Bài giảng Địa chất công trình - Chương 2: Các hiện tượng địa chất ngoại sinh (Phần 2) - Trường Đại học Thủy Lợi
Tóm tắt Bài giảng Địa chất công trình - Chương 2: Các hiện tượng địa chất ngoại sinh (Phần 2) - Trường Đại học Thủy Lợi: ...g mưa lớn làm tăng trọng lượng của đất đá đồng thời làm suy giảm độ bền của đất đá. • Thực vật trên sườn dốc cũng có vai trò bảo vệ sườn dốc. Thảm thực vật có thể làm giảm nước mưa ngấm vào mái dốc, rễ cây có thể góp phần gia cố mái dốc • Các hoạt động của con người: thường là yếu tố thú...ng ngừa Tạo bậc mái dốc Mái dốc kém ổn định Biện pháp phòng ngừa Các biện chống trượt Tường chắn Bệ phản áp Cọc Cơ mái dốc neo Lắp đặt neo Sử dụng neo gia cố mái dốc Sử dụng vật liệu đất có cốt cho mái dốc đắp 6. Đánh giá ổn định trượt của mái dốc Việc phân tích ổ...ơng tiếp tuyến T= Wsin = 120 (kN) Hệ số ổn định 𝐹𝑆 = 207,8𝑡𝑎𝑛25 120 = 0,81 khối đá bị trượt W N= Wcos =30o T= Wsin 1m 2m Ví dụ 2: Một mái dốc đào trong đá trầm tích xen kẹp 2 lớp mỏng đất sét như hình vẽ. Coi mái dốc dài vô hạn và lớp xen kẹp có hướng cắm trùn...
1 Bài giảng môn học Địa chất công trình Chương 2 CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH Giảng viên: Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Địa kỹ thuật BÀI 2. TRƯỢT LỞ MÁI DỐC Nội dung: 1. Định nghĩa và các khái niệm 2. Các nguyên nhân gây trượt lở 3. Các yếu tố ảnh hưởng trượt lở 4. Phân loại trượt lở mái dốc 5. Các giải pháp phòng chống 1. Định nghĩa và các khái niệm Trượt lở đất là sự dịch chuyển của đất đá ở trên các sườn dốc xuống chân dốc do tác dụng trực tiếp của trọng lực. Trượt lở có thể xảy ra ở mái dốc tự nhiên và nhân tạo, với tốc độ dịch chuyển và quy mô khác nhau: • Tốc độ dịch chuyển có thể từ vài milimet/ngày tới hàng chục mét/giờ • Quy mô nhỏ khối trượt lở có thể chỉ vài m3 quy mô lớn khối trượt đến hàng triệu m3 đất đá. Trượt lở đất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trợt đất xảy ra khi cân bằng giữa các yếu tố gây trượt và chống trượt, khi lực gây trượt vượt quá lực chống trượt. Sống đất trượt Mặt trượt Vách trượt Khe nứt đổ rời Khối trượt Đặc trưng trượt dạng cung tròn Mặt cắt dọc khu trượt dạng cung tròn điển hình và các yếu tố của của trượt mái dốc Một số khái niệm liên quan tới trượt đất: Khối đất trượt; nền trượt Mặt trượt, vách trượt Khe nứt đổ rời Đỉnh trượt, chân trượt Sống đất trượt 2. Các nguyên nhân gây trượt lở Ngoài nguyên nhân chính là trọng lực, trượt lở đất thường phát sinh và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau: • Do áp lực nước trong đất đá ở bên trong sườn dốc (cả áp lực nước tĩnh và áp lực thủy động do dòng thấm trong đất đá) • Do mưa, làm nước ngầm trong đất đá dâng cao, vừa làm tăng trọng lượng bản thân đất đá trên sườn dốcDo đất đá bị giảm độ bền bởi quá trình phong hoặc do nước ngầm, nước mưa làm đất đá bị tẩm ướt • Do sườn dốc tự nhiên bị cắt xén, làm mất cân bằng mái dốc: – Nước chảy xói chân dốc – Con người đào cắt chân dốc • Do chất tải trên mái dốc: – Do xây dựng hoặc đổ thải trên mái dốc • Do ảnh hưởng của chấn động bởi động đất, hoạt động nổ mìn Mưa lớn Ảnh hưởng của nước dưới đất bên trong mái dốc Do đào cắt xén chân dốc Nguyên nhân gây trượt Do xói mòn chân dốc Nguyên nhân gây trượt Mái dốc do đào cắt Mái dốc tự nhiên Bờ dốc đắp Động đất Do cấu trúc địa chất bất lợi Do thế nằm đất đá bất lợi Động đất 21 Núi lửa 3. Các yếu tố ảnh hưởng trượt lở • Điều kiện địa hình, địa mạo: độ nghiêng sườn dốc ảnh hưởng đến khả năng trượt lở, độ dốc càng lớn thì khả năng trượt lở đất càng cao. • Điều kiện cấu trúc địa chất: tính chất của đất đá ở sườn dốc quyết định khả năng chống trượt. Thế nằm các lớp đất đá, mức độ nứt nẻ của đá có thể gây ra khả năng trượt theo các mặt yếu. • Điều kiện khí hậu: lượng mưa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất khả năng trượt. Do khí hậu ảnh hưởng tới quá trình phong hóa, lượng mưa lớn làm tăng trọng lượng của đất đá đồng thời làm suy giảm độ bền của đất đá. • Thực vật trên sườn dốc cũng có vai trò bảo vệ sườn dốc. Thảm thực vật có thể làm giảm nước mưa ngấm vào mái dốc, rễ cây có thể góp phần gia cố mái dốc • Các hoạt động của con người: thường là yếu tố thúc đẩy hiện tượng trượt mái dốc, ví dụ như việc đào cắt mái dốc, xây dựng công trình trên sườn dốc hoặc đỉnh dốc. 4. Phân loại trượt lở mái dốc 1. Đá rơi 2. Đá đổ 3. Trượt nêm (đá sụt) 4. Trượt phẳng (trượt đá, trượt đất trên nền đá) 5. Trượt xoay (thường xảy ra ở mái dốc đất và đá phong hóa nứt nẻ mạnh) 6. Trượt chảy (đất) 7. Trượt hỗn hợp Phân loại trượt – các dạng trượt lở Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Trượt phẳng, trượt hình nêm, trượt xoay đơn, trượt xoay nhiều bậc, đá rơi, đá đổ, trượt khối, trượt chảy Trượt phẳng Trượt nêm Trượt cung tròn Trượt cung tròn nhiều bậc Đá lở Đá đổ Trượt khối Trượt chảy Đá rơi Đá lăn Đá lăn Debris fall Typical rockfall deposits: talus slopes Đá đổ Trượt phẳng Trượt mặt cong Trượt theo mặt cong thường xảy ra trong mái dốc đất hoặc đá nứt nẻ mạnh Trượt trong đá Trượt phẳng Trượt dạng nêm Trượt mặt cong Đá đổ Dạng trượt đá phụ thuộc vào hệ thống các khe nứt trong khối đá 5. Các giải pháp phòng chống trượt đất • Các giải pháp phòng – Tránh xây dựng ở vùng nguy hiểm – Hạn chế đào cắt chân dốc, hạn chế xây dựng công trình hay chất tải lên trên sườn dốc – Thoát nước mặt, tiêu nước ngầm – Bảo vệ lớp thực vật để chống xói mòn, phong hóa • Các biện pháp chống trượt – Cải tạo mái dốc – Làm tường chắn, khung chắn, bệ phản áp – Gia cố bằng cọc neo, lưới/vải địa kỹ thuật – Tăng độ bền đất đá mái dốc bằng giải pháp xi măng hóa Các giải pháp phòng ngừa • Tháo khô nước ở sườn dốc Tiêu nước bề mặt Các lỗ để thoát nước ngầm III. Các biện pháp xử lý trượt (tiếp) Biện pháp phòng ngừa Tạo bậc mái dốc Mái dốc kém ổn định Biện pháp phòng ngừa Các biện chống trượt Tường chắn Bệ phản áp Cọc Cơ mái dốc neo Lắp đặt neo Sử dụng neo gia cố mái dốc Sử dụng vật liệu đất có cốt cho mái dốc đắp 6. Đánh giá ổn định trượt của mái dốc Việc phân tích ổn định trượt của mái dốc tùy thuộc vào các loại đất đá và dạng mất ổn định của mái dốc. 2 Phương pháp thường sử dụng với mái dốc: • Phương pháp phân tích mặt trượt cung tròn hình trụ • Phương pháp phân tích mặt trượt phẳng 𝐹𝑆 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑐ℎố𝑛𝑔 𝑡𝑟ượ𝑡 (𝐹𝑅) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑔â𝑦 𝑡𝑟ựơ𝑡 (𝐹𝐷) Hiện nay, với các bài toán ổn định mái dốc, thường sử dụng các phần mềm tính toán. Vd: Geoslope, Plaxis Phương pháp mặt trượt cung tròn hình trụ c = lực dính đơn vị f = tan = hệ số ma sát Ti = lực gây trượt N = lực pháp tuyến hướng tâm L = chiều dài cung trượt 𝐹𝑆 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑐ℎố𝑛𝑔 𝑡𝑟ượ𝑡 (𝐹𝑅) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑔â𝑦 𝑡𝑟ựơ𝑡 (𝐹𝐷) 𝐹𝑆 = 𝑁𝑡𝑎𝑛𝜑 + 𝑐𝐿 𝑇𝑖 Với bài toán phẳng, xét 1 đơn vị chiều dài mái dốc, hệ số ổn định: Lực chống trượt do lực ma sát và lực dính dọc theo mặt trượt. Phương pháp mặt trượt phẳng 𝐹𝑆 = 𝑁𝑡𝑎𝑛∅ + 𝑐𝐴 𝑇 𝐹𝑆 = 𝑁𝑖𝑡𝑎𝑛∅ + 𝑐𝐴 𝑇𝑖 Trường hợp mặt trượt có nhiều bậc phân chia khối để phân tích Ví dụ 1: Một khối đá hình hộp chữ nhật dài 5m nằm trên bề mặt đá dốc như hình vẽ. Trọng lượng riêng của khối đá =24kN/m3. Góc ma sát tại mặt tiếp xúc =25o, lực dính đơn vị c=15kN/m2. Kiểm tra sự ổn định của khối đá trên. =30o 1m 2m Ví dụ 1: Một khối đá hình hộp chữ nhật dài 5m nằm trên bề mặt đá dốc như hình vẽ. Trọng lượng riêng của khối đá =24kN/m3. Góc ma sát tại mặt tiếp xúc =25o. Kiểm tra sự ổn định của khối đá trên. Bài giải: • Thể tích khối đá V = 5*2*1=10m3 • Trọng lượng khối đá W = V = 10* 24 =240 (kN) • Lực pháp tuyến N = Wcos = 207.8 (kN) • Lực theo phương tiếp tuyến T= Wsin = 120 (kN) Hệ số ổn định 𝐹𝑆 = 207,8𝑡𝑎𝑛25 120 = 0,81 khối đá bị trượt W N= Wcos =30o T= Wsin 1m 2m Ví dụ 2: Một mái dốc đào trong đá trầm tích xen kẹp 2 lớp mỏng đất sét như hình vẽ. Coi mái dốc dài vô hạn và lớp xen kẹp có hướng cắm trùng với hướng cắm của mái dốc. Trọng lượng riêng của đá = 20.4 kN/m3. Chỉ tiêu cơ lý của lớp sét xen kẹp c= 36 kPa, f=0. Tính hệ số an toàn của mái dốc 8 m 8 m 8 m 8 m 8 m 8 m © Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn Bài giải Do mái dốc dài vô hạn, xét một mặt cắt mái dốc có bề rộng 1m. Xét ổn định trượt dọc theo mặt lớp sét bên dưới (dễ mất ổn định hơn) Trọng lượng khối đá: W = ½*16*16**1*20.4 kN/m = 2611,2 (kN) Góc nghiêng mặt trượt: = tan-1(16/32) = 26.6 Lực gây trượt: FD = W sin = 1169.2 kN Lực chống trượt 𝐹𝑅 = cA = 36 ∗ 1 ∗ 162 + 322= 1288 (kN) Hệ số ổn định FS= FR/ FD = 1.1 mái dốc ổn định 8 m 8 m 8 m 8 m 8 m 8 m Ví dụ 2a: Một mái dốc đào trong đá có hệ khe nứt như hình vẽ. Coi mái dốc dài vô hạn và khe nứt có hướng cắm trùng với hướng cắm của mái dốc. Trọng lượng riêng của đá = 25 kN/m3. Chỉ tiêu cơ lý của khe nứt c= 20 kPa, f=25o. Tính hệ số an toàn của mái dốc 16 m 16 m 16 m © Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn Khe nứt Ví dụ 3 Phân tích ổn định của mái dốc có góc dốc =45 độ, chiều cao mái dốc là 100m, mặt trượt dự kiến là khe nứt có góc dốc =35 độ. Khe nứt có lực dính đơn vị là 25kN/m2, góc ma sát 30 độ, trọng lượng riêng của đá trong mái dốc là 26 kN/m3. X= stt của sinh viên. Nếu stt <10 thì lấy X = 100 H=X (m) Ví dụ 4: Tính ổn định của mái đường ô tô trong tầng đất sườn tích có trọng lượng riêng = 17kN/m3. Ranh giới giữa tầng sườn tích và đá gốc có dạng như hình vẽ. Bề mặt ranh giới có góc ma sát trong =25 độ, lực dính đơn vị c=15kN/m2. Khối đất có khả năng mất ổn định chạy dài 10m. 5m 10o 35o 5m 40o 6m B A C D H I Yêu cầu khi học • Định nghĩa hiện tượng dịch chuyển đất đá ở mái dốc, nguyên nhân gây ra và phân loại chúng; • Các biện pháp phòng, chống trượt lở (không chỉ kể được tên mà phải giải thích được cơ sở khoa học của giải pháp); • Phân biệt được nguyên nhân gây trượt và yếu tố ảnh hưởng trượt. Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (địa hình, cấu trúc địa chất, khí hậu, thực vật) đến khả năng phát sinh trượt lở đất đá; • Phân tích ổn định mái dốc theo phương pháp cân bằng giới hạn Câu hỏi ôn tập 1. Thế nào là trượt mái dốc? 2. Vẽ hình minh họa thể hiện mặt cắt dọc khu trượt điển hình và các yếu tố của một khu trượt? 3. Các nguyên nhân gây trượt lở đất? 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trượt lở đất? 5. Các dạng trượt lở mái dốc? Từ hình vẽ minh họa, điền tên dạng trượt lở. 6. Các biện pháp phòng chống trượt trong xây dựng? Làm các bài tập tính toán ổn định của mái dốc
File đính kèm:
- bai_giang_dia_chat_cong_trinh_chuong_2_cac_hien_tuong_dia_ch.pdf