Bài giảng Địa chất công trình - Chương 6: Khảo sát địa chất công trình

Tóm tắt Bài giảng Địa chất công trình - Chương 6: Khảo sát địa chất công trình: ...ảo vệ bờ hồ...) tuỳ mức độ phức tạp về địa chất mà tỷ lệ đo vẽ có thể từ 1/2 000 đến 1/5 000. Đối với công trình dưới cấp III: Không cần đo vẽ. -Thăm dò địa vật lý bổ sung khi cần thiết ở những phạm vi hẹp nhằm hỗ trợ cho công tác đo vẽ địa chất công trình -Tiến hành khoan đào và thí nghiệm bổ ...ường được thực hiện chủ yếu trong các giai đoạn đầu để định hướng cho các công tác tiếp theo 2. Khoan thăm dò •Khoan là dùng thiết bị khoan sâu và lòng đất lấy mẫu lên để nghiên cứu •Có nhiều phương pháp khoan khác nhau, tuỳ vào mục đích khoan, điều kiện đất đá để lựa chọn áp dụng •Trong quá ... nghiệm đổ nước trong hố đào 2. Thí nghiệm hút nước trong hố khoan 3. Thí nghiệm ép nước trong hố khoan 4. Thí nghiệm nén tĩnh trong hố đào 5. Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan 6. Thí nghiệm đẩy trượt trụ đá 7. Thí nghiệm xuyên tĩnh, xuyên động, SPT 8. Thí nghiệm cắt cánh hiện trường Thí n...

pdf12 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Địa chất công trình - Chương 6: Khảo sát địa chất công trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất. Đo vẽ ĐCCT tỷ lệ chi tiết (1/2000 –
1/5000), khoảng cách giữa các hố khoan gần,
mật độ lấy mẫu dày hơn, thí nghiệm hiện
trường khối lượng lớn
- Tiến hành đo vẽ địa chất công trình cho những trường hợp đặc
biệt khi thật cần thiết do điều kiện ĐCCT phức tạp và đối với
công trình cấp III trở lên nhằm khẳng định lại các kết luận đã
nêu trong giai đoạn DAĐT còn nghi vấn (vị trí sạt lở, khu vực
bảo vệ bờ hồ...) tuỳ mức độ phức tạp về địa chất mà tỷ lệ đo vẽ
có thể từ 1/2 000 đến 1/5 000.
Đối với công trình dưới cấp III: Không cần đo vẽ.
-Thăm dò địa vật lý bổ sung khi cần thiết ở những phạm vi
hẹp nhằm hỗ trợ cho công tác đo vẽ địa chất công trình
-Tiến hành khoan đào và thí nghiệm bổ sung khi cần làm
sáng tỏ các nội dung kỹ thuật quan trọng liên quan đến
khả năng mất nước của hồ chứa ở cao trình mực nước
thiết kế (MNTK) mà các biện pháp khảo sát khác không
giải quyết được rõ ràng hoặc còn tồn tại ở DAĐT (từ 100
m đến 200 m/1 hố)
- Hố khoan chỉ được thực hiện ở những vị trí nghi ngờ có khả
năng mất nước qua thung lũng sông lân cận, khi công tác thăm
dò địa vật lý chưa đủ độ tin cậy, phải kiểm tra lại độ chính xác
của các tài liệu địa vật lý mới được bố trí khoan.
- Độ sâu của hố khoan tại đỉnh phân thuỷ tốt nhất là xuyên vào
tầng cách nước từ 2 m đến 3 m. Nếu tầng cách nước nằm quá
sâu (lớn hơn 1,5 H đến 2 H; H là chiều cao đập), thì độ sâu hố
khoan phải thấp hơn mực nước ngầm vào mùa khô từ 5 m đến 7
m hoặc đáy hố khoan ngang với cao trình mực nước sông mùa
khô ở khu vực đó;
- Khi nghiên cứu vùng hồ trong khu vực đá vôi phát triển karst 
mạnh, cần phải tổng hợp các yếu tố phát triển karst, các tài liệu 
thăm dò địa vật lý, khoan đào và nghiên cứu chuyên môn khác 
để trên cơ sở đó nêu được quy luật phát triển karst của khu vực.
- Phần lòng sông: Phạm vi phân bố chiều dày tầng cuội sỏi,
thành phần khoáng vật, các tạp chất, đặc biệt chú ý tới các
hẻm sâu, mức độ phong hoá của các đới, khả năng mất
nước, lún, gãy nền, mức độ lão hoá của nền móng sau khi
xây dựng công trình;
- Phần vai và thềm đập: Điều tra rõ sự phân bố của các tầng
có thể hoà tan, tầng đá mềm bờ, các lớp cát, cuội sỏi, các
tầng kẹp mềm yếu, quan hệ tiếp xúc giữa các lớp đá, tính
hoàn chỉnh hoặc nứt nẻ của đá, ổn định mái dốc ở các vai
đập, khả năng thấm nước;
- Thế nằm của đá tại các khe nứt tập trung, dải vỡ vụn, đứt
gãy ảnh hưởng tới các kiến trúc của công trình, phương đứt
gãy, kiểu đứt gãy, mức độ gắn kết của các dải vỡ vụn, góc
nghiêng của mặt đứt gãy và khả năng chịu lực;
9/15/2015
5
- Mức độ phong hoá, đặc tính của các đới phong hoá đó.
Kiến nghị về bố trí công trình trên đới phong hoá thích hợp;
- Điều kiện địa chất thuỷ văn trong khu vực đập bao gồm:
Mức nước xuất hiện và ổn định, tính thấm nước của các lớp
đất đá (tính theo hệ số thấm K (cm/s) và lượng mất nước
đơn vị q (l/phút/m.m...) vạch các giới hạn cần xử lý thấm ở
nền và các vai công trình;
- Tầng cách nước hoặc cách nước tương đối, tính xâm thực
của nước sông và nước dưới đất đối với bê tông;
- Hang động (nếu đập xây trên đá Cacbonat) quy mô, cao độ
xuất hiện của hang động, nước karst và quy luật vận động
của nó; đề xuất các biện pháp xử lý;
- Quan trắc lâu dài nước dưới đất (khi cần thiết).
• Kết thúc:
– Chọn được vị trí xây dựng công trình tốt
nhất
– Có đủ số liệu về các điều kiện ĐCCT để
TKKT công trình
– Dự báo được các vấn đề ĐCCT bất lợi, đề
xuất được giải pháp thi công, xác định chính
xác trữ lượng vật liệu xây dựng
– Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần lưu ý
trong giai đoạn sau
4. Khảo sát ĐCCT cho thiết kế bản vẽ thi công 
• Mục đích:
– Khảo sát bổ sung để giải quyết những vấn đề mới
phát sinh hoặc còn tồn tại ở giai đoạn TKKT
– Khảo sát bổ sung khi có các thay đổi hoặc đề xuất
mới của dự án
– Kiểm tra lại trữ lượng và chất lượng VLXD
– Thực hiện các thí nghiệm hiện trường phục vụ thi
công
– Mô tả địa chất hố móng trước khi xây dựng công
trình
• Nội dung:
– Chỉ tiến hành chính xác tại vị trí yêu cầu của
thiết kế
– Thực hiện một số loại công tác khảo sát hạn
chế theo yêu cầu của thiết kế
– Khảo sát để giải quyết các vấn đề mới phát
sinh trong quá trình thi công
Yêu cầu chung đối với công tác khảo sát ĐCCT
1. Tuân thủ các nguyên tắc trong khảo sát
ĐCCT:
• Nguyên tắc kế thừa
• Nguyên tắc phân đoạn
• Nguyên tắc kết hợp
2. Tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc gia và tiêu
chuẩn ngành hiện hành nhưng phải linh hoạt,
không máy móc
3. Trung thực trong công việc
Các yêu cầu khi học
• Nắm được các giai đoạn thiết kế và các giai đoạn
khảo sát tương ứng
• Hiểu được mục đích, nội dung của từng giai đoạn
khảo sát, các yêu cầu phải đạt được của từng giai
đoạn khảo sát để đáp ứng cho thiết kế
• Nhớ được các nguyên tắc phải tuân thủ trong khảo sát
địa chất công trình
• Tham khảo thêm tiêu chuẩn TCVN8477-2010 về
“thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các
giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi”
9/15/2015
6
¤ 6.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
Các phương pháp khảo sát gồm có:
1. Đo vẽ địa chất công trình
2. Khoan thăm dò
3. Đào thăm dò
4. Thăm dò địa vật lý
5. Thí nghiệm hiện trường
6. Thí nghiệm trong phòng
1. Đo vẽ địa chất công trình
• Là quan sát, đo đạc, mô tả, ghi chép để thu thập các thông tin về cácđiều kiện ĐCCT. Các thông tin cần thu thập, mô tả ghi chép gồm:
– Các loại đá (thu thập tại những nơi đá gốc lộ ra, lấy mẫu đá)
– Các loại địa hình có trong vùng (mô tả tại những nơi có dạng địa
hình đặc trưng)
– Các loại nước dưới đất (tại những nước ngầm xuất lộ như mạch
nước, giếng)
– Các loại hiện tượng địa chất có trong vùng (tại nơi phát hiện có
các hiện tượng)
– Các loại vật liệu xây dựng thiên nhiên (tại những noi phát hiện
thấy vật liệu)
• Đi theo các tuyến (lộ trình) định trước có điều chỉnh trong quá trình
thực hiện
• Đo vẽ theo tỷ lệ quy định phù hợp giai đoạn khảo sát, mức độ phức
tạp về các điều kiện ĐCCT
• Kết quả đo vẽ được xử lý, liên kết với nhau theo lôgic địa chất để lập
nên bản đồ địa chất công trình
• Thường được thực hiện chủ yếu trong các giai đoạn đầu để định
hướng cho các công tác tiếp theo
2. Khoan thăm dò
•Khoan là dùng thiết bị khoan sâu và lòng đất lấy mẫu
lên để nghiên cứu
•Có nhiều phương pháp khoan khác nhau, tuỳ vào
mục đích khoan, điều kiện đất đá để lựa chọn áp dụng
•Trong quá trình khoan tiến hành mô tả nõn khoan,
tốc độ khoan, dung dịch khoan... để thu thập thông tin
nhằm xác định địa tầng và tính chất cơ lý của các lớp
đất đá. Lấy mẫu nguyên dạng và xáo động để thí
nghiệm trong phòng
•Trong quá trình khoan có thể kết hợp với thí nghiệm
hiện trường: SPT, nén ngang, đổ nước, ép nước
Khoan thăm dò 
kết hợp thí 
nghiệm xuyên 
tiêu chuẩn SPT
• Để bảo đảm kỹ thuật công tác khoan phải tuân thủ tiêu
chuẩn ngành 22TCN 259:2000 “Quy trình khoan thăm dòđịa chất công trình”. Để bảo đảm chất lượng khảo sát mậtđộ bố trí các hố khoan, độ sâu khoan phải tuân thủ tiêu
chuẩn TCVN8477-2010 “Thành phần, khối lượng khảo sátđịa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình
thuỷ lợi”
• Kết quả mô tả hố khoan được ghi chép và trên cơ sở đó lập
hình trụ cho từng hố khoan. Từ các hình trụ này kết hợp kết
quả thí nghiệm mẫu đất đá tiến hành lập mặt cắt địa chất
công trình để phụ vụ thiết kế
• Ưu điểm của phương pháp khoan là cho phép khảo sát trực
tiếp được các lớp đất đá theo chiều sâu, áp dụng được cho
mọi loại đất đá và trong mọi điều kiện tự nhiên
• Nhược điểm của phương pháp là thiết bị cồng kềnh, tốc độ
chậm, giá thành đắt
9/15/2015
7
3. Đào thăm dò 
• Dùng các thiết bị thủ công đào các hố, hào vào
trong đất để nghiên cứu
• Trong quá trình đào tiến hành mô tả đất đá ở
vách, đáy hố để thu thập thông tin. Lấy mẫuđất nguyên dạng để thí nghiệm trong phòng
• Hố đào sau khi nghiên cứu có thể được sử
dụng để làm thí nghiệm hiện trường (đổ nước
thí nghiệm)
• Ưu điểm: nghiên cứu trực tiếp, trong điều kiệnđất đá ở thế nằm tự nhiên nên chính xác nhất
• Nhược điểm: chỉ áp dụng được ở trong đất, độ
sâu hạn chế, trong điều kiện không có đá và
nước ngầm
4. Thăm dò địa vật lý
• Là phương pháp gián tiếp dựa trên sự tương đồng
giữa các trường vật lý và trường địa chất, đo các
chỉ tiêu của trường vật lý để suy ra loại đất đá
• Có các phương pháp sau:
1. Phương pháp đo điện trở suất
2. Phương pháp đo địa chấn
3. Phương pháp đo phóng xạ
4. Phương pháp rađa
5. Phương pháp đo lực trọng trường
6. Phương pháp đo nhiệt
7. Phương pháp đo từ trường
8. Phương pháp siêu âm
Phương pháp đo điện trở suất
• Đưa dòng điện một chiều tần số thấp truyền vào
trong đất thông qua hệ thống điện cực, đo điện trở
suất theo định luật Ôm, so sánh với đường chuẩn
lập sẵn sẽ suy ra được các lớp đất đá.
trong đó k là hằng số phụ thuộc vào cách bố trí các
cực đo.
• Có 3 cách bố trí điện cực: bố trí theo cặp, cách đều
Wenner, Schlumberger,
I
UkR 
• Có hai phương pháp đo điện
trở suất:
– Phương pháp đo sâuđiện - giãn khoảng
cách điện cực để đođiện trở suất theo độ
sâu: z=(1/4 ÷1/3)AB
– Phương pháp đo mặt
cắt điện - giữ nguyên
khoảng cách giữa cácđiện cực, dịch chuyển
các cực để đo điện
trở suất theo phương
ngang
– Thiết bị đo cần thiết
là 4 cực gồm 2 cựcđể truyền điện và 2
cực để nối vôn kế đo.
Thiết bị hiện đại có
Phương pháp đo địa chấn 
• Sử dụng thiết bị gây nổ phát vào trong nền, sóng địa
chấn khi lan truyền gặp các ranh giới địa chất sẽ
khúc xạ đến đầu thu, đo vận tốc truyền sóng sẽ xác
định được độ sâu của lớp đất đá và nội suy được
thành phần của chúng, từ đó vẽ được mặt cắt địa
chất
• Phương pháp này hiệu quả khi xác định ranh giới bề
mặt đá gốc - lớp phủ, độ sâu mực nước ngầm và xác
định sơ bộ thành phần thạch học của các lớp
• Có thể tạo sóng bằng cách dùng thuốc nổ hoặc đập
búa trên tấm thép đặt trực tiếp trên mặt đất
9/15/2015
8
• Hai biểu đồ trên giải thích bản chất của phương
pháp đo địa chấn khúc xạ và diễn giải kết quả xác
định chiều dày lớp đất phủ z
12
12
2 vv
vvxz 

Phương pháp đo phóng xạ
• Là phương pháp dựa
vào sự hấp thụ các bức
xạ gamma để xác định
khối lượng thể tích tự
nhiên và mức độ làm
chậm nơtron để xác
định độ ẩm của đất. Hai
chức năng này được
gắn chung trong một
máy gọi là máy đo dung
trọng - độ ẩm của đất.
• Máy có 2 kiểu đo:
– Đo truyền trực tiếp
– Đo tán xạ ngược
• Máy có 3 chế độ đo: ¼ phút, 1 phút và 4 phút.
Tốc độ đo càng chậm mức độ chính xác càng cao
• Ngoài chức năng đo, máy có cài bảng điện tử có
màn hình số cho phép nhập số liệu thí nghiệm
đầm nện trong phòng. Vì vậy, sau khi đo máy tự
động tính độ chặt của đất đã đầm, ứng dụng rất tốt
trong thi công đầm đất
• Máy gọn nhẹ, thao tác nhanh, hiệu quả lớn
Phương pháp Radar
• Phát vào trong đất thông qua antenna sóng điện từ
trường tần số radio, khi gặp ranh giới môi trường có
tính chất khác nhau, một phần khúc xạ, một phần
phản xạ ngược trở lại antenna thu. Tín hiệu nhận
được được khuếch đại thành sóng âm thanh và giải
đoán loại vật liệu mà sóng đi qua.
• Chiều dày lớp đất đá mà sóng đi qua bằng:
d = tV/2 
trong đó t là tổng thời gian từ khi phát đến khi nhận
được sóng phản xạ; v là vận tốc truyền sóng điện từ
trường
Thiết bị georadar Detector Duo dò tìm “hố tử thần” Các phương pháp còn lại
• Phương pháp đo lực trọng trường – đo sự đột biến
lực trọng trường để suy ra đất đá
• Phương pháp đo nhiệt – đo sự đột biến nhiệt tại
khu vực đó để suy ra đất đá
• Phương pháp đo từ trường – đo đột biến từ trường
quả đất
• Phương pháp siêu âm đo tốc độ truyền sóng siêu
âm (sóng âm có tần số trên ngưỡng con người
nghe được)
9/15/2015
9
5. Thí nghiệm hiện trường
• Các thí nghiệm hiện trường gồm:
1. Thí nghiệm đổ nước trong hố đào
2. Thí nghiệm hút nước trong hố khoan
3. Thí nghiệm ép nước trong hố khoan
4. Thí nghiệm nén tĩnh trong hố đào
5. Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan
6. Thí nghiệm đẩy trượt trụ đá
7. Thí nghiệm xuyên tĩnh, xuyên động, SPT
8. Thí nghiệm cắt cánh hiện trường
Thí nghiệm đổ nước trong hố đào
• Xác định hệ số thấm
K trong đất gần bề
mặt, trên mực nước
ngầm
• Sơ đồ thí nghiệm như
hình vẽ
• Theo dõi nước thấm
cho đến khi lưu lượng
ở vòng trong đạt đến
ổn định, xác định Q
• Tính hệ số thấm:
 zhHF
QzK 
1
3
2
45
25cm
50cm
10
cm
S¬ ®å thÝ nghiÖm ®æ níc hè ®μo cña Nexterov
Ghi chó:
1- B×nh Mari«t 5- Dßng thÊm
2- Gi¸ ®ì
3- Vßi ®æ níc
4- Hai vßng kim lo¹i
Thí nghiệm hút nước trong hố khoan
• Tiến hành hút nước đồng thời theo dõi độ hạ thấp
mực nước trong các hố quan trắc theo thời gian
• Có hai chế độ: hút nước với động thái ổn định và
không ổn định. Thực hiện thí nghiệm theo tiêu
chuẩn hiện hành của Bộ Công nghiệp
• Thời gian hút động thái không ổn định 15÷30 ca,
động thái ổn định lâu hơn nhiều
• Sử dụng các công thức lý thuyết tương ứng để tính
hệ số thấm k:
 2122 1
2ln
hh
r
rQ
k  
• Phạm vi áp dụng:
– Xác định hệ số thấm trong các tầng đất đá chứa
nước không áp
• Ưu và nhược điểm của phương pháp:
– Ưu điểm: cho kết quả chính xác vì hệ số thấm k
xác định trực tiếp theo lý thuyết thấm và chính
trong điều kiện sẽ ứng dụng
– Nhược điểm: thời gian hút dài (15-30 ca) gây
chi phí lớn
Thí nghiệm ép nước trong hố khoan
• Dùng các nút bịt hố khoan từng đoạn và ép áp
lực cao, nước dưới tác dụng của áp lực thấm
vào nền đá. Đo lượng nước tiêu hao khi đạt đến
ổn định để tính lượng mất nước đơn vị và hệ số
thấm của nền đá:
– Lượng mất nước đơn vị:
– Hệ số thấm: PL
Qq 



r
L
LP
Qk ln
2
9/15/2015
10
• Phạm vi áp dụng:
– Thí nghiệm trong nền đá nứt nẽ, cả chứa nước và
không chứa nước.
– Có thể áp dụng để đánh giá khả năng thấm nước của
thân công trình bê tông bị nứt nẽ.
• Ưu và nhược điểm của phương pháp:
– Ưu điểm: đánh giá được khả năng mất nước do thấm
đúng với điều kiện thực tế làm việc của công trình,
cả trong điều kiện đá có chứa nước hoặc không chứa
nước.
– Nhược điểm: Không áp dụng được trong điều kiện
nền đất
Thí nghiệm nén tĩnh trong hố đào
• Dùng tải trọng lớn đè lên tấm nén, đo biến dạng của nền
để xác định môđun biến dạng của đất:
• Kết quả thí nghiệm dùng để tính
toán độ lún, sức chịu tải của nền
đất khi thiết kế móng nông.
• Thí nghiệm phải tuân thủ tiêu chuẩn hiện hành TCXD 80-
1980
• Ưu điểm là cho kết quả chính xác
• Nhược điểm là giá thành đắt, chỉ xác định được E ở gần
mặt đất
 
s
pdE 
  21
Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan
• Đưa túi chất dẻo đàn hồi 3 khoang
vào trong hố khoan đến độ sâu
cần thí nghiệm. Bơm khí vào bình
1 để ép dồn nước trong hai bình 4,
6 vào trong 3 khoang tạo áp suất
lên thành hố khoan. Đo sự biến
dạng của đất đá (sự thay đổi bán
kính hố khoan) theo sự tăng áp
suất.
• Môđun biến dạng được tính:  dr
dprE 01 
• Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng để
xác định môdun biến dạng và sức chịu tải của các
loại đất: cát, sét, sét lẫn sỏi sạn.
• Ưu và nhược điểm:
– Ưu điểm: là phương pháp duy nhất xác định được
môdun biến dạng ngang ở trạng thái tự nhiên của
các loại đất ở dưới sâu.
– Nhược điểm: Chỉ tiêu xác định được là môđun
biến dạng ngang trong khi tuyệt đại đa số các bài
toán thiết kế công trình ở Việt Nam cần chỉ tiêu
môđun biến dạng theo phương đứng, vì vậy, hiện
nay thiết bị này ít phổ biến ở Việt Nam.
Thí nghiệm đẩy trượt
• Được thực hiện trong hầm để xác định sức kháng
cắt của đá.
• Khi đào hầm gia công một trụ đá ở trạng thái
nguyên dạng, lắp đặt kích giữ theo phương đứng
và kích ngang để đẩy trượt khối đá. Tăng tải cho
đến khi khối đá bị phá hoại. Các chỉ tiêu xác
định được như sau:
 tgptgpC
pp
tg 2211
12
12 ; 

Thí nghiệm xuyên tĩnh, xuyên động, SPT
•Xuyên tĩnh
– Dùng máy nén thuỷ lực ép mũi xuyên vào trong đất
để đo sức kháng của đất.
– Sức kháng của đất có hai thông số là sức kháng mũi
xuyên đơn vị qc và sức kháng ma sát bên fs, đượcđọc thông qua đồng hồ đo
– Có hai phương pháp:
xuyên cơ và xuyên điện
– Áp dụng tốt trong đất dính
9/15/2015
11
– Phương pháp này áp dụng tốt trong đất rời
• Xuyên SPT – tương tự như xuyên động, chỉ khác là các
thông số được tiêu chuẩn hoá
S
nkRd

Xuyên động
• Nguyên lý cũng như xuyên tĩnh, nghĩa là bằng cơ cấu thiết bị đưa
mũi xuyên xâm nhập vào nền đất để đo sức kháng chống lại sự xâm
nhập đó
• Sự khác biệt là xuyên động xâm nhập vào đất nhờ búa đóng và vì
vậy, thông số đo là số nhát búa cần thiết để mũi xuyên xâm nhập
xuống một độ sâu quy định (ở Nga là 10cm):
trong đó k, ,  là các hệ số tính tra bảng tính đến sự tiêu hao năng
lượng đóng, loại thiết bị, ma sát giữa cần và đất đá. n là số búa và S là
độ xâm nhập của mũi xuyên
Thí nghiệm cắt cánh hiện trường
• Ấn một cánh cắt ngập vào trong đất sau đó quay
tạo mômen cắt cho đến khi đất bị phá huỷ hoàn
toàn. Mặt phá huỷ có dạng hình trụ tròn xoay. Xác
định sức kháng cắt không thoát nước  và chỉ số độ
nhạy của đất .
• Chỉ áp dụng trong đất yếu bão hoà
K
M max
min
max
min
max
M
MI  

6. Thí nghiệm trong phòng
• Thí nghiệm trong phòng là thí nghiệm trên các mẫu nhỏ
lấy từ hiện trường về, trong điều kiện máy móc, thiết bị
của phòng thí nghiệm.
• Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vật lý, cơ học, các chỉ
tiêu tính chất đối với nước (hệ số thấm, tính tan rã) của
đất đá.
• Ưu điểm là có thể làm đồng loạt, tốc độ nhanh, giá thành
rẻ, trong điều kiện đầy đủ tiện nghi của phòng thí nghiệm
• Nhược điểm là mẫu nhỏ, tính đại diện không cao, không
phản ánh đúng điều kiện của đất dưới nền công trình, có
thể chứa nhiều sai số do ảnh hưởng của vận chuyển nứt
vỡ mẫu, khô mất nước...
Yêu cầu khi học
• Hiểu rõ 6 phương pháp khảo sát:
– Bản chất của từng phương pháp
– Cách thu thập thông tin của từng phương pháp,
loại thông tin thu thập được
– Phạm vi áp dụng, ưu và nhược điểm của từng
phương pháp
¤ 6.4 HỒ SƠ KHẢO SÁT ĐCCT
 Trên cơ sở đề cương tổng quát khảo sát thiết kế của chủ
nhiệm đồ án, tiến hành lập đề cương khảo sát địa chất
công trình theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn Việt Nam
hiện hành. Tùy thuộc vào giai đoạn khảo sát, các bước
lập đề cương khảo sát ĐCCT có thể đơn giản hoặc chi
tiết, thường gồm các mục sau:
1. Xác định yêu cầu khảo sát Địa chất công trình
2. Thu thập và nghiên cứu tài liệu
3. Khảo sát tổng hợp: chủ nhiệm địa chất tham gia cùng
hội đồng thiết kế, đi khảo sát tổng hợp tại thực địa để
thu thập thông tin tổng quát về điều kiện địa chất của
khu vực dự án
4. Lập đề cương khảo sát ĐCCT
9/15/2015
12
• Tiến hành khảo sát ngoài thực địa: thực hiện các công tác
khảo sát ĐCCT (đo vẽ ĐCCT, khoan thăm dò, đào thăm dò,
địa vật lý)
• Thu thập các tài liệu, kết quả thí nghiệm trong phòng
• Báo cáo kết quả khảo sát phải thể hiện được đầy đủ 5 điều
kiện địa chất công trình. Các điều kiện đó được thể hiện
bằng các tài liệu:
– Các loại bản đồ (bản đồ địa chất, địa chất công trình,
kiến tạo, động đất, bản đồ phân bố vật liệu xây dựng...)
– Các mắt cắt đi kèm
– Các bảng biểu (bảng tính chất cơ lý, bảng tính trữ lượng
vật liệu)
– Bản thuyết minh tổng hợp
• Thành phần hồ sơ khảo sát ĐCCT
1. Bản thuyết minh địa chất công trình
- Tổng quát: giới thiệu về dự án, căn cứ, cơ sở, khối
lượngđã thực hiện
- Điều kiện địa chất chung: địa hình, địa mạo, cấu
trúc địa chất  khu vực dự án
- Điều kiện địa chất công trình các hạng mục của dự
án
- Vật liệu xây dựng thiên nhiên: chất và trữ lượng
- Kết luận và kiến nghị: đánh giá tổng quát điều kiện
ĐCCT của dự án và đưa ra các kiến nghị
Các hình vẽ
- Bản đồ vị trí công trình
- Bản đồ địa chất vùng dự án
Các bảng biểu
- Các bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của đất và đá nền
công trình
- Các bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của vật liệu xây
dựng thiên nhiên
Các phụ lục
- Thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời
- Thống kê kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của
đất (trương nở, tan rã)
2. Tập bản vẽ
- Bản đồ tài liệu thực tế và các mặt cắt địa
chất công trình các hạng mục
- Bản đồ phân bố VLXD thiên nhiên
3. Hồ sơ khảo sát địa vật lý (nếu có)
4. Hồ sơ đánh giá động đất, kiến tạo, các hoạt
động địa động lực
5. Tài liệu gốc địa chất công trình
- Nhật ký khoan
- Hình trụ hố khoan

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dia_chat_cong_trinh_chuong_6_khao_sat_dia_chat_con.pdf
Ebook liên quan