Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tóm tắt Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: ...tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH” Kinh tế thị trường định hướng XHCN đó không phải là kinh tế kế họach hóa tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường TBCN và cũng chưa hòan tòan là kinh tế thị trường XHCN I. ...quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể c... thành. Điều đó đã tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi cho giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội - Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới - Vấ...

pdf38 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XHCN 
không dẫn đến phủ định kinh tế 
thị trường
Đại hội VII khẳng định chủ trương 
tiếp tục xây dựng nền kinh tế 
hàng hóa nhiều thành phần theo 
định hướng XHCN
Đại hội VIII đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới tòan diện và 
đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo 
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN
Nhận thức về kinh tế thị trường
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới
a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội VI đến đại hội VIII
Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước 
ta
Các đặc điểm của kinh tế thị trường
Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và 
hòan hảo
Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh
Nền kinh tế có tính mở cao, vận hành theo các quy luật giá trị, cung cầu, cạnh 
tranh
Có hệ thống pháp quy kiện tòan và sự quản lý vĩ mô của nhà nước
Kinh tế thị trường có vai trò rất lớn 
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Nhận thức về kinh tế thị trường
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới
b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội IX đến đại hội X
Đại hội IX xác định nền kinh tế thị trường định 
hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của 
nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH Đó 
là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận 
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của 
nhà nước theo định hướng XHCN
Kinh tế thị trường định hướng 
XHCN là “một kiểu tổ chức kinh tế 
vừa tuân theo quy luật của kinh tế 
thị trường vừa dựa trên cơ sở và 
chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các 
nguyên tắc và bản chất của CNXH”
Kinh tế thị trường định hướng 
XHCN đó không phải là kinh tế kế 
họach hóa tập trung, cũng không 
phải là kinh tế thị trường TBCN 
và cũng chưa hòan tòan là kinh tế 
thị trường XHCN
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới
b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội IX đến đại hội X
Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản 
của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế 
thị trường ở nước ta, thể hiện:
Quản lýPhương hướng 
phát triển
Định hướng xã 
hội và phân phối
Mục đích 
phát triển
-Thực hiện “dân 
giàu, nước mạnh, 
xã hội công bằng, 
dân chủ, văn minh
-Giải phóng LLSX
-Nâng cao đời 
sống nhân dân
-Đẩy mạnh xóa 
đói giảm nghèo
-Khuyến khích 
mọi người làm 
giàu chính đáng
-Tồn tại nhiều 
hình thức sở hữu
-Nhiều thành phần 
kinh tế
-Kinh tế nhà nước 
giữ vai trò chủ 
đạo
-Thực hiện tiến bộ và 
công bằng xã hội ngay 
trong từng bước và 
từng chính sách phát 
triển
-Tăng trưởng kinh tế 
gắn với phát triển văn 
hóa, giáo dục và đào 
tạo.
-Phân phối chủ yếu theo 
kết quả lao động, hiệu 
quả KT, phúc lợi XH
-Phát huy vai trò 
làm chủ XH của 
nhân dân
-Bảo đảm vai trò 
quản lý, điều tiết 
nền kinh tế của nhà 
nước pháp quyền 
XHCN dưới sự lãnh 
đạo của Đảng
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
a. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường
Thể chế kinh tế : là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các 
chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế
Bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực 
về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ 
quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh 
doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế 
Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ 
thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao 
dịch, trao đổi trên thị trường 
Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:
Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường 
Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả 
mà các bên tham gia thị trường mong muốn.
Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các 
yêu cầu, quy định của luật lệ
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Mục tiêu cơ bản: làm cho nó phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị 
trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, 
hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã 
hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Mục tiêu trước mắt
-Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi 
-Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự 
nghiệp công 
-Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường 
-Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đảm 
bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường 
-Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của các 
đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
c. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của 
kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo 
định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế 
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các 
yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, 
xã hội, giữa nhà nước, thị trường và xã hội
- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh 
nghiệp tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh 
tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính 
trị, trật tự an toàn xã hội 
- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, 
đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm 
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa
a. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Một số điểm cần thống nhất là: Chúng ta cần thiết sử dụng kinh tế thị trường làm 
phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi 
phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố đảm bảo tính định 
hướng xã hội chủ nghĩa. 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình 
doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh
Hoàn thiện thể chế về sở hữu 
Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước, đồng thời 
đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất 
Tách biệt vai trò của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước.
Quy định rõ, cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với các 
loại tài sản 
Ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân 
nước ngoài tại Việt Nam 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình 
doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh
Hoàn thiện thể chế về phân phối 
Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân 
phối lại theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội 
trong từng bước, từng chính sách phát triển 
Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế 
Đổi mới, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác theo cơ chế thị trường, theo nguyên 
tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển cộng đồng 
Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển 
mạnh mẽ, có hiệu quả 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa
c. Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển 
đồng bộ các loại thị trường
Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. 
Hoàn thiện khung pháp lý cho kỹ kết và thực hiện hợp đồng. Đồng thời hoàn thiện 
cơ chế giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư và giải quyết 
tranh chấp phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế. 
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành 
mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch, chống các giao dịch phi 
pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loại thị trường 
Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ các tổ chức nghiên 
cứu , ứng dụng, chuyển giao công nghệ. 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa
d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã 
hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường
Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm 
nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và các căn cứ cách 
mạng trước đây 
Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng các hình thức bảo hiểm 
bắt buộc và tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm 
Hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường, có chế tài đủ mạnh đối với 
các trường hợp vi phạm, xử lý triệt để những điểm ô nhiễm môi trường nghiêm 
trọng và ngăn chặn không để phát sinh thêm 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa
e. Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước 
và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển 
kinh tế - xã hội
Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện rõ ở chỗ chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng kết 
thực tiễn để xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mô hình kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa 
Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Vai trò kinh tế 
của Nhà nước thể hiện rõ ở chỗ phát huy mặt tích và hạn chế, ngăn ngừa phát 
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả 
Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để 
các hình thức tổ chức và nhân dân tham gia tích cực và có hiệu quả vào quá trình 
hoạch định, thực thi, giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương phát triển kinh 
tế - xã hội 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả và ý nghĩa
- Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế 
hoạch hóa tập trung quan liêu – bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa 
- Chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình 
thành. Điều đó đã tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi cho giải phóng sức sản 
xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội 
- Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả 
nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới 
- Vấn đề gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm 
nghèo đạt nhiều kết quả tích cực 
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
b. Hạn chế và nguyên nhân
- Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế 
quốc tế 
- Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiêp nhà nước chưa giải 
quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước nhất 
là khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân 
biệt đối xử 
- Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy Nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu 
quả, hiệu lực quản lý còn thấp. Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu mục 
tiêu đặt ra. Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng 
- Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất 
lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các 
tầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn. Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai. 
Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt 
Hạn chế
II. TIẾP TỤC HÒAN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
b. Hạn chế và nguyên nhân
- Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề 
hoàn toàn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi 
hỏi của thực tiễn 
- Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm, nhất 
là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc 
- Vai trò tham gia hoạch định chính sách thực hiện và giám sát của các cơ quan 
dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể hành, các tổ chức xã hội nghề nghiệp còn 
yếu 
Nguyên nhân
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG 
CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nghị quyết hội nghị Trung ương sáu khóa IV(9-1979)
- Thừa nhận quyền được bán nông sản của nông dân theo giá thỏa thuận 
sau khi đã hòan thành nghĩa vụ đối với nhà nước
- Cần thiết phải kết hợp kế họach với thị trường, tuy nhiên thị trường vẫn 
được xem là mặt thứ yếu, bổ sung cho kế họach hóa
- Nhận thấy sự cần thiết kết hợp đúng đắn giữa lợi ích nhà nước, tập thể 
và cá nhân người lao động
- “Cho sản xuất bung ra” với sự huy động vai trò của cả kinh tế tiểu chủ, 
tiểu thương, hộ cá thể, tư sản đối với những hàng tiêu dùng thông thường 
ngòai phạm vi nhà nước thống nhất quản lý thu mua và phân phối
Đột phá vào vấn đề được xem là nguyên lý của thể chế kinh tế xã hội chủ 
nghĩa trước đổi mới
- Từ tổng kết kinh nghiệm giao khoán cho hộ xã viên ở một số địa 
phương - một biểu hiện tìm tòi sáng tạo với mong muốn tạo động lực mới 
cho phát triển sản xuất nông nghiệp, ngày 13-1-1981, 
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công 
tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong 
hợp tác xã nông nghiệp. Chủ trương này được nông dân nhiệt liệt hưởng 
ứng, đã có tác dụng chặn đứng sự sa sút trong nông nghiệp và mở đầu 
cho bước đổi mới cơ chế quản lý trong những năm sau, tạo đà cho sự 
phát triển của nông nghiệp trong những năm 1981-1986.
Chỉ thị 100-CT/TW của Ban bí thư khóa IV(13-1-1981)
Mũi đột phá chế độ tiền lương gây ấn tượng nhất bắt đầu từ Long An. Ông 
Chín Cần (Nguyễn Văn Chính), bí thư Tỉnh ủy Long An 
Đề án này xác định lại giá cả, tiền lương phải dựa trên qui luật giá trị và cung 
cầu cũng như những nguyên tắc kinh tế hàng hóa khác chứ không thể duy ý 
chí. 
VD: tổng tiền lương và 16 mặt hàng phân phối theo định lượng, tất cả qui ra giá 
thị trường (600đồng/tháng).
Tuy nhiên vì những lý do như chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn bị cắt xén, 
hàng được cấp không phù hợp nhu cầu... thì hiệu quả sử dụng của mức lương 
này chỉ đạt 50-70%. 
Tốt nhất là đem hết số hàng phân phối ra chợ bán theo giá chợ rồi về trả lại 
cho người đó 600 đồng/tháng. Người đó cần gì ra chợ mà mua.
Bù giá vào lương ở Long An
Ngày 21-1-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25-CP về một số chủ 
trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh 
doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định 
trên cho phép các xí nghiệp quốc doanh được chủ động xây dựng kế hoạch ba 
phần, trong đó có một bộ phận kế hoạch xí nghiệp được tự ký kết hợp đồng để 
đáp ứng yêu cầu của thị trường, lần đầu tiên cho phép hình thành yếu tố thị 
trường trong khuông khổ kế hoạch hoá. 
Quyết định 25/CP(21-1-1981)
Mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức 
tiền thưởng trong các đơn vị SXKD của nhà nước nhằm thúc đẩy người lao 
động hăng hái sx, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập.
Quyết định 26/CP(21-1-1981)
Đề ra mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá - lương- tiền: 
Nghị quyết Trung ương tám khóa V(6-1985)
Về giá cả, Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả và cơ chế quản 
lý giá phải dựa trên các nguyên tắc: 
- Xác định giá phù hợp với giá trị và sức mua của đồng tiền. 
- Định giá trên cơ sở lấy kế hoạch làm trung tâm thực hiện hạch toán kinh tế và 
kinh doanh xã hội chủ nghĩa. 
- Lấy giá thóc làm chuẩn để tính các loại giá khác và toàn bộ mặt bằng giá. 
- Quản lý giá phải có phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập trung 
dân chủ. 
Hội nghị đề cập đến các vấn đề về giá mua lương thực và nông sản; tính đủ 
các yếu tố chi phí và xác định giá thành sản phẩm công nghiệp; điều chỉnh giá 
bán buôn hàng công nghiệp (vật tư và hàng tiêu dùng) và giá bán lẻ đồng thời 
nhấn mạnh về cơ chế quản lý giá, cần thực hiện cơ chế một giá thống nhất, do 
Nhà nước (Trung ương và địa phương) quy định và điều chỉnh kịp thời khi cần 
thiết 
Đề ra mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá - lương- tiền: 
Về lương, Hội nghị nhấn mạnh chính sách tiền lương phải quán triệt nguyên 
tắc phân phối theo lao động, xoá bỏ bao cấp, từng bước khắc phục chủ nghĩa 
bình quân, chênh lệch bất hợp lý, phải nhằm ổn định và từng bước cải thiện 
đời sống của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang, phải khôi phục 
lại trật tự tiền lương, tiền thưởng trong phạm vi cả nước. 
Hội nghị đề ra các chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện các yêu cầu nói 
trên: 
- Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương 
bằng tiền; xác định lại hệ thống lương cơ bản thống nhất cả nước. 
- Sắp xếp lại các mức lương, thang lương, phụ cấp, tiền thưởng. 
- Tính phụ cấp đắt đỏ. 
- Điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội. 
Nghị quyết Trung ương tám khóa V(6-1985)
Đề ra mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá - lương- tiền: 
Về tiền tệ, Hội nghị yêu cầu: 
- Áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ, thu hút tiền 
nhàn rỗi, đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiền. Chuyển mạnh hoạt động của 
ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kịp thời đáp 
ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất- kinh doanh theo giá mới. 
- Tăng cường sự kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ luật về tài chính tiền tệ . Sửa 
đổi chế độ chi tiêu cho phù hợp với cơ chế mới, trên cơ sở đó nghiêm cấm mọi 
sự chi tiêu sai chế độ, chống lãng phí, nghiêm trị mọi hành vi tham ô, lập quỹ 
đen. Thực hiện nghiêm ngặt sự kiểm tra và thanh tra tài chính của Nhà nước. 
Nghị quyết Trung ương tám khóa V(6-1985)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_chu.pdf
Ebook liên quan