Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Tóm tắt Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị: ...nh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, các địa phương I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI(1945-1989) 2. Đánh giá việc thực hiện đường lối Mặt hạn chế Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước ...n đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ...ính trị cần thống nhất những yêu cầu sau - Phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ đối với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên ...

pdf30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sự nghiệp chống Mỹ 
cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến 
hành các mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Do đó hệ thống chính trị của 
nước ta cũng chuyển sang giai đoạn mới: từ hệ thống chuyên chính dân chủ 
nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản (giai đoạn 1955-1975) 
sang hệ thống chuyên chính vô sản hoạt động trong phạm vi cả nước 
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI 
MỚI(1945-1989)
1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
a. Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta
Một là, lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản 
Muốn chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì phải chịu đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời 
kỳ sinh đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản lâu dài. Bản chất của chuyên chính vô sản là sự 
tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới 
Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. 
Trong Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) về đường lối chung của 
cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta, có đoạn viết: nắm vững chuyên chính vô 
sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: 
cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong 
đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Ngày 18-12-1980, Quốc hội khoá VI thông qua Hiến 
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản”.
Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành 
từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội 
Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hoá 
tập trung quan liêu, bao cấp 
Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giữa giai cấp 
công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức 
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI 
MỚI(1945-1989)
1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
b. Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm 
Việt Nam
Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng pháp luật 
và tổ chức 
Hai là, xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ là “Nhà nước chuyên chính vô 
sản thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa”, là một tổ chức thực hiện 
quyền làm chủ tập thể của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, một tổ 
chức thông qua đó Đảng thực hiện sự lanh đạo của mình đối với tiến trình phát 
triển của xã hội 
Ba là, xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều 
kiện chuyên chính vô sản 
Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể là đảm bảo cho 
quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường 
học về chủ nghĩa xã hội 
Năm là, xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước 
quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội 
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI 
MỚI(1945-1989)
2. Đánh giá việc thực hiện đường lối
Điểm tìm tòi sáng tạo trong giai đoạn này của Đảng là đã coi làm chủ tập thể xã 
hội chủ nghĩa là bản chất của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
Mặt tích cực
Góp phần mang lại những thành tựu mà nhân dân ta đạt được trong 10 năm 
(1975-1986) sau chiến tranh đầy khó khăn, thử thách.
Đã xây dựng mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản 
lý thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, 
các địa phương 
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI 
MỚI(1945-1989)
2. Đánh giá việc thực hiện đường lối
Mặt hạn chế
Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ở từng đơn vị chưa được xác 
định thật rõ; mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản 
chưa làm tốt chức năng của mình. Chế độ trách nhiệm không nghiêm, pháp 
chế xã hội chủ nghĩa còn nhiều thiếu sót 
Bộ máy nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả mà cơ chế quản lý tập trung 
quan liêu, bao cấp là nguyên nhân trực tiếp; các cơ quan dân cử các cấp được 
lựa chọn, bầu cử và hoạt động một cách hình thức chủ nghĩa 
Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm những nhiệm vụ của giai đoạn mới, 
chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vần đề kinh tế -xã hội cơ bản và 
cấp bách. Nguồn gốc sâu xa là coi nhẹ công tác xây dựng Đảng. Có tình trạng 
tập trung quan liêu, gia trưởng, độc đoán trong phương thức lãnh đạo của 
Đảng 
Đảng chưa phát huy tốt vai trò và chức năng của các đoàn thể trong việc giáo 
dục, động viên quần chúng tham gia quản lý kinh tế - xã hội. Các đoàn thể 
chưa tích cực đổi mới phương thức hoạt động đúng với tính chất của tổ chức 
quần chúng 
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI 
MỚI(1945-1989)
2. Đánh giá việc thực hiện đường lối
Nguyên nhân
- Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp 
- Hệ thống chuyên chính vô sản có biểu hện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới so 
với những đột phá trong cơ chế kinh tế đang diễn ra ở các địa phương, các cơ 
sở trong toàn quốc 
- Bệnh chủ quan, duy ý chí; tư tưởng tiểu tư sản vừa “tả” khuynh, vừa hữu 
khuynh trong vai trò lãnh đạo của Đảng. 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị
Đổi mới kinh tế Đổi mới hệ thống chính trị 
Bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước 
hết là đổi mới tư duy kinh tế 
Tạo được điều kiện cơ bản 
Nếu không đổi mới hệ 
thống chính trị, thì đổi mới 
kinh tế sẽ gặp trở ngại 
Đổi mới kịp thời, phù hợp 
sẽ là điều kiện quan trọng 
để thúc đẩy 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
-Đổi mới tổ chức và phương thức họat động của hệ thống chính trị nhằm tăng 
cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy 
quyền làm chủ của nhân dân
-Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ 
nam cho mọi họat động của Đảng, chỉ đạo tòan bộ sự nghiệp cách mạng của 
nhân dân
Năm nguyên tắc làm căn cứ 
đổi mới hệ thống chính trị
-Đi lên CNXH là con đường tất yếu của nước ta. Đổi mới không phải là thay đổi 
mục tiêu XHCN mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng 
những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp 
thích hợp
-Xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi 
lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp 
xây dựng CNXH
-Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và quốc tế XHCN, 
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 
1991) khẳng định “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta 
trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã 
hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước 
trong giai đoạn mới
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện 
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng 
xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư 
tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và 
hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây 
dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh 
phúc 
Động lực chủ yếu phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên 
minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài 
hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực 
của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, 
nhân dân làm chủ”; trong đó, Đảng vừa là một bộ phận của hệ thống chính trị, 
vừa là “hạt nhân” lãnh đạo hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, 
pháp luật 
Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản 
lãnh đạo
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, 
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phản biện, giám sát xã hội, góp phần 
xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân 
Nhân dân là người làm chủ xã hội, làm chủ thông qua Nhà nước và các cơ 
quan đại diện, đồng thời làm chủ trực tiếp thông qua cơ chế “dân biết, dân bàn, 
dân làm, dân kiểm tra”; làm chủ thông qua hình thức tự quản 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị
Thuật ngữ “xây dựng nhà nước pháp quyền” lần đầu tiên được đề cập tại Hội 
nghị Trung ương 2 khoá VII (1991) 
Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; pháp luật giữ vị trí tối 
thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; người dân được hưởng mọi 
quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của 
mình trong phạm vi pháp luật cho phép 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị
Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay 
Nhà nước. Đảng quan tâm xây dựng củng cố Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 
các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy vai trò của các thành tố này trong quản 
lý, điều hành xã hội 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ 
đổi mới
a. Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị
Nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm 
chủ của nhân dân 
Mục tiêu
Quan điểm
Kết hợp chặt chẽ 
ngay từ đầu đổi 
mới kinh tế với đổi 
mới chính trị, lấy 
đổi mới kinh tế làm 
trọng tâm, đồng 
thời từng bước 
làm đổi mới chính 
trị 
Đổi mới tổ chức và 
phương thức hoạt động 
của hệ thống chính trị 
không phải là hạ thấp 
hoặc thay đổi bản chất 
của nó, mà là nhằm tăng 
cường vai trò lãnh đạo 
của Đảng, hiệu lực quản 
lý của Nhà nước, phát 
huy quyền làm chủ của 
nhân dân 
Đổi mới hệ 
thống chính trị 
một cách toàn 
diện, đồng bộ, 
có kế thừa, có 
bước đi, hình 
thức và cách 
làm phù hợp 
Đổi mới mối quan hệ 
giữa các bộ phận cấu 
thành của hệ thống 
chính trị với nhau và 
với xã hội, tạo ra sự 
vận động cùng chiều 
theo hướng tác động, 
thúc đẩy xã hội phát 
triển; phát huy quyền 
làm chủ của nhân dân 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ 
đổi mới
b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị
Đại hội X đã chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp 
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân 
tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động và của dân tộc” 
Về phương thức lãnh đạo Về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị 
Đảng lãnh đạo xã hội 
bằng cương lĩnh, chiến 
lược, các định hướng về 
chính sách và chủ trương 
công tác; bằng công tác 
tuyên truyền, thuyết phục, 
vận động, tổ chức kiểm tra 
và bằng hành động gương 
mẫu của đảng viên. 
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là 
một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật 
thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân 
dân, hành động trong khuôn khổ Hiến pháp và 
pháp luật 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ 
đổi mới
b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với họat động của hệ thống chính 
trị cần thống nhất những yêu cầu sau 
- Phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành 
đồng bộ đối với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ 
chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán 
bộ, công chức, viên chức 
- Phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, 
thục hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong 
Đảng và trong xã hội, đẩy nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá 
nhân, nhất là cá nhân người đứng đầu 
- Đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận 
trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm 
- Mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù 
hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ 
đổi mới
b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc 
điểm sau 
- Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân 
dân 
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ 
giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lực lập pháp, hành pháp và tư 
pháp 
- Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến 
pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các 
lĩnh vực của đời sống xã hội 
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách 
nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường 
kỷ cương, kỷ luật 
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có 
sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ 
chức thành viên của Mặt trận 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ 
đổi mới
b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Các biện pháp lớn nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong 
văn bản pháp luật 
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu 
cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới quy trình xây dựng 
luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh 
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ 
theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại 
- Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm 
minh, bảo vệ công lý, quyền con người 
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, 
bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương 
trong phạm vi được phân cấp 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ 
đổi mới
b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị
Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực 
hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội 
Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, khắc 
phục tình trạng hành chính hoá, nhà nước hoá, phô trương, hình thức 
Nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt công tác dân vận theo phong cách 
trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, 
nói dân hiểu, làm dân tin.
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
3. Đánh giá việc thực hiện đường lối
Tích cực
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới góp phần xây 
dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về 
nhân dân 
Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Hoạt 
động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở. Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng 
nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong các khoá đã có nhiều đổi mới theo hướng phát 
huy dân chủ, cải cách hành chính, công khai các hoạt động của chính quyền, tăng cường 
đối thoại, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân 
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý 
nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước được từng bước kiện toàn, từ cơ cấu 
tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp 
Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; đổi mới nội 
dung và phương thức hoạt động, đa dạng hoá các hình thức để tập hợp ngày càng đông 
đảo các tầng lớp nhân dân 
Đảng đã thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò 
lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong điều kiện mới 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
3. Đánh giá việc thực hiện đường lối
Tồn tại
Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, 
hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang 
tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới 
Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế. Bộ máy hành chính còn nhiều 
tầng nấc làm cho việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội chưa thật nhanh, nhạy và có 
hiệu quả cao 
Tình trạng quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước 
chưa được khắc phục; kỷ cương, phép nước bị xem thường ở nhiều nơi. 
Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã 
hội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng; một số cán bộ bị “viên chức 
hoá”, chưa thật gắn bó với quần chúng 
Nạn tham nhũng trong hệ thống chính trị còn trầm trọng, bệnh cục bộ, bản vị, địa 
phương còn khá phổ biến. Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm. 
Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn 
yếu, chưa có cơ chế thật hợp lý để phát huy vai trò này 
Đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị nói chung, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức 
chính trị - xã hội nói riêng chất lượng còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở 
II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
3. Đánh giá việc thực hiện đường lối
Nguyên nhân
Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong 
hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp cón có sự ngập ngừng, 
lung túng, thiếu dứt khoát, không triệt để 
Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ 
so với đổi mới kinh tế 
Lý luận về hệ thống chính trị và về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn 
nhiều điểm chưa sáng tỏ 
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG 
CỘNG SẢN VIỆT NAM

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_chu.pdf
Ebook liên quan