Bài giảng Kinh tế du lịch - Chương 3: Tính thời vụ trong du lịch

Tóm tắt Bài giảng Kinh tế du lịch - Chương 3: Tính thời vụ trong du lịch: ...i bởi tác động của tập hợp nhiều nhân tố đa dạng (về bản chất và hướng ảnh hưởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố tổ chức, kỹ thuật, nhân tố tâm lý, v.v...3.3 Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịchCác nhân tố quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch...ủa các công nhân viên chức cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịchMột nguyên nhân nữa cũng gây nên sự tập trung cao của cầu du lịch vào thời vụ chính là do việc sử dụng thời gian nghỉ phép đại trà. Một số tầng lớp dân cư như giáo viên, sinh viên chỉ có thể đi du lịch vào kỳ nghỉ của các trường...h doanh du lịch:Đối với chất lượng phục vụ du lịchĐối với việc tổ chức và sử dụng nhân lựcĐối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan, dịch vụ công cộngĐối với việc tổ chức hạch toánĐối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuậtCác tác động bất lợi gây...

ppt30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế du lịch - Chương 3: Tính thời vụ trong du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH3.1. Khái niệm.3.1.1. Khái niệm thời vụ du lịch.3.1.2. Khái niệm tính thời vụ trong du lịch.3.2. Các đặc điểm của tính thời vụ trong du lịch.3.3. Các nhân tố tác động tới tính thời vụ trong du lịch.3.3.1. Nhân tố mang tính tự nhiên.3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế – xã hội.3.3.3. Nhân tố mang tính tổ chức – kỹ thuật.3.3.4. Các nhân tố khác..3.4. Một số phương hướng và biện pháp làm giảm tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch.3.4.1. Phương hướng.3.4.2. Biện pháp.3.1. Khái niệm.Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu (hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất). Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đã gây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này.khi đó các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu du lịch tự đặt cho mình nhiệm vụ làm giảm bớt những tác động có hại của một vài nhân tố và tăng cường các biện pháp hạn chế những dao động thời vụ trong hoạt động kinh doanh của các trung tâm du lịch. 3.1. Khái niệm.Nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như sau: Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hoá du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.3.1. Khái niệm.ThángViệt NamHà NộiHải PhòngQuảng NinhHuếNha TrangVũng TàuTP HCMTháng 1232.5253.4134.1110.6279.8110.4110.3249.3Tháng 2238.8247.1137.1119.1274.7118.2121.9306.4Tháng 3206.2229.6134.1103.4232.8164.799.6237.2Tháng 470.462.9109.961.260.1115.072.043.4Tháng 524.48.773.528.54.875.254.32.0Tháng 622.66.474.6114.82.362.288.31.5Tháng 721.56.261.1169.51.561.7142.40.5Tháng 821.89.278.0160.81.174.9139.70.8Tháng 931.912.988.7148.03.390.4136.71.0Tháng 1021.820.376.461.65.689.970.00.6Tháng 1192.9105.3104.129.091.7117.366.664.1Tháng 12202.9211.0128.293.4241.3120.095.9245.8Bảng 3.1. Chỉ số ngày khách tính cho từng tháng3.2. Các đặc điểm của thời vụ du lịchTính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tuỳ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đóĐộ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhauCường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh3.2. Các đặc điểm của thời vụ du lịchĐộ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiêm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịchCường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịchCường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chínhViệt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm.Sự đa dạng về khí hậu. Nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc - Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm.Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời vụ có thể được hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch.Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt NamTrong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhauKhách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và (đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm.Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh (thăm dò thị trường, ký kết hợp đồng), sau đó với mục đích tham quan, tìm hiểu (động cơ xã hội) và họ đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm.Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế rất nhiều.Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam3.3. Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịchTính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động của tập hợp nhiều nhân tố đa dạng (về bản chất và hướng ảnh hưởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố tổ chức, kỹ thuật, nhân tố tâm lý, v.v...3.3 Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịchCác nhân tố quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịchNhân tố tự nhiênNhân tố kinh tế - xã hộiNhân tố tổ chức kỹ thuậtCác nhân tố khácCầu du lịchCung du lịchĐộ dài của thời vụ du lịchMột số các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến cung, một số đến cầu, một số khác đến cả hai bộ phận cấu thành của thị trường du lịch. Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành du lịch. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch cần nghiên cứu sâu và tỷ mỷ những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch không chỉ trong phạm vi một đất nước mà cả ở những vùng riêng biệt với những điều kiện kinh doanh cụ thể. Nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu là:3.3. Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịchChỉ ra những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ.Định ra hướng tác động của từng nhân tố lên cung, lên cầu hoặc lên cả cung và cầu trong du lịch.Xác định mức độ tác động của từng nhân tố và ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố.3.3. Các nhân tố tác động tới thời vụ trong du lịch3.3.1. Nhân tố mang tính tự nhiênTrong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Thông thường, khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch. Tuy nhiên, ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động có khác nhau (ví dụ ở vùng khí hậu hàn đới thì nhân tố này tác động lên cả cung và cầu du lịch, song ở vùng khí hậu nhiệt đới thì nhân tố này lại chỉ tác động chủ yếu lên cầu du lịch).Đối với các thể loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi thì: Hướng ảnh hưởng: Khí hậu hoặc tài nguyên du lịch dẫn đến cầu du lịch.3.3.1. Nhân tố mang tính tự nhiênMức độ ảnh hưởng đối với các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch thể thao núi mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn.Đối với du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu như cường độ ánh nắng, độ ẩm, độ mạnh và hướng của gió, nhiệt độ, cộng với một số đặc điểm khác của biển và bờ biển như: độ sâu của bờ biển, kích thước của bãi tắm v.v... quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm và phơi của khách, từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch. Tuy nhiên, giới hạn đó có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại tuỳ thuộc vào đòi hỏi của khách du lịch và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch.Thí dụ: Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15-16°C là phù hợp để tắm hoặc mùa du lịch có thể kéo dài hơn.3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế - xã hộiNhân tố về sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư:Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của các công nhân viên chức cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịchMột nguyên nhân nữa cũng gây nên sự tập trung cao của cầu du lịch vào thời vụ chính là do việc sử dụng thời gian nghỉ phép đại trà. Một số tầng lớp dân cư như giáo viên, sinh viên chỉ có thể đi du lịch vào kỳ nghỉ của các trường học (thường là vào các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông) và nông dân thường chỉ đi nghỉ vào những tháng không bận rộn với công việc đồng áng.3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế - xã hộiPhong tục, tập quán: (đi du lịch biển phải vào mùa hè). Ở Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè, lễ bái. Vào khoảng thời gian tháng 2, tháng 3 âm lịch là hội của hầu hết các đình, chùa, các đền và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt và mưa dầm: Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Đền Hùng, Hội Lim v.v...3.3.2. Nhân tố mang tính kinh tế - xã hộiĐiều kiện về tài nguyên du lịch:Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây ảnh hưởng đến thời vụ du lịch của điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch.Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch văn hoá.3.3.3. Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuậtSự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch.Ví dụ: Cơ sở lưu trú chính thì thường có thời gian kinh doanh dài hơn cơ sở lưu trú phụ. Khách sạn có hội trường lớn, có bể bơi kín, có các trung tâm chữa bệnh, nơi vui chơi giải trí có thời vụ kinh doanh dài hơn.3.3.4. Các nhân tố khácNhân tố mang tính tâm lý (nhân tố về mốt và sự bắt chước).Một số người muốn đi nghỉ ở một vùng, một đất nước du lịch nào đó mà họ không hề biết đến các điều kiện cụ thể về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Khi đó họ chọn thời gian đi nghỉ theo các khách du lịch có kinh nghiệm hoặc những nhân vật nổi tiếng.Các nhân tố đặc biệt:Một số khách sạn phục vụ chính là đối tượng khách công vụ thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp.3.4. Một số phương hướng và biện pháp làm giảm các tác động bất lợi của tính thời vụ du lịch3.4.1. Các tác động bất lợi của thời vụ du lịchTính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trình du lịch - đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch.Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại:Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương:Các tác động bất lợi đến khách du lịch:Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch:Đối với chất lượng phục vụ du lịchĐối với việc tổ chức và sử dụng nhân lựcĐối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan, dịch vụ công cộngĐối với việc tổ chức hạch toánĐối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuậtCác tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống và giảm xuống tới mức bằng không:Tác động tới chất lượng phục vụTác động tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanhTác động tới việc tổ chức và sử dụng nhân lựcTác động tới việc tổ chức hạch toán.Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật3.4.1. Các tác động bất lợi của thời vụ du lịchLàm tăng mức độ phù hợp tối ưu giữa cung và cầuCác biện pháp chủ yếu ở đây là:Tổ chức lao động hợp lý - các doanh nghiệp có quỹ lao động cơ hữu và lao động hợp đồng theo thời vụ.Liên kết với các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải.Tạo công ăn việc làm ngoài thời vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.3.4.2. Các phương hướng và giải pháp chính làm giảm những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lạiLàm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch:Tăng thêm các loại hình (kinh doanh) dịch vụ bổ sung: giải trí, tiêu khiển, thể thao, câu lạc bộ.Dùng chính sách khuyến khích, khen thưởng ngoài thời vụ chính: giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà, tăng tỷ giá hối đoái.3.4.2. Các phương hướng và giải pháp chính làm giảm những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lạiTạo điều kiện cho thời vụ thứ hai:Phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế. Việc đánh giá, xác định phải dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn sau:Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch chính vào thời gian ngoài mùa du lịch chính.Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác.Nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấuChất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật đã có (đánh giá theo hướng xem cơ sở vật chất kỹ thuật đó có thể thoả mãn được những nhu cầu của các đối tượng khách du lịch khác.Lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai.3.4.2. Các phương hướng và giải pháp chính làm giảm những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lạiBÀI TẬP LỚN Đề bài: Thu thập thông tin và đánh giá tác động qua lại giữa du lịch và một lĩnh vực nào đó của đời sống kinh tế xã hội trên một địa bàn cụ thể.Yêu cầu:Giới thiệu khaí quát về điểm du lịchĐánh giá tác động của lĩnh vực được chọn đối với du lịchĐánh giá tác động của du lịch đối với lĩnh vực được chọnĐề xuất giải pháp khắc phục các tác động bất lợiBÀI TẬP LỚNMục tiêu:Tìm hiểu thông tin về thực tếVận dụng kiến thức đã học vào thực tếCách đánh giá cho điểm:Trình bày: 30%Nội dung báo cáo: 70%Mô tả được phương thức thu thập thông tin: 10%Nêu được những thuận lợi và khó khăn: 30%Tư vấn được các biện pháp khắc phục: 30%Bài tập tình huốngTình huống 1:Mô tả tình huống:Hiện nay tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam là rất thấp (khoảng 10-13% - theo số liệu công bố của Tổng cục Du lịch Việt Nam vào năm 2017). Trong khi đó, tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Thái Lan cao hơn rất nhiều, mặc dù Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn hơn Thái Lan trong những năm gần đây.Yêu cầu cơ bản:Nghiên cứu tình huốngTìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải phápBài tập tình huốngTình huống 2:Mô tả tình huống:Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Du lịch Việt Nam nên phát triển những loại hình du lịch nào thì phù hợp và đạt kết quả caoYêu cầu cơ bản:Tìm hiểu tài nguyên du lịch của Việt NamTìm hiểu các loại hình du lịchTìm hiểu các xu hướng tiêu dùng du lịch hiện nayĐề xuất các loại hình du lịch nên ưu tiên phát triểnBài tập tình huốngTình huống 3:Mô tả tình huống:Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm, mang tính liên ngành, liên vùng. Do đó, hoạt động du lịch chịu tác động của nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm du lịch. Vậy, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần phải làm gì để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao trên thị trường.Yêu cầu cơ bản:Phân tích tính nhạy cảm, liên nghành, liên vùng của du lịchPhân tích những tác động đến chất lượng và giá cả của sản phẩm du lịchĐề xuất các biện phát để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch trên thị trường

File đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_du_lich_chuong_3_tinh_thoi_vu_trong_du_lic.ppt