Bài giảng Địa chất công trình - Chương 1: Các loại đá trong vỏ quả đất và địa tầng - Trường Đại học Thủy Lợi
Tóm tắt Bài giảng Địa chất công trình - Chương 1: Các loại đá trong vỏ quả đất và địa tầng - Trường Đại học Thủy Lợi: ...ính: SiO2=55% ÷ 65% Đá magma bazơ: SiO2=45% ÷ 55% Đá magma siêu bazơ: SiO2<45% Phân biệt, nhận diện thông qua kiến trúc của đá (theo mức độ kết tinh) Nhận diện thông qua màu sắc của đá Đá xâm nhập vs Đá phun trào Đá xâm nhập Đá phun trào Nơi hình thành Dưới mặt đất Trên mặ...ng vật chủ yếu là các khoáng vật silicate, có liên kết hóa trị bền vững nên thường có độ cứng lớn đá magma khi chưa phong hóa thường có cường độ cao. Tuy nhiên các khoáng vật nhóm này dễ bị biến đổi trong điều kiện môi trường. Tên khoáng vật Thành phần Thạch anh Feldspar Muscovite ...ết (các mảnh vụn núi lửa) Kiến trúc ban tinh do magma đông nguội 2 giai đoạn (ban đầu nguội chậm ở dưới sâu, sau đó nguội nhanh khi tới độ sâu tương đối nông) Kiến trúc toàn tinh do magma đông nguội chậm dưới sâu Kiến trúc ẩn tinh do magma nguội và đông cứng nhanh Kiến trúc...
1 Bài giảng môn học Địa Chất Công Trình Chương 1 CÁC LOẠI ĐÁ TRONG VỎ QUẢ ĐẤT VÀ ĐỊA TẦNG Giảng viên: Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Địa kỹ thuật 2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chương 1 CÁC LOẠI ĐÁ TRONG VỎ QUẢ ĐẤT VÀ ĐỊA TẦNG 3 Chu trình hình thành các loại đá theo nguồn gốc Nén chặt và gắn kết (hình thành đá) Biến đổi do nhiệt độ và áp suất Nóng chảy Đá biến chất Nguội và đông cứng (kết tinh) Đá mắc ma Đá trầm tích nhiệt độ & áp suất Phong hóa, vận chuyển và tích tụ trầm tích Nâng kiến tạo, phong hóa, vận chuyển và tích tụ Nâng kiến tạo, phong hóa, vận chuyển và tích tụ Khái niệm đất đá và khoáng vật Khoáng vật là các đơn chất hoặc hợp chất tự nhiên được hình thành và tồn tại trong vỏ quả đất hoặc trên mặt đất bởi các quá trình và điều kiện địa chất nhất định, có thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể xác định. Đất, đá là sản phẩm của quá trình địa chất tự nhiên, là tập hợp của các khoáng vật, hoặc các mảnh vụn đá. Sự hình thành khoáng vật Nhiều khoáng vật kết tinh từ chất lỏng: các dung dịch mắc ma, dung nham... Các khoáng vật khác được hình thành do vật liệu đá bị chôn vùi, chịu tác động của nhiệt độ cao và áp suất lớn. Các khoáng vật này không ổn định, xảy ra quá trình trao đổi các nguyên tố hóa học, tạo ra các khoáng vật mới. Các đặc trưng cơ bản của đá Khi nghiên cứu đất đá, có 4 đặc trưng cơ bản phản ánh tính chất, nguồn gốc và điều kiện thành tạo: Thành phần khoáng vật; Kiến trúc; Cấu tạo; Thế nằm. 3 đặc trưng đầu có thể nghiên cứu trên mẫu đá, đặc trưng thế nằm chỉ nghiên cứu được tại nơi tồn tại của đá đó. sinh viên cần hiểu rõ các khái niệm về 4 đặc trưng cơ bản của đá 7 Các đặc trưng cơ bản của đất đá TP khoáng vật: là khái niệm chỉ sự có mặt của các khoáng vật trong đá và tỷ lệ hàm lượng của chúng. Kiến trúc: là những dấu hiệu xác định những đặc điểm về hình thái của từng hợp phần trong đá và quan hệ không gian giữa chúng với nhau. Kiến trúc là khái niệm chỉ các yếu tố hình dạng, kích thước, mức độ đồng đều và mối liên kết giữa các hạt. Thể hiện đặc điểm của các hợp phần. Cấu tạo: là đặc điểm về quy luật phân bố của các hạt khoáng vật theo các phương hướng trong không gian và mức độ sắp xếp chặt sít của chúng. Thể hiện sự phân bố của các hợp phần. Thế nằm: là khái niệm chỉ hình dạng, kích thước và mối quan hệ tiếp xúc của khối đá với các đá vây quanh. Thể hiện tư thế của khối đá. 1 Bài giảng môn học Địa Chất Công Trình Chương 1 CÁC LOẠI ĐÁ TRONG VỎ QUẢ ĐẤT VÀ ĐỊA TẦNG Giảng viên: Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Địa kỹ thuật BÀI 1. ĐÁ MAGMA Nội dung: 1. Quá trình magma và sự hình thành đá magma 2. Phân loại đá magma 3. Thành phần khoáng vật của đá magma 4. Kiến trúc, cấu tạo của đá magma 5. Thế nằm của đá magma Đá mác ma Đá mácma hay đá magma là những loại đá được thành tạo do sự nguội và đông cứng của những dung thể magma nóng chảy được đưa lên từ những phần sâu của vỏ Trái Đất. I. Sự hình thành đá magma Dung dịch magma là những dung dịch silicate nóng chảy được hình thành từ sâu bên trong lòng đất (30-150km), có chứa hầu hết tất cả các nguyên tố, kể cả các chất dễ bay hơi, hơi nước Dung dịch magma được phát sinh do nhiệt độ tăng lên đột ngột (do các phản ứng phân rã hạt nhân hoặc do va chạm các lục địa) Khi magma đâm thủng quả đất, chảy trên mặt đất thì được gọi là dung nham (lava). Khi dung dịch magma đi lên và mất nhiệt, nguội lạnh và đông cứng tạo đá magma. Ranh giới tách giãn Ranh giới hội tụ Magma phun trào Magma xâm nhập Vỏ trái đất Thạch quyển Manti Vỏ trái đất Quyển mềm Manti nóng chảy cục bộ, tạo magma đi lên Đá nóng chảy cục bộ, tạo magma đi lên Nguồn: https://www3.nd.edu II. Phân loại đá magma: Thành phần hóa học, thành phần khoáng vật, điều kiện thành tạo và các tác động thứ sinh trong quá trình tồn tại của đá magma có ý nghĩa quan trọng, quyết định các đặc tính vật lý, cơ học của chúng. Dựa trên các cơ sở đó người ta chia đá magma ra các loại khác nhau. a. Theo điều kiện thành tạo Đá magma xâm nhập Xâm nhập sâu Xâm nhập nông Đá magma phun trào Phun trào cổ Phun trào trẻ b. Theo thành phần hóa học (dựa vào hàm lượng SiO2) Đá magma axit (feldsic): SiO2>65% Đá magma trung tính: SiO2=55% ÷ 65% Đá magma bazơ: SiO2=45% ÷ 55% Đá magma siêu bazơ: SiO2<45% Phân biệt, nhận diện thông qua kiến trúc của đá (theo mức độ kết tinh) Nhận diện thông qua màu sắc của đá Đá xâm nhập vs Đá phun trào Đá xâm nhập Đá phun trào Nơi hình thành Dưới mặt đất Trên mặt đất Tốc độ giảm nhiệt giảm nhiệt chậm Giảm nhiệt nhanh Kiến trúc Toàn tinh ẩn tinh, thủy tinh Kích thước hạt Lớn Nhỏ Ví dụ: Granite Rhyolite Diorite Andesite Gabbro Bazan Granite Đá axit (felsic) Nguồn gốc: xâm nhập sâu Andesite Đá trung tính Nguồn gốc: phun trào Bazan (basalt) Đá ba zơ (mafic) Nguồn gốc: phun trào Định nghĩa khoáng vật: Một khoáng vật là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học thông thường kết tinh và được tạo ra do các quá trình địa chất (Theo Hiệp hội khoáng vật Quốc tế, 1995) Thuật ngữ "khoáng vật" bao hàm cả thành phần hóa học của vật liệu lẫn cấu trúc khoáng vật. II. Thành phần khoáng vật của đá magma Khoáng vật là các đơn chất hoặc hợp chất tự nhiên được hình thành và tồn tại trong vỏ quả đất hoặc trên mặt đất bởi các quá trình và điều kiện địa chất nhất định, có thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể xác định. II. Thành phần khoáng vật của đá magma Muscovite (Mica), KAl2[Si3O10](OH)2 Thạch anh, SiO2 Dạng kết tinh: các nguyên tử của vật chất nằm theo trật tự có quy luật trong không gian, tạo thành thành những tinh thể gắn kết lại với nhau. Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy nhất định, tới nhiệt độ đó vật chất chuyển sang dạng lỏng và thu nhiệt. Dạng vô định hình: các phân tử hay nguyên tử của vật chất không nằm theo một trật tự có tính quy luật trong không gian (không tạo thành mạng tinh thể). Chất vô định hình có tính đẳng hướng. Khi chất lỏng bị làm lạnh nhanh, không đủ thời gian các mặt lưới tinh thể hình thành. * Phân chia khoáng vật theo nguồn gốc thành tạo, các khoáng vật tạo đá được phân ra: -Khoáng vật nguyên sinh: là những khoáng vật hình thành từ các phần tử cơ bản trong các quá trình magma, trầm tích và biến chất -Khoáng vật thứ sinh: thành tạo ở các thời gian sau, do sự biến đổi của khoáng vật nguyên sinh * Phân chia khoáng vật theo màu: -Khoáng vật sáng màu (nhóm Salic): thạch anh, feldspar -Khoáng vật sẫm màu (nhóm Femic): amfibole, pyroxen và biotite Các khoáng vật nội sinh, nguyên sinh, chủ yếu là khoáng vật lớp silicate. Các khoáng vật sinh sau do kết tủa từ dung dịch lưu thông trong kẽ nứt, lỗ hổng của đá magma – hàm lượng không đáng kể. II. Thành phần khoáng vật của đá magma Thành phần khoáng vật của đá magma rất phức tạp, có nhiều loại khoáng vật, chủ yếu là các khoáng vật nhóm silicat. Các khoáng vật chủ yếu ở đá magma: Felspar (Orthoclase và Plagioclase), pyroxen, thạch anh, olivin, mica Thành phần khoáng vật thứ yếu: zircon, tuarmaline Các khoáng vật ở đá magma có nguồn gốc nội sinh, nguyên sinh được hình thành ở điều kiện nhiệt độ cao. Các khoáng vật chủ yếu là các khoáng vật silicate, có liên kết hóa trị bền vững nên thường có độ cứng lớn đá magma khi chưa phong hóa thường có cường độ cao. Tuy nhiên các khoáng vật nhóm này dễ bị biến đổi trong điều kiện môi trường. Tên khoáng vật Thành phần Thạch anh Feldspar Muscovite Biotite Các khoáng vật mafic SiO2 (K,Na,Ca)(Al,Si)4O8 KAl2AlSi3O10(OH)2 K(Mg,Fe)3AlSi3O10(OH)2 Mg-Fe silicates H à m lư ợ n g k h o á n g v ậ t th e o t h ể tí c h Hàm lượng Silica theo % trọng lượng Hàm lượng sắt, magiê, can xi Hàm lượng kali, natri Nhiệt độ Nhỏ Lớn Cỡ hạt Axit (Felsic) Trung tính Bazơ (Mafic) Siêu bazơ (siêu Mafic) Phân loại, gọi tên đá magma theo thành phần khoáng vật và điều kiện thành tạo III. Kiến trúc, cấu tạo của đá magma Kiến trúc bao gồm những dấu hiệu quy định bởi trình độ kết tinh, kích thước, hình dáng của các tinh thể, quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau và giữa chúng với thủy tinh Quy luật chung: đá đông cứng càng chậm, khả năng các khoáng vật kết tinh càng cao các hạt khoáng vật kết tinh càng lớn. 1. Kiến trúc đá: đặc điểm về hình dáng, kích thước của các hạt khoáng vật và mối liên kết giữa chúng. Theo mức độ kết tinh Kiến trúc toàn tinh: Các khoáng vật đều kết tinh, có mặt phân tách rõ rệt, có thể thấy bằng mắt thường Kiến trúc ban tinh (poocfia): một số khoáng vật lớn nổi lên trên nền các tinh thể hạt nhỏ hoặc không kết tinh Kiến trúc ẩn tinh: các khoáng vật kết tinh hạt bé, không thấy được bằng mắt thường Kiến trúc thủy tinh: các khoáng vật không kết tinh, ở dạng vô định hình Theo kích thước hạt Theo GT BM: Hạt lớn (>5mm); hạt vừa (5-2mm); hạt nhỏ (2-0,2mm); hạt mịn (<0,2mm) Theo Tony Waltham: Hạt lớn (>2mm); hạt vừa (0,1- 2mm); hạt mịn ( <0,1mm) Theo mức độ đồng đều giữa các hạt Kiến trúc hạt đều: khi các hạt có kích thước gần như nhau Kiến trúc hạt không đều: khi các hạt to nhỏ khác nhau Liên hệ điều kiện hình thành và kiến trúc của đá magma Mức độ kết tinh của khoáng vật phụ thuộc điều kiện đông nguội của dung nham Ở dưới sâu do tính dẫn nhiệt của đá kém, quá trình đông nguội của dung nham kéo dài, các tinh thể có đủ thời gian để lớn lên. Do vậy, đá xâm nhập thường có kiến trúc toàn tinh hạt lớn và đều hạt Ở gần mặt đất và trên mặt đất, điều kiện tỏa nhiệt tốt và áp suất thấp nên dung nham nguội lạnh rất nhanh, các tinh thể không kịp hình thành, chỉ hình thành các tinh thể nhỏ hoặc chỉ kết tinh được một số khoáng vật có nhiệt độ kết tinh cao. Do vậy, kiến trúc ẩn tinh, thủy tinh, poocfia đặc trưng cho xâm nhập nông và đá phun trào, đặc biệt kiến trúc thủy tinh thường thấy khi dung nham phun trào ở đáy biển Mối liên hệ giữa điều kiện hình thành và đặc điểm kiến trúc và cấu tạo của đá mắc ma Phun trào Xâm nhập Kiến trúc thủy tinh, do quá trình nguội nhanh chóng Kiến trúc hạt vụn gắn kết (các mảnh vụn núi lửa) Kiến trúc ban tinh do magma đông nguội 2 giai đoạn (ban đầu nguội chậm ở dưới sâu, sau đó nguội nhanh khi tới độ sâu tương đối nông) Kiến trúc toàn tinh do magma đông nguội chậm dưới sâu Kiến trúc ẩn tinh do magma nguội và đông cứng nhanh Kiến trúc thủy tinh, do quá trình đông nguội nhanh chóng Kiến trúc toàn tinh Kiến trúc ban tinh (poocfia) Khoáng vật kết tinh Khoáng vật nền Kiến trúc ẩn tinh Kiến trúc thủy tinh 2. Cấu tạo (Cấu tạo là đặc trưng về sự sắp xếp và phân bố các hạt khoáng vật trong đá hoặc quặng) Theo sự định hướng của các thành phần khoáng vật trong không gian Cấu tạo khối (cấu tạo đồng nhất): Các khoáng vật phân bố đồng đều và sắp xếp không theo quy luật. Cấu tạo dòng (cấu tạo dải): các khoáng vật tập hợp sắp xếp theo dạng dải (nguyên nhân do lực ép hai bên hoặc do các khoáng vật định hướng theo sự di chuyển của dòng dung nham Theo mức độ lỗ hổng Cấu tạo đặc sít: trong đá không có lỗ rỗng Cấu tạo lỗ rỗng: trong đá tồn tại các lỗ rỗng Cấu tạo xốp: trong đá tồn tại rất nhiều lỗ rỗng Cấu tạo hạnh nhân: các lỗ rỗng được lấp đầy bởi khoáng vật thứ sinh Cấu tạo khối Cấu tạo lỗ rỗng Cấu tạo xốp Cấu tạo hạnh nhân IV. Thế nằm của đá magma Thế nằm là đặc trưng thể hiện vị thế, kích thước của đá và mối quan hệ của đá với đá vây quanh. Thế nằm thể hiện tư thế của khối đá trong không gian. Các dạng thế nằm của đá xâm nhập Dạng nền: kích thước rất lớn, đá vây quanh không bị biến đổi thế nằm, ranh giới dưới không xác định được Dạng nấm: dạng hình nấm, kích thước nhỏ hơn dạng nền, đá vây quanh phía trên bị uốn cong Dạng mạch: do magma xâm nhập vào các khe nứt, cắt qua tầng đá vây quanh, kéo dài Dạng lớp: do magma xâm nhập vào khe nứt mặt lớp đá có trước, đông cứng như một lớp đá vây quanh Các dạng thế nằm của đá phun trào: Dạng vòm: khi magma nhớt, đông cứng ngay tại chỗ phún xuất Dạng dòng chảy: khi địa hình thuận lợi, magma linh động chảy thành dòng Dạng lớp phủ: khi magma phun trào theo hệ thống khe nứt, phủ trên diện rộng trên mặt đất Dạng nền Dạng nấm Dạng mạch Dạng lớp Dạng dòng Dạng lớp phủ Dạng vòm Các dạng thế nằm cơ bản của đá mắc ma Hình ảnh một số loại đá magma Rhyolite là đá mắc ma phun trào, thành phần axit, sáng màu, kiến trúc ẩn tinh, thường chứa khoáng vật thạch anh và feldspar.. Porphyry là tên gọi cho đá mắc ma có kiến trúc ban tinh (các tinh thể hạt lớn trên nền các tinh thể hạt nhỏ). Đá basalt ngoài thực địa Một mẫu đá basalt nhìn gần Một số hình ảnh đá magma Basalt: bazan là đá phun trào ba zơ, kiến trúc ẩn tinh, thường sẫm màu. Mẫu trong hình có kích thước 5cm. Granite là đá mắc ma xâm nhập axit, thành phần là thạch anh, feldspar, một ít khoáng vật micas, amphiboles cùng một số khoáng vật khác. Gabbro là đá mắc ma xâm nhập, ba zơ, kiến trúc kết tinh hạt lớn, sẫm màu, chứa feldspar, augite và olivine. Mẫu đá trong hình có kích thước khoảng 5cm Một số hình ảnh đá magma Ý nghĩa của việc nghiên cứu thế nằm đá magma trong xây dựng công trình Thế nằm của đá mắc ma thể hiện kích thước (bề dày) và sự phân bố của đá mắc ma trong không gian. Việc nghiên cứu thế nằm giúp cho: Lựa chọn vị trí xây dựng công trình, lựa chọn độ sâu đặt móng công trình. Đánh giá ổn định của nền công trình Đánh giá tính thấm nước của nền công trình Đánh giá khả năng khả năng khai thác vật liệu đá phục vụ xây dựng. Yêu cầu Đọc giáo trình kết hợp các slides bài giảng tìm kiếm các thông tin: Giải thích sự hình thành của đá magma Các đặc trưng: thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo, thế nằm của đá Ảnh hưởng của điều kiện hình thành đến các đặc trưng (kiến trúc, cấu tạo, thế nằm) và tính chất của đá Giải thích được sự ảnh hưởng của thành phần khoáng vật và điều kiện hình thành đến các đặc trưng, tính chất của đá. Câu hỏi ôn tập 1. Sự hình thành đá mắc ma? Phân loại đá mắc ma? 2. Khái quát về thành phần khoáng vật của đá mắc ma? 3. Các dạng thế nằm của đá mắc ma? Vẽ hình minh họa? 4. Các kiểu kiến trúc của đá mắc ma? Vẽ hình minh họa 4 kiểu kiến trúc theo mức độ kết tinh của đá mắc ma? 5. Các kiểu cấu tạo của đá mắc ma? Vẽ hình minh họa 6. Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện hình thành và đặc trưng kiến trúc của đá mắc ma? 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thế nằm đá mắc ma trong xây dựng công trình?
File đính kèm:
- bai_giang_dia_chat_cong_trinh_chuong_1_cac_loai_da_trong_vo.pdf