Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá và giải quết các vấn đề xã hội

Tóm tắt Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá và giải quết các vấn đề xã hội: ...trong phương tiện chuyển tải nội dung- Bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thể hiện sức sống bên trong của dân tộc. Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo Ba là, nền văn hoá Việt Na...ệt Nam với thế giới.Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới thiệu những tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam d. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhânKết quả và ý nghĩaHạn chế và nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan: nhận thức của ...ơng.Thực hiện chính sách ưu đãi XH; nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ĐH X (2006) nêu chủ trươngĐẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng.Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục.Chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng ...

ppt50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá và giải quết các vấn đề xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá và giải quết các vấn đề xã hội I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển văn hoáTrước thời kỳ đổi mớiKhái niệm văn hoá- KN của UNESSCO: Văn hoá là tổng thể các đặc trưng diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, được khắc hoạ lên bản sắc của một cộng đồng, một vùng miền quốc gia hay của xã hộiI- Định nghĩa của Hồ Chí Minh: Văn hoá là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của loài người về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật cũng như các công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng.- Quan điểm của Đảng ta: Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống, là năng lực sáng tạo của cả một dân tộc, là bản sắc của một dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khácIb. Quan điểm chủ trương về xây dựng nền văn hoá mớiĐề cương văn hoá Việt Nam (1943)Chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân dân (sau CMT8)Đường lối văn hoá kháng chiến Chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá (1955-1986): nền văn hoá có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dânc. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhânKết quả và ý nghĩa Văn hoá cứu quốc đạt nhiều thành tựu trong kháng chiến và kiến quốc, động viên nhân dân tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ có thắng lợi của chính sách văn hoá, của những giá trị tinh thần cao quý của con người Việt NamHạn chế và nguyên nhân Đạo đức, lối sống có biểu hiện suy thoái Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập Công tác tư tưởng, văn hoá thiếu sắc bén thiếu tính chiến đấu Một số di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị không được quan tâm bảo tồnNguyên nhân Chiến tranh; cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nhận thức giáo điều tả khuynh về nền văn hoá cũ2. Trong thời kỳ đổi mớiQúa trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển văn hoáĐH VI nhấn mạnh vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tính cách lành mạnh, tác động sâu sắc vào đổi mới nếp nghĩ, nếp sống con ngườiNQ 05 của BCT (1987) nhấn mạnh văn hoá là nhu cầu thiêt yếu trong đời sống tinh thần của xã hộiNQ TW 4 khoá VII lần đầu tiên khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, một động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, đồng thời là mục tiêu của CNXH..... ĐH VIII (1996) Khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH NQTW5 (Khoá VIII- 1998) lần đầu tiên xác định 2 tính chất đặc trưng của nền văn hoá là tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Và nêu 5 quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển văn hoá trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước NQTW9 (Khoá IX): phát triển văn hoá phải đồng bộ với phát triển kinh tế NQTW10 (Khoá IX): phải gắn kết 3 nhiệm vụ phát triển kinh tế, chỉnh đốn Đảng và phát triển văn hoá ĐH XI (2011) chủ trương phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế, theo hướng: - Chú trọng xây dựng nhân cách con người VN về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống; coi trọng văn hoá trong lãnh đạo quản lý,văn hoá trọng kinh doanh và văn hoá trong ứng xử. - Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản; đẩy mạnh xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá, thông tin, hình thành thị trường văn hoá lành mạnh.b. Các quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển văn hoá Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội	 Văn hoá được cấu thành bởi một hệ các giá trị tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc. Các giá trị này thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, được tiếp nối qua các thế hệ, được vật chất hoá bền vững trong cấu trúc kinh tế - xã hội. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất - tinh thần của mọi thành viên bằng môi trường văn hoá - xã hội Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triểnVăn hoá là kết quả của sự sáng tạo của con người thể hiện tiềm năng sáng tạo của dân tộc. Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức, kỹ năng trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triểnVai trò động lực và điều tiết của văn hoá trong kinh tế thị trường - Vai trò động lực của văn hoá trong hội nhập và bảo vệ môi trường - 	Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới Văn hoá là một mục tiêu của phát triển- Mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh” là mục tiêu văn hoá - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xác định: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”. - Trong thực tế nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn át mục tiêu văn hoá. Văn hoá vẫn thường bị xem là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Hệ quả là kinh tế có thể tăng trưởng nhưng văn hoá bị suy giảm Hai là, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện chuyển tải nội dung- Bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thể hiện sức sống bên trong của dân tộc. Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam	 - Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng, bổ sung cho nhau- 	Cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung thống nhất- 	Thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thì xây dựng văn hoá là công việc do mọi người cùng thực hiện- 	Văn hoá thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do đó thực hành văn hoá là hoạt động hàng ngày của mỗi người dân.- 	Nhân dân là người hưởng thụ, tiêu dùng, phổ biến, sáng tạo và lưu giữ các tài sản văn hoá - Các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển văn hoá song các lực lượng văn hoá chuyên nghiệp giữ vai trò nòng cốt Năm là, văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thân trọng - Văn hoá là một mặt trận của cách mạng Việt Nam, quan trọng và gian khổ không kém mặt trận kinh tế, mặt trận chính trị- Hoạt động “xây” và “chống” trong văn hoá là quá trình cách mạng lâu dài, khó khăn, phức tạp, cần có ý chí cách mạng, có tính chiến đấu, cần sự kiên trì, thận trọng Sáu là, giáo dục – đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu - Trong văn hoá, theo nghĩa rộng thì giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là các lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức - Trong thực tế điều hành chúng ta đã chưa làm đúng nhận thức này. Hai lĩnh vực này hiện nay đang có nhiều lúng túng, bất cậpc. Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá Thứ nhất, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng- Đưa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng dời sống văn hoá đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. - Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hoá; xây dưịng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội.- Tăng cường hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hoá ở các cấp; xã hội hoá các hoạt động văn hoá, chú trọng nâng cao đờig sống văn hoá ở nông thôn.Thứ hai, Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng - Tiếp tục phát triển nền văn học nghệ thuật Việt Nam giàu chất nhân văn dân chủ, tiến lên hiện đại. - Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển VH, văn nghệ với phát triển du lịch và thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng Thứ ba, phát triển hệ thống thông tin đại chúng Khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản.Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả việc sử dụng internet để truyền bá tư tưởng, lối sống không lành mạnh. Thứ tư, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hoáTăng cường giới thiệu, truyền bá văn hoá, văn học nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới.Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới thiệu những tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam d. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhânKết quả và ý nghĩaHạn chế và nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan: nhận thức của Đảng về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá chưa thật đầy đủ. Các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hoá chưa được quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hoá trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tếII. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội	1. Thời kỳ trước đổi mới	a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội Thời kỳ 1945 - 1954	 Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân. Chính phủ có chủ trương để các tầng lớp nhân dân chủ động tự mình giải quyết các vấn đề xã hội Thời kỳ 1955 – 1975 Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ thời chiến. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ Thời kỳ 1975 – 1985 Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập và cấm vậnb. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhânKết quả và ý nghĩa	Bảo đảm xã hội ổn định trong chiến tranh ác liệt, kéo dài, toạ niềm tin vào chế độHạn chế	Hình thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, tâm lý bình quân, cào bằng, không khuyến khích làm tốt làm giỏi. Hình thành một xã hội đóng, kém năng độngNguyên nhân	Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Đặt chưa đúng tầm chính sách xã hội trong quan hệ với chính sách thuộc các lĩnh vực khác2. Trong thời kỳ đổi mới	a. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội	Đại hội VI (1986)Lần đầu tiên đưa ra khái niệm chính sách xã hội Xác định rõ hơn mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội: Trình độ kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện CSXH nhưng mục tiêu xã hội là mục đích của hoạt động kinh tế Đại hội VII (1991) - Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người- Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc dẩy phát triển kinh tế Đại hội VIII (1996). Bổ sung quan niệm	- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. - Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, việc tạo điều kiện cho mọi người khi có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.	- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo.	- Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. ĐH IX (2001) nêu một số định hướng giải quyết các vấn đề XH: Giải quyết việc làm là một chính sách XH cơ bản và bằng nhiều biện pháp.Khẩn trương mở rộng bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội.Khẩn trương thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương.Thực hiện chính sách ưu đãi XH; nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ	ĐH X (2006) nêu chủ trươngĐẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng.Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục.Chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội.ĐH XI (2011) nhấn mạnh một số vấn đề cấp bách cần phải giải quyết - Thực hiện tốt các chính sách lao động, việc làm và tiền lương, thu nhập nhằm phát huy cao nhất năng lực của người lao động.- Đẩy mạnh công tác dạy nghề và tạo việc làm.Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp.Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.b. Quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội	Kết hợp để giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế	Kết hợp để lường trước được tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra do mục tiêu phát triển kinh tế để chủ động xử lý	Kết hợp để tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển	Nhiệm vụ “gắn kết” này không dừng lại như một khẩu hiệu, một lời khuyến nghị mà phải được pháp chế hoá thành các thể chế có sức cưỡng chế, buộc các chủ thể phải thực hiện Ba là, chính sách xã hội đựoc thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế; gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ 	Xoá bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng, cơ chế xin cho trong chính sách xã hội	Thực hiện yêu cầu công bằng xã hội và tiến bộ xã hội trong chính sách xã hội Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển không phải là số lượng tăng trưởng mà là vì con người, vì một xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh Phát triển theo quan điểm này là phát triển bền vững c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo	Hai là, đảm bảo cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.... Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hộiBảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thúc cung ứng các dịch vụ công cộngd. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhânKết quả và ý nghĩa	Sau 20 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của Đảng và nhân dân ta đã có nhiều thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt rất quan trọng sau đây: ....	“Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tích cực của tất cả các tầng lớp dân cư” ....Đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn....	Thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển....	Qua 20 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển xã hội đã đạt nhiều thành tựư. Tính năng động xã hội khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dần dần hình thành với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ dám chịu trách nhiệm, rủi ro, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ Quốc. Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.... Bên cạnh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ, chủ trang trại và các nhóm xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh”. Thành tựu xoá đói, giảm nghèo được nhân dân đồng tình, được quốc tế thừa nhận và nêu gương	Hạn chế và nguyên nhân Sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại	Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội	Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá	Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh xã hội chưa được đảm bảo .... Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là:	Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội	Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_dang_cong_san_viet_nam_chuong_7_duong_loi.ppt
Ebook liên quan