Bài giảng Kế toán máy - Lê Ngọc Mỹ Hằng
Tóm tắt Bài giảng Kế toán máy - Lê Ngọc Mỹ Hằng: ...p tính tỷ giá ghi sổ của các tài khoản có gốc ngoại tệ Danh mục tài khoản ngân hàng Kế toán tiền mặt, tiền gởi và tiền vay/ Danh mục từ điển/ Danh mục tài khoản ngân hàng Danh mục phân nhóm khách hàng Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Danh mục tự điển và tham số tùy chọn/ Danh mục kh...ch toán trực tiếp vào các tài khoản chi phí. V Phiếu thanh toán tạm ứng dùng để cập nhật các chứng từ có liên quan đến việc nhân viên thanh toán các khoản tạm ứng trước đó. Phiếu thanh toán tạm ứng được cập nhật tương tự như phiếu chi tiền thanh toán cho các chi phí. V Phiếu ghi nợ, ghi có t... các số tiền của các phiếu thu sau phiếu thu hiện thời. - Khi loại tiền thu trên phiếu thu khác với loại tiền trên hóa đơn bán hàng thì phải nhập số tiền quy đổi tương ứng với loại tiền ghi trên hóa đơn. Lúc này chương trình sẽ tự động hạch toán số tiền chênh lệch tỷ giá so với số tiền trên hó...
ng cụ do kế toán thực hiện. Tuy nhiên, không phải hoàn thành xong việc nhập chứng từ sẽ có được các báo cáo kế toán chính xác, điều này còn tuỳ thuộc trình độ của người kế toán viên cũng như việc tuân thủ các nguyên tắc chung trong kế toán máy. Điều kiện để lập báo cáo kế toán trên máy là phải tiến hành chuyển số dư cuối kỳ trước sang số dư đầu kỳ này. II.2.3 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản khác phải nộp cũng như chi tiết các chỉ tiêu về thuế giá trị gia tăng. Nội dung và cơ sở số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần chính: Phần I: Lãi, lỗ_ phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Phần này bao gồm các chỉ tiêu sau: Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 103 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.... Các chỉ tiêu này đều được trình bày theo các nội dung như tổng số phát sinh trong kỳ, số liệu của kỳ trước (dùng cho mục đích so sánh) và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước_ phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Các khoản thuế trong phần này được chi tiết theo từng loại thuế như thuế GTGT hàng bán nội địa, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, .... Tất cả các chỉ tiêu này đều được trình bày theo các nội dung như số còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang, số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, luỹ kế số phải nộp và số đã nộp từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáovà số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. Ngoài ra, cuối phần II còn phản ánh số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang, trong đó chi tiết theo thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa_ phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; thuế GTGT đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở số liệu sau: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước - Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 - Sổ kế toán các tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp nhà nước" II.2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp gồm ba phần sau đây: ♦ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền như tiền trả cho nhà cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và bảo hiểm xã hội, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí...). Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 104 ♦ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: - Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác... và các khoản chi thanh lý, chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, chi về đầu tư vào các đơn vị khác. ♦ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp, như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn (không phân biệt vay vốn dài hạn hay vốn vay ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ các khoản vay hoặc thanh toán trái phiếu, cổ phiếu... Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồmcác khoản thu, chi liên quan như tiền vay đã nhận, tiền thu được do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi... * Nguyên tắc lập và cơ sở số liệu Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động. Theo phương pháp này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa vào: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng cân đối kế toán - Các tài liệu khác như: sổ cái, sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn góp, khấu hao, chi tiết hoàn nhập dự phòng hoặc các tài liệu chi tiết về mua bán tài sản cố định, trả lãi vay, sổ thu chi tiền mặt... Theo phương pháp trực tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt động và nội dung thu chi. Cơ sở số liệu để lập : - Bảng cân đối kế toán - Sổ kế toán thu chi vốn bằng tiền - Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả II.2.5 Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 105 dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đánh giá quy định trong thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu: - Các sổ kế toán kỳ báo cáo - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo - Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo - Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành hành theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, hệ thống báo cáo tài chính có những bổ sung và thay đổi như sau: Bổ sung tài khoản 242-Chi phí trả trước dài hạn Xoá bỏ, sửa đổi tên và số hiệu một số tài khoản loại 7, loại 8. - Xoá bỏ Tài khoản 711-Thu nhập hoạt động tài chính và Tài khoản 811-Chi phí hoạt động tài chính. - Đổi tên và số hiệu Tài khoản 721-Các khoản thu nhập bất thường thành Tài khoản 711-Thu nhập khác và Tài khoản 821-Chi phí bất thường thành Tài khoản 811-Chi phí khác. - Sửa đổi, bổ sung nội dung Tài khoản 711-Thu nhập khác. - Riêng bảng Thuyết minh báo cáo tài chính có thêm mục “Một số chỉ tiêu chi tiết về hàng tồn kho” sau phần “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” như sau: Chỉ tiêu Mã số Số tiền - Giá gốc của tổng số hàng tồn kho - Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ vay Do có những sự thay đổi, bổ sung này nên biểu mẫu các báo cáo tài chính cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Một số phần mềm kế toán được lập trình có khả năng liên kết, giao tiếp với các phần mềm ứng dụng khác như nhập và truy xuất dữ liệu từ Excel, Access...Nếu phần mềm kế toán có khả năng này thì sẽ rất thuận lợi cho kế toán viên trong việc lập các báo cáo kế toán theo các biểu mẫu mới do Bộ tài chính ban hành. Điều này không những giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán viên mà còn đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 106 III. Hướng dẫn thực hành III.1 Thiết lập sổ kế toán Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Phiếu nhập mua vật tư, hàng hóa Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Báo cáo hàng nhập mua/ Bảng kê phiếu nhập Chi phí mua hàng Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Báo cáo hàng nhập mua/ Bảng kê phiếu nhập Hóa đơn mua dịch vụ, TSCĐ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Báo cáo công nợ theo hóa đơn/ Bảng kê hóa đơn mua hàng và dịch vụ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PN1 Phiếu nhập thành phẩm (nhập từ sản xuất) Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng nhập/ Bảng kê phiếu nhập Phiếu xuất kho cho sản xuất và gửi bán ở các đại lý Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng xuất/ Bảng kê phiếu xuất Phiếu nhập thành phẩm (nhập từ sản xuất) Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng nhập/ Bảng kê phiếu nhập Phiếu xuất kho cho sản xuất và gửi bán ở các đại lý Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng xuất/ Bảng kê phiếu xuất Hóa đơn giảm giá Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Báo cáo công nợ theo khách hàng/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = HD4 Chứng từ bù trừ công nợ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Báo cáo công nợ theo khách hàng/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = HD9 Chứng từ ghi nợ ghi có tài khoản công nợ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Báo cáo công nợ theo khách hàng/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = HD6 Tiền mặt tại quỹ (phiếu thu, phiếu chi) Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay/ Báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng/ Sổ quỹ Tiền gửi ngân hàng (báo có, báo nợ) Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay/ B áo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng/ Sổ chi tiết của một tài khoản Tiền vay ngắn hạn. Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay/ Báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng/ Sổ chi tiết của một tài khoản Kế toán công nợ phải thu Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 107 Sổ chi tiết công nợ phải thu của khách hàng H1 (KHH1) Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Báo cáo công nợ theo khách hàng/ Sổ chi tiết công nợ của một khách hàng Bảng cân đối phát sinh công nợ phải thu các khách hàng Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Báo cáo công nợ theo khách hàng/ Bảng cân đối phát sinh công nợ của một tài khoản Sổ chi tiết công nợ tạm ứng của nhân viên Nguyễn Văn Tư (NVTNV) Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Báo cáo công nợ theo khách hàng/ Sổ chi tiết công nợ của một khách hàng Bảng cân đối phát sinh công nợ tạm ứng các nhân viên Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Báo cáo công nợ theo khách hàng/ Bảng cân đối phát sinh công nợ của một tài khoản Kế toán công nợ phải trả Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Sổ chi tiết công nợ phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa người bán S1 (NBS1) Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Báo cáo công nợ theo nhà cung cấp/ Sổ chi tiết công nợ của một khách hàng Bảng cân đối phát sinh công nợ phải trả cho các nhà cung cấp hàng hóa Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Báo cáo công nợ theo nhà cung cấp/ Bảng cân đối phát sinh công nợ của một tài khoản Sổ chi tiết công nợ phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ Cty Điện Lực Hà Nội (NBL01) Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Báo cáo công nợ theo nhà cung cấp/ Sổ chi tiết công nợ của một khách hàng Bảng cân đối phát sinh công nợ phải trả cho các nhà cung cấp dịch vụ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Báo cáo công nợ theo nhà cung cấp/ Bảng cân đối phát sinh công nợ của một tài khoản Kế toán hàng tồn kho Nghiệp vụ phát sinh Menu cập nhật Tính giá trung bình tháng Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình Tính giá trung bình di động theo ngày Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình di động theo ngày Tính giá cho vật tư nhập trước xuất trước Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá nhập trước xuất trước Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Tính giá trung bình Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng tồn kho/ Bảng giá trung bình - Thẻ kho - Bảng cân đối nhập xuất tồn kho Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng tồn kho/ Thẻ kho, Sổ chi tiết vật tư Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng tồn kho/ Tổng hợp nhập xuất tồn Kế toán tài sản cố định Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Tính khấu hao TSCĐ Kế toán tài sản cố định/ Báo cáo khấu hao và phân bổ khấu hao/ Bảng tính khấu hao TSCĐ Bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ Kế toán tài sản cố định/ Báo cáo khấu hao và Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 108 phân bổ khấu hao/ Bảng phân bổ khấu hao Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm và tra cứu số liệu/ Bảng kê chứng từ. Điều kiện lọc tại trường mã chứng từ là PK5 Điều chỉnh giá trị tài sản Kế toán tài sản cố định/ Báo cáo kiểm kê tài sản cố định/ Báo cáo chi tiết tài sản cố định Khai báo giảm TSCĐ Kế toán tài sản cố định/ Báo cáo tăng giảm TSCĐ/ Báo cáo chi tiết giảm TSCĐ Điều chuyển bộ phận sử dụng Kế toán tài sản cố định/ Báo cáo kiểm kê TSCĐ/ Báo cáo chi tiết TSCĐ theo bộ phận Điều chỉnh khấu hao tháng Kế toán tài sản cố định/ Báo cáo khấu hao và phân bổ khấu hao/ Bảng tính khấu hao Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo - Bút toán phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ - Trích lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất - Bút toán phân bổ công cụ cụng cụ - Bút toán phân bổ khấu hao - Bút toán kết chuyển chi phí SCL vào chi phí chờ phân bổ - Phân bổ chi phí SCL Kế toán tổng hợp/Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PK1 Bút toán phân bổ khấu hao Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PK5 Tính giá trung bình nguyên vật liệu Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng xuất/ Bảng kê phiếu xuất Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo nhập xuất tồn/ Bảng giá trung bình Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chi phí sản xuất dở dang Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PK3 Phân bổ chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PBL - Tập hợp và phân bổ chi phí NVL - Phân bổ chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung - Tính giá thành sản phẩm - Bảng giá thành sản phẩm - Thẻ giá thành sản phẩm - Thẻ giá thành sản phẩm (2) - Báo cáo chi tiết giá thành theo vật tư - Báo cáo tổng hợp giá thành sản phẩm Cập nhật giá cho các phiếu thành phẩm Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu nhập kho Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 109 Kết chuyển GTKH và GTCL của dàn máy vi tính (nghiệp vụ bán TSCĐ) Bút toán tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Tạm trích các quỹ phát triển, khen thưởng, phúc lợi Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PK1 Kế toán tổng hợp – các bút toán cuối kỳ Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Phân bổ chi phí chờ phân bổ Kết chuyển kết quả lãi lỗ Kết chuyển thuế GTGT đầu vào Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PK1 Kết chuyển thuế GTGT đầu vào Kết chuyển doanh thu, giá vốn hàng bán Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển thu nhập từ hoạt động tài chính, thu nhập bất thường Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PK3 Bút toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng A và B (TK 6271C => TK 6271PXA, 6271PXB;...) Kế toán tổng hợp/ Lọc tìm số liệu và báo cáo nhanh/ Bảng kê chứng từ Lưu ý: điều kiện lọc tại trường mã chứng từ = PK4 III.2 Các báo cáo tài chính Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo - Bảng cân đối phát sinh các tài khoản - Bảng cân đối kế toán - Bảng cân đối kế toán cho nhiều kỳ - Báo cáo KQSXKD Phần 1. Lãi lỗ - Báo cáo KQSXKD cho nhiều kỳ - Báo cáo KQSXKD Phần 2. NS - Báo cáo KQSXKD Phần 3. Thuế - Báo cáo dòng tiền theo phương pháp trực tiếp - Báo cáo dòng tiền theo phương pháp trực tiếp cho nhiều kỳ - Báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp - Báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp cho nhiều kỳ - Thuyết minh báo cáo tài chính - Bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp Kế toán tổng hợp/ Báo cáo tài chính/ ... Các báo cáo thuế Báo cáo đối chiếu Menu xem báo cáo Bài giảng Kế toán máy Biên soạn: Lê Ngọc Mỹ Hằng Trường ĐH Kinh Tế - Khoa KT TC Trang 110 - Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) - Bảng kê chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (mẫu 02/GTGT) - Bảng kê chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu 03, 04, 05/GTGT) - Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu 04/TNDN) Báo cáo thuế/ Báo cáo thuế GTGT/... Báo cáo thuế/ Báo cáo quyết toán thuế TNDN/... TÀI LIỆU THAM KHẢO: - PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2004, Phần 9: Báo cáo kế toán trong Vận dụng chuẩn mực kế toán mới vào các phần hành kế toán doanh nghiệp, Trang 291-293, NXB Tài chính Hà Nội. - Công ty tài chính kế toán FAST, 2005, Chương 5: Phân hệ kế toán tổng hợp trong Hướng dẫn thực hành phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING, trang 17-18. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV 1. Khái niệm hệ thống bảng biểu kế toán 2. Mục đích thiết lập hệ thống bảng biểu kế toán 3. Nội dung, phương pháp lập các bảng biểu kế toán 4. Việc ghi sổ kế toán có ý nghĩa gì? Vì sao phải thiết lập báo cáo kế toán? 5. Trình bày nguyên tắc lập và cơ sở số liệu của bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán? So sánh với kế toán thủ công. 6. Việc lập các bảng biểu kế toán trong chương tình kế toán máy giống và khác như thế nào so với lập theo phương pháp thủ công ? 7. Trình bày nguyên tắc, điều kiện để thiết lập các báo cáo kế toán trên máy? BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG IV
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_may_le_ngoc_my_hang.pdf