Bài giảng Điều khiển lập trình 2 - Nguyễn Tấn Đời
Tóm tắt Bài giảng Điều khiển lập trình 2 - Nguyễn Tấn Đời: ... cho việc giao tiếp giữa các máy tính điều khiển và điều khiển giám sát. - PROFIBUS- DP được xây dựng tối ưu cho việc kết nối các thiết bị vào ra phân tán và các thiết bị trường với các máy tính điều khiển. - PROFIBUS –PA là kiểu đặc biệt được sử dụng ghép nối trực tiếp các thiết bị trường...m S7-300 Ta có thể đặt lại tên cho trạm. o Khi nhấn chọn trạm sẽ xuất hiện biểu tượng Hardware. Hình 3.11: Chọn biểu tượng Hardware o Nhấp đúp vào đó để thiết lập cấu hình của trạm cho giống với cấu hình thực tế. Nếu không thấy catalog các linh kiện thì chọn thẻ View/catalog Truong DH S... bởi nhà sản xuất và có thể tìm thấy trong mô tả AS_I Slave của nhà sản xuất. 4.4.2 Chuyển đổi dữ liệu: a. Cấu trúc thông tin/dữ liệu: Truớc khi trình bày các giai đoạn hoạt động và các chức năng trong các giai đoạn này, ta cần tìm hiểu sơ lược về cấu trúc dữ liệu của hệ thống AS-I Master/...
project: Được sử dụng khi muốn là việc với nhiều máy tính. Hệ thống Multi-user cho phép điều khiển một hệ thống bởi nhiều trạm điều khiển. Một người điều hành có thể biết những hoạt động điều khiển của một trạm khác vì các thông tin một trạm điều khiển của một user sẽ được hiển thị trên màn hình của các user khác.Trong hệ thống multi-user các trạm điều khiển cùng hoạt động một cách bình đẳng với nhau. Chúng sử dụng chung một cơ sở dữ liệu. Hình 5.3: Tạo Multi-user Các hệ thống multi-user hoạt động theo nguyên lý Client/Server. Các server đảm nhận vai trò là một trung tâm chứa các tài nguyên dữ liệu, lien kết giữa các trạm điều hành và ghi chép các dữ liệu từ các trạm trong hệ thống. Các trạm client sử dụng các tài nguyên từ các server. Chúng giao tiếp với các server thông qua các terminal bus riêng lẻ và các trạm giao tiếp với nhau bằng giao thức chuẩn TCP/IP. Số client cho phép trên một server lên đến 16 client. 5.2.3 Client project: Nếu tạo một multi-user project thì sau đó chúng ta phải tạo clients để truy cập server. Chúng ta tạo một chương trình client trên máy tính để được sử dụng như một client. Có hai tùy chọn cơ bản : - Hệ thống Multi-user với một hoặc nhiều hơn một server: Client truy cập một vài server. Dữ liệu runtime được phân bổ trên server khác. Cấu hình dữ liệu trên multi-user projects thì lấy ở những server khác nhau. - Hệ thống Multi-user với chỉ một server: Client truy cập một server duy nhất. Tất cả các dữ liệu được xác định trên server và liên quan đến các clients. WinCC/ Web Navigator cho phép chúng ta có thể giám sát và điều khiển các quá trình thông qua mạng Intranet và cả mạng Internet. WinCC Web Navigator Server có các Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 133 chức năng của một trạm WinCC và các chức năng của một Web Server. Nó dựa trên Internet Information Server của hãng Microsoft. Hình 5.4: Tạo Client 5.3 SỬ DỤNG WINCC: 5.3.1 Thiết lập Driver kết nối giữa WinCC và PLC: Để WINCC có thể giao tiếp với với PLC ta phải chọn Driver cho nó. Muốn chọn Driver ta phải vào “Tag Management”. Hình 5.5: Màn hình Tag Management Chú ý : Muốn chọn kết nối với PLC S7 300 ta chọn “SIMATIC S7 Protocol Suite” Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 134 5.3.2 Định nghĩa các Tag: Những tag được dùng trong WinCC mô tả các giá trị thực của một đối tượng của một Project hoặc chứa giá trị tính toán cục bộ hay mô phỏng bên trong WinCC. Có hai loại tag chính trong WinCC đó là Tag nội ( External tag) và Tag ngoại ( External Tag). Những tag nội là những vùng nhớ bên trong WinCC hoặc thiết bị mô phỏng. Những tag ngoại là những vùng nhớ bên trong WinCC có khả năng giao tiếp với vùng nhớ của thiết bị ngoại vi và các đối tượng khác trong WinCC. Những nhóm tag (tag group) dùng để tổ chức các tag theo cấu trúc. Tất cả các tag được tổ chức trong tag group để cải thiện sự rõ ràng. Chẳng hạn Group các External (Process ) tags có tên là Recieve data là những tag nhận dữ liệu từ bồn hóa chất 1,2,3 trong hệ thống. Hình 5.6: Cấu trúc phân cấp của tag 5.3.3 Tạo giao diện người dùng - Graphics Designer: Để thực hiện được chức năng giám sát và điều khiển hệ thống trên màn hình. Ta phải thiết lập giao diện người dùng mà nó được thực thi bởi công cụ “Graphics Designer”. Người dùng phải thiết kế sao cho các tính năng của các thiết bị trên màn hình phải mô phỏng được thiết bị thật trong quá trình sản xuất. - Nhiệm vụ của hệ thống đồ họa: Hệ thống đồ họa được sử dụng để sáng tạo những hình ảnh mà nó sẽ hiển thị quá trình sản xuất của hệ thống trong chế độ runtime. Hệ thống đồ họa có những nhiệm vụ sau: o Hiển thị những phần tử hình ảnh người vận hành có thể điều khiển được và các static, thí dụ: Texts,graphics or buttons o Cập nhật các phần tử ảnh động lực, chẳng hạn sự thay đổi chiều dài của một thanh đồ họa mà nó liên quan đến một giá trị của quy trình sản xuất. o Giúp người điều khiển tác động tới một input, chẳng hạn click vào một nút nhấn, hoặc nhập một text trong vùng ngõ vào (I/O field) - Các bước để tạo giao diện người dùng: o Khởi động Graphics Designer o Sáng tạo và đặt tên lại cho Graphics Designer Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 135 o Xây dựng đối tượng thư viện và điều khiển ActiveX o Thay đổi thư viện và hình ảnh từ phiên bản của chương trình cũ hơn . o Định cấu hình và chạy runtime. Hình 5.7: Màn Hình Thiết kế giao diện đồ họa Các thành phần trên màn hình tạo giao diện gồm: - Color Palette: Thiết lập màu cho đối tượng được chọn. Có 16 màu chuẩn, tuy nhiên có thể dùng màu tùy thích do chính bạn định nghĩa. - Object Palete: Chứa các đối tượng chuẩn ( Polygon, Ellipse, Rectangle,), các đối tượng thông minh ( OLE control, OLE Elêmnt, I/O Field,) và các đối tượng Windows ( Button, Check Box,). - Style Palette: thay đổi hình thức của đối tượng được chọn. Tuỳ vào kiểu đối tượng, mà ta có thể thay đổi kiểu đường thẳng hoặc đường viền, độ rộng của đường thẳng hoặc đường viền, kiểu kết thúc của đường thẳng, hoặc kiểu tô. - Alignment Palette: Cho phép thay đổi vị trí của một hoặc nhiều đối tượng, để thay đổi vị trí các đối tượng đã chọn có liên quan đến đối tượng khác, hoặc tiêu chuẩn hoá chiều cao và bề rộng của vài đối tượng. - Zoom palette: thiết lập hệ số phóng đại (phần trăm) cho sự hoạt động của cửa sổ. Các hệ số phóng đại chuẩn là: 8, 4, 1, 1/2, và 1/4. - Menu Bar: Chứa tất cả các trình đơn lệnh cho Graphic Designer. Những lệnh không có hiệu lực được biểu diễn bằng màu xám. - Toolbar: chứa các nút để thực hiện nhanh nhiều lệnh chung. - Font Palette: cho phép thay đổi kiểu font, kích thước, và màu trong đối tượng text, cũng như là màu đường thẳng của các đối tượng chuẩn. - Layer: cho hiển thị một lớp trong 16 lớp (Lớp 0 đến 15). Lớp 0 được chọn mặc định. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 136 5.3.4 Tạo ảnh động và hiệu ứng cho đôi tượng: Vào properties của đối tượng thiết lập thuộc tính của đối tượng và thời gian cập nhật dữ liệu. Có ba cách để thực hiện: - Dùng kết nối trực tiếp ( Direct connector) với tag - Dùng VBS-Action - Dùng C-Action Để hiểu rõ hơn về cách tạo ảnh động ta thực hiện ví dụ về sự thể hiện quá trình làm đầy của một bồn nước được minh họa như sau: Hình 5.8: Ví dụ minh họa 5.3.5 Biểu diễn giá trị của quá trình - Logging Editor: Chức năng Logging Editor: - Thiết lập được thời gian ( chu kỳ ) cập nhật thông tin dữ liệu ( Timer) - Thiết lập Archive Wizard lưu trữ dữ liệu để có thể in ra, hiển thị bảng báo cáo thông số của quá trình sản xuất khi chạy runtime. Các bước thiết lập : - Mở Tag Logging Editor, - Đặt cấu hình cho Timer, - Tạo dữ liệu lưu trữ với Archive Wizard, - Vẽ đồ thị hiển thị thông số của quá trình sản xuất. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 137 Trong của sổ Graphics Designer, chọn WinCC Online Trend Control trên Tab Control bên của sổ Object Palette và kéo vào màn hình soạn thảo. 1. Tạo một bảng báo cáo Chọn WinCC Online Table Control có trong Tab “Control” bên cửa sổ Object Palette và đặt vào trang màn hình soạn thảo. 2. Cài đặt tham số Runtime Nhằm thiết lập những thuộc tính để bản ghi tag (Tag Logging) cũng được khởi động lúc chạy chương trình. Người dùng cần phải vào “Properties” của “Computer”, chọn nhãn “Startup” 3. Chạy chương trình Chú ý: - Bản ghi thời gian là những khoảng thời gian mà tại đó các giá trị được lấy ra từ ảnh quá trình của quản lý dữ liệu bởi Tag-Logging. - Việc lưu giữ thời gian là những khoảng thời gian mà tại đó dữ liệu được lưu trong kho lưu trữ. Việc lưu giữ thời gian thì luôn luôn là bội số (nguyên) của việc chọn bản ghi thời gian. Giá trị được cất giữ tại mỗi thời điểm (lưu giữ) thì luôn luôn là giá trị cuối cùng của bản ghi. Giá trị đầu thuộc về thời điểm trước đó. 5.3.6 Thiết lập cảnh báo và thông báo lỗi - Alarm Logging: Chức năng của Alarm Logging: - Thông báo sẽ cung cấp cho người điều khiển những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động và lỗi của quá trình sản xuất. Những điều đó sẽ cung cấp cho người điều khiển biết vị trí tới hạn tại một phạm vi hoạt động một cách sớm hơn và nó giúp loại trừ thời gian vô ích. - Người dùng định nghĩa những sự kiện trong quy trình sản xuất của mình mà nó sẽ trigger một thông báo. Chẳng hạn: cảnh báo quá tải, cảnh báo quá nhiệt độ Các bước thiết lập : - Mở cửa sổ soạn thảo Alarm Logging Editor - Khởi động System Wizard - Cài đặt Message Text - Dùng Message Class để đặt màu cho các message - Cài đặt Limit value - Tạo Message Window trên màn hình soạn thảo - Thiết lập các tham số Runtime - Chạy chương trình Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 138 5.3.7 Tạo Function và Action: Để tạo và soạn thảo Function hay Action dùng Global Script của WinCC. - Function: Sử dụng hàm khi cần tính toán nhiều lần trong chương trình. Lợi ích của việc tạo Function là: o Chỉ cần lập trình một lần. Khi cần thực thi thì chỉ việc gọi hàm và đưa vào các đối số thích hợp. o Chương trình ngắn và dễ hiểu. - Action: Khác với Function, Action chỉ hoạt động khi có điều kiện kích (Function không tự hoạt động khi chạy Runtime). o Action không có đối số. o Có thể tạo bản quyền cho Action. Chú ý: - Action: Được tạo mới hay sửa đổi trong Global Script, chỉ dùng được trong Project tạo ra nó. - Project Function: Chỉ được dùng trong Project hiện tại, có thể tạo mới hay sửa từ những hàm có sẵn. - Standard Function: Dùng được trong tất cả Project, có thể tạo mới hay sửa từ những hàm có sẵn - Internal Function: Dùng được trong tất cả Project, không thể tạo mới hay sửa từ những hàm có sẵn 5.3.8 Thiết kế Report - Report Designer: Chức năng của Report Designer: Thiết kế một giao diện layout để in dữ liệu được cập nhật lúc chạy runtime Các bước thiết kế Report: - Tạo layout mới trong Report Designer. - Thiết kế layout - Cài đặt thông số in ấn - Làm hoạt động Project Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 139 Hình 5.9: Giao diện của Layout Các thành phần trên giao diện gồm: - Color Palette: thiết kế màu cho các đối tượng được chọn. - Object palette: chứa các Standard Objects (Polygon, Ellipse, Rectangle, ...), Dynamic Object (Dynamic Text, Dynamic Table,...) và System Object (Date, Page Number,...). - Style Palette: thay đổi sự xuất hiện của các đối tượng đã chọn. Tuỳ thuộc vào đối tượng, bạn có thể thay đổi kiểu của đường thẳng hoặc đường viền, độ rộng của đường thẳng, hoặc kiểu tô. - Alignment Palette: cho phép bạn thay đổi vị trí quan sát của một hoặc nhiều đối tượng, để thay đổi vị trí của các đối tượng đã chọn có liên quan đến các đối tượng khác, hoặc tiêu chuẩn hoá chiều cao và chiều rộng của nhiều đối tượng. - Zoom Palette: thiết lập hệ số (phần trăm) phóng to cho sự hoạt động của cửa sổ. Bạn có thể thiết lập các hệ số phóng to khác nhau qua những nút ấn. - Menu Bar: chứa tất cả các lệnh cho Report Designer. - Toolbar: chứa các nút ấn để biểu diễn nhanh chóng nhiều lệnh chung. - Font Palette: cho phép bạn thay đổi kiểu font, kích thước và màu trong đối tượng text, cũng như màu đường thẳng của Standard Objects. 5.3.9 Chạy chương trình WINCC: Vào startup trong properties của computer chọn thuộc tính Run. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 140 5.4 ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT QUA MẠNG PROFIBUS: 5.4.1 Yêu cầu: Trong phần này trình bày cách để thiết lập và điều khiển thiết bị dùng WinCC kết hợp với mạng Profibus. Để cho người đọc dễ dàng hình dung được các bước thiết lập và điều khiển, thatực hiện một mạng đơn giản đó là điều khiển và giám sát mô hình động cơ bước và mô hình cân trọng lượng dùng WinCC kết hợp với mạng Profibus. - Sơ đồ hệ thống điều khiển: Máy tính CPU 315 – 2 DP EM 277 KHỐI ANALOG EM 231 CPU 224 TRẠM CÂN EM 277 CPU 224 ĐỘNG CƠ BƯỚC RS 232/MPI CABLE PROFIBUS CABLE Hình 5.10: Sơ đồ hệ thống điều khiển Trong hệ thống này, S7-300 đóng vai trò là Master, có chức năng điều khiển, giám sát hoạt động của hệ thống. Hai khối S7-200 là hai Slave điều khiển hai mô hình (mô hình trạm cân, và mô hình động cơ bước), đồng thời gởi tín hiệu báo cáo về Master. Hai khối S7-200 được kết nối vào mạng PROFIBUS DP thông qua khối EM277. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 141 - Các bước thực hiện: o Bước 1: Kết nối phần cứng, o Bước 2: Thiết lập khai báo phần cứng trên SIMATIC Manager , o Bước 3: Thiết kế giao diện trên WinCC và giao tiếp với S7-300, o Bước 4:Viết chương trình giám sát và điều khiển. 5.4.2 Kết nối phần cứng: - Kết nối S7-200 vào mạng PROFIBUS DP: o Kết nối khối EM277 với S7-200: CPU-S7-200 tự nó không thể tham gia vào mạng PROFIBUS DP, cần thông qua khối EM277. o Kết nối cáp PROFIBUS từ S7-300 đến hai khối EM277 - Xác định địa chỉ cho khối EM277: Việc xác định địa chỉ cho 2 khối EM277 này trước là việc cần thiết, bởi vì khi khai báo cấu hình trong phần mềm cho CPU S7-300, CPU S7-300 này chỉ nhận ra để bắt tay với Slave khi nào địa chỉ khai báo đúng với địa chỉ thực. Trước tiên ta chưa cấp nguồn cho EM277, dùng vít xoay chọn địa chỉ cho 2 Slave: o Chọn Slave 1 có địa chỉ là 5, kết nối với S7-200 điều khiển mô hình động cơ bước. o Chọn Slave 2 có địa chỉ là 6, kết nối với S7-200 điều khiển mô hình trạm cân trọng lượng. - Kết nối các trạm với máy tính: sử dụng cáp chuyển đổi RS 232 sang MPI - Kết nối S7-200 với các mô hình. 5.4.3 Khai báo phần cứng trên SIMATIC Manager: Muốn sử dụng S7-300 điều khiển được thì trước tiên ta cần khai báo phần cứng để khi khởi động CPU S7-300 sẽ so sánh cấu hình khai báo với cấu hình thực. Các thao tác khai báo được trình bày chi tiết trong phần sử dụng phần mềm SIMATIC MANAGER. - Khởi động chương trình Simatic manager - Bấm chọn nút New Projec/Library xuất hiện hộp thoại New - Đặt tên dự án vào ô Name, rồi chọn OK. - Thiết lập 1 trạm S7-300: Nếu không thấy catalog các linh kiện thì chọn View/Catalog Nếu chưa có khối EM277 trong catalog thì phải cài đặt file GSD. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 142 Hình 5.11: Cài đặt một file GSD mới vào catalog Sau đó chọn đường dẫn đến file GSD của khối EM277. Thiết lập mạng bằng cách chọn New trong màn hình bên dưới. Hình 5.12: Thiết lập thông số cho CPU Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 143 Sau khi khai báo sẽ có kết quả như hình vẽ sau: Hình 5.13: Màn hình cấu hình sau khi khai báo CPU - Tiếp theo ta chọn khối EM 277 kết nối vào mạng: Chọn theo đường dẫn như trong hình, kéo khối EM 277 ra thả vào subnet, xuất hiện hộp thoại như hình vẽ: Hình 5.14: Khai báo địa chỉ cho khối EM277 Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 144 - Phải chọn địa chỉ cho EM 277 (phải chọn đúng địa chỉ trên module thì CPU mới nhận được): nhấp đúp vào khối EM 277 sẽ xuất hiện hộp thoại “Properties – DP slave”, vào Parameter Assignment để chọn địa chỉ, theo hình vẽ: Thiết lập thông số cho khối EM277 Vào Parameter Assignment để chọn địa chỉ I/O offset trong vùng V-memory, chọn giá trị Value bằng 100. Hình 5.15: Chọn giá trị offset cho khối EM 277 Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 145 Chọn kích thước vùng đệm: trong chương trình dùng 4 byte buffer I/O. Hình 5.16: Cửa sổ chọn kích thước vùng đệm Địa chỉ vào/ra xuất hiện là địa chỉ mặc định.Ta có thể thay đổi giá trị này để sử dụng. Chú ý rằng địa chỉ vào ra trong mỗi khối EM 277 không được trùng nhau. Tương tự ta có đặt 2 trạm EM 277 cho 2 mô hình điều khiển. - Tiếp theo ta chọn các module vào ra số/tương tự theo đúng cấu hình thực, đạt được kết quả như sau: Hình 5.17: Cấu hình phần cứng sau khi khai báo Chú ý: slot 3 bỏ trống, đó là vị trí dành cho khối mở rộng IM. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 146 - Tiếp theo ta chọn nút save and compile để biên dịch. Sau đó nhấn nút download để tải cấu hình phần cứng vào CPU. o Nếu download không được hoặc đèn báo lỗi phần cứng trên CPU sáng lên cần kiểm tra lại việc thiết lập phần cứng. o Sau khi đã download được thành công các đèn báo trạng thái trên CPU sẽ sáng lên . Sau đó ta có thể tiến hành viết chương trình điều khiển . 5.4.4 Thiết kế giao diện trên WinCC và thiết lập giao tiếp với S7-300: - Đầu tiên ta khởi động WinCC. - Sau đó tạo 1 Project mới bằng cách nhấp vào nút New trên thanh công cụ, chọn mục Single-User Project trong hộp thoại. Hình 5.18: Hộp thoại tạo project mới - Đặt tên cho project. - Tạo một Picture mới, có thể đổi tên picture bằng cách nhấp đúp vào nó ở cửa sổ bên phải. Hình 5.19: Tạo picture mới Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 147 Dùng các công cụ trong WinCC ta tạo được giao diện như sau: Hình 5.20: Giao diện trên WinCC - Ta tạo các tag nội để điều khiển giao diện: giatricanduoc, giatridinhmuc, dongia, thanhtien, alamnhohon, alamquatai, alamkhtai, alamcotai. Hình 5.21: Tạo tag nội Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 148 - Tạo một tag ngoại khai báo địa chỉ để tiến hành giao tiếp với S7-300. o Khai báo địa chỉ tag ngoại kết nối S7- 300 điều khiển mô hình trạm cân: theo hình vẽ bên dưới. Hình 5.22: Khai báo địa chỉ tag ngoại o Khai báo địa chỉ tag ngoại kết nối S7- 300 điều khiển mô hình động cơ bước: tương tự như trên nhưng phải khác địa chỉ - Thực hiện liên kết giữa các tag và các I/O Field trong giao diện vừa mới tạo trong Graphics Designer. - Tiếp theo tạo Tag Trigger trong Global Script . - Sau khi viết chương trình xong nhấn nút Complie để biên dịch, sau đó lưu chương trình lại. - Kích hoạt tính năng Global Script: click phải Computer rồi chọn properties. Trong hộp thoại Computer property chọn thẻ Startup rồi check vào ô Global Script Runtime. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 CHƯƠNG 5 TRANG – 149 Hình 5.23: Kích hoạt Global Scrip - Trở lại màn hình giao diện bấm chọn Save, rồi chọn Runtime để giám sát và điều khiển 2 mô hình đã được kết nối. Truong DH SPKT TP. HCM Thu vien DH SPKT TP. HCM - Ban qu yen © T ruong D H Su ph am Ky thuat TP. HC M
File đính kèm:
- bai_giang_dieu_khien_lap_trinh_2_nguyen_tan_doi.pdf