Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Đánh giá giá trị kinh tế các tác động môi trường
Tóm tắt Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Đánh giá giá trị kinh tế các tác động môi trường: ...g này. 16 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Giá trị phi sử dụng gồm: Giá trị cơ hội, giá trị thừa kế, giá trị tồn tại. Giá trị cơ hội (OV): là giá trị sử dụng (trực tiếp và gián tiếp) trong tương lai. Giá trị tồn tại (EV): Một người có thể không sử dụng tài sản ...tion Method): CVM mô phỏng một thị trường giả định, trong đó hành vi của con người được mô hình hoá trong một bảng phỏng vấn. CVM được sử dụng để tính toán các lợi ích (giá trị) môi trường, mà lợi ích môi trường này được đo lường bằng mức sẵn lòng trả (WTP) hoặc giá sẵn lòng chấp nhận (WT...hách du lịch phải bỏ ra để đến được địa điểm đó. Hay nói cách khác, lợi ích cần được đánh giá ở đây là “giá trị của sự trải nghiệm giải trí ở một điểm du lịch”. Bản chất của phương pháp Vấn đề là cùng mua một hàng hoá dịch vụ là “giá trị giải trí ở một điểm du lịch” nhưng chi phí sẽ k...
g phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia phát triển khác. Ví dụ: Sử dụng kết quả định giá để xử lý các thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 12 Tổng giá trị kinh tế của một khu rừng nhiệt đới Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng Giá trị sử dụng trực tiếp (1) + Gỗ + SP khác gỗ + Vui chơi giải trí + Thuốc chữa bệnh + Di truyền + Giáo dục + Môi trường sống cho con người Giá trị sử dụng gián tiếp (2) +Bảo vệ lưu vực sông + Chuỗi thức ăn + Giảm ô nhiễm không khí + Điều hoà khí hậu + Lưu trữ cacbon + Đa dạng sinh học Giá trị nhiệm ý/ Giá trị cơ hội Giá trị sử dụng (1) và (2) trong tương lai Giá trị hiện hữu Giá trị lưu truyền + Đa dạng sinh học + Di sản văn hoá 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường (TEV) 13 TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV) Giá trị sử dụng (UV) Giá trị phi sử dụng (NUV) Giá trị sử dụng trực tiếp (DV) Giá trị sử dụng gián tiếp (IV) Giá trị cơ hội (OV) Giá trị thừa kế, di sản (BV) Giá trị tồn tại (EV) Sản phẩm có thể tiêu dùng trực tiếp Sản phẩm có thể tiêu dùng gián tiếp - chức năng sinh thái Giá trị sử dụng trong tương lai Giá trị phi sử dụng cho thế hệ tương lai Giá trị có được về sự tiếp tục tồn tại Gỗ, SP phi gỗ, vui chơi giải trí, di truyền, ... Lưu trữ các bon, điều hoà khí hậu, bảo vệ lưu vực sông, ... Gỗ, điều hoà khí hậu, ... đa dạng sinh học, ... Bảo tồn hệ sinh thái, động vật quý hiếm... 14 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Giá trị sử dụng (Use value) là giá trị của hàng hoá dịch vụ gắn liền với việc trực tiếp hay gián tiếp sử dụng hàng hoá dịch vụ môi trường đó. Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị sử dụng trực tiếp (DV): là giá trị có được xuất phát từ việc sử dụng trực tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp. Giá trị sử dụng gián tiếp (IV): là giá trị xuất phát từ việc sử dụng gián tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp. Hay nói cách khác, là việc sử dụng các chức năng sinh thái của thiên nhiên. 15 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Giá trị phi sử dụng (NUV) là giá trị không gắn liền với việc trực tiếp hay gián tiếp sử dụng một hàng hoá dịch vụ. Giá trị này có được trong trường hợp cá nhân có thể không sử dụng hàng hoá dịch vụ đó, nhưng người ta vẫn nhận thức rằng mình có được lợi ích (hay sự thoả mãn) khi biết được hàng hoá dịch vụ này đang tồn tại, đang được người khác sử dụng, hoặc các thế hệ tương lai, con cháu của anh ta có thể sử dụng hàng hoá dịch vụ này. Từ việc nhận thức mình có được lợi ích đó, anh ta sẵn lòng trả tiền cho hàng hoá dịch vụ môi trường này. 16 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Giá trị phi sử dụng gồm: Giá trị cơ hội, giá trị thừa kế, giá trị tồn tại. Giá trị cơ hội (OV): là giá trị sử dụng (trực tiếp và gián tiếp) trong tương lai. Giá trị tồn tại (EV): Một người có thể không sử dụng tài sản môi trường này, nhưng anh ta nhận thức rằng mình có được lợi ích từ việc trả tiền cho sự tồn tại của tài sản môi trường đó. Anh ta hài lòng vì biết được hàng hoá dịch vụ này đang được người khác sử dụng, tận hưởng, hoặc nó đang được giữ gìn, bảo tồn cho thế hệ tương lai, con cháu của anh ta. Do việc nhận thức bản thân có lợi ích thì anh ta sẵn lòng trả tiền cho sự tồn tại của hàng hoá dịch vụ đó. Giá trị lưu truyền (giá trị thừa kế) (BV): là giá trị phi sử dụng cho thế hệ tương lai. Hay nói cách khác, là giá trị mà trong hiện tại con người có thể không sử dụng, nhưng họ có thể để lại các giá trị này cho thế hệ tương lai, con cháu của họ. 3. Các bước định giá môi trường Sources: dapted from ADB, 1996 17 Ảnh hưởng có phải là nội tại không? Ảnh hưởng tương đối nhỏ phải không? Có phải ảnh hưởng là quá nhạy cảm để định giá khách quan không? Có phải là ảnh hưởng có thể lượng hoá không? Định giá định lượng và định giá các ảnh hưởng Không Không Không Phải Phải Phải Loại khỏi danh sách định lượng, liệt kê vào bảng tóm tắt sàng lọc ảnh hưởng, ghi rõ lý do vì sao loại bỏ khỏi đánh giá định lượng Phải Không Mô tả định tính ảnh hưởng, lượng hoá đến mức có thể được, giải thích tại sao không được định giá Như vậy, các ảnh hưởng môi trường mà chúng ta cần định giá phải có các điều kiện sau: + Các ảnh hưởng ngoại vi; + Các ảnh hưởng có quy mô tương đối lớn; + Các ảnh hưởng có thể định giá một cách khách quan; + Các ảnh hưởng có thể lượng hoá. 18 3. Các bước định giá môi trường + Phương pháp định giá trực tiếp để định giá cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. + Phương pháp định giá gián tiếp để định giá các giá trị sử dụng. 19 20 Sự khác nhau của định giá trực tiếp và định giá gián tiếp Tiêu chí Phương pháp định giá trực tiếp (stated preference) Phương pháp định giá gián tiếp (revealed preference) 1. Cách thức Trực tiếp hỏi cá nhân để họ phát biểu sở thích của họ về các thay đổi môi trường. Từ đó có thể biết giá sẵn lòng trả của họ cho hàng hoá dịch vụ môi trường. Quan sát hành vi hay lựa chọn của cá nhân để suy ra giá sẵn lòng trả của người ta cho hàng hoá dịch vụ môi trường. Ví dụ: Để biết mức sẵn lòng trả của người ta cho một trái táo ta có thể: Trực tiếp hỏi họ xem họ sẵn lòng trả bao nhiêu cho trái táo này. Quan sát hành vi mua táo của họ. 2. Đối tượng Đánh giá giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng của tài nguyên môi trường. Đặc biệt là giá trị phi sử dụng. Đánh giá giá trị sử dụng của tài nguyên môi trường. Ví dụ: Đánh giá giá trị bảo tồn con Sao La. Mục đích ở đây là đánh giá giá trị tồn tại của tài nguyên môi trường (giá trị phi sử dụng) Ví dụ: Đánh giá giá trị du lịch, giải trí của Vườn quốc gia Bạch Mã. Nghĩa là đánh giá giá trị sử dụng của tài nguyên môi trường. 3. Xây dựng các điều kiện về thị trường Xây dựng thị trường giả định: Hoạt động (chính sách) này chưa xảy ra, nhưng ta giả định là nó đã xảy ra và hỏi ý kiến đánh giá của cá nhân. Dựa trên dữ liệu về thị trường thực tế (ví dụ: thị trường nhà ở). Thu thập các dữ liệu về giá cả và số lượng thực tế. 21 Tiêu chí Phương pháp định giá trực tiếp (stated preference) Phương pháp định giá gián tiếp (revealed preference) 4. Thước đo Thường sử dụng cả thước đo WTP và WTA Thường sử dụng thước đo WTP, hoặc giá thị trường. 5. Ưu điểm Phạm vi áp dụng rộng: Đánh giá được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Sử dụng dữ liệu về thị trường thực tế, nên có thể cho các kết quả ước lượng thực tế. 6. Nhược điểm Mang tính giả định tình huống. Chưa chắc cá nhân đã trả lời đúng và trả lời thật mức sẵn lòng trả của mình (đặc biệt là trường hợp hàng hoá công, do việc sử dụng miễn phí). Chỉ đánh giá được giá trị sử dụng. Sự khác nhau của định giá trực tiếp và định giá gián tiếp 22 4. Tổng quan các phương pháp định giá môi trường TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV) Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng Định giá trực tiếp Định giá gián tiếp Mô hình hoá chọn lựa (CM) Định giá ngẫu nhiên (CVM) Sử dụng TT thay thế (Surrogate Market Methods) Sử dụng thị trường thông thường (Market based methods) PP Thay đổi năng suất PP Chi phí du hành (TCM) PP Giá hưởng thụ (HPM) Chuyển giao giá trị (BT) PP Chi phí bệnh tật 23 5. Giới thiệu khái quát một số phương pháp định giá 1. Phương pháp định giá trực tiếp Định giá trực tiếp gồm hai phương pháp: CVM &CM (1) Đánh giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent Valuation Method): CVM mô phỏng một thị trường giả định, trong đó hành vi của con người được mô hình hoá trong một bảng phỏng vấn. CVM được sử dụng để tính toán các lợi ích (giá trị) môi trường, mà lợi ích môi trường này được đo lường bằng mức sẵn lòng trả (WTP) hoặc giá sẵn lòng chấp nhận (WTA) của các cá nhân cho một hàng hoá dịch vụ. Trong phương pháp này, ta trực tiếp hỏi cá nhân để biết được WTP hoặc WTA của họ. 24 (2) Mô hình hoá lựa chọn (CM – Choice Modelling) CM tính toán các lợi ích môi trường bằng cách thiết lập một thị trường giả định, và lợi ích môi trường này được đo lường bằng mức sẵn lòng trả của mọi người. Cách thức thực hiện: để xác định mức sẵn lòng trả, người ta đưa ra các thuộc tính khác nhau của vấn đề đang nghiên cứu, mỗi thuộc tính sẽ được chia thành nhiều mức, từ đó chúng ta tiến hành hỏi ý kiến cá nhân để biết được lựa chọn của họ. CM gồm có hai dạng thường được sử dụng là: Lựa chọn thực nghiệm (CE – Choice Experiment) và Xếp hạng ngẫu nhiên (CR – Contingent Ranking). 1. Phương pháp định giá trực tiếp 2. Phương pháp định giá gián tiếp 25 2.1. Phương pháp thay đổi năng suất (Changes In Productivity) Phương pháp thay đổi năng suất được sử dụng để tính toán giá trị sử dụng của các sản phẩm dịch vụ sinh thái (chất lượng môi trường). Khi đó chất lượng môi trường được xem như là một đầu vào của quá trình sản xuất. Ví dụ: Nước tưới là một đầu vào rất cần để cây trồng phát triển, từ đó người ta đầu tư một dự án thuỷ lợi để tăng năng suất cây trồng. Giá trị tăng do thực hiện dự án thuỷ lợi đúng = diện tích hình ABEC Giá trị E = Giá trị Q P Q P1 A B S1 S2 D C E Q1 Q2 0 Hình 4.1a: Minh hoạ phương pháp thay đổi năng suất Trong đó: E : sự thay đổi trong chất lượng môi trường Q : sự thay đổi trong sản lượng (năng suất) 2.2. Phương pháp chi phí bệnh tật (Cost of illness) Phương pháp chi phí bệnh tật được sử dụng để đo lường giá trị sử dụng trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường. Phương pháp chi phí bệnh tật đo lường thay đổi trong các chi phí khám chữa bệnh, mà các bệnh tật này bắt nguồn từ các thay đổi trong chất lượng môi trường (do ô nhiễm môi trường gây nên). Ví dụ: Không khí ô nhiễm làm gia tăng số bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp. Từ đó gia tăng chi phí khám chữa bệnh. Giá trị tăng lên do chi phí khám chữa bệnh cũng chính là giá trị thay đổi chất lượng môi trường. L/O/G/O 2.3 Phương pháp chi phí du hành (TCM – Travel Cost Method) Phương pháp chi phí du hành (TCM) có xuất xứ từ nghiên cứu của Hotelling (1949) “Một nghiên cứu kinh tế về định giá tiền tệ của sự giải trí ở các công viên quốc gia”, Washington DC, thuộc bộ phận Dịch vụ Công viên quốc gia và Lập kế hoạch giải trí. Có hai cách tính phương pháp chi phí du hành: Chi phí du hành khu vực (ZTCM) và Chi phí du hành cá nhân (ITCM). Các giả thiết cơ bản 1. Chi phí du lịch và thời gian sử dụng để tới và ở lại một địa điểm là gần với giá trị sự trải nghiệm giải trí. 2. Các giá trị sử dụng được đánh giá được đưa vào tính toán các chuyến tham quan đồng nhất tới các địa điểm giữa những người trả lời. Đồng nhất ở đây có nghĩa là các chuyến tham quan diễn ra cùng một số lượng về thời gian. Chúng ta không trộn lẫn các chuyến du lịch một ngày và các chuyến du lịch nhiều ngày. 3. Các chuyến du lịch chỉ tới một địa điểm, tránh việc các khách tham quan trong một ngày tới nhiều địa điểm cùng lúc (địa điểm A, B, C...). Bởi lúc này chúng ta gặp phải vấn đề trong xác định phúc lợi đạt được từ địa điểm A, địa điểm B, ... Đối tượng TCM có thể được dùng để tính toán lợi ích (hoặc chi phí) kinh tế từ các hoạt động sau đây: + Các thay đổi trong việc đánh giá các chi phí cho một địa điểm giải trí; + Việc bỏ qua sự tồn tại của một điểm giải trí; + Sự tăng thêm các điểm giải trí mới; + Sự thay đổi trong chất lượng môi trường tại điểm giải trí. Phạm vi TCM được sử dụng để tính toán các giá trị kinh tế có liên quan đến hệ sinh thái hay địa điểm giải trí nào đó. Ý nghĩa sử dụng phương pháp TCM đánh giá các lợi ích vui chơi, giải trí bằng cách mô phỏng một đường cầu diễn tả số lần đi tham quan được thực hiện, ứng với mỗi giá vé vào cửa của khu giải trí. TCM cho phép tính được giá sẵn lòng trả của khách tham quan dựa trên số chuyến du lịch mà họ thực hiện ở các chi phí du hành khác nhau. Điều này tương tự như việc ước tính giá sẵn lòng trả của cá nhân cho một hàng hoá thị trường dựa trên số lượng cầu tại các mức giá khác nhau. Bản chất của phương pháp TCM được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng thông qua việc sử dụng một thị trường thay thế. Mục đích của phương pháp này là đo lường lợi ích thu được từ việc đi thăm các cảnh quan. Ta xác định lợi ích này thông qua việc tính toán các chi phí mà khách du lịch phải bỏ ra để đến được địa điểm đó. Hay nói cách khác, lợi ích cần được đánh giá ở đây là “giá trị của sự trải nghiệm giải trí ở một điểm du lịch”. Bản chất của phương pháp Vấn đề là cùng mua một hàng hoá dịch vụ là “giá trị giải trí ở một điểm du lịch” nhưng chi phí sẽ khác nhau. Tuỳ theo cách tiếp cận với điểm du lịch, vị trí xuất phát của du khách mà chi phí sẽ khác nhau. Các du khách ở gần điểm du lịch có thể đi tham quan và về trong ngày. Các du khách ở xa, có thể phải đi bằng nhiều phương tiện mới đến được điểm du lịch, và để tận hưởng các dịch vụ giải trí thì họ phải ở khách sạn và sử dụng một số dịch vụ du lịch trong một khoảng thời gian (thường là vài ngày). Do đó, chi phí của các du khách có thể khác nhau. Vậy chi phí du hành gồm những khoản chi phí nào? + Chi phí đi lại (tiền ở khách sạn, tiền mua vé vào cổng, chi phí tiền xăng xe phát sinh trong đoạn đường đi du lịch...) + Chi phí thời gian (Chi phí cơ hội của thời gian đi du lịch, được đề nghị là tính bằng 50% đến 100% mức lương cơ bản khi đi làm). Sau khi tính được chi phí du lịch, ta thay vào phương trình hồi quy để tính được số chuyến du lịch trung bình vùng. Và từ đó thiết lập đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa chi phí du lịch và số chuyến du lịch trung bình vùng. Như vậy: + TCM đo lường giá trị sử dụng (hay giá trị giải trí) của một điểm du lịch, hay một khu du lịch cụ thể. + Để đo lường giá trị giải trí của điểm du lịch này, ta phải thiết lập một đường cầu về du lịch. + Chi phí bỏ ra để tham quan một điểm giải trí phản ánh giá sẵn lòng trả của khách tham quan cho điểm giải trí. Tổng giá trị của điểm giải trí được tính: Giá trị của điểm giải trí = giá sẵn lòng trả = phần diện tích nằm dưới đường cầu Có hai phương pháp: Chi phí du hành khu vực (ZTCM) và Chi phí du hành cá nhân (ITCM). L/O/G/O 2.4. Phương pháp định giá hưởng thụ (HPM) Đối tượng • Phương pháp định giá hưởng thụ (HPM) được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng của hàng hoá dịch vụ môi trường thông qua ảnh hưởng của môi trường lên giá của một loại hàng hoá thị trường (nhà, đất, tiền lương, ...). • Ví dụ: xác định giá trị của “ô nhiễm tiếng ồn” thông qua ảnh hưởng của tiếng ồn lên giá nhà ở. • Phương pháp này thường được sử dụng ở các nước phát triển do các nước này có thị trường bất động sản (hay thị trường nhà ở) đã phát triển khá hoàn thiện. Bản chất Cụm từ “hưởng thụ” mang ý nghĩa việc một cá nhân chọn một hàng hoá dịch vụ có các thuộc tính mà mình ưa thích, qua đó tối đa hoá độ thoả dụng của mình, hay nói cách khác “hưởng thụ” là việc cá nhân thưởng thức thuộc tính mà mình yêu thích từ sản phẩm khi sử dụng sản phẩm này. “Định giá hưởng thụ” nghĩa là đánh giá giá trị của thuộc tính môi trường gắn với sản phẩm khi người ta mua sản phẩm này. HPM là phương pháp đánh giá giá trị của chất lượng môi trường, trong khi đó, chất lượng môi trường là một hàng hoá không có giá thị trường, do đó phương pháp này phải sử dụng một thị trường thay thế thể hiện được giá trị của hàng hoá chất lượng môi trường. Ở đây ta xem xét thị trường thay thế là thị trường bất động sản, với sản phẩm là nhà ở và đất đai, các sản phẩm này gắn liền với chất lượng môi trường. Nếu thị trường nhà đất là cạnh tranh hoàn hảo thì giá trị môi trường sẽ được phản ánh trong giá nhà đất. Điều này có nghĩa là giá của nhà ở hay giá của đất đai bao gồm cả giá của chất lượng môi trường xung quanh. Ví dụ: trường hợp hai căn nhà A và B. Hai ngôi nhà này có kiến trúc, vật liệu và một số tính chất khác tương tự nhau, ngoại trừ A ở xa nguồn phát sinh ô nhiễm hơn B. Giá của nhà A cao hơn nhà B 50.000$. Sự chênh lệch về giá của hai ngôi nhà này chính là khoản tiền người ta trả thêm để được hưởng chất lượng môi trường trong lành. Để đo lường ảnh hưởng của thuộc tính môi trường lên phúc lợi của các cá nhân, phương pháp định giá hưởng thụ sẽ làm rõ một số nội dung: + Xác định sự chênh lệch giá trị tài sản do có sự khác biệt về chất lượng môi trường giữa các tài sản. + Suy ra giá sẵn lòng trả cho sự cải thiện chất lượng môi trường là bao nhiêu và giá trị xã hội của sự cải thiện này. 43 Chuyển giao lợi ích (BT) Thông thường, chúng ta không có thời gian và nguồn lực cần thiết để thiết kế và thực hiện các nghiên cứu ngay từ đầu như Định giá ngẫu nhiên, Chi phí du hành hay Định giá hưởng thụ. Các nhà kinh tế đề xuất sử dụng “Chuyển giao lợi ích, hoặc chuyển giao giá trị (benefit transfer or value transfer”: sử dụng các giá trị tồn tại ước tính cho các giá trị phi thị trường xuất phát từ một tình huống/địa điểm để tính toán các giá trị trong một tình huống/địa điểm khác. Ý tưởng đằng sau chuyển giao giá trị là “vay mượn” một ước tính WTP từ địa điểm A (“điểm nghiên cứu”: study site) và ứng dụng nó và địa điểm B (“điểm chính sách”: policy site), mà không cần thực hiền một nghiên cứu định giá mới tại địa điểm B. 44 6. Lựa chọn phương pháp định giá Việc lựa chọn phương pháp định giá tuỳ thuộc vào việc quyết định loại vấn đề môi trường nào được phân tích, ứng với mỗi loại vấn đề môi trường thì có các cách định giá khác nhau. Từ đó lựa chọn một cách định giá phù hợp nhất cho vấn đề môi trường đó. (1) Quyết định vấn đề môi trường cần định giá 45 Những vấn đề môi trường và các tác động Vấn đề môi trường Năng suất Sức khoẻ Tiện nghi Tồn tại Tài nguyên thiên nhiên Xói mòn đất và giảm độ màu mỡ Suy thoái đất Sa mạc hoá Mặn hoá Phá rừng Thiệt hại môi trường sống (bao gồm vùng đất ngập nước) Động vật hoang dã Cạn kiệt nguồn tài nguyên có hạn Ô nhiễm Ô nhiễm không khí Chất thải Chất thải nguy hại Kẹt xe, tiếng ồn 46 Vấn đề môi trường Năng suất Sức khoẻ Tiện nghi Tồn tại Nước Cạn kiệt nước ngầm, nhiễm bẩn nước Ô nhiễm nước bề mặt Môi trường biển Đánh bắt cá quá mức Toàn cầu Sự nóng lên của trái đất, tầng ozon Đa dạng sinh học, giảm sút giống loài. Những vấn đề môi trường và các tác động 6. Lựa chọn phương pháp định giá Mỗi quốc gia sẽ xếp loại những vấn đề môi trường khác nhau này theo trật tự ưu tiên của quốc gia đó. Ứng với mỗi vấn đề môi trường sẽ có các tác động khác nhau (NS, SK, TN, hay sự TT) 47 (2) Kết hợp các phương pháp định giá với các tác động cụ thể Tác động môi trường và những phương pháp định giá Tác động Phương pháp định giá Năng suất Đánh giá dựa trên giá thị trường của các tác động (MVPE) Hành vi phòng ngừa (AB) Chi tiêu bảo vệ (DE) Chi phí thay thế (RC) Sức khoẻ Vốn nhân lực (HC) hay Chi phí bệnh tật (COI) Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Hành vi phòng ngừa (AB) Chi tiêu bảo vệ (DE) Tiện nghi Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Chi phí du hành (TCM) Đánh giá hưởng thụ (HPM) Giá trị tồn tại Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 6. Lựa chọn phương pháp định giá 48 Chọn phương pháp định giá phù hợp nhất trong các phương pháp có thể sử dụng để định giá vấn đề môi trường quan tâm Có nhiều phương pháp có thể ứng dụng để phân tích vấn đề môi trường đang nghiên cứu, để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất cho vấn đề đang quan tâm, ta cần lưu ý các điểm sau: (a) Loại tác động nào là nổi bật (b) Thông tin nào có sẵn và khả thi (c) Nguồn lực mà nhà phân tích có sẵn 6. Lựa chọn phương pháp định giá
File đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_moi_truong_chuong_4_danh_gia_gia_tri_kinh.pdf