lao động - Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM

Tóm tắt Bài giảng Chuyên đề An toàn lao động - Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM: ...ác công nhân phải nắm rõ bán kính hoạt động của các thiết bị máy móc. Cần đề phòng và tránh những điểm mù trong công tác. -Các đường dây dẫn điện áp cao (từ 300 – 750V) không được để gần các thiết bị máy móc đang hoạt động (tối thiểu là 1m). Không được chủ quan và phải giả thiết rằng các đường...định trên máy đào phải còn hiệu lực. -Đối với điều kiện thi công của công trình đã được giả định ở phần trước thì mối nguy hiểm đáng quan tâm hơn đó là tính toán vị trí máy đứng trên mặt đất và đào xuống cao độ -3.6m sàn hầm 1. -Khi sử dụng máy xúc di chuyển đào dọc theo chiều dài hố đào , phả...g đối với những mẻ đổ bê tông khối lớn sẽ đổ vào ban đêm , cần bố trí đường giao thông và vị trí tập kết cho các xe bê tông , khi xe đến và khi xe đi cần có người cảnh giới tránh tai nạn do công nhân di chuyển trong khu vực xe bê tông ra vào GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘ...

pdf40 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Chuyên đề An toàn lao động - Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vững , những người 
không phận sự không nên đứng xung quanh đề phòng tuột tay vung búa ra, chặt cốt thép 
ngắn khi sắp đứt thì đánh nhẹ búa , đầu cốt thép phải được giữ hướng xuống đất để tránh 
văng vào người . Cán búa phải tốt , đầu búa chèn chặt vào cán và không được đeo găng 
tay để đánh búa 
 Sau khi cắt cốt thép xong không được dùng tay hoặc dùng miệng thổi vụn sắt mà phải 
dùng bàn chải lông để chải 
 Khi uốn thép phải đứng vững , giữ chặt vam , chú ý khoảng cách giữa vam và cọc tựa. 
Khi uốn dùng lực từ từ không nên làm nhanh quá làm vam trật ra và đập vào người 
 Không thực hiện công tác uốn cốt thép lớp ở trên cao hoặc ở trên giàn giáo không an toàn 
 Đặt thép vào đúng vị trí máy mới thực hiện uốn , máy dừng hẳn mới lấy thép ra, nghiêm 
cấm điều chỉnh các chốt uốn khi máy đang làm việc 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 27 
-Công tác lắp , buộc thép đai cũng thực hiện tương tự , lưu ý cần phải đeo kính bảo hộ tránh khi 
cắt dây kẽm , các mảnh kẽm có khả năng văng vào mắt gây tổn thương . 
 Phòng hộ an khi bô thép tường hầm Phòng hộ an toàn khi bô cốt thép cột 
b.ATLĐ thi công cốp pha cột vách 
-Những tai nạn thường gặp khi lắp dựng ván khuôn là bị ngã từ trên cao xuống nếu giàn giáo 
không chắc chắn , một bộ phận hay toàn bộ ván khuôn bị đổ gãy do các J-hook hoặc các đinh 
được đóng chưa kỹ 
-Khi thi công lắp dựng giàn giáo cần bảo đảm nền ổn định , không nghiêng , lún , đung đưa. 
Nghiêm cấm kê chân giàn giáo bằng gạch hoặc gỗ vụn , sắt vụn 
-Ván lát sàn công tác có chiều dày tối thiểu là 3cm , không mục mọt , nứt gãy , các tấm phải khít 
và bằng phẳng , khe hở giữa các tấm ván không lớn hơn 1cm 
-Công tác cẩu các ván khuôn , nẹp thép , bulong giằng, từ MĐTN xuống cao độ hầm 1 và hầm 
2 cũng cần lưu ý bố trí cẩu hợp lý tránh va chạm vào hệ Shoring , bên dưới phải bố trí đường vận 
chuyển trên các sàn đạo sao cho công tác vận chuyển vật tư không bị loạn , không chiếm quá 
nhiều không gian tập kết vật tư 
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đứng nơi, đúng tuyến quy định, cấm leo 
trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh xà, dầm, dàn mái và các kết 
cấu đang thi công khác. 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 28 
-Thực hiện nghiệm thu kỹ càng , đảm bảo cốp pha được đóng kín khít , các đinh nẹp , bulong 
giằng , Jhook phải được thực hiện chắc chắn tránh làm gãy , sập , cốp pha gây nguy hiểm khi 
đang thực hiện công tác đổ bê tông 
 c.ATLĐ khi thi công đổ bê tông sàn hầm , cột vách 
-Thi công đổ bê tông cột vách tầng hầm sẽ gặp một số những rủi ro khác hoàn toàn so với thi 
công đổ bê tông trên MĐTN hoặc ở trên cao , cụ thể như sau : 
 Khi đổ bê tông cột vách bằng bơm ngang , cần ít nhất 2 công nhân đứng vị trí đầu ống 
bơm để định hướng cho ống bơm , cần phải có chỗ đứng thật vững chắc vì lực động khi 
đổ bê tông có thể đẩy ngã công nhân . 
 Thường đối với những mẻ đổ bê tông khối lớn sẽ đổ vào ban đêm , cần bố trí đường giao 
thông và vị trí tập kết cho các xe bê tông , khi xe đến và khi xe đi cần có người cảnh giới 
tránh tai nạn do công nhân di chuyển trong khu vực xe bê tông ra vào 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 29 
 Công tác đổ bê tông đầu cột cần sự kiểm tra nghiêm ngặt về cốp pha và các liên kết giữ 
cốp pha kín khít , kiểm tra công tác bơm foam chèn khe cốp pha . 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 30 
PHẦN THỨ IV : KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 
1.Những yếu tố và điều kiện phát sinh cháy nổ trong thi công : 
-Để sự cháy nổ xảy ra , cần phải có đủ 3 yếu tố : chất cháy , chất oxy hoá và nguồn nhiệt. Trong 
đó chất cháy và chất oxy hoá là những chất quan trọng quyết định sự cháy nổ xảy ra. 
-Công nhân thi công dưới hầm hoặc trên MĐTN hút thuốc lá quanh khu vực có nhiều chất dễ bắt 
lửa ( mùn cưa gỗ do cưa các tấm cốp pha , các bình khí , . ) cũng là nguyên nhân phổ biết gây 
ra cháy nổ tại công trường và tình trạng hút thuốc lá trong công trường rất khó kiểm soát . 
-Việc bố trí dây chuyền sản xuất có lửa như hàn điện , hàn hơi , . ở môi trường không an toàn 
cháy nổ hoặc ở nơi có vật liệu dễ cháy dưới khoảng cách an toàn 
-Sử dụng thiết bị điện quá tải : thiết bị không đúng với điện áp quy định , chọn tiết diện dây dẫn , 
cầu chì không đúng với công suất phụ tải , ngắt mạch do chập điện. Khi thiết bị quá tải , thiết bị 
quá nóng làm chập điện phát sinh ra tia lửa điện đặc biệt nguy hiểm trong môi trường thi công 
tầng hầm vì thi công dễ gặp các khí dễ cháy rò rỉ dưới lòng đất , việc thông thoáng khí cũng khó 
khăn hơn là thi công trên MĐTN . 
-Do các mối nối dây , ổ cắm , cầu dao , tiếp xúc kém , phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ . 
-Một nguyên nhân nữa là do sử dụng thiết bị điện trong sinh hoạt như bếp điện, bàn là , que đun 
nước , quên không tắt khi không sử dụng làm các thiết bị đó bị nóng đỏ và làm cháy lan sang 
các thiết bị khác . 
-Cháy xả ra do ma sát va đập : khi thao tác cắt , tiện , phay , bào , mài dũa ,. Do ma sát va đập 
biến cơ năng thành nhiệt năng 
2.Biện pháp phòng cháy trên công trường xây dựng 
-hạn chế số lượng vật liệu cháy dự trữ như : gỗ , tranh , tre , lá ,. Các loại chất lọng dễ cháy và 
khí dễ cháy . 
-Kịp thời thu gom và đưa ra nơi an toàn để tiêu huỷ các vật liệu , rác rưởi cháy được 
-Nên che chắn cẩn thận khi dùng các thiết bị hàn có tình trạng phóng tia lửa điện. 
-Không dùng lửa để kiểm tra các thiết bị chứa chất dễ cháy, xăng dầu trong bình hoặc những nơi 
có nguy cơ gây cháy. 
-Sử dụng thiết bị điện đúng công suất để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và những người 
xung quanh. 
-Sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt các đám lửa nhỏ không liên quan đến xăng, dầu 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 31 
-Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng, dầu vì các chất trên nhẹ hơn nước 
nên sẽ khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khó khống chế. 
-Huấn luyện cho công nhân các quy định và kỹ thuật an toàn về PCCC, cách sử dụng các phương 
tiện chữa cháy tại chỗ (Máy bơm nước, thùng nước, thùng cát, bình chữa cháy,) 
-Phổ biến các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn cháy nổ, PCCC và các chỉ dẫn cần thiết khi 
làm việc với các chất, vật liệu dễ cháy nổ. 
-Định kỳ tổ chức việc kiểm tra thực hiện các quy định về phòng chống cháy nổ. Thành lập đội 
phản ứng nhanh tại công trường. 
-Kiểm soát chặt chẽ máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, sản phẩm là những nguồn gây cháy. 
-Khi phát hiện cháy, phải bình tĩnh và la lên: CháyCháycháynhanh chóng 
lấy dụng cụ cứu lửa để dập tắt lửa. Báo động chuông liên tục, tắt các công tắc điện.Gọi điện thoại 
cho đội cứu hỏa (nếu có đám cháy lớn) – 114 
-Quy định nơi hút thuốc riêng cũng như những chỗ sử dụng lửa phải được bố trí ở nơi an toàn 
cháy nổ 
-Tại các kho phải có tiêu lệnh và nội quy phòng cháy chữa cháy và bình chữa cháy. Xăng, dầu, 
 nguyên liệu lỏng, dễ cháy được bảo quản trong kho riêng theo đúng quy định phòng cháy hiện 
hành. 
-Tại bãi giữ xe phải có tiêu lệnh và nội quy phòng cháy chữa cháy và bình chữa cháy. Phải có 
biển báo cấm hút thuốc. Phía ngoài bãi giữ xe trang bị gạt tàn thuốc. 
-Không sử dụng hoặc bảo quản các nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ ở nơi tiến hành công việc cần 
hàn điện.Khu vực hàn điện được cách ly với khu vực khác. Nếu chỗ hàn cùng với khu vực làm 
việc khác thì ở giữa các khu vực có đặt tấm chắn bằng vật liệu chống cháy. 
-Các máy thi công nặng, các bình chứa áp lực (ô xy, a cê ty len, ) đều qua kiểm định theo đúng 
quy định hiện hành. 
-Bố trí các thiết bị thi công (máy phát điện, máy hàn điện, hàn hơi,..) đảm bảo theo đúng quy 
phạm an toàn về phòng chống cháy nổ. Các chai chứa khí được đặt cách xa ngọn lửa ít nhất là 
5m và được xếp ở tư thế đứng, đặt trong các khung giá chắc chắn. Để phòng xảy ra sự cố với các 
dây dẫn và cáp bọc cách điện không được để chúng bị đốt nóng đến nhiệt độ quá 60 đến 100 độ 
C 
-Dòng điện phải có cầu chì an toàn và rơ le tự ngắt ( aptomat ) mắc nối tiếp vào mạng điện để 
không bị quá tải và tự ngắt điện khi có sự cố . 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 32 
Hình ảnh minh hoạ công tác báo động khi xảy ra cháy nổ tại công trường 
3.Một số biển báo liên quan đến cháy nổ 
 a.Biển báo cấm 
 b.Biển báo chỉ thị 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 33 
 c.Biển báo phòng ngừa 
 d.Biển chỉ dẫn 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 34 
 e.Biển báo các phương tiện chống cháy 
 f.Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy cơ nguy hiểm cháy nổ đặc biệt 
4. Giải pháp thoát nạn an toàn cho người trong điều kiện cháy nổ 
 a.Đặc điểm chuyển động của người khi có cháy 
-Chuyển động của con người khi có cháy rất hỗn loạn , diễn ra trong điều kiện không thuận lợi ( 
nhiệt độ cao , khói , hơi độc , ) Các tác động nguy hiểm lên cơ thể con người tỉ lệ thuận với 
thời gian cháy. Vì vậy sự an toàn của con người phụ thuộc vào khoảng thời gian ở trong khu vực 
đang xảy cháy . 
-Nguyên tắc đảm bảo thoát người an toàn : 
 Quy định thời gian thoát người cho phép trong khu vực thi công xảy ra hoả hoạn , cháy 
nổ 
 Quy định về kích thước của lối thoát và đường thoát từ dưới hầm lên MĐTN 
 Phải bố trí sơ đồ , dấu hiệu chỉ dẫn đường thoát khẩn cấp, trên đường thoát phải có hệ 
thống chiếu sáng an toàn 
 Không tập trung bất cứ loại vật liệu nào gần đường thoát hiểm từ dưới hầm lên MĐTN 
 NLĐ phải được huấn luyện PCCC để tránh tình trạng hoảng loạn khi tình huống thực tế 
xảy ra 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 35 
b.Sơ cứu NLĐ khi bị ảnh hưởng của cháy nổ 
-Khi đưa được nạn nhân ra khỏi vùng khói , khí , người sơ cứu cần để nạn nhân nằm tại nơi 
thoáng khí , thông thoáng đường hô hấp bằng hô hấp nhân tạo. Nếu nạn nhân đã ngưng thở hoặc 
ngưng tim cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để đượic thở Oxi cao áp nhằm tống CO ra ngoài 
-Đối với những người chưa thoát ra được khỏi đám cháy nhưng vẫn còn tỉnh táo do chưa ngạt 
khói , có thể tận dụng nguồn cấp nước tạm thi công ở dưới tầng hầm để làm ướt hết quần áo sau 
đó thoát ra khỏi đám cháy nhanh nhất có thể 
-Khi NLĐ bị bỏng do cháy nổ tuyệt đối không xối nước mạnh lên NLĐ , tức tốc gọi cứu thương , 
giữ cho tinh thần NLĐ không hoảng loạn và để NLĐ nằm với phần thân bị bỏng hướng lên trên. 
Tuyệt đối không cởi quần áo của NLĐ ra vì khi này quần áo có thể đã cháy và dính vào da , việc 
cởi ra sẽ làm tổn thương nặng và nghiêm trọng hơn . 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 36 
PHẦN THỨ V : VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG 
1.Khái niệm cơ bản về VSLĐ 
-Trong sản xuất, NLĐ có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức 
khoẻ , các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp. Cụ thể với công tác xây dựng tầng hầm công 
trình , các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ NLĐ có thể kể đến như là : Điều kiện làm 
việc thiếu anh sáng , không gian làm việc chật hẹp dẫn đến không khí bí bách , điều kiện nghỉ 
ngơi của NLĐ cũng bị giảm đi , 
Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khoẻ NLĐ ở nhiều mức độ khác nhau như gây ra mệt 
mỏi , suy nhược , giảm khả năng lao động , làm tăng bệnh thông thường thậm chí có thể gây ra 
bệnh nghề nghiệp 
2.Tác hại nghề nghiệp trong xây dựng 
-Trong quá trình lao động sản xuất trên công trường , có nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến sức 
khoẻ của NLĐ trong thời gian ngắn hoặc dài gây ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất 
lượng sản phẩm. 
-Cụ thể đối với công tác thi công tầng hầm – môi trường dưới lòng đất khiến điều kiện không khí 
hít thở hạn chế hơn , nhiệt độ cao hơn , điều kiện chiếu sáng kém hơn khi làm việc trên MĐTN 
có thể khiến cho NLĐ mệt mỏi , nhức đầu , chóng mặt , ù tai , hoa mắt hoặc ở mức độ nặng hơn 
là ngất xỉu . Hoặc khi làm việc trong những ngày mưa , sự ẩm thấp và nhiệt độ thấp có thể làm 
NLĐ lạnh run , nhức mỏi cơ khớp, 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 37 
-Từ đó , ngành Khoa học vệ sinh lao động nghiên cứu và chỉ ra một số biện pháp đề phòng tác 
hại nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ , tuỳ tình hình cụ thể như sau : 
 Biện pháp kỹ thuật công nghệ : Cải tiến kỹ thuật , công nghệ như cơ giới hoá , tự động 
hoá , hạn chế những chất độc sử dụng trong công tác 
 Biện pháp kỹ thuật vệ sinh : Cải tiến hệ thống thông gió , hệ thống chiếu sáng ,  lựa 
chọn đúng đắn và đảm bảo các yếu tố vi khí hậu ( nhiệt độ , độ ẩm , vận tốc lưu chuyển 
không khí , ) 
 Biện pháp phòng hộ cá nhân : Đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo đảm an toàn cho công 
nhân trong sản xuất và trong lúc thi công 
 Biện pháp tổ chức ATLĐ khoa học : thực hiện nhân công lao động hợp lý theo đặc điểm 
sinh lý của tuỳ người để tìm ra những biện pháp để cải tiến lao động bớt nặng nhọc , 
 Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ : Bao gồm việc kiểm tra sức khoẻ công nhân , khám 
tuyển chọn , khám định kỳ , 
3.Các biện pháp chung nhằm khắc phục bệnh nghề nghiệp 
-Hàng năm , khi xây dựng kế hoạch sản xuất , người sử dụng lao động phải lập kế hoạch phòng 
chống các BNN gồm : 
 Tuyên truyền , tập huấn phòng BNN 
 Đo kiểm tra môi trường lao động có nguy cơ gây BNN 
 Biện pháp can thiệp để khống chế hoặc loại trừ nguyên nhân gây BNN 
 Chăm sóc sức khoẻ khi công nhân ốm đau do tác động của yếu tố gây ra BNN 
 Khám sức khoẻ nghề nghiệp định kì , khám phát hiện sớm BNN 
 Điều trị , điều dưỡng , phục hồi chức năng cho người mắc BNN 
-Hàng năm , người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức cho NLĐ học tập , tìm hiểu về các 
kiến thức cần thiết khi làm việc trong môi trường có yếu tố gây BNN gồm : 
 Các yếu tố gây BNN và nguyên nhân gây BNN 
 Các dấu hiệu biểu hiện nhiễm độc , BNN trên NLĐ cấp tính và mãn tính 
 Các phương pháp xử lý khi bị nhiễm độc , BNN cấp và mãn tính 
 Các phương pháp dự phòng cho cá nhân , tập thể 
-Tại nơi làm việc có yếu tố độc hại , người sử dụng lao động có trách nhiệm : Phải có nội quy , 
quy định về các biện pháp an toàn, phòng chống BNN để mọi NLĐ biết và thực hiện . Cung cấp 
đầy đủ phương tiện phòng BNN cho các cá nhân và tập thể làm việc 
-Khi tuyển dụng lao dộng làm việc ở môi trường có yếu tố độc hại , người tuyển dụng cần phải 
lưu giữ hồ sơ khám tuyển của NLĐ để làm căn cứ khám BNN 
-Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chi phí cho việc khám , chữa , điều trị điều 
dưỡng , phục hồi chức năng , đi lại trong quá trình khám , điều trị cho NLĐ bị BNN. 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 38 
4.Biện pháp phòng ngừa BNN trong lĩnh vực xây dựng 
-Trong ngành xây dựng , các BNN và nhiễm độc có thể đề phòng bằng cách sử dụng tổng hợp 
các biện pháp kỹ thuật tổ chức nhằm cải thiện tình trạng chỗ và vùng làm việc, cải thiện vi khí 
hậu tốt hơn. 
-Một số biện pháp phòng ngừa các BNN trong xây dựng gồm : 
 Lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tố vi khí hậu ( nhiệt độ , độ ẩm và tốc độ lưu 
chuyển không khí 
 Loại trừ tác dụng có hại của các chất độc và nhiệt độ cao lên NLĐ bằng các thiết bị thông 
gió , hút thải hơi khí , bụi độc . Thay các chất độc hại dùng trong thi công bằng các chất ít 
độc hơn , nâng cao mức cơ giới hoá tự động hoá để giảm thiểu lao động chân tay căng 
thẳng , giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp của NLĐ với môi trường độc hại 
 Làm giảm , triệt tiêu tiếng ồn và rung động là những yếu tố nguy hiểm nhất trong thi 
công bằng cách sử dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu âm , cách âm , các biện pháp làm 
giảm cương độ rung truyền đến vị trí công tác 
 Có chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhóc tiến hành trong các điều 
kiện vật lý không bình thường , trong môi trường độc hại,.. Bằng cách rút ngắn thời gian 
làm việc trong ngày, tổ chức các đợt nghỉ ngắn sau khi làm việc được 1-2 giờ 
 Đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo theo tiêu chuẩn yêu cầu 
 Sử dụng các phương tiên bảo vệ cá nhân cho các cơ quan thị giác , hô hấp bề mặt da , 
như kính , mặt nạ ( đối với công tác hàn ) , găng tay , quần áo BHLĐ , 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 39 
Một số tài liệu tham khảo : 
1. Giáo Trình Khung Đào Tạo AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG 
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG – Bộ Xây Dựng 
2. Giáo Trình An Toàn Và Vệ Sinh Lao Động Trong Xây Dựng – PHẠM ĐĂNG 
KHOA ( chủ biên ) 
3. The Impact Of Occupational Safety And Health Regulation – WILLIAM VISCUS 
4. Job Safety Analysis (JSA) Applied In Construction Industry- INTERNATIONAL 
JOURNAL OF SCIENCE TECHNOLOGY AND ENGINEERING 
GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 
 Page 40 
MỤC LỤC 
PHẦN THỨ I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ , VSLĐ,PCCC .......4 
1.Khái niệm , phạm vi , đối tượng của BHLĐ trong xây dựng............................................................4 
2.Nội dung công tác BHLĐ trong xây dựng.......................................................................................4 
3.Kế hoạch BHLĐ ............................................................................................................................5 
4.Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về BHLĐ ở cơ sở.........................................................6 
5.Quyền và trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng : .......................................7 
PHẦN THỨ II : KỸ THUẬT ATLĐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG NÓI CHUNG ...........................................7 
1.Kỹ thuật ATLĐ trong thi công xây dựng nói chung : .......................................................................7 
2.Phân tích an toàn trong công việc ( JSA – Job Safety Analysis ) ......................................................8 
PHẦN THỨ III : KỸ THUẬT ATLĐ TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG TẦNG HẦM.......................................... 11 
1.Các thông tin giả thiết về công trình thi công : ............................................................................ 11 
2.Trình tự thi công tầng hầm của công trình : ................................................................................ 11 
3.Kỹ thuật ATLĐ khi chuẩn bị mặt bằng thi công ............................................................................ 12 
4.Kỹ thuật ATLĐ khi thi công cọc khoan nhồi và hệ chống tạm Kingpost ......................................... 13 
5.Kỹ thuật ATLĐ khi thi công hệ chống tạm Kingpost và chống vách Shoring................................... 16 
6.Kỹ thuật ATLĐ khi thi công đào hầm........................................................................................... 19 
7.Kỹ thuật ATLĐ khi thi công cốt thép , ván khuôn , bê tông hầm ................................................... 25 
PHẦN THỨ IV : KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ........................................................................ 30 
1.Những yếu tố và điều kiện phát sinh cháy nổ trong thi công : ..................................................... 30 
2.Biện pháp phòng cháy trên công trường xây dựng ..................................................................... 30 
3.Một số biển báo liên quan đến cháy nổ ...................................................................................... 32 
4. Giải pháp thoát nạn an toàn cho người trong điều kiện cháy nổ ................................................ 34 
PHẦN THỨ V : VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG ...................................................... 36 
1.Khái niệm cơ bản về VSLĐ.......................................................................................................... 36 
2.Tác hại nghề nghiệp trong xây dựng ........................................................................................... 36 
3.Các biện pháp chung nhằm khắc phục bệnh nghề nghiệp ............................................................ 37 
4.Biện pháp phòng ngừa BNN trong lĩnh vực xây dựng .................................................................. 38 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuyen_de_an_toan_lao_dong_truong_dai_hoc_giao_tho.pdf