Bài giảng Kỹ thuật nhiệt - Trinh Văn Quang

Tóm tắt Bài giảng Kỹ thuật nhiệt - Trinh Văn Quang: ... đường giãn nở của khí sót 3'4' sẽ càng tiến tới gần đường cong nén, làm thể tích khí nạp mới Vn sẽ càng giảm đi. Nếu áp suất nén tăng tới pC (điểm C) thì đường giãn nở của khí sót sẽ trùng với đường cong nén, dẫn tới lượng khí nạp mới bằng không, tức năng suất máy nén bằng không. Thể tích...ỏng Từ trên thấy có thể tăng lượng nhiệt truyền đi bằng cách tăng k , hoặc F , hoặc t a. Tăng hệ số truyền nhiệt Đối với vách phẳng : 1 2 1 1 1 k        (1.39) Thông thường các vách mỏng, nên / khá nhỏ , bởi vậy có thể coi : 1 2 1 2 1 2 1 1 1 k       ... ký hiệu là  : 0 E E   (3.9) 118  được gọi là độ đen của vật xám. Thấy rằng  < 1 , vậy độ đen của vật xám  đặc trưng cho sự thua kém về khả năng bức xạ của vật xám so với vật đen tuyệt đối. Từ đó tính được năng suất bức xạ của vật xám : 4 4 0 0. . . . 100 100 T T E E C C...

pdf163 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật nhiệt - Trinh Văn Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ thùng xe: - 180C, nhiệt độ bay hơi - 23,30C khi nhiệt độ bên ngoài 37,80C. 
- Năng suất lạnh: Q0 = 1755 W ở tốc độ máy nén 2200 v/ph do động cơ diesel kéo 
 = 1035 W ở tốc độ máy nén 1440 v/ph do động cơ diesel kéo 
 = 1638 W khi dùng động cơ điện kéo 
c. Xe tải lạnh dùng hệ thuỷ lực truyền động 
+ Sơ đồ: Các bộ phận của hệ thống , hình 1.15 
Hệ thống lạnh 
Nguồn động cơ 
1. Máy nén 6. Cảm biến nhiệt 11. Bơm dầu 16. Van hút 
147 
2. Dàn ngưng 
3. Hồi nhiệt 
4. Van tiết lưu 
5. Dàn bay hơi 
7. Quạt 
8. Bình chứa lỏng 
9. Phin sấy 
10. Động cơ ôtô 
12. Động cơ dầu 
13. Lọc dầu 
14. Bình chứa dầu 
15. Van an toàn áp suất cao 
17. Ly hợp từ 
18. Ly hợp từ 
19. Động cơ điện 
Hình 1.15 
+ Hoạt động: 
Khi xe chạy, ly hợp điện từ 17 đóng làm bơm dầu quay, dầu được bơm sang động cơ dầu kéo 
máy nén hoạt động. 
Khi xe dừng ly hợp 18 đóng, động cơ điện dùng điện ngoài kéo máy nén hoạt động. 
Quá trình làm việc của hệ thống lạnh tương tự sơ đồ trên. 
d. Bố trí hệ thống trên xe 
Có thể bố trí phía trên hoặc dưới thùng xe, dàn lạnh luôn ở phía trên, hình 1.16 
Hình 1.16 
3. Côngtennơ lạnh 
Côngtennơ (container) là những phòng làm bằng sắt có kích thước quy định để vận chuyển hàng 
hoá chứa bên trong, trên các phương tiện vận tải khác nhau. 
148 
Côngtennơ lạnh là những côngtennơ chuyên dụng, kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế: 2,44  
2,44  6,06 m hoặc dài hơn 12,09 m. Trên côngtennơ lạnh có bố trí sẵn chỗ để lắp đặt tổ máy nén dàn 
ngưng. Bên trong côngtennơ lạnh đặt dàn lạnh. Như vậy có thể coi côngtennơ là kho lạnh di động 
được. Có thể xếp côngtennơ trên xe tải, tàu hoả, tàu thuỷ hoặc cả máy bay rất thuận lợi. 
Côngtennơ lạnh được dùng khi cần vận chuyển hàng lạnh đi rất xa. Chúng được trang bị hệ 
thống lạnh hoàn chỉnh, nguồn động lực là động cơ điện. Nhiệt độ bên trong côngtennơ có thể từ + 
120C đến - 250C khi bên ngoài lên tới + 450C. Hệ thống lạnh dùng cho côngtennơ có kích thước theo 
quy định để phù hợp với vị trí có sẵn của côngtennơ. 
Hình 1.17. Công ten nơ 
4. Toa xe lạnh 
Hệ thống lạnh máy nén hơi đặt trên toa xe lạnh cũng hoạt động theo nguyên tắc chung như trên 
phương tiện vận tải ôtô. Khác ở chỗ nguồn động lực là độc lập hoặc dùng động cơ diesel, động cơ 
xăng truyền động trực tiếp cho máy nén kiểu hở, hoặc dùng động cơ điện một chiều, xoay chiều. Khi 
đó đoàn tàu phải có máy phát điện cấp cho động cơ kéo máy nén. Việc chọn lựa phương thức cho 
nguồn động lực tuỳ thuộc vào từng nước sản xuất. 
 Thí dụ: hệ thống lạnh toa xe cua Mỹ dùng động lực 1 là nguồn động cơ diesel 34 mã lực (hãng 
Frigidaire), kéo máy phát điện 2 công suất 20 kW điện áp xoay chiều 220V để cấp điện cho hai động 
cơ 3 kéo hai máy nén lạnh 4 kiểu nửa kín, có hai bình chứa 5, hai bình ngưng 6, hai dàn bay hơi 7. 
Công suất lạnh của hệ thống đạt 8,7 kW, nhiệt độ trong khoang toa xe đạt - 180C khi nhiệt độ bên 
ngoài + 380C. Hai dàn ngưng 6 được làm mát bằng không khí có quạt gió công suất 5 mã lực. 
Bố trí của hệ thống lạnh như sau: động cơ diesel, máy phát điện và tổ máy nén bình ngưng chứa 
dàn ngưng ở một đầu của toa xe. Phòng lạnh có dàn lạnh, quạt gió ở phần tiếp theo. Quạt gió ly tâm 
hút không khí sau khi qua dàn lạnh đẩy vào lớp trống giữa cách nhiệt và trần giả phân phối gió lạnh 
vào toa xe. Không khí qua sản phẩm cần bảo quản trong khoang đi xuống phía dưới vách ngăn rồi trở 
lại dàn lạnh. 
149 
Hình 1.18. Bố trí buồng đặt máy lạnh 
Hình 1.19. Đường gió lạnh 
Một loại hệ thống lạnh trên toa xe của Liên xô cũ dùng nguồn động lực là động cơ điện một 
chiều 50 V, công suất 520 W, tốc độ 1450 v/ph kéo máy nén pittông 1 cấp 2 xylanh, tốc độ vòng 570 
v/ph để cấp lạnh cho từng buồng nhỏ trong khoang toa xe, tuỳ thuộc trọng tải hàng bảo quản mà trang 
bị nhiều khoang. Điện một chiều được cấp từ máy phát một chiều nạp vào ắcquy dự trữ cho động cơ 
máy nén. 
Thiết bị lạnh cho toa xe được phân ra 5 loại có năng suất lạnh từ 480 đến 650 kcal/h. 
150 
Chương 3 
ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 
3.1. Khái niệm 
1. Điều kiện tiện nghi vi khí hậu 
Mục đích của điều hoà không khí (ĐHKK) là tạo ra môi trường vi khí hậu có điều kiện thoải mái 
cho con người hoặc sinh vật sống trong đó. 
Môi trường vi khí hậu trong điều hoà không khí là một không gian nhỏ, có thể là các phòng ở, 
phòng làm việc trong các toà nhà, công trình xây dựng. Môi trường này luôn chịu tác động của các 
yếu tố bên ngoài như bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, độ ẩm lớn, bụi bặm, tiếng ồn  gây ảnh 
hưởng xấu tới con người hoạt động trong đó, bởi vậy cần phải xử lý các ảnh hưởng trên. 
Các yếu tố nhiệt ẩm cần xử lý trong môi trường vi khí hậu bao gồm: nhiệt độ không khí, độ ẩm 
không khí, bức xạ, tốc độ gió. Các yếu tố trên tác động có tính kết hợp lên cảm giác con người, bởi 
vậy người ta đưa ra một số đặc trưng để đánh giá điều kiện vi khí hậu tốt gọi là điều kiện tiện nghi vi 
khí hậu . 
- Đánh giá theo nhiệt độ hiệu quả tương đương: 
94,1)(5,0  ukhq ttt (3.1) 
trong đó: 
 tk - nhiệt độ khô của không khí; 
 tư - nhiệt độ ướt, phụ thuộc vào độ ẩm không khí ; 
  - tốc độ gió, m/s. 
Nếu thq < 17 : con người có cảm giác lạnh; 
 20 < thq < 26,5 : cảm giác dễ chịu; 
 thq > 28,5 : cảm giác nóng. 
Nhược điểm là không kể tới ảnh hưởng của bức xạ. 
- Theo chỉ số điều kiện H: 
 )8,37(9,01,0)(24,0 uuk tdttH  (3.2) 
d - độ chứa ẩm của không khí. 
Nếu H < (7,1  10) : lạnh 
 H = 11,1  14,9 : tiện nghi 
 H > 15 : nóng 
- Theo cường độ nhiệt B: 
151 
 %100
max.max. mh
dlbx
mh
mh
q
qqM
q
q
B

 (3.3) 
trong đó: 
 qbx = 2,156.(35 - tR) - bức xạ của cơ thể người; 
 tR - nhiệt độ trung bình bề mặt vật trong phòng; 
 qmh - lượng nhiệt do mồ hôi thoát ra mang đi; 
M - lượng nhiệt do hoạt động sinh học sinh ra, tuỳ thuộc vào trạng thái hoạt động, cho theo 
bảng; 
 qmh.max = 29,1.w
0,8.( 42 - ph/kk) , kcal/h; 
 ph/kk - áp suất riêng của hơi nước trong không khí; 
 (42 - ph/kk) : áp suất hơi tại mặt thoáng của da trên cơ thể; 
 qđl = 8,87. w (35 - tkk) - nhiệt đối lưu của cơ thể người. 
Nếu: B = 0 dễ chịu 
 B < 0 lạnh 
 B > 0 nóng. 
thq H B Cảm giác 
<17 < 7,1  10 < 0 Lạnh 
17 26,5 11,1  14,9 0 Dễ chịu 
>28 > 15 > 0 Nóng 
- Điều kiện vệ sinh: trung bình trong phòng mỗi người cần 30 m3 không khí mới để bảo đảm 
không thiếu ôxy cho hô hấp. 
Tuy vậy nhiều tài liệu của các nước tính sẵn nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió thành bảng tuỳ theo điều 
kiện làm việc của con nguời trong đó để tra ra cho tiện. Thí dụ tài liệu của Đức: 
Nhiệt độ ngoài trời (0C) Nhiệt độ trong phòng 
(0C) 
Độ ẩm  (%) Tốc độ không khí (m/s) 
 dưới 200C 20 35  65 0,04  0,12 
 250C 23 35  65 0,07  0,21 
 300C 25 35  55 0,12  0,32 
 350C 28 35  50 0,18  0,45 
- Bội số tuần hoàn: số lần tuần hoàn của không khí qua phòng trong 1 giờ, văn phòng: 3  8, cửa 
hàng ăn uống: 8, bệnh viện: 5  10, bếp: 10  20. Đó là số m3 không khí lưu thông qua phòng/thể tích 
phòng trong một giờ. 
2. Các đại lượng đặc trưng và đồ thị i-d của không khí ẩm 
Không khí ẩm bao gồm không khí khô và lượng ẩm của hơi nước. Để đánh giá độ ẩm của không 
khí dùng các đại lượng: 
152 
- Độ ẩm tuyệt đối h 
 Độ ẩm tuyệt đối h là lượng hơi nước chứa trong một đơn vị thể tích không khí : 
V
Gh
h  (kg/m
3kk) (3.4 ) 
Như vậy không khí khô có  = 0 , không khí bão hoà có S = max 
- Độ chứa ẩm d : 
Độ chứa ẩm d là lượng hơi nước chứa trong một đơn vị khối lượng không khí khô: 
kkk
h
G
G
d  (kg/kgkkk). . (3.5 ) 
chia tử và mẫu ở vế phải cho V thì có : 
kkk
hd


 
Như vậy không khí khô có d = 0 , không khí bão hoà có dS = dmax 
- Độ ẩm tương đối  : 
Độ ẩm tương đối  là tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí ẩm và độ ẩm tuyệt đối tối đa ở trạng 
thái bão hoà : 
S
h


  (%). (3.6) 
Như vậy không khí khô có  = 0 % , không khí bão hoà có  = 100% 
Entanpi của không khí gồm entanpi của không khí khô, nhiệt hoá hơi và entanpi của hơi nước 
trong không khí trong 1 kg không khí ẩm, ký hiệu i ( hoặc h) : 
 kgkJ
d
tti /,
1000
).8,12500(.005,1  (3.7) 
trong đó: 
 1,005 - nhiệt dung riêng không khí khô, kJ/kg.K; 
 2500 - nhiệt hoá hơi của nước, J/kg; 
 1,8 - nhiệt dung riêng của hơi nước, kJ/kg; 
 d - độ chứa ẩm của không khí, g/kg. 
153 
Để biểu thị trạng thái của không khí ẩm, dùng đồ thị i-d. Trục tung: i (entanpi- kJ/kg), trục d biểu 
thị lượng ẩm trong 1 kg không khí ẩm, mở góc 1350 so với trục tung. 
Hình 1.20 
Hình 1.21 
Hình 1.22 
- Các đường i = const , là đường thẳng song song với trục d 
 d = const , là đường thẳng song song với trục i 
 t = const , là đường thẳng chếch lên phía trên; hình 1.20 
- Các đường độ ẩm tương đối:  = 100% ,  = const, hình 1.21. 
Tại mỗi nhiệt độ sẽ có một giá trị độ chứa ẩm cực đại , đó là trạng thái bão hoà: 
tại t1 = const, có Gs1 = d1; tại t2 = const, có Gs2 = d2 ... Dựng các đường d1 và t1 , đường d2 và t2  
cắt nhau tại 1, 2, 3 . Đường cong qua 1,2,3 là đường có  = 100%. Các đường  = const khác nằm 
trong khoảng giữa vùng  = 100% và trục tung ( = 0%). 
- Khả năng tải ẩm, đường tia , hình 1.22 : 
Khi entanpi của không khí ẩm thay đổi, sẽ làm lượng ẩm d thay đổi theo gọi là khả năng tải ẩm 
của không khí. Tỷ số i/d biểu thị khả năng đó. Đặt 
d
i


 =  gọi là tỷ số nhiệt ẩm, hay đường tia 
quá trình. Thấy rằng: AB = + ; AC = 0; AD = -  vì AB có d = const, AC có i = const. Vậy giá trị 
của  trong quá trình do i và d trong quá trình đó quyết định. 
Thường đặt điểm A trên trục tung có i = 0. Sau này d đặt là  (lượng ẩm riêng thay đổi). 
3.2. Chu trình điều hoà không khí 
1. Quá trình làm lạnh không khí trong phòng trên đồ thị id 
+ Về lý thuyết, khi không khí trong phòng hút qua dàn lạnh của máy điều hoà không khí, nhiệt 
độ giảm tới trạng thái bão hoà, độ ẩm không đổi theo thời quá trình T2'. Sau đó một phần nước ngưng 
tách ra khỏi không khí ẩm theo quá trình 2'3, ra khỏi dàn lạnh không khí có độ ẩm 95% ở điểm 2. 
154 
Hình 1.23. Quá trình làm lạnh không khí 
Hình 1.24. Chu trình điều hòa không khí 
Thực tế cho thấy không khí qua dàn lạnh rất nhanh, nên không thể đạt trạng thái bão hoà mà độ 
ẩm tối đa là 95%, bởi vậy quá trình làm lạnh không khí qua dàn lạnh là đường T2. 
Quá trình nhận nhiệt thừa trong phòng ngược lại quá trình trên nếu như không có bổ sung không 
khí mới, tức là T2. 
2. Chu trình điều hoà không khí 
Do có bổ sung không khí mới nên trạng thái vào dàn lạnh bị dịch chuyển sang phải: điểm 1. Gọi 
trạng thái không khí bên ngoài là N thì 1 sẽ nằm trên đường TN. 
Vậy chu trình điều hoà không khí sẽ là 12T1. Trong đó T1 và N1 là quá trình hoà trộn không khí 
trong phòng và không khí bên ngoài. 
 1 : trạng thái sau hoà trộn. 
 12 : làm lạnh không khí qua dàn lạnh. 
 2T : thổi không khí lạnh vào phòng nhận nhiệt thừa và ẩm thừa. 
 T : trạng thái không khí trong phòng sau khi nhận nhiệt thừa và ẩm thừa. 
3. Xác định các điểm đặc trưng của chu trình điều hoà không khí 
Để tính toán thiết bị điều hoà không khí cần xác định các điểm T, 1, 2 của chu trình trên đồ thị i-
d. 
+ Điểm T: 
Điểm Tcó nhiệt độ tT, độ ẩm T là thông số đặt ra ban đầu trong điều kiện tiện nghi hoặc theo 
bảng (thí dụ tT = 25
0C, T = 50%). 
+ Điểm N: 
Điểm N có nhiệt độ tN, độ ẩm tN của không khí bên ngoài là đã biết. 
+ Điểm 1: 
Điểm 1 nằm trên doạn TN. Điểm 1 là điểm hỗn hợp hai dòng không khí nên thông số tại 1 phải 
thoả mãn phương trình hỗn hợp hai dòng khí như sau: 
155 
- Lưu lượng tại 1 là tổng lưu lượng tại T và N : 
 m1 = m = mT + mN 
- Entanpy tại 1 bằng tổng entanpy tại T và N: 
 I1 = IT + IN 
(3.5) 
mà: IT = iT.mT 
 IN= iN.mN 
Vậy: 
 i1.m = iT.mT + iN.mN, 
(3.6) 
với mT = m - mN, sẽ được: 
 i1.m = iT.(m - mN) + 
iN.mN 
 (i1 - iT).m = (iN - iT).mN 
TN
T1
ii
ii


 = 
m
mN 
Từ tam giác TAN và TB1 rút ra: 
TN
T1
ii
ii


 = 
TN
1T
 = 
yx
x

 = 
m
mN 
tương tự rút ra: 
m
mT = 
yx
x

 và 
T
N
m
m
 = 
y
x
Để xác định điểm 1 cần phải thoả mãn bội sối tuần hoàn (theo bảng) và điều kiện vệ sinh, tức căn 
cứ vào số người trong phòng và thể tích phòng. Từ điều kiện này cho biết tỷ lệ hoà trộn ít nhất là 1/10 
tức 
m
mN  0,1; vậy đoạn T1 cần thiết : 
10
1
TN
T  (3.8) 
+ Điểm 2: 
Để xác định điểm 2 cần phải biết  : 
156 
th
th
W
Q
 
trong đó Qth là lượng nhiệt thừa cần lấy đi, Wth là lượng ẩm thừa cần lấy đi. 
+ Lượng nhiệt thừa Qth : 
 Qth = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 
Trong đó : 
 Q1 - nhiệt truyền từ ngoài và qua bao che: 
 Q1 = 
Ti
i
N
TN
11
tt







.F (3.9) 
 tN, tT - nhiệt độ không khí bên ngoài và trong phòng; 
 N, T - hệ số toả nhiệt tại mặt ngoài và trong phòng: 
 N = 23,3 W/m
2.độ, có phòng đệm N = 11,6 W/m
2độ 
 T = 11,6 W/m
2.độ, có chống ẩm T = 8,1 W/m
2độ; 
 i, i - bề dầy và hệ số dẫn nhiệt của các lớp tường 
 F - diện tích bao che, với trần lấy T = 6  7 W/m
2độ. 
 Q2 - nhiệt do người toả ra: 
 Q2 = n.qng (3.10) 
 n - số người; 
 qng - nhiệt toả ra của 1 người theo bảng tuỳ trạng thái hoạt động. 
 Q3 - nhiệt do máy, đèn, các thiết bị sinh ra: 
 Q3 = q3i (3.11) 
 q3i - nhiệt do các thiết bị sinh nhiệt. 
 Q4 - nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính: 
 Q4 = BMT.k.F (3.12) 
 BMT - cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đứng, W/m
2; 
 F - diện tích cửa sổ; 
 k - hệ số suy giảm qua kính: kính một lớp k = 0,9; 2 lớp k = 0,81; bám bẩn 0,8; khúc xạ 0,75. 
157 
Lượng ẩm thừa : 
 Wth = W1 + W2 + W3 
Trong đó : 
 W1 - ẩm do người toả ra: 
 W1 = n.wng (3.13) 
 n - số người; 
 wng - lượng ẩm do một người toả ra, tra bảng. 
 W2 - ẩm do các nguồn trong phòng: nước bay hơi, sản phẩm: thực phẩm, nước uống, chè, 
hoa quả, nấu cơm, nấu nước 
 W3 - ẩm thấm qua kết cấu bao che, thường nhỏ không đáng kể. 
Lượng nhiệt và ẩm do người sinh ra: 
 qng, W/ng wng, g/ng 
Nhiệt độ phòng, 0C 20 25 20 25 
Trạng thái 
- Tĩnh 314 209 50 50 
- Hoạt động nhẹ 355 230 75 115 
- Hoạt động trung bình 376 251 140 185 
- Hoạt động nặng 460 334 240 295 
Sau khi tính được Qth, Wth xác định trị số của . 
Xác định điểm 2 : 
 Từ điểm T, kẻ tia  cắt đường  = 0,95% được điểm 2. 
4 . Xác định công suất thiết bị 
+ Lưu lượng không khí tuần hoàn 
Để đạt được trạng thái yêu cầu ở điểm T trong phòng thì hệ thống điều hoà không khí phải lấy đi 
lượng nhiệt thừa Qth và lượng ẩm Wth, lưu lượng không khí cần thiết là: 
 m = 
2T
th
ii
Q

 = 
2T
th
ii
W

 , kg/s (3.14) 
+ Thể tích gió tuần hoàn 
 V = 

m
 = 
2,1
m
 , m3/s (3.15) 
158 
(với  - mật độ không khí,  = 1,2 kg/m3). 
+ Năng suất lạnh của hệ thống điều hoà không khí 
Để giảm nhiệt độ và độ ẩm từ trạng thái điểm 1 đến 2, năng suất lạnh cần là: 
 Q0 = m.(i1 - i2) , W (3.16) 
hoặc 
 Q0 = Qth.
2T
21
ii
ii


 (3.17) 
+ Lượng ẩm được lấy đi khỏi phòng 
 W = m.(d1 - d2) (3.18) 
hoặc: 
 W = Wth.
2T
21
dd
dd


 (3.19) 
3.3. Các hệ thống điều hoà không khí điển hình 
1. Điều hoà không khí trong phòng kiểu cửa sổ 1 chiều 
a. Sơ đồ nguyên lý 
1. Máy nén + động cơ 
2. Dàn nóng (ngưng tụ) 
3. Lọc khử ẩm 
4. ống mao tiết lưu 
5. Dàn lạnh (bay hơi) 
6. Bình tách lỏng, tiêu âm 
hút 
7. Động cơ quạt 
8. Cánh quạt hướng trục 
9. Cánh quạt ly tâm 
10. Lọc bụi đường hút 
11. Cửa lấy gió mới. 
Hình 1.25. Sơ đồ điện điều hòa không khí 
b. Đặc điểm 
- Hệ thống kín, máy nén liền động cơ đặt trong vỏ sắt kín, môi chất lạnh R22. 
- Động cơ điện 1 pha hai cuộn dây, một cuộn dây chính, một cuộn phụ làm lệch từ trường và khởi 
động 
159 
- Máy nén liền trục động cơ điện, có thể dùng loại máy nén pittông hoặc rôto hoặc rãnh xoắn 
- Động cơ quạt có trục dài, một đầu lắp cánh kiểu hướng trục để hút gió từ cửa hai phía thổi vào 
dàn nóng thải nhiệt ra ngoài. Đầu còn lại lắp cánh quạt kiểu ly tâm để hút gió trong phòng qua 
dàn lạnh, thổi vào phòng có thể đây không khí lạnh đi xa hơn. Giữa hai cánh quạt ngăn cách 
nhau bởi vách cách nhiệt, có cửa lấy gió mới. Quạt có hai cấp tốc độ ứng với hai chế độ lạnh 
thấp và cao. 
+ Sơ đồ điện: 
Hình 1.26 
1. Bộ điều khiển: 
 Số : 0: tắt; 1: mức nhẹ ; 2: mức mạnh 
 Khóa K: mở-chạy quạt; đóng-chạy điều hoà 
2. Động cơ quạt: C1: tụ lệch cuộn phụ 
3. Động cơ máy nén: 
 C: đầu chung, R: đầu chạy, S: đầu khởi động. 
4. Rơle khởi động điện áp 
5. Rơle bảo vệ 
6. Thermostat khống chế nhiệt độ phòng: 
 C3: tụ khởi động; C2: tụ làm lệch. 
Rơle điện áp: khi khởi động điện áp tụt thấp, tiếp điểm đóng. Khi động cơ đã chạy, điện áp đủ, 
rơle hút làm mở tiếp điểm. 
2 . Điều hoà không khí hai chiều 
a. Sơ đồ nguyên lý 
 Hình 1.27 a) Chế độ làm lạnh b) Chế độ sưởi ấm 
160 
1. Máy nén 
2. Van đổi chiều 
3. Dàn ngưng 
4. Lọc ẩm 
5. ống mao tiết lưu 
6. Dàn bay hơi 
7. Tách lỏng 
b. Hoạt động 
Khi làm lạnh phòng, môi chất lạnh lần lượt đi qua các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và trở về 1, hình 1.27 a. 
Khi sưởi ấm phòng, xoay van đổi chiều, môi chất lạnh đi như sau: 1  2  6  5  4  3  7  
1. Dàn 6 đốt nóng không khí đi qua làm ấm phòng, hình 1.27 b . 
3. Điều hoà không khí ô tô 
a. Đặc điểm 
- Truyền động nhận từ trục động cơ ô tô thay đổi làm máy nén thay đổi năng suất lạnh mạnh 
nên phải có năng suất lớn để đủ làm mát trong ngày nóng với tốc độ động cơ trung bình. 
- Có khả năng điều chỉnh năng suất lạnh bằng bộ tiết lưu, điều chỉnh áp suất hút không quá 
thấp tránh đóng băng dàn lạnh nhờ đường phụ cân bằng áp suất. 
- Tốc độ máy nén nhỏ hơn động cơ ô tô; 600  5000 v/ph. 
- Hệ thống hở, truyền động qua đai truyền và khớp từ. 
b. Sơ đồ nguyên lý 
 Hình 1.28. Sơ đồ điều hòa không khí ô tô 
 1. Máy nén 
2. Dàn nóng 
3. Phin lọc ẩm, mắt ga 
4. Tiết lưu 
5. Thermostat 1 
6. Dàn lạnh 
7. Thermostat 2 
8. Quạt 
9. Khớp từ 
10. Động cơ ôtô. 
c. Hoạt động: 
Khi mở máy dòng điện khép mạch qua khớp từ, làm máy nén quay theo động cơ ôtô. Môi chất 
lạnh nén tới dàn nóng 2, ngưng tụ qua lọc ẩm 3 tới van tiết lưu đi vào dàn lạnh. Không khí được quạt 
Khoang 
người ngồi 
161 
8 thổi qua dàn lạnh luân chuyển trong buồng xe ôtô. Môi chất lạnh từ dàn lạnh được hút về máy nén 
1. 
Khi nhiệt độ trong xe giảm, thermostat 2 điều chỉnh van tiết lưu thay đổi năng suất lạnh của dàn 
bay hơi. 
Nếu nhiệt độ quá thấp thermostat 1 mở tiếp điểm ngắt mạch điện vào khớp từ làm máy nén dừng 
lại. 
d. Đặc điểm cấu tạo các bộ phận 
- Máy nén kiểu hở, công suất từ 4,5 đến 8 mã lực. Trong có 2, 5, 6 pittông tuỳ loại. Các pittông di 
chuyển trong xylanh nhờ khớp cầu của pittông tì trên đĩa đảo hướng. Khi trục máy nén quay, nhờ 
bi côn đặc biệt làm đĩa đảo đi đảo lại đẩy pittông di chuyển lên xuống, hình 1.29. 
- Dàn ngưng lắp trước mũi xe có gió thổi qua nhờ quạt mát két nước của động cơ ôtô. 
- Bình chứa vừa là bộ lọc khử ẩm có mắt kính quan sát ga, chứa 450  680 g R12, trong có lưới, 
bông thuỷ tinh và zeolit, có mũi tiên chỉ chiều môi chất lạnh, hình 1.30. 
Mắt ga: 
- Không bọt: ga thừa. 
- Ít bọt : ga đủ 
- Sủi bọt nhiều: thiếu ga 
- Mờ: ẩm bám 
- Có lọai có thể có màu : lơ lá mạ: ga khô , nâu, vàng, đỏ: ga ẩm 
- Dàn bay hơi đặt trong khoang xe, làm bằng nhôm, trong hộp gió riêng, có quạt do động cơ 
một chiều 3 cấp tốc độ. 
Hình 1.29. Nguyên tắc hoạt động của máy nén 
Bộ lọc ẩm, mắt ga, hình 1.30 
1. Mắt ga 
2. Lưới thép 
3. Bông thủy tinh 
4. Zêôlit 
Hình 1.30. Sơ đồ bộ lọc ẩm, mắt ga 
162 
Tài liệu tham khảo 
1. Vũ Duy Trường, Nguyễn Đức Huy, Trịnh Văn Quang, Vũ Hồng Vân, Cơ sở kỹ thuật nhiệt, NXB 
ĐHGTVT- 1969 
2. Trịnh Văn Quang. Nhiệt kỹ thuật, NXB ĐHGTVT, 2001. 
3. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy. Kỹ thuật lạnh cơ sở, NXB KH&KT 
4. R. K. Rajput. Engineering Thermodynamics. Laxmi publications (p) ltd 
5. Nguyễn Hà Thanh, Hoàng Đình Tín. Cơ sở Truyền nhiệt. NXB ĐH & THCN,1971 
6. Frank. DeWit. Fundamentals of Heat Transpher and Mass. John Wiley & Sons, 1996 
7. Michael J. Moran and. Fundamentals of Engineering Thermodynamics. John Wiley & Sons, Inc. 
8. Hашокин.Техническая Tермодинамика и Tеплопередача. Mockba,1959. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_nhiet_trinh_van_quang.pdf