Bài giảng Kỹ năng viết tin, bài, thông cáo báo chí

Tóm tắt Bài giảng Kỹ năng viết tin, bài, thông cáo báo chí: ...o Động, 5/2/2006).Thị trường vật liệu xây dựng: Xi măng “nóng” - Sắt thép “lạnh” (Báo Thanh Niên, 18/1/2006).“Con thuyền” nhiếp ảnh Việt Nam sẽ đến bến bờ nào? (Báo Thanh Niên, 21/3/2006).Phối hợp cả hai cách nêu trên Cao su tăng giá: Kẻ cười - Người khóc (Báo Lao Động, 16/2/2006).Sai phạm trong quả...ự.+Phản ánh được khía cạnh tiêu biểu của sự kiện.Khi viết Tin có ảnh đăng kèm cần chú ý:+Phần lời của dạng Tin kèm ảnh thường rất ngắn gọn. Lời không nên trùng lặp với những thông tin mà ảnh đã có.+Lời và ảnh phải thống nhất với nhau, nhất quán, bổ sung cho nhau trong việc phản ánh về sự kiện một cá...ế biến nông, lâm sản là 398 tỷ đồng (How).Trong hoạt động của ngành NN, các dạng tin có thể được sử dụng trong các trường hợp khi có một sự kiện nào đó mới xảy ra. Những sự kiện đó có thể thuộc vào các trường hợp cụ thể như sau:+ Các sự kiện tiêu biểu cho hoạt động của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tài chí...

pptx49 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ năng viết tin, bài, thông cáo báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ HAI, ngày 5/08/2013KỸ NĂNG VIẾTTIN, BÀI, THÔNG CÁO BÁO CHÍNóng tínhNguyên tắcBiết bơiCó chồng người Đồng XoàiCó nhà ở Đồng XoàiTên giảng viên: Hoàng Xuân PhươngChức danh: Thạc sỹTác giả sách: Phong cách PR chuyên nghiệpQuá trình công tác: Giảng viên đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Công ty truyền thông PSC, tạp chí Marketing, Công ty cung cấp trang thiết bị Dầu khí EOSS, KPHMỤC TIÊUSau 3 buổi tập huấn, học viên có khả năng:Mô tả đúng khái niệm cơ bản.Trình bày cấu trúc cơ bản của tin, bài.Khai thác tài liệu viết tin, bàiThực hành thành thạo viết tin.NỘI DUNGĐặc trưng của báo mạng, cổng thông tin điện tửMô hình viết: mô hình tháp ngược, tháp xuôi, kim cươngTiêu đề của tin, bàiCách viết tinCách viết bài phản ánhKhai thác báo cáo để viết tin, bài. Thông cáo báo chí1. ĐẶC TRƯNG CỦA BÁO MẠNGBáo mạng điện tử sử dụng Internet là phương tiện chuyển tải thông tin Một tờ báo mạng điện tử phải có khả năng kết hợp được những ưu thế của cả chữ viết và hình ảnh (của báo in), âm thanh (của phát thanh) và hình ảnh sống động (của truyền hình). So với các loại hình báo chí khác, báo mạng điện tử có rất nhiều ưu thế 2. CẤU TRÚC TIN, BÀIHình tháp xuôiHình tháp ngược Viên kim cương Đồng hồ cáttheo trình tự thời gian theo nguyên tắc "bóc hành” Hình chữ nhật2. 1. HÌNH THÁP XUÔISắp xếp các chi tiết theo trình tự: mở đầu là những chi tiết, dữ kiện ít quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn tăng dần lên và có sức nặng nhất ở phần kết, tạo ra một ấn tượng mạnh. 2. 2. HÌNH THÁP NGƯỢCSự đảo ngược của mô hình thứ nhất. Các chi tiết, dữ kiện được sắp xếp theo nguyên tắc giảm dần mức độ quan trọng. Khi biên tập, người ta cắt bỏ từ cuối lên mà không sợ đã bỏ đi những chi tiết, dữ kiện quan trọng.2. 3. VIÊN KIM CƯƠNGTác phẩm mở đầu bằng một chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tiếp tục tăng dần mức độ quan trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường được đặt ở gần đầu tác phẩm. 2. 4. ĐỒNG HỒ CÁTMô hình này cho thấy những chi tiết quan trọng được đặt ở phần đầu và phần cuối tác phẩm. Các chi tiết khác được bố trí theo trình tự giảm dần mức độ quan trọng từ trên xuống rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết thúc bằng một chi tiết quan trọng có khả năng gây ấn tượng cao. 2. 5. THEO TRÌNH TỰ THỜI GIANĐây là lối kết cấu truyền thống, trong đó tác phẩm báo chí được trình bày theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. 2. 6. NGUYÊN TẮC BÓC HÀNHThường áp dụng cho các thể loại Bình luận, Chuyên luận, Ký chính luận Quá trình phân tích, lý giải sẽ được thực hiện giống như khi bóc một củ hành - từ những lớp vỏ bên ngoài (chưa quan trọng lắm) đến cuối bài viết thì hạt nhân của sự kiện, vấn đề (quan trọng nhất) mới được làm sáng tỏ .Bài tập nhận diện cấu trúc tinViết tin về buổi tập huấn hôm nay để đăng trên website của Sở NN BP3. TIÊU ĐỀ Khái niệm về tiêu đề Chức năng của tiêu đề Cách đặt tiêu đề- Rút ra chi tiết, số liệu quan trọng, hấp dẫn nhất - Rút ra vấn đề, ý nghĩa quan trọng nhất, chủ yếu nhất - Phối hợp cả hai cách nêu trên Lưu ý khi đặt tiêu đề3.1. KHÁI NIỆM TIÊU ĐỀĐầu đề là một loại tên gọi đặc biệt của tác phẩm báo chí. Nó là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng chính trị của tác phẩm, là yếu tố tiếp xúc đầu tiên giữa tác phẩm với công chúng.3.2.Chức năng tiêu đềThu hút sự chú ýCung cấp thông tin chínhGiúp chọn bàiKhiến muốn đọcTổ chức trang báoSắp xếp thông tin3.3 CÁCH ĐẶT TIÊU ĐỀRút ra chi tiết, số liệu quan trọng, hấp dẫn nhất Rút ra vấn đề, ý nghĩa quan trọng nhất, chủ yếu nhất Phối hợp cả hai cách nêu trên Rút ra chi tiết, số liệu quan trọng, hấp dẫn nhất Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội): U bên trái, cắt bên phải (Báo Lao Động, 16/2/2006).Khai trừ đảng Viện phó Viện KSND tỉnh Bình Thuận (Báo Thanh Niên, 21/3/2006).Gà sạch liệu có sạch? (Báo Hà Nội mới, 17/2/2006).Hôn nhau cũng có thaiNước đục đến đâu trừ tiền đến đóLũ không về, chuột phá nát đồngRút ra vấn đề, ý nghĩa quan trọng nhất, chủ yếu nhất Nỗi buồn quan họ (Báo Lao Động, 5/2/2006).Thị trường vật liệu xây dựng: Xi măng “nóng” - Sắt thép “lạnh” (Báo Thanh Niên, 18/1/2006).“Con thuyền” nhiếp ảnh Việt Nam sẽ đến bến bờ nào? (Báo Thanh Niên, 21/3/2006).Phối hợp cả hai cách nêu trên Cao su tăng giá: Kẻ cười - Người khóc (Báo Lao Động, 16/2/2006).Sai phạm trong quản lý ngân sách nhà nước ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh: Xử lý kiểu “Đánh trống bỏ dùi” (Báo Bảo vệ Pháp luật từ 21 - 24/2/2006).Sơn La: Thao thức lòng hồ (Báo Lao động - Xã hội, số Xuân Bính Tuất 2006).3.1. LƯU Ý KHI ĐẶT TIÊU ĐỀVừa mang nội dung, vừa gây ấn tượng. Đem bia ôm, gái điếm đố vui tuổi học tròKem siêubẩnĐề thi sai, phụ huynh lại lên ruộtNên dùng câu khẳng định. Hạn chế dùng câu nghi vấnVietel, nạn nhân mới của “ông độc quyền” VNPTKhông đặt: VNPT có chơi xấu Vietel?3.1. LƯU Ý KHI ĐẶT TIÊU ĐỀCó thể là câu hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnhNguyễn Văn A sẽ đi chữa bệnh tại PhápXa lộ xuyên Á: Nguy hiểm!phải hướng về bạn đọc, thu hút bạn đọcĐiện thoại di động: chọn nhà cung cấp nào?Không đặt: Điện thoại di động: cuộc cạnh tranh khốc liệt3.1. LƯU Ý KHI ĐẶT TIÊU ĐỀhướng về tương laiHơn 1.000 công nhân công ty A.sắp mất việc làmKhông đặt: Công ty A năm qua làm ăn thua lỗphải phản ánh đúng nội dung bài báoKhông đặt tít quá “bốc” 4. CÁCH VIẾT TIN ĐẶC ĐIỂM Nhanh chóng, kịp thờiNgắn gọn, cô đọngPhản ánh sự kiện mớiẢNH TINTHỂ LOẠITin vắn, tin ngắnTin tường thuật, tin tổng hợpLƯU ÝKỸ NĂNG VIẾT TINNgôn ngữ Cấu trúcDesignKHÁI NIỆM4.1. KHÁI NIỆM VỀ TIN- Tin phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu. - Tin tức là thông tin quan trọng hoặc thú vị, khác thường và có tác động tới nhiều người.- Đôi khi tin chỉ đơn giản là những cái mà những người quan trọng, có tên tuổi hoặc nổi tiếng nói hoặc làm.4.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TINTINSự kiệnNội dungThời sự cấp báchThời điểm tiêu biểu, đỉnh cao Tin vắnTin ngắnTin tường thuậtTin tổng hợp4.3 CÁC DẠNG TIN60 chữ đến gần 100 chữĐộ dài chỉ khoảng từ 30 đến 60 chữcó thể dài tới gần 200 chữkhông nên dài quá 200 chữ 4.4. ẢNH TIN VÀTIN ẢNHẢnh tin: thông tin bằng hình ảnh đóng vai trò chủ yếu. Hình ảnh phải diễn tả sinh động, cụ thể một khía cạnh cơ bản nhất, điển hình nhất của đối tượng được phản ánh. Phần lời chú thích có nhiệm vụ giải thích cho tấm ảnh và bổ sung những thông tin phụ. Tin ảnh: thông tin bằng chữ đứng trước, được chú ý trước và phải chứa đựng những thông tin chủ yếu nhất của sự kiện. Tấm ảnh đăng kèm tin có nhiệm vụ minh hoạ, bổ sung thêm thông tin. - Một tấm ảnh đăng kèm tin phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây:+Có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng.+Có giá trị thông tin thời sự.+Phản ánh được khía cạnh tiêu biểu của sự kiện.Khi viết Tin có ảnh đăng kèm cần chú ý:+Phần lời của dạng Tin kèm ảnh thường rất ngắn gọn. Lời không nên trùng lặp với những thông tin mà ảnh đã có.+Lời và ảnh phải thống nhất với nhau, nhất quán, bổ sung cho nhau trong việc phản ánh về sự kiện một cách đầy đủ và chính xác.KỸ NĂNG VIẾT TIN CẤU TRÚCTiêu đềThân tin NGÔN NGỮTính chất thông báoĐơn giản, trực tiếp, cụ thểMở đầu- Nếu đó là một tai nạn xe hơi và bốn người đã bị thương, đoạn mở đề có thể là: “Bốn người đã bị thiệt mạng hôm qua khi một chiếc xe hơi bị trôi tuột khỏi một đoạn đường ngập nước trong thành phố Hồ Chí Minh.”- Nếu tai nạn xẩy ra vì lụt lội, đoạn mở đề có thể là: “Mưa lớn và lũ đã cuốn trôi một chiếc xe hơi khỏi một con đường trong thành phố Hồ Chí Minh hôm qua, khiến cho bốn người bị thiệt mạng.”- Nếu có một viên chức hàng đầu trong xe, đoạn mở đề sẽ chú trọng đến chữ Who (ai): “Thứ trưởng tài chính, ông XXX, đã bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi tại thành phố Hồ Chí Minh hôm qua.”-Nếu địa điểm xảy ra tai nạn khác thường, bạn nên chú trọng đến Where (ở đâu): “Một chiếc xe hơi đâm vào một ngôi chùa nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh hôm qua sau khi người lái xe bị lạc tay lái.”Triển khai quy chế phối hợp về thực hiện chính sách BHXH, BHYT Nhằm nâng cao hơn nữa trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT(why), sáng ngày 15/6/2012 (when), tại phòng họp BHXH tỉnh Tiền Giang (where), Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Tiền Giang Trần Minh Bá và Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang Trương Văn Hiền (who) đã chủ trì hội nghị triển khai quy chế phối hợp giữa BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh về phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT tại địa bàn tỉnh Tiền Giang (what). Quy chế phối hợp là văn bản pháp lý quan trọng để hai ngành nâng cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế tại tỉnh nhà (How).   Cao Bằng đầu tư gần 400 tỷ đồng cơ giới hóa nông nghiệp Từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (when), tỉnh Cao Bằng (Who) tập trung phát triển cơ điện phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, từng bước cơ giới hóa phục vụ sản xuất lâm nghiệp (what), đưa nghề rừng trở thành nghề quan trọng, tạo việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân (why), nâng độ che phủ rừng lên 60% vào năm 2020. Trong giai đoạn này, tỉnh sẽ đầu tư 1.520 máy động lực các loại để thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất lâm nghiệp. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015, cơ giới hóa 65-70% khâu làm đất, tưới tiêu nước đạt 60-65%. Vốn đầu tư phục vụ khâu cơ giới hóa sản xuất, chế biến nông, lâm sản là 398 tỷ đồng (How).Trong hoạt động của ngành NN, các dạng tin có thể được sử dụng trong các trường hợp khi có một sự kiện nào đó mới xảy ra. Những sự kiện đó có thể thuộc vào các trường hợp cụ thể như sau:+ Các sự kiện tiêu biểu cho hoạt động của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tài chính hoặc của các ngành, các địa phương khác có liên quan đến ngành NN.+ Những chủ trương, định hướng mới; những điều chỉnh, bổ sung về công tácNN hoặc việc ban hành một Luật NN mới...).+Các sự kiện, sự việc tiêu biểu, nổi bật mới xảy ra trong mọi mặt công tác và hoạt động của ngành NN ở Trung ương và các địa phương. +Các sự kiện, sự việc mới xảy ra có liên quan đến các cá nhân, tập thể cán bộ nhân viên ngành NN cần phải được đưa tin kịp thời. +Các sự kiện, sự việc tiêu biểu đang xảy ra ở các địa phương, có liên quan đến hoạt động của ngànhNN. Bài tập 1: Nhận xét tinBài tập 2: Biên tập lại tinBài tập 3: Viết lại tin5. CÁCH VIẾT BÀI PHẢN ÁNH KHÁI NIỆMCÁC DẠNG BÀIKỸ NĂNG VIẾT LƯU Ý5.1. KHÁI NIỆMDạng bài thông tin phản ánh đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí là: tính xác thực, tính thời sự và tính định hướng trực tiếp.Bài phản ánh có thể bám sát để phản ánh cuộc sống đa dạng, bề bộn và phức tạp đang hàng ngày hàng giờ biến đổi Thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh, tình huống... ở cấp độ trung bình, vừa phải.5.2. CÁC DẠNG BÀI PHẢN ÁNHTrả lời các câu hỏi Chuyện đã xảy ra"? Xảy ra như thế nào?, Vì sao nó xảy ra?, Diễn biến và hậu quả? v.v..Trình bày một cách sống động những quang cảnh, hiện trạng tiêu biểu trong đời sốngCó kết cấu đi từ thực trạng đến giải pháp dưới dạng những đề xuất, kiến nghịChân dung con người hiện lên không thật rõ nét và cấp độ điển hình của nó cũng có phần đa dạng hơn Vừa thông tin sự thật, vừa thông tin tâm trạng của tác giảSự kiện, sự việc.Quang cảnh, hiện trạng.Tình huống, vấn đềNgười thật việc thậtSuy nghĩ, cảm xúc5.3 KỸ NĂNG VIẾT BÀI PHẢN ÁNHLựa chọn đúng vấn đề, sự kiệntuyên truyền thời sự độc giả có quan tâmLựa chọn cách thể hiện từ quá khứ đến hiện tạiBắt đầu từ hiện tại, sau đó quay lại quá khứ hiện tại - quá khứ - hiện tại Dung lượng khoảng từ 300 đến 600 từNên có ít nhất là một tấm ảnh minh họaQuy tắc viết bài cho báo mạng, trang tin điện tửĐi ngay vào trọng tâm thông tinMỗi đoạn một ýLiên kết giữa các đoạn Các dạng bài này có thể được sử dụng trong hầu hết các chuyên mục hiện có trên trang web của ngành NN.+Hoạt động của ngành (Các dạng bài phản ánh sự việc sự kiện, tình huống vấn đề và quang cảnh, hiện trạng). Một Bài phản ánh cũng có thể nêu lên những tình huống, vấn đề tiêu biểu nào đó đang xảy ra trong thực tế +Phản ánh các mặt công tác của cán bộ, công nhân viên trong ngành (dạng bài phản ánh suy nghĩ, cảm xúc).+Phản ánh chân dung những con người tiêu biểu trong mọi mặt hoạt động của ngành (dạng bài phản ánh người thật, việc thật). 6. KHAI THÁC BÁO CÁO ĐỂ VIẾT TIN BÀI- Báo cáo là một dạng tài liệu đặc biệt có độ tin cậy cao. Báo cáo là một văn bản hành chính. Trong thực tế có nhiều dạng báo cáo phong phú, đa dạng.- Nội dung hoàn chỉnh, gồm các phần được bố trí theo trình tự từ thực trạng - nguyên nhân đến những kiến nghị, giải pháp. Các chi tiết, số liệu, dẫn chứng phải làm cơ sở cho các luận đề, luận điểm.XÁC ĐỊNH RÕ NHỮNG PHẦN KHÔNG THỂ KHAI THÁCCHÚ Ý CÁC CON SỐ, SỐ LIỆU CỤ THỂKIỂM TRA ĐỘ TIN CẬYXÁC ĐỊNH THỂ LOẠITrong công tác của ngành NN, có thể khai thác được những dạng báo cáo sau đây:- Những báo cáo trong ngành NN (của bộ NN, của các Ban, phòng trong bộ và báo cáo của sở, ban ngành NN ở các địa phương). Những báo cáo của các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động của ngành NN (Ngân hàng, Tài chính, Hải quan, các ngành khác ở Trung ương và các địa phương).Xác định số liệu, thông tin để viết báo cáoDựa vào báo cáo để viết tin7. THÔNG CÁO BÁO CHÍNguồn tinNgày tháng năm, thời điểm THÔNG CÁO BÁO CHÍTiêu đề Nội dung chính Thông tin về công tyThông tin liên hệ

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ky_nang_viet_tin_bai_thong_cao_bao_chi.pptx