Bài giảng Cơ sở chuyển mạch - Lê Hoàng

Tóm tắt Bài giảng Cơ sở chuyển mạch - Lê Hoàng: ...h báo hiệu số. * MTP mức 2: đảm bảo việc truyền dẫn của các bản tin báo hiệu giữa các điểm kết cuối thông qua kênh báo hiệu. Mức 2 tác động đến điều khiển luồng, thứ tự các bản tin và kiểm tra lỗi. Khi có lỗi xảy ra trên kênh báo hiệu thì các bản tin sẽ được truyền lại. MTP mức 2 ứng với lớp liên ...e thời gian rỗi nào đó trong đường Bus dẫn tới đầu vào của tầng chuyển mạhc không gian S. Trong khi đó tầng chuyển mạch thời gian T2 phía đầu ra kết nối khe thời gian đã được chọn từ chuyển mạch tầng S tới khe thời gian ra yêu cầu. Như vậy cuộc gọi được kết nối qua trường chuyển mạch có thể được địn... dài (được gọi là well-known) hay tạm thời (transient). 4 bit tiếp theo là scope, xác định gói tin multicast có thể đi bao xa, trong khu vực nào thì gói tin được định tuyến; scope có thể có các giá trị sau: 1(có không gian trong nội bộ node); 2 (có không gian trong nội bộ liên kết); 5 (có không gian...

doc182 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Cơ sở chuyển mạch - Lê Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyển tiếp biên của lớp mạng.
+ Chuyển tiếp dựa trên nhãn mạng lõi.
+ Lược đồ nhãn.
+ Giao thức báo hiệu để phân bố nhãn.
+ Kĩ thuật lưu lượng.
+ Khả năng tương thích với các lược đồ chuyển tiếp lớp 2 khác nhau (ATM, FR, PPP: Point to Point Protocol).
Hình 6.6 mô tả các giao thức có thể được sử dụng cho các hoạt động MPLS. Module định tuyến có thể là bất cứ giao thức nào trong các giao thức công nghiệp phổ biến. Phụ thuộc vào môi trường hoạt động, module định tuyến có thể là OSPF, BGP hay PNNI của ATM, etcModule LDP sử dụng TCP để truyền dẫn tin cậy các dữ liệu điều khiển từ LSR này đến LSR khác trong suốt một phiên. LDP cũng duy trì LIB. LDP sử dụng UDP trong suốt quá trình khám phá của nó về trạng thái hoạt động. Trong trạng thái này, LSP cố gắng nhận dạng các phần tử lân cận và cũng như sự có mặt của chính các tín hiện của nó với mạng. Điều này được thực hiện thông qua trao đổi gói.
IP Fwd là module chuyển tiếp IP cổ điển, nó tìm kiếm chặng kế tiếp bằng việc so sánh để phù hợp với địa chỉ dài nhất trong các bảng của nó. Với MPLS, điều này được thực hiện chỉ bởi các LER. MPLS Fwd là module chuyển tiếp MPLS, nó so sánh một nhãn với một cổng đầu ra và chọn sự phù hợp nhất với một gói đã cho.Các lớp được biểu diễn trong hộp với đường gãp khúc có thể được thực hiện bằng phần cứng để hoạt động nhanh và có hiệu quả.
Hình . Ngăn xếp giao thức MPLS
4.4.5 Kỹ thuật định tuyến trong mạng chuyển mạch gói 
Như trong chương 1 đã định nghĩa, định tuyến là một tiến trình lựa chọn con đường cho thực thể thông tin chuyển qua mạng. Nó được xem như là khả năng của một node trong vấn đề lựa chọn đường dẫn cho thông tin qua mạng. Định tuyến là một khái niệm cốt lõi của mạng chuyển mạch gói và nhiều loại mạng khác nhau. Định tuyến cung cấp phương tiện tìm kiếm các tuyến đường theo các thông tin mà thực thể thông tin được chuyển giao trên mạng. [7] 
 Mỗi nút trong mạng nhận gói dữ liệu từ một đường vào (incoming link) rồi chuyển tiếp nó tới một đường ra (outgoing link) hướng đến đích của dữ liệu. Như vậy ở mỗi nút trung gian phải thực hiện các chức năng chọn đường hay còn gọi là định tuyến và chuyển tiếp cho đơn vị dữ liệu. Các chức năng đó thuộc lớp mạng - lớp 3 của mô hình OSI, vì các giao thức định tuyến hoạt động ở trên lớp liên kết dữ liệu - lớp 2 và để cung cấp một dịch vụ “trong suốt” cho tầng giao vận, vì vậy chúng phải ở dưới tầng giao vận – lớp 4. 
 Mục tiêu cơ bản của các phương pháp định tuyến nhằm sử dụng tối đa tài nguyên mạng, và tối thiểu hoá giá thành mạng. Để đạt được điều này kỹ thuật định tuyến phải tối ưu được các tham số mạng và người sử dụng như : Xác suất tắc ngẽn, băng thông, độ trễ, độ tin cậy, giá thành,v..v. Vì vậy, một kỹ thuật định tuyến phải thực hiện tốt 2 chức năng chính sau đây: 
(i) Quyết định chọn đường theo những tiêu chuẩn tối ưu nào đó. 
(ii) Cập nhật thông tin định tuyến, tức là thông tin dùng cho chức năng (i) 
 Tuỳ thuộc vào kiến trúc, hạ tầng cơ sở mạng mà các kỹ thuật định tuyến khác nhau được áp dụng. Các tiêu chuẩn tối ưu khi chọn đường dẫn từ trạm nguồn tới trạm đích có thể phụ thuộc vào yêu cầu người sử dụng dịch vụ mạng. Giữa mạng và người sử dụng có thể có các thoả thuận ràng buộc về chất lượng dịch vụ cung cấp hay một số yêu cầu khác. Điều đó có thể dẫn tới khả năng chọn đường của mạng chỉ là cận tối ưu đối với một loại hình dịch vụ cụ thể, hoặc với một số nhóm người sử dụng dịch vụ cụ thể. Chức năng cập nhật thông tin định tuyến là chức năng quan trọng nhất mà các giao thức định tuyến phải thừa hành. Các giải pháp cập nhật thông tin định tuyến đưa ra hiện nay tập trung vào giải quyết bài toán cân đối lưu lượng báo hiệu và định tuyến trên mạng với tính đầy đủ và sự nhanh chóng của thông tin định tuyến. Các tiêu chí cơ bản để so sánh giữa các giao thức định tuyến sẽ được chỉ ra trong phần sau với các bộ tham số đánh giá cụ thể. 
Trong các mạng máy tính có rất nhiều các kỹ thuật định tuyến khác nhau đã được đưa ra. Sự phân biệt giữa các kỹ thuật định tuyến chủ yếu căn cứ vào các yếu tố liên quan đến 2 chức năng chính đã chỉ ra trên đây. Các yếu tố đó thường là: 
(a) Sự phân tán của các chức năng chọn đường trên các nút của mạng. 
(b) Sự thích nghi với trạng thái hiện hành của mạng. 
(c) Các tiêu chuẩn tối ưu để định tuyến. 
Dựa trên yếu tố (a) ta có thể phân biệt kỹ thuật định tuyến thành: kỹ thuật định tuyến tập trung (centralized routing) và phân tán (distributed routing) . Dựa trên yếu tố (b) ta có kỹ thuật định tuyến tĩnh (static hay fixed routing) hoặc động (adaptative routing). Cuối cùng các kỹ thuật định tuyến cùng loại theo (a) và (b) lại có thể phân biệt bởi yếu tố (c). Tiêu chuẩn tối ưu để định tuyến được xác định bởi người quản lý hoặc người thiết kế mạng, nó có thể là: 
ƒ Độ trễ trung bình của thời gian truyền gói tin. 
ƒ Số lượng nút trung gian giữa nguồn và đích của gói tin. 
ƒ Độ an toàn của việc truyền tin. 
Việc chọn tiêu chuẩn tối ưu như vậy phụ thuộc vào nhiều bối cảnh mạng (topo, thông lượng, mục đích sử dụng.v.v..). Các tiêu chuẩn có thể thay đổi vì bối cảnh mạng cũng có thể thay đổi theo thời gian hoặc các triển khai ứng dụng trên mạng. Chính vì thế mà vấn đề tối ưu hoá định tuyến luôn được đặt ra trong thời gian triển khai mạng, nhất là sự đối lập về quan điểm người sử dụng dịch vụ và nhà khai thác dịch vụ mạng. Người sử dụng luôn muốn có những dịch vụ tốt nhất cho họ còn nhà khai thác lại muốn tối ưu dịch vụ người dùng trên nền mạng có sẵn hoặc đầu tư tối thiểu để đem lại lợi nhuận cao nhất, thậm chí ngay cả các dịch vụ của người sử dụng cũng không thể sử dụng một tiêu chuẩn cho tất cả. Vì vậy, các giải pháp định tuyến thường là giải pháp dung hoà hay còn gọi là giải pháp cận tối ưu. 
 Về mặt nguyên tắc, các giải pháp quản trị mạng bao gồm cả chức năng định tuyến trong mạng thường được chia thành hai loại, quản lý kiểu tập trung và kiểu phân tán. Giải pháp quản lý định tuyến cho các mạng nhỏ (về kích cỡ mạng và độ phức tạp của mạng) thường ứng dụng kiểu định tuyến tập trung để giảm giá thành và thuận tiện trong công tác quản lý. Tuy nhiên kiểu định tuyến tập trung thường bộc lộ các yếu điểm vì phải công khai thông tin định tuyến cho toàn mạng và dễ bị tấn công.Hơn nữa, định tuyến tập trung phản ứng với sự thay đổi trạng thái mạng kém nhanh nhạy. Giải pháp định tuyến phân tán khá phù hợp với các mạng lớn và độ phức tạp cao, nó dựa trên sự tái tạo và kết hợp giữa các nút được coi là ngang hàng, vì vậy nếu có lỗi xảy ra thì nó chỉ mang tính cục bộ giữa các nút liên quan. Các thông tin định tuyến phân tán được xử lý và chuyển rất nhanh trong mạng qua các nút mạng có chức năng phân bổ thông tin định tuyến trên diện rộng của mạng. 
4.4.5.1. Các thuật toán tìm đường ngắn nhất 
 Hai thuật toán thường được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật định tuyến động là: Thuật toán định tuyến theo vecto khoảng cách DVA (Distance Vector Algorithm) và thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết LSA(Link State Algorithm). Việc tính toán định tuyến trong mạng chuyển mạch gói thường được gắn với đồ thị G(E,V) - (E: số cạnh, V: số đỉnh). Việc sử dụng đồ thị có hướng và có trọng số sẽ tường minh các bài toán định tuyến đảm bảo QoS. Trong phần này ta xem xét các thuật toán sử dụng mô tả hai kỹ thuật tìm đường ngắn nhất thông dụng hiện nay. 
(i) Thuật toán định tuyến theo Vector khoảng cách: Là một thuật toán định tuyến tương thích nhằm tính toán con đường ngắn nhất giữa các cặp node trong mạng, dựa trên phương pháp tập trung được biết đến như là thuật toán Bellman-Ford. Các node mạng thực hiện quá trình trao đổi thông tin trên cơ sở của địa chỉ đích, node kế tiếp, và con đường ngắn nhất tới đích. Mô tả hình thức thuật toán này như sau: 
Giả thiết 
r là node nguồn, d là node đích 
Cd
r
 là giá thấp nhất từ node r tới đích d 
Nr
d là node tiếp theo của r trên đường tới d 
crs là giá của liên kết từ r tới s 
DVA giả thiết giá của tuyến liên kết có tính cộng giá và dương. 
Tính toán 
Bảng định tuyến trong mỗi node r được khởi tạo như sau: 
Cr
r = 0; ∀s : s ≠ Nr
d thì Cr
s = ∞; 
 Cr
d(r, d, Nr
d) là tập các giá của con đường đi từ node r tới node d qua nhiều nhất (s -2) node 
trung gian. 
ƒ Bước s =1 : Cr
d(r, d, 1) = Cs
d(d,1)= csd , ∀ Nr
d ≠ r 
ƒ Bước s >1 : Cr
d(d, Nr
d) = Min[Min[Cr
d(r, d, s )], Cr
d(r, d, s -1)] , ∀ d ≠ r 
Một khi node r nhận được thông tin vecto khoảng cách ((d, Cs
d),) từ node s, r sẽ cập nhật bảng định tuyến tất cả các đích tới d trong tập chứa s. 
Nếu ( Cs
 + c < Cr
 hoặc Nr
 = s) thì (Cr
 = Cs
 + c và Nr
 = s) thì thuật toán dừng. 
 (ii) Thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết (LSA): Trong thuật toán lên quan tới trạng thái của các liên kết, các node mạng quảng bá giá trị liên kết của nó với các node xung quanh tới các node khác. Sau khi quảng bá tất cả các node đều biết rõ topo mạng và thuật toán sử dụng để tính toán con đường ngắn nhất tới node đích được mô tả hình thức như sau: 
Giả thiết : 
 r là node nguồn, d là node đích 
Cd
r
 là giá thấp nhất từ node r tới đích d 
Nr
d là node tiếp theo của r trên đường tới d 
 Cr
s(r,s) là giá của liên kết từ r tới s, 
Tính toán: 
 Bảng định tuyến trong mỗi node r được khởi tạo như sau: 
Cr
r = 0; ∀s : s ≠ Nr
d thì Cr
s = ∞; 
 Gọi Ω là tập các nót sau khi thực hiện sau k bước thuật toán : 
 Khởi tạo: Cr
d (r,d) = ∞, ∀d ∈ Ω 
ƒ Bước 1: Ω = r 
Cr
s(r,s) = Min Cr
s (r,s); Nr
d =s, ∀r ≠ s; 
ƒ Bước k: Ω = Ω ∪w ( w∉Ω ) 
Cr
d(r,d) = Min [Cr
s(r,s) + Cs
d (s,d)] , ∀s∉Ω. 
Thuật toán dừng khi tất cả các node thuộc Ω. 
 Khi tính toán đường đi ngắn nhất sử dụng các thuật toán trên đây, thông tin trạng thái của mạng thể hiện trong hệ đo lượng (metric), các bộ định tuyến phải được cập nhật giá trên tuyến liên kết. Một khi có sự thay đổi topo mạng hoặc lưu lượng các node mạng phải khởi tạo và tính toán lại tuyến đường đi ngắn nhất, tuỳ theo giao thức được sử dụng trong mạng. 
4.6. MẠNG THẾ HỆ KẾ TIẾP NGN VÀ CHUYỂN MẠCH MỀM 
4.6.1. Mạng thế hệ kế tiếp NGN 
Khái niệm mạng thế hệ kế tiếp NGN (Next Generation Network) ra đời gẵn liền với việc tái kiến trúc mạng, tận dụng tất cả các ưu thế về công nghệ tiên tiến nhằm đưa ra nhiều dịch vụ mới, mang lại nguồn thu mới và góp phần làm giảm chi phí đầu tư, khai thác ban đầu cho các nhà kinh doanh. 
Các động lực cơ bản phát triển NGN như sự phát triển công nghệ, thị trường, hội tụ kết hợp mạng và các loại hình dịch vụ tác động tới sự biến đổi kiến trúc mạng bao gồm : 
ƒ Sự tăng trưởng của các dịch vụ di động với các nhà cung cấp dịch vụ thứ 3 đã dẫn tới một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà điều hành mạng. 
ƒ Sự gia tăng về mức độ phức tạp và quản lý dịch vụ mạng. 
ƒ Giá thành công nghệ và yêu cầu đảm bảo các dịch vụ truyền thống. 
ƒ Yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao NGN được ITU-T định nghĩa như sau: 
Mạng thế hệ kế tiếp (NGN) là mạng dựa trên nền gói có thể cung cấp các dịch vụ truyền thông và có thể tận dụng được các dải băng tần rộng, các công nghệ truyền tải với QoS cho phép và ở đó các chức năng liên quan đến dịch vụ sẽ độc lập với các công nghệ truyền tải ở lớp dưới. NGN cho phép người dùng truy nhập không hạn chế tới các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác nhau. NGN hỗ trợ tính lưu động nói chung để có thể cung cấp dịch vụ thích hợp và rộng khắp tới các người dùng. Như vậy NGN được mô tả theo các đặc điểm cơ bản như sau: 
ƒ Truyền tải trên nền chuyển mạch gói. 
ƒ Tách biệt các chức năng điều khiển với các khả năng mang, cuộc gọi/ phiên và ứng dụng/ dịch vụ. 
ƒ Tách riêng việc cung cấp dịch vụ khỏi mạng và cung cấp các giao diện mở. 
ƒ Hỗ trợ tất cả các dịch vụ, các ứng dụng và các kỹ thuật dựa trên khối xây dựng dịch vụ (bao gồm dịch vụ thời gian thực, phân loại dịch vụ, dịch vụ phi thời gian thực và dịch vụ đa phương tiện). 
ƒ Các khả năng băng rộng với QoS đầu cuối tới đầu cuối và truyền tải trong suốt. 
ƒ Tương tác với các mạng trước đây thông qua các giao diện mở. 
ƒ Tính linh động của thiết bị đầu cuối. 
ƒ Truy nhập không hạn chế cho người dùng tới các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau 
ƒ Đa dạng về kế hoạch nhận dạng để giải quyết địa chỉ IP cho mục đích định tuyến trong mạng IP. 
ƒ Nhìn từ phía người sử dụng các dịch vụ được hội tụ thành một dịch vụ chung duy nhất. 
ƒ Hội tụ dịch vụ giữa mạng cố định và mạng di động 
ƒ Các chức năng liên quan đến dịch vụ độc lập với các công nghệ lớp dưới 
ƒ Phục tùng tất cả các thủ tục theo quy tắc như truyền thông khẩn cấp và an ninh/ riêng lẻ. 
NGN tập hợp được ưu điểm của các công nghệ mạng hiện có, tận dụng băng thông rộng và lưu lượng truyền tải cao của mạng gói để đáp ứng sự bùng nổ nhu cầu lưu lượng thoại truyền thông hiện nay và nhu cầu truyền thông đa phương tiện của người dùng đầu cuối. 
Đặc điểm của NGN là cấu trúc phân lớp theo chức năng và phân tán các tài nguyên trên mạng. Điều này đã làm cho mạng được mềm hóa và sử dụng các giao diện mở API (Application Program Interface) để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ mạng. Mô hình phân lớp do ITU-T đưa ra trình bày trên hình 4.20 trên đây gồm 4 lớp chức năng chính (ứng dụng, điều khiển, truyền tải, truy nhập) và một lớp quản lý chung cho 4 lớp này. 
(i) Lớp ứng dụng và dịch vụ mạng 
 Lớp ứng dụng cung cấp các chức năng điều khiển và kiến tạo môi trường dịch vụ cho các nhà cung cấp thứ 3 được tổ chức thành một lớp duy nhất cho toàn mạng nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ đến tận đầu cuối theo cách thống nhất. Số lượng nút ứng dụng và dịch vụ phụ thuộc vào lưu lượng dịch vụ cũng như số lượng và loại hình dịch vụ, được tổ chức phân tán theo dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống. 
(ii) Lớp điều khiển 
 Lớp điều khiển được tổ chức thành một cấp thay vì ba hay bốn cấp như cấu trúc mạng PSTN truyền thống nhằm giảm tối đa cấp mạng và tận dụng năng lực xử lý cuộc gọi rất lớn của thiết bị điều khiển thế hệ mới và giảm chi phí đầu tư trên mạng. 
 Lớp điều khiển có nhiệm vụ điều khiển lớp chuyển tải và lớp truy nhập cung cấp các dịch vụ mạng NGN gồm nhiều module như module điều khiển kết nối ATM, MPLS, điều khiển định tuyến IP, điều khiển kết nối thoại, xử lý các báo hiệu mạng gồm CS7, SIP, MEGACO 
Số lượng nút điều khiển được tổ chức thành cặp được kết nối trực tiếp với một cặp nút chuyển mạch đa dịch vụ đường trục. 
(iii) Lớp truyền tải 
 Lớp truyền tải phải có khả năng chuyển tải các loại lưu lượng. Lớp chuyển tải được tổ chức thành hai cấp đường trục và truy nhập. Các giao thức hoạt động trong lớp truyền tải phải thích ứng với hầu hết các công nghệ lớp 3. 
(iv) Lớp truy nhập 
 Lớp truy nhập gồm toàn bộ các nút truy nhập hỗ trợ các dịch vụ cho người sử dụng bao gồm các dịch vụ thoại và phi thoại, các nút truy nhập kết nối tới mạng đường trục thông qua các thiết bị cổng đường biên và các thiết bị trung kế. 
(v) Lớp quản lý mạng 
 Lớp quản lý mạng là phần quản lý mạng tập trung xuyên suốt tất cả các lớp khác. Lớp này thực hiện các chức năng quản lý như tính cước, hỗ trợ vận hành, các xử lý liên quan đến các thuê bao. Lớp quản lý mạng có thể tương tác với các lớp khác thông qua các giao diện chuẩn hay giao diện lập trình ứng dụng mở API. 
Chuyển mạch mềm gắn liền với sự ra đời của mạng thế hệ kế tiếp NGN, dưới đây là một số định nghĩa của các nhà phát triển hệ thống: 
Theo Nortel, Softswitch là một thành tố quan trọng nhất của mạng thế hệ sau (NGN - Next Generation Network). Họ định nghĩa: Softswitch là một phần mềm theo mô hình mở có thể thực hiện được những chức năng thông tin phân tán trên một môi trường máy tính mở và có những tính năng của mạng chuyển mạch thoại TDM truyền thống. Chuyển mạch mềm có thể tích hợp thông tin thoại, số liệu và video, nó có thể phiên dịch giao thức giữa các mạng khác nhau ví dụ như giữa mạng vô tuyến và mạng cáp. Chuyển mạch mềm cũng cho phép triển khai các dịch vụ VOIP (thoại qua mạng IP) mang lại lợi nhuận. Một chuyển mạch mềm kết hợp tính năng của các chuyển mạch thoại lớp 4 và lớp 5 với các cổng VOIP, trong khi vẫn hoạt động trên môi trường máy tính mở chuẩn. Các hệ thống máy tính kiến trúc mở sử dụng các thành phần đ• được chuẩn hoá và sử dụng rộng rãi của nhiều nhà cung cấp khác nhau. ở đây, hệ thống máy tính có thể là một máy tính cỡ nhỏ cho tới những server cỡ lớn như Netra của Sun 
Microsystem. Sử dụng các hệ thống máy tính mở cho phép các nhà khai thác phát triển dịch vụ một cách độc lập với phần cứng và hưởng lợi ích từ định luật Moore trong ngành công nghiệp máy tính. 
 Theo MobileIN, Softswitch là ý tưởng về việc tách phần cứng mạng ra khỏi phần mềm mạng. Trong mạng chuyển mạch kênh truyền thống, phần cứng và phần mềm không độc lập với nhau. Mạng chuyển mạch kênh dựa trên những thiết bị chuyên dụng cho việc kết nối và được thiết kế với mục đích phục vụ thông tin thoại. Những mạng dựa trên chuyển mạch gói hiệu quả hơn thì sử dụng giao thức Internet (IP) để định tuyến thông tin thoại và số liệu qua các con đường khác nhau và qua các thiết bị được chia sẻ. 
 Theo Alcatel, Softswitch là trung tâm điều khiển trong cấu trúc mạng viễn thông. Nó cung cấp khả năng chuyển tải thông tin một cách mềm dẻo, an toàn và đáp ứng các đặc tính mong đợi khác của mạng. Đó là các sản phẩm có chức năng quản lý dịch vụ, điều khiển cuộc gọi, Gatekeeper, thể hiện ở việc hội tụ các công nghệ IP/ATM/TDM trên nền cơ sở hạ tầng sẵn có. 
Hơn nữa, Softswitch còn có khả năng tương thích giữa các chức năng điều khiển cuộc gọi và các chức năng mới sẽ phát triển sau này. Như vậy, Softswitch là trung tâm chuyển mạch có đầy đủ chức năng của chuyển mạch truyền thống và tương thích được với các chức năng mới, sử dụng các công nghệ sẵn có cũng như công nghệ mới. 
Còn theo CopperCom, Softswitch là tên gọi dùng cho một phương pháp tiếp cận mới trong chuyển mạch thoại có thể giúp giải quyết được các thiếu sót của các chuyển mạch trong tổng đài nội hạt truyền thống. Công nghệ Softswitch có thể làm giảm giá thành của các chuyển mạch nội hạt, và cho ta một công cụ hữu hiệu để tạo ra sự khác biệt về dịch vụ giữa các nhà cung cấp dịch vụ và đơn giản hoá quá trình dịch chuyển từ mạng truyền thống sang mạng hỗ trợ thoại gói từ đầu cuối - đến - đầu cuối (end - to - end) trong tương lai. 
 Mỗi nhà phát triển nhìn Softswitch dưới góc độ khác nhau, các nhà cung cấp nhỏ thường Mỗi nhà phát triển nhìn Softswitch dưới góc độ khác nhau, các nhà cung cấp nhỏ thường chỉ nhắc tới vai trò của Softswitch trong việc thay thế tổng đài nội hạt. Đúng là Softswitch thể hiện rất rõ ưu điểm của mình trong ứng dụng làm tổng đài nội hạt như chúng ta sẽ nói đến dưới đây, nhưng không chỉ có vậy. Các nhà cung cấp lớn hơn (như Nortel, Alcatel, Cisco...) đã đưa ra các giải pháp Softswitch hoàn chỉnh cho cả tổng đài nội hạt và tổng đài chuyển tiếp. 
4.6.2. Mô hình phân cấp chuyển mạch trong mạng NGN 
 Với mô hình phân lớp của ITU-T trên đây, các thành phần thiết bị cơ bản của NGN liên quan tới chuyển mạch gồm: Các thiết bị chuyển mạch lớp truy nhập gồm thiết bị chuyển mạch lớp 2 và lớp 3, các thiết bị chuyển mạch trên lớp truyền tải và điều khiển là thiết bị chuyển mạch lớp 5 hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch mềm. Một cách nhìn nhận khác về cấu trúc phân cấp chuyển mạch trong NGN là theo phân cấp vùng gồm vùng truy nhập và vùng mạng lõi. Hình 4.21 dưới đây chỉ ra các thiết bị chuyển mạch trong mô hình phân cấp chuyển mạch của NGN. 
Tài liệu tham khảo
Tiếng việt
[1] Dương Văn Thành, Hoàng Trọng Minh, Tổng đài điện tử số, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, năm 2002.
[2] T. D Thắng, Lý thuyết viễn thông, 
[3] Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Giáo trình tổng đài điện tử số, NXB Hà Nội, 2005.
[4] Mai Văn Quý, Nguyễn Hữu Kiên, Nguyễn Văn Giáo, Kỹ thuật chuyển mạch, Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội 2003.
[5] Nguyễn Duy Nhật Viễn, Bài giảng môn tổng đài điện tử, năm 2004.
Tiếng anh
[6] P. Raatikainen, ATM Switches, Switching Technology / 2003.
[7] SGS Thomson Microelectronic, M3488 256 x 256 DIGITAL SWITCHING MATRIX, 1994.
[8] Farid Farahmand, Qiong (Jo) Zhang, Circuit Switching, 1997.
[9] Florent Parent, Régis Desmeules, IPv6 Tutorial, 2000.
[10] Professor Juha Karhunen, Nonlinear Switching State-Space Models, 2001.

File đính kèm:

  • docbai_giang_co_so_chuyen_mach_le_hoang.doc