Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7.4: Thi công lắp ghép các cấu kiện - Nguyễn Hoài Nghĩa (Phần 2)

Tóm tắt Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7.4: Thi công lắp ghép các cấu kiện - Nguyễn Hoài Nghĩa (Phần 2): ...ằng máy thủy bình.  Trên mặt khối móng vạch sẵn những đường tim. Cách mỗi cạnh khối móng khoảng 5cm, đóng bốn cọc thép tròn phi 10-12 mm, quét sơn đỏ, các cọc này là những đường trục của hàng cột. 7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT. Lắp móng (chuẩn bị)  Lựa chọn dụng cụ treo buộc  Lựa cho.... Lắp cột (điều chỉnh và cố định)  Kiểm tra cao trình vai cột hoặc đỉnh cột người ta dùng vạch đấu 2 ghi sẵn trên cột ở tầm cao của máy thủy bình.  Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng máy kinh vĩ hoặc quả rọi dóng song song với đường tim của 2 cột vuông góc. Lắp cột (điều ch...uộc)  Dây cẩu móc vào các quai cẩu: treo buộc những dầm loại nhỏ dài tới 6m.  Đòn treo: dùng cho dầm lớn và nặng, dài tới 12m. Treo buộc dầm loại nhỏ Đòn treo dùng để treo dầm BTCT dài và nặng Lắp dầm, dầm cầu chạy (thiết bị treo buộc)  Thiết bị treo buộc dầm chữ T: thiết bị làm bằng...

pdf42 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7.4: Thi công lắp ghép các cấu kiện - Nguyễn Hoài Nghĩa (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn ban đầu: Th.S. Nguyễn Hoài Nghĩa
KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
KỸ THUẬT THI CÔNG
Biên soạn bổ sung và trình bày: PGS.TS. Lưu Trường Văn
CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP
7.1 Giới thiệu.
7.2 Chọn cần trục phục vụ lắp ghép.
7.3 Các công tác chuẩn bị.
7.4 Thi công lắp ghép các cấu kiện.
7.5 Nguyên tắc chung thi công lắp ghép nhà công
nghiệp.
CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP
7.4 Thi công lắp ghép các cấu kiện.
 7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
 7.4.2 Lắp ghép các kết cấu thép.
CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
 Khái niệm chung
 Lắp móng
 Lắp cột
Lắp dầm, dầm cầu chạy, tấm sàn, ban công và 
cầu thang
 Lắp dầm mái, dàn mái và tấm mái
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Khái niệm chung
Lắp ghép kết cấu bêtông cốt thép gồm các quá trình
sau:
 Chuẩn bị kết cấu
 Treo buộc và vận chuyển kết cấu đến vị trí lắp
 Lắp, cố định tạm và điều chỉnh kết cấu.
 Cố định vĩnh viễn kết cấu
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Khái niệm chung (chuẩn bị kết cấu)
 Chải sạch các điểm tựa của kết cấu; vạch sẵn các 
đường tim, cốt; bẻ thẳng các đầu cốt thép thòi ra; 
kiểm tra vị trí các chi tiết chôn sẵn.
 Sắp xếp các kết cấu nằm trong tầm hoạt động của 
cần trục lắp ghép, ở vị trí thuận tiện nhất cho việc 
treo buộc.
 Trang bị cho kết cấu những thứ cần thiết như: Thang, 
sàn công tác, giằng cố định, dây điều chỉnh..
 Trên mặt kết cấu phải ghi ký hiệu kết cấu, đánh dấu 
mặt trên mặt dưới các kết cấu có cốt thép một phía, 
xác định trọng tâm các kết cấu phức tạp và không đối 
xứng, ghi vị trí điểm treo buộc
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Khái niệm chung (treo buộc kết cấu)
 Những kết cấu nào không chịu được tải trọng bản 
thân khi cẩu lắp thì phải gia cường trước.
 Phân bố điểm treo buộc kết cấu sao cho không gây ra 
những ứng suất quá lớn khi cẩu và không làm đứt dây 
cẩu, quai cẩu; khi cần thiết thì dùng thêm đòn treo.
 Các dụng cụ treo buộc kết cấu phải đảm bảo không bị 
tuột bất ngờ. 
 Nên treo buộc kết cấu gần giống tư thế của nó ở vị trí 
thiết kế nhất.
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Khái niệm chung (treo buộc kết cấu)
 Khi cẩu kết cấu gần sức trục ở độ với nào đó, phải 
nâng cấu kiện lên cao 20-30 cm để kiểm tra độ ổn 
định của cần trục, độ bền của dụng cụ hãm và thiết bị 
treo buộc.
 Giữ cấu kiện khỏi quay đưa bằng một hoặc hai dây 
thừng buộc sẵn ở đầu cấu kiện. Dùng đòn bẩy dẫn kết 
cấu dần vào vị trí thiết kế của nó, không cho va chạm 
mạnh vào các bộ phận kết cấu khác.
 Treo buộc luân phiên các KC, nhất là KC đứng và KC 
nằm, yêu cầu luôn thay đổi dụng cụ treo buộc và các 
thiết bị khác, như vậy năng suất công tác lắp ghép bị 
giảm sút. Nên tổ chức lắp ghép từng loại KC gần 
giống nhau theo một trình tự nhất định.
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Khái niệm chung (điều chỉnh kết cấu)
 Lắp đặt kết cấu và đúng vị trí thiết kế bằng cần trục: 
Thời gian sử dụng cần trục dài nhưng tốn ít công hoặc 
không tốn công lao động thủ công. Nếu có sự dụng 
thiết bị điều chỉnh thì thiết bị điều chỉnh nhỏ và nhẹ, 
cách cố định tạm kết cấu không phức tạp.
 Điều chỉnh kết cấu bằng những thiết bị đặc biệt, sau 
khi đã lắp đặt kết cấu vào chỗ và cố định tạm: Mau 
chóng giải phóng cần trục nhưng tốn nhiều công lao 
động thủ công hơn, những thiết bị dùng để điều chỉnh 
kết cấu thường nặng và cồng kềnh hơn.
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Khái niệm chung (cố định tạm kết cấu)
 Trong quá trình cố định tạm luôn phải đảm bảo vị trí 
kết cấu chính xác theo thiết kế, chuẩn bị sẵn sàn cho 
việc cố định vĩnh viễn kết cấu.
 Sau khi cố định tạm vào vị trí kết cấu phải chịu được 
tải trọng gió và tải trọng lắp ghép.
 Cố định vĩnh viễn nên tiến hành sớm sau khi đã điều 
chỉnh đúng vị trí thiết kế.
 Chỉ cho phép lắp kết cấu mái nhà một tầng sau khi 
đã cố định vĩnh viễn cột và cường độ bêtông mối nối 
đạt tơi 70% cường độ thiết kế.
 Chỉ cho phép lắp các tầng trên của nhà nhiều tầng 
sau khi đã cố định vĩnh viễn các kết cấu của tầng bên 
dưới, và cường độ bêtông mối nối các kết cấu chịu lực 
tới 70% cường độ thiết kế.
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Lắp móng (chuẩn bị)
 Kiểm tra lại vị trí, cao trình móng và các gối tựa đặt 
kết cấu.
 Chọn trình tự lắp ghép hợp lý
 Chuẩn bị các cấu kiện lắp ghép
Chuẩn bị các dụng cụ treo buộc
 Trước khi lắp phải đầm lèn chặt đất nền dưới đáy hố 
móng, rải các lớp bê tông lót. Kiểm tra độ phẳng lớp 
lót bằng máy thủy bình.
 Trên mặt khối móng vạch sẵn những đường tim. Cách 
mỗi cạnh khối móng khoảng 5cm, đóng bốn cọc thép 
tròn phi 10-12 mm, quét sơn đỏ, các cọc này là 
những đường trục của hàng cột.
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Lắp móng (chuẩn bị)
 Lựa chọn dụng cụ treo buộc
 Lựa chon thiết bị cẩu lắp
 Bố trí cấu kiện
 Phương án bày sẵn
 Phương án cẩu trực tiếp trên xe vận tải
 Bố trí cần trục
7.4.1 Lắp ghép các kết cấu BTCT.
Lắp móng (quy trình)
 Vị trí đứng của cần trục phải lựa chọn sao cho số vị trí 
đứng ít mà khả năng cẩu lắp tốt nhất 
Cần trục đi giữa nhà Cần trục đi biên
Lắp móng (quy trình)
Thao tác lắp:. 
 Trên lớp lót, ta rải một 
lớp vữa dày 2-3 cm.
 Cẩu khối móng cao hơn 
mặt nền khoảng 15-20 
cm, để công nhân điều 
chỉnh vị trí, rồi mới đặt 
lên lớp lót rải sẵn (tránh 
làm hư hỏng lớp lót) sao 
cho đường tim ghi trên 
khối móng trùng với 
đường trục hàng cột đã 
đánh dấu bằng cọc thép.
 Sau đó dùng hai máy trắc đạt 
đặt dọc theo hai đường trục 
hàng cột để kiểm tra vị trí 
từng móng. Độ cao đáy cốc 
móng không được sai lệch quá 
±3 mm, và đường tim sai lệch 
không quá ±5 mm.
Lắp cột (chuẩn bị)
 Kiểm tra kích thước 
hình học cột.
 Lấy dấu tim cột theo 2 
phương và trọng tâm 
của cột.
 Bố trí cột trên mặt 
bằng: Phụ thuộc vào 
mặt bằng công trình, 
tính năng kỹ thuật của 
cần trục, phương pháp 
lắp dựng cột
Lắp cột (chuẩn bị)
 Lựa chọn những dụng cụ 
treo buộc cột bêtông tùy 
thuộc vào trọng lượng, 
kích thước hình dáng và 
vị trí treo cẩu của cột. 
Sau đây là một số loại 
dụng cụ treo buộc:
+ Dụng cụ treo buộc đơn 
giản (dây cẩu đơn, 
kép): có nhược điểm khi 
muốn tháo dây cẩu phải 
dùng thang trèo lên tháo.
Lắp cột (chuẩn bị)
+ Dụng cụ treo buộc ma 
sát: Dùng cẩu những cột 
trơn, có vai. Gồm một 
đòn treo (1) và hai dây 
cáp (2) nối vào các thanh 
chữ U (3) ở vị trí cao hơn 
trọng tâm cột, khi cần 
trục kéo căng dây cáp thì 
các thanh chữ U nén lại, 
hai đai ma sát (4) ép vào 
thân cột, nhờ có ma sát 
giữa mặt bê tông và hai 
thanh đai nên cột được 
treo thẳng đứng ở một 
điểm nhất định. Khi lắp 
cột vào vị trí xong, cần 
trục hạ móc cẩu xuống 
đai ma sát tự tụt xuống 
chân cột, công nhân tháo 
đai ma sát ra khỏi cột tại 
chân cột.
Lắp cột (chuẩn bị)
+ Dụng cụ treo buộc 
bằng chốt ngang: Khi 
đúc cột phải tạo một lỗ 
ở đầu cột để xỏ chốt, 
khi cần trục lắp cột 
xong vào vị trí và thả 
chùng dây cẩu, người 
công nhân đứng dưới 
đất kéo sợi dây thừng 
để rút chốt khỏi lỗ cột 
và giải phóng dụng cụ 
treo buộc
Lắp cột (phương 
pháp)
Trước khi lắp ghép 
cột vào móng, cần 
trục phải dựng cột từ 
tư thế nằm sang tư 
thế thẳng đứng theo 
hai cách: 
 Kéo lê 
 Quay.
Lắp cột (điều chỉnh 
và cố định)
 Khi chân cột đặt trên 
lớp vữa bê tông lót 
có chiều dày E, thì E 
được tính theo công 
thức: 
E=H-L; 
H: độ cao mặt vai cột.
L: chiều dài thân cột 
dưới.
Lắp cột (điều chỉnh 
và cố định)
 Kiểm tra cao trình vai cột 
hoặc đỉnh cột người ta 
dùng vạch đấu 2 ghi sẵn 
trên cột ở tầm cao của 
máy thủy bình.
 Kiểm tra độ thẳng đứng 
của cột bằng máy kinh vĩ 
hoặc quả rọi dóng song 
song với đường tim của 2 
cột vuông góc. 
Lắp cột (điều chỉnh và cố 
định)
 Cố định tạm thời cột vào 
móng: bằng chêm (nếu là 
móng cốc), các thanh chống 
xiên, dây neo hay các khung 
dẫn.
+ Những cột H<6 m thường cố 
định tạm thời vào cốc móng 
bằng các chêm (bê tông, bê 
Điều chỉnh cột bằng đòn ngang
tông cốt thép, sắt hay gỗ).
+ Những cột cao và nặng như 
cột hình chữ T, những cột có 
vai rộng, ngoài việc cố định 
tạm chân cột vào cốc móng 
bằng chêm, cần phải cố định 
thêm bằng các thanh chống 
xiên hoặc bằng các dây neo 
(tăng đơ). Điều chỉnh cột bằng kích
Liên kết tạm 
thời cột vào 
Cố định tạm thời các 
đoạn, cột tầng trên 
vào vị trí
móng bằng 
khung dẫn
Lắp cột (điều chỉnh và cố định)
 Trước khi lắp vữa bê tông chân cột phải làm sạch bụi 
bẩn trong các khe hở và tưới nước ướt mặt. Muốn mối 
nối nhanh chóng khô cứng, chịu lực được nên dùng 
loại vữa khô, trộn bằng xi măng đông cứng nhanh, 
mac bêtông gắn mối nối phải cao hơn mac bêtông của 
kết cấu 20%. Những cốt liệu của vữa phải nhỏ, để có 
thể lọt xuống tận đáy cốc móng.
 Nếu dùng chêm sắt và chêm gỗ thì phải gắn mối nối 
làm hai giai đoạn. Lúc đầu đổ vữa bê tông đến chấm 
đầu dưới của chêm, khi bê tông đạt 50% cường độ 
thiết kế thì rút chêm thép hoặc chêm gỗ ra và đổ tiếp 
vữa lên đến miệng cốc móng.
 Khi cố định tạm thời cột, cần trục lắp ghép vẫn phải 
giữ cột khi điều chỉnh. Để rút ngắn thời gian chờ đợi 
này, người ta sử dụng các loại khung dẫn bằng thép. 
(gồm hai nửa ghép vào hai bên cột và xiết chặt vào 
cột bằng các bu lông giằng).
Lắp cột (điều chỉnh và cố định)
 Khi lắp ghép các đoạn cột tầng trên của nhà nhiều 
tầng, người ta cố định tạm thời chúng vào vị trí bằng 
các khung dẫn, tăng đơ hay bằng các dây giằng. Các 
dụng cụ cố định tạm cột này gắn vào cột bằng một đai 
trước khi cẩu cột, và liên kết vào các móc cẩu của 
panen hoặc móc cẩu của dầm đã móc trên sàn tầng. 
Sau khi hàn nối cốt thép tầng trên với tầng dưới và đổ 
bê tông mối nối đạt 50% cường độ thiết kế thì có thể 
tháo khung dẫn đi lắp cho cột khác.
Lắp cột (điều chỉnh và cố định)
- Khi cố định tạm những cột dài hơn 12m, ngoài các 
chêm hoặc khung dẫn ra cần phải giằng chúng xuống 
đất hoặc cột bên cạnh bằng các tăng đơ hoặc dây 
giằng.
Lắp dầm, dầm cầu chạy (chuẩn bị)
 Vạch đường tim ở các chỗ tựa của dầm với mái, với cột
 Trang bị các dụng cụ điều chỉnh, các thiết bị cố định 
tạm của các kết cấu ở trên cao ( thanh giằng có tăng-
đơ điều chỉnh, khung dẫn) và sàn công tác.
 Các bulông để liên kết với cột, các thiết bị an toàn, gia 
cố, hệ thống dây để giữ ổn định khi lắp ghép
 Thiết kế biện pháp cẩu lắp
Lắp dầm, dầm cầu chạy (thiết bị treo buộc)
 Dây cẩu móc vào các quai cẩu: treo buộc những dầm 
loại nhỏ dài tới 6m. 
 Đòn treo: dùng cho dầm lớn và nặng, dài tới 12m.
Treo buộc dầm 
loại nhỏ
Đòn treo dùng để treo dầm 
BTCT dài và nặng
Lắp dầm, dầm cầu chạy (thiết bị treo buộc)
 Thiết bị treo buộc dầm chữ T: thiết bị làm bằng thép 
cứng và đỡ dầm từ phía dưới, nên không cần phải 
chôn sẵn những quai cẩu trong dầm.
Thiết bị treo buộc dầm BTCT tiết diện chữ T
Lắp dầm, dầm cầu chạy (thiết bị treo buộc)
 Thiết bị treo buộc có khóa bán tự động: dùng để tháo 
dỡ dụng cụ treo buộc dầm mà không phải trèo cao. 
Khi đặt dầm vào vị trí thiết kế và cố định xong, người 
công nhân đứng ở một sàn công tác kéo sợi dây rút 
chốt ra, vòng quai đầu dây cẩu sẽ tuột khỏi khoá giải 
phóng dụng cụ treo buộc khỏi dầm.
1. Miếng thép đệm
2. Dây cẩu kép
3. Khóa bán tự động
4. Đoạn ống khóa để luồn dây cáp
5. Dây rút chốt
Thiết bị treo buộc có khóa bán tự động
Lắp dầm, dầm cầu chạy (kiểm tra điều chỉnh)
 Kiểm tra cao trình mặt tựa của dầm bằng ống thủy 
bình, rồi cẩu dầm lên đặt vào gối tựa, công nhân đứng 
trên giáo ghế điều chỉnh dầm vào đúng vị trí. 
 Nếu dầm nằm chưa đúng hẳn vị trí thiết kế thì dùng 
đòn bẩy để chỉnh dịch lại, sau đó mới tháo dây cẩu 
khỏi dầm.
a. Kiểm tra cao trình mặt 
tựa của dầm
b. Đỡ dầm vào vị trí
c. Chỉnh dịch dầm theo 
hướng dọc.
d. Chỉnh dịch dầm theo 
hướng ngang
Lắp dầm, dầm cầu chạy (kiểm tra điều chỉnh)
 Nói chung các dầm sàn, dầm cầu chạy thường có độ 
ổn định tương đối lớn, không cần phải cố định tạm sau 
khi đặt vào vị trí, trừ một số dầm cầu chạy mảnh và 
cao (H>5B) thì phải cố định tạm.
Lắp dầm, dầm cầu chạy (cố định vĩnh viễn)
Lắp dầm, dầm cầu chạy (cố định vĩnh viễn)
Lắp tấm sàn
 Cố định hẳn các tấm sàn vào tường chịu lực hay dầm 
khung nhà bằng cách hàn các chi tiết thép chôn sẵn 
trong tấm sàn với các chi tiết chôn sẵn trong tường 
hoặc trong dầm khung nhà. 
 Chèn lấp vữa các mạch hở giữa hai tấm tiếp giáp nhau 
nhằm làm tăng độ cứng, độ ổn định của sàn nhà, đồng 
thời cũng nâng cao khả năng cách âm của sàn nhà.
Lưu ý:
 Để đặt thật đúng các tấm trên các gối tựa. Người ta 
vạch sẵn một đường tim trên mặt dầm hay trên mặt 
tường và kiểm tra xem đường tim đó có đi vào chính 
giữa khe nối hai đầu panen không.
 Bắt đầu lắp từ tường trở đi. Người công nhân đứng 
trên giáo ghế lắp tấm thứ nhất. Khi lắp các tấm tiếp 
sau thì đứng trên các tấm sàn vừa lắp xong.
Lắp tấm sàn
Lắp dầm mái, dàn mái, tấm mái
 Lắp ghép các kết cấu mái sau khi đã hiệu chỉnh và cố 
định vĩnh viễn chân cột.
 Tại các chỗ tựa của dầm mái, dàn mái có vạch sẵn 
đường tim.
 Hai đầu dàn mái hoặc dầm mái phải buộc sẵn dây 
thừng để lái dầm vào vị trí. Ở giữa dầm hoặc dàn mái 
có gắn sẵn một đến hai thanh giằng tạm có móc kẹp, 
vít và tăng đơ điều chỉnh.
Lắp dầm mái, dàn mái, 
tấm mái
 Treo buộc tại thanh cánh 
thượng. Lnhịp>18 m treo 
buộc tại 2 điểm, còn Lnhịp
>24m thì treo tại 4 điểm.
 Những dàn ghép bởi 
nhiều đoạn (dàn khuếch 
đại) và những dầm mái 
lớn hơn 15m phải treo ít 
nhất ở 4 điểm.
 Để cẩu lắp chúng thường 
sử dụng các đòn treo, 
dàn treo. Chiều dài của 
đòn treo, dàn treo tùy 
thuộc vào sơ đồ cẩu lắp 
sao cho đảm bảo cường 
độ và độ ổn định của kết 
cấu khi cẩu lắp.
Lắp dầm mái, dàn mái, tấm mái
Lắp dầm mái, dàn mái, tấm mái
 Khi cẩu lắp, hai công nhân đứng dưới cầm dây thừng 
giữ cho dầm, dàn khỏi quay và đong đưa, sau khi đặt 
dầm, dàn lên cột xong thì cố định tạm vào vị trí bằng 
các thanh giằng tạm. Hai đầu thanh giằng này có móc 
kẹp và vít, liên kết khớp với thanh. 
 Khi cẩu dàn, dầm lên thì thanh giằng tạm ở tư thế 
thẳng đứng, đầu dưới thanh giằng buộc sẵn một sợi 
dây thừng. Người công nhân đứng trên phần mái đã 
lắp trước, kéo sợi dây thừng đó lên và kẹp móc kẹp 
vào dầm, dàn mái đã ổn định.
 Dầm mái hoặc dàn mái có khẩu độ lớn hơn 18m thì 
phải cố định tạm ít nhất 2 thanh giằng tạm.
 Chiếc dàn đầu tiên sau khi đặt lên cột, cố định tạm 
bằng các dây neo, buộc vào cọc hoặc các cột đã cẩu 
lắp.
 Lắp mái nhà công nghiệp phải lắp từ những gian có hệ 
giằng vĩnh cửu trước. 
Lắp dầm mái, dàn mái, tấm mái
Lắp dầm mái, dàn mái, tấm mái
Trình tự lắp các tấm mái như sau:
 Nếu tấm nhỏ thì 
treo bằng dây 
cẩu 4 nhánh.
 Nếu tấm lớn 
3x6 m hoặc 
3x12 m thì 
dùng đòn treo 
tự cân bằng hay 
puli tự cân 
bằng.
 Dùng dụng cụ 
đòn treo và móc 
kẹp.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_thi_cong_chuong_7_4_thi_cong_lap_ghep_cac.pdf