Bài giảng Định chủ đề - Chương 1: Vấn đề định chủ đề - Nguyễn Minh Hiệp
Tóm tắt Bài giảng Định chủ đề - Chương 1: Vấn đề định chủ đề - Nguyễn Minh Hiệp: ...ọi là “Tiêu đề đề mục”? (3) Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (4) Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (5) Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên và Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, và Nguyễn Đức... Tác giả và Nhan đề, Tiêu đề đề mục thường được nói gọn là Đề mục. Đề mục là một từ đơn hay một nhóm từ được ấn định theo cấu trúc và những nguyên tắc chặt chẽ để phản ánh một phần hay toàn thể nội dung của một tài liệu. Công việc này được gọi là Biên mục đề mục – Subject Cataloging hay Tiền k... đề và Đề mục có nghĩa tương đương nhau trong Tiếng Việt không thể ghép chung với nhau. Từ khóa là gì? “Từ khóa – Keyword” mang hai ý nghĩa: Từ khóa trong Biên mục – Cataloging: Mang ý nghĩa “Từ khóa tự do” có nghĩa là Từ khóa trong Tiêu đề nào đó hay là từ khóa trong toàn Cơ sở dữ liệu. ...
ĐỊNH CHỦ ĐỀ - Assigning Subject Headings Chương 1: VẤN ĐỀ ĐỊNH CHỦ ĐỀ NGUYỄN MINH HIỆP, BA. MS. NỘI DUNG Sự phát triển Thư viện học thế giới – The Development of World Library Hai nền thư viện học – Two Library Systems Giai đoạn hợp nhất – The Union Stage Vấn đề Từ khóa đối với Tiêu đề đề mục – Problem of Keywords vs Subject Headings Sự phát triển thư viện học thế giới Theo V.V. Xcvortxov: Sự phát triển thư viện học thế giới trải qua 5 giai đoạn: ▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪▪► (1) (2) (3) (4) (5) Hai nền thư viện học Thư viện học xã hội chủ nghĩa dựa vào qui tắc và phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời dựa vào những tác phẩm của Lênin và Crupxkaja về công tác thư viện. Thư viện các nước phương Tây với khuynh hướng thư viện học "thực hành" đã tiến bước nhảy vọt đáng kể vào nửa sau của thế kỉ XX. Ðã tạo ra mối liên hệ với sự thay đổi hình thái những ý tưởng thông tin học cơ bản với sự khác biệt về nguyên tắc của thư viện học Giai đọan hợp nhất Ðặc điểm chủ yếu của thư viện học hiện đại là bước vào giai đoạn hợp nhất trên cơ sở phương pháp luận duy nhất và mới mẻ của những giá trị nhân loại, mà nó đòi hỏi đánh giá lại nhiều luận thuyết, định đề trước đây đuợc coi như chân lý vĩnh cửu; đồng thời phải thay đổi một số công tác nghiệp vụ cơ bản: Công tác Thông tin-thư mục Dịch vụ Tham khảo Sử dụng Hệ thống mục lục theo những tiêu đề Thư viện học dần dần chuyển đổi khỏi quá trình phát triển truyền thống, hơn thế nữa chuyển đổi thành một khoa học gắn liền với công nghệ thông tin. Chuẩn hóa DDC AACR2 MARC21 Subject Headings Định chủ đề là gì? Nhằm giúp cho người sử dụng truy cập theo chủ đề, ngoài phân loại để xếp tài liệu theo môn loại, ta phải Định chủ đề để giúp độc giả tìm tin trên các công cụ theo đề tài hay nội dung. Định chủ đề bao gồm: 1. Ấn định Từ khóa đề tài (Subject Keyword) 2. Ấn định Từ chuẩn trong Từ điển từ chuẩn (Thesaurus) Cả hai phương pháp trên là dùng chủ yếu trong Phân tích tạp chí, chỉ mục tài liệu thông tin (bài tạp chí, báo cáo khoa học, tài liệu hội nghị, vv...) – Cá biệt có người dùng cho sách 3. Ấn định Tiêu đề đề mục (Subject Heading) chủ yếu dùng cho sách và các tài liệu thông tin khác. Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (1) Tiêu đề: là tựa đề Đề: là nội dung. vd. nói lạc đề (nói sai nội dung) Mục: là từng phần trong một bài viết (bài báo, cuốn sách, tài liệu, vv...), vd. mục 1, mục 2, mục 3, vv... Đề mục: là nội dung chính của từng mục. Mỗi mục chứa một đề. Tài liệu có nhiều mục thì ta có nhiều đề. Tiêu đề đề mục: là Tựa đề nội dung chính (đề) của từng phần (mục) Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (2) Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (3) Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (4) Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (5) Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên và Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, và Nguyễn Đức Dương biên soạn thì: Tiêu đề: Lời đề để gợi sự chú ý hay tựa đề. Đề mục: Chỉ từng phần lớn trong một bài viết, một công trình nghiên cứu [nhiều nội dung] hay đề tài. Chủ đề: Đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu. Như vậy “Tiêu đề đề mục” là “Tựa đề về từng nội dung của một đề tài” thay cho thuật ngữ tiếng Anh là “Subject Headings” Tại sao gọi là “Tiêu đề đề mục”? (6) Theo Từ điển Việt-Anh của Bùi Phụng thì: Tiêu đề: Heading Đề mục: Subject Ngoài ra thuật ngữ “Đề mục” (là nhiều nội dung của một đề tài) và “Chủ đề” (là một nội dung chủ yếu của đề tài) xét về mặt ngữ nghĩa là tương đương nhau. Do đó, xét về mặt ý nghĩa “Tiêu đề đề mục” hoàn toàn sâu sát thuật ngữ “Subject Heading” (“Tựa đề về từng nội dung của một đề tài). Subject Headings - Tiêu đề đề mục (1) Trước hết ta cần tìm hiểu một số khái niệm cơ bản biểu thị bằng những thuật ngữ Thư viện học: Access Point: Điểm truy cập là một từ, nhóm từ, ký hiệu, con số, vv dùng để truy cập vào một biểu ghi; chẳng hạn như chỉ số phân lọai DDC, tác giả, nhan đề, đề mục, số ISBN, vv Heading: Tiêu đề. Chỉ có ba điểm truy cập quan trọng nhất được gọi là Heading – Tiêu đề, đó là: Tiêu đề tác giả – Author Heading; Tiêu đề nhan đề – Title Heading ; Tiêu đề đề mục – Subject Heading. Tạo nên Hệ thống mục lục thư viện – Library Catalog bao gồm Mục lục tác giả - Author Catalog, Mục lục nhan đề - Title Catalog, và Mục lục đề mục – Subject Catalog. Subject Headings - Tiêu đề đề mục (2) Do đó cũng như Tác giả và Nhan đề, Tiêu đề đề mục thường được nói gọn là Đề mục. Đề mục là một từ đơn hay một nhóm từ được ấn định theo cấu trúc và những nguyên tắc chặt chẽ để phản ánh một phần hay toàn thể nội dung của một tài liệu. Công việc này được gọi là Biên mục đề mục – Subject Cataloging hay Tiền kết hợp – Pre- coordinating hay nói một cách đơn giản là Ấn định đề mục – Subject Assigning và nói một cách nôm na là Định chủ đề để tạo nên Tiêu đề đề mục – “Tựa đề về một đề tài”. Tiêu đề chủ đề hay Tiêu đề đề mục? (1) Subject có nhiều nghĩa: chủ đề, đề tài, đề mục, môn loại, môn học, vv... Chủ đề theo tiếng Việt là « nội dung chủ yếu của một đề tài/tài liệu» Subject trong “Subject Heading” KHÔNG mang ý nghĩa chủ đề, vì nếu như thế thì MỘT TÀI LIỆU chỉ có MỘT Subject Heading thôi – Điều này không đúng! Một tài liệu có thể có nhiều Subject Heading để phản ánh từng nội dung của tài liệu Đề mục theo tiếng Việt là «nhiều nội dung của một đề tài/tài liệu» Subject Heading = Tiêu đề đề mục có nghĩa là tựa đề của từng nội dung của tài liệu (Nhiều nội dung thì có nhiều Tiêu đề đề mục) Tiêu đề chủ đề hay Tiêu đề đề mục? (2) Subject: nghĩa thông thường là Chủ đề Subject: là viết tắt hay nói gọn của Subject Heading. Trong tài liệu Thư viện học, thông thường Subject có nghĩa là Subject Heading; còn trong giao diện của Phần mềm quản lý thư viện thì chắc chắn rằng Subject là Subject Heading. Do đó để phân biệt hai nghĩa của Subject: nếu Subject có nghĩa là Chủ đề thông thường thì ta gọi là Chủ đề; còn Subject mang ý nghĩa Subject Heading thì ta goi là Đề mục. Khi gọi “Subject Heading” là “Tiêu đề đề mục” là chứng tỏ rằng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của Heading trong nghiệp vụ Biên mục và Hệ thống Mục lục thư viện chuẩn hóa; đồng thời sử dụng chính xác thuật ngữ tiếng Việt. Chủ đề và Đề mục có nghĩa tương đương nhau trong Tiếng Việt không thể ghép chung với nhau. Từ khóa là gì? “Từ khóa – Keyword” mang hai ý nghĩa: Từ khóa trong Biên mục – Cataloging: Mang ý nghĩa “Từ khóa tự do” có nghĩa là Từ khóa trong Tiêu đề nào đó hay là từ khóa trong toàn Cơ sở dữ liệu. Thuật ngữ Từ khóa xuất hiện trong giao diện Tra cứu tài liệu của Phần mềm quản lý thư viện để chỉ rằng ta chọn Từ khóa là Từ khóa trong Tác giả (vd. Nguyễn); Từ khóa là Từ khóa trong Nhan đề hay Từ khóa là Từ khóa trong Đề mục. Từ khóa ở đây không hoàn toàn mang ý nghĩa là Chủ đề Từ khóa trong Chỉ mục – Indexing: Mang ý nghĩa Từ chuẩn, cũng là những Từ vựng có kiểm sóat – Controlled Vocabularies, nhưng được dùng trong Chỉ mục đối với thông tin tư liệu. Từ khóa ở đây mang ý nghĩa Chủ đề. Cũng có loại Từ khóa đề tài (Subject Keyword) nhưng là Từ khóa tự do. Từ khóa là gì? Từ khóa vs Tiêu đề đề mục (1) Từ khóa Chỉ mục Từ điển từ chuẩn (Ngôn ngữ hậu kết hợp) (Họat động thông tin) TĐĐM Biên mục Khung TĐĐM (Ngôn ngữ tiền kết hợp) (Công tác thư viện) Tiêu đề đề mục và Từ chuẩn đều là những Từ vựng có kiểm soát. Tuy nhiên Tiêu đề đề mục là Ngôn ngữ tiền kết hợp được dùng trong Biên mục chủ yếu là sách và cho tài liệu thông tin khác; trong khi Từ chuẩn và hệ thống Từ khóa tự do là Ngôn ngữ hậu kết hợp được dùng chủ yếu cho thông tin tư liệu (bài báo, tạp chí, báo cáo khoa học, vv). Không dùng cho sách Từ khóa vs Tiêu đề đề mục (2) Biên mục Tiêu đề đề mục Mục lục đề mục (Tiền kết hợp) (Cataloging) Khung tiêu đề đề mục Chỉ mục Từ chuẩn Bảng chỉ mục (Indexing) Từ điển từ chuẩn – Thesaurus (Hậu kết hợp) Từ chuẩn, Từ khóa tự do Biểu thức tìm Tiền kết hợp và Hậu kết hợp Tiền kết hợp là công việc Biên mục đề mục của cán bộ biên mục để ấn định những Tiêu đề đề mục nhằm xây dựng Hệ thống Mục lục đề mục phản ánh nội dung vốn tài liệu. Đây là công việc mang tính nghiệp vụ cao nhất của cán bộ thư viện. Trong tiến trình tiền kết hợp người cán bộ biên mục thường sử dụng Khung tiêu đề đề mục – List of Subject Headings. (Chẳng hạn “Sears List of Subject Headings” và “Library Congress of Subject Headings”) Hậu kết hợp là công việc của người sử dụng kết hợp những từ chuẩn và từ khóa tự do với những toán tử Boolean để tạo nên những biểu thức tìm trong quá trình tìm tin. Trong tiến trình định từ khóa, người cán bộ chỉ mục thường sử dụng Từ điển từ chuẩn – Thesaurus. (Chẳng hạn “Bộ Từ khoá Quy ước” của Thư viện Quốc gia Việt Nam và “Bộ Từ khoá” của Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia”). Bonus – Lưu ý khi dùng từ điển (1) Bonus – Lưu ý khi dùng từ điển (2) Bonus – Lưu ý khi dùng từ điển (3) Bonus – Lưu ý khi dùng từ điển (4)
File đính kèm:
- bai_giang_dinh_chu_de_chuong_1_van_de_dinh_chu_de_nguyen_min.pdf