Bài giảng Lịch sử triết học, Triết học Mác-Lênin - Tư tưởng triết học Khổng Tử

Tóm tắt Bài giảng Lịch sử triết học, Triết học Mác-Lênin - Tư tưởng triết học Khổng Tử: ...ị ấy. Nhà cầm quyền phải đạt được nhân đạo và thiên đạo. Những yêu cầu cụ thể đối với vua? 6 I Tư tưởng triết học Khổng Tử Mối quan hệ cha – con. -Con phải hiếu với cha mẹ, cha mẹ phải có lòng từ ái đối với con. Chữ “hiếu” trong luận ngữ rất nhie...ù, sau đó mới hưởng thành quả mới có thể gọi là nhân”. Người quân tử lo trước cái lo của thiên hạ Vui sau cái vui của thiên hạ. Khác với những người “bất nhân”, người nhân sẵn sàng vui vẻ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đấy là vinh hoa hay đó...hì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của kinh Xuân Thu. 13 I Tư tưởng triết học Khổng Tử Khổng Tử đã phân con người ra làm hai lớp: người quân tử và kẻ tiểu nhân. - Quân tử chỉ những người học rộng, những người thuộc tầng lớp trên, phải là n...

pdf17 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử triết học, Triết học Mác-Lênin - Tư tưởng triết học Khổng Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Khổng Tử: (551 – 479 tr. CN) 
-Người sáng lập ra trường phái Nho gia, nhà tư tưởng vĩ đại 
của Trung Hoa thời kỳ cổ đại. Khổng Tử người làng Xương 
Bình, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đơng (nước Lỗ trước đây), hạ 
lưu sơng Hồng Hà. Bố là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Thị. 
-Theo truyền thuyết, trước khi sinh ơng, thân mẫu nằm mơ thấy 
một con Kỳ Lân nhả một tờ ngọc thư cĩ hàng chữ: “Con của 
Thủy Tinh, nối ngơi nhà Chu đã suy, làm vua khơng ngai”, 
ơng cĩ 49 tướng quý. 
- Năm 19 tuổi lập gia đình, 20 tuổi sinh con (Khổng Lý), 23 
tuổi ly dị. Ơng mất 18/2/479 tr. CN. 
2 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
- Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kỳ suy tàn, tan rã của chế độ 
chiếm hữu nô lệ và chế độ sơ kỳ phong kiến bắt đầu xuất hiện. 
Thời kỳ này xã hội Trung Quốc đã trải qua thời kỳ giao thời, từ 
chế độ tông tộc chuyển sang chế độ gia trưởng, giá trị tư tưởng, 
đạo đức mới còn manh nha và đang trên con đường xác lập. Tình 
trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi, chư hầu nổi 
lên chiếm ngôi thiên tử, đại phu lấn quyền chư hầu. 
- Mạnh Tử: “đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy 
đồng, đánh nhau giành thành thì giết người thây chất đầy thành”, 
đây là thời kỳ đất cát nuốt thịt người. 
- Khổng Tử: “quân bất quân; thần bất thần; tử bất tử. Dẫu ta có 
thóc lúa, vàng bạc đầy kho liệu có ngồi im mà ăn được chăng”. 
3 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
1. Thuyết chính danh 
Theo Khổng Tử thiên hạ rối ren nguyên nhân của nó bắt nguồn từ 
sự sa đoạ của các thế lực cầm quyền làm cho “danh” không được 
“chính”, tức là “danh” (tên gọi, địa vị, thứ bậc) không phù hợp với 
“thực” (việc làm, bổn phận, nghĩa vụ). Vì vậy để khôi phục lại 
trật tự xã hội, Khổng Tử chủ trương thực hiện học thuyết “chính 
danh”. 
Ông cho rằng: trong xã hội mỗi vật, mỗi người đều có một công 
dụng nhất định nằm trong một mối quan hệ nhất định, mỗi vật mỗi 
người đều có một địa vị nhất định và tương ứng với nó là một danh 
nhất định. Mỗi danh đều có một tiêu chuẩn riêng, vật nào, người 
nào mang danh nào phải được thực hiện và thực hiện cho bằng 
được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không phải gọi bằng 
danh khác. 
4 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
“chính là làm cho mọi việc ngay thẳng, công minh”, “vua cho ra 
vua, tôi cho ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con”. “Nếu danh 
bất chính thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn thì 
dẫn tới việc làm sai. Khi đó người với người trong xã hội sẽ không 
còn kính trọng nhau, không còn hoà khí, luật pháp lỏng lẻo và 
người dân sẽ mất nơi trông cậy nhờ vả”, “dân không có chỗ trông 
cậy nhờ vả thì dân sẽ không còn tin ở bậc cầm quyền, lúc đó dù 
muốn hay không xã tắc cũng khó tránh bề suy sụp”. 
Cho “chính danh” là quan trọng nhất, cho nên Khổng Tử chủ 
trương chia xã hội thành những quan hệ - “ngũ luân” : quân thần; 
phụ tử; phu phụ; huynh đệ; bằng hữu. Mỗi quan hệ lại cĩ tiêu chuẩn 
riêng. 
5 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Khổng Tử nhấn mạnh quan hệ vua – tôi và cha – con. 
 Vua – tôi chính là quan hệ nhà nước với dân. Bậc cai trị 
nhà nước cầm quyền phải dùng lễ nghĩa để cai trị đất nước, phải 
biết trọng dụng người hiền tài đức độ, nhà cầm quyền phải tự 
mình làm điều lành, học tập, trau dồi tri thức để có đủ khả năng 
nhận chức đó hay không, chứ đừng lo mình không có được chức vị 
ấy. Nhà cầm quyền phải đạt được nhân đạo và thiên đạo. 
Những yêu cầu cụ thể đối với vua? 
6 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Mối quan hệ cha – con. 
-Con phải hiếu với cha mẹ, cha mẹ phải có lòng từ ái đối với con. 
Chữ “hiếu” trong luận ngữ rất nhiều nghĩa. Khi cha mẹ còn sống 
thì phải biết kính trọng và chăm sóc cha mẹ và không được đi xa, 
khi cha mẹ chết thì phải thờ phụng cha mẹ, phải biết tuổi của cha 
mẹ. Phụng dưỡng cha mẹ thì phải có cái tâm. Nếu cho cha mẹ ăn 
mà không có cái tâm thì chả khác gì nuôi chó nuôi ngựa làm sao 
có thể gọi là lòng hiếu thảo được. Đặc biệt quan điểm về hiếu của 
Khổng Tử không phải là quan điểm một chiều, không phải con cái 
nhất nhất nghe theo lời cha mẹ. 
-Đối với Khổng Tử, trong xã hội “chính danh” là quan hệ hai 
chiều: quân có minh thì thần mới trung, phụ có từ thì tử mới hiếu, 
v.v. Công cụ để thực hiện hai chiều này là đạo đức xã hội. 
7 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
2. Thuyết về Lễ 
Để thực hiện được “chính danh “ Khổng Tử đã dùng “lễ” trong hệ 
thống triết học đạo đức của mình. Lễ không chỉ là phương tiện của 
nhân mà còn là phương tiện, cách thức để thực hiện “chính danh”, 
mà “chính danh” nghĩa là nhân. Phạm trù lễ vừa mang tính đạo 
đức vừa mang tính chính trị, và lễ chính là bổ sung những tiếu sót 
và khiếm khuyết của “nhân “ của “nghĩa”. Lễ còn là công cụ, 
phương tiện để duy trì trật tự đẳng cấp danh phận. 
8 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Ông nói; “nếu nhà cầm quyền dùng pháp luật mà dẫn dắt, chuyên 
dùng hình phạt mà trị vì thì dân sợ mà không phạm pháp, còn nếu 
nhà cầm quyền dùng đức hạnh mà dẫn dắt, dùng lễ tiết mà trị thì 
chẳng những dân tự biết xấu hổ với mình mà trước hay sau họ 
cũng được cảm hoá”. Đức hạnh và lễ tiết theo Khổng Tử là những 
tiêu chuẩn về đức tính, là những quy định về giao tiếp, lễ nghi mà 
con người phải có, phải tuân theo. Ở đây, Khổng Tử đã thể hiện 
rõ tư tưởng sử dụng đạo đức làm công cụ để thực hiện “chính 
danh” của mình. Nội dung của đạo đức ấy theo Khổng Tử quan 
trọng nhất là nhân, trí, dũng. 
9 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
3. Thuyết về Nhân 
Đối với mình, “người có nhân trước hết phải làm những việc khó, 
sau đó mới hưởng thành quả mới có thể gọi là nhân”. 
Người quân tử lo trước cái lo của thiên hạ 
Vui sau cái vui của thiên hạ. 
Khác với những người “bất nhân”, người nhân sẵn sàng vui vẻ 
sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đấy là vinh hoa hay đói 
nghèo, túng thiếu”. Người có nhân cái cao cả nhất là đức nhân 
của mình, có thể vì nhân mà sát thân chứ không vì thân mà hại 
nhân, vì có đức nhân con người sẽ tự kiềm chế được mình để tuân 
theo lễ tiết của xã hội. 
10 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Khi Nhan Uyên hỏi về nhân, Khổng Tử đáp” “Khắc kỷ phục lễ vi 
nhân”; “Điều gì không hợp với lễ thì đừng nhìn, điều gì không hợp 
với lễ thì đừng nghe, điều gì không hợp với lễ thì đứng nói, điều gì 
không hợp với lễ thì đừng làm”; “người có đức nhân là người phải 
nghiêm trang, tề chỉnh, rộng lượng, khoan dung, đức tín, lòng 
thành, siêng năng, cần mẫn và biết thi ân bố đức”. Ơng lý giải: 
“nghiêm trang tề chỉnh sẽ làm người khác không dám khinh nhờn, 
rộng lượng khoan dung sẽ làm người khác bị thu phục, đức tín lòng 
thành sẽ làm người khác bị sai khiến, cần mẫn siêng năng sẽ đem 
lại nhiều điều bổ ích và thi ân, bố đức làm cho con người trở nên 
thánh thiện”. 
11 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
- Người có nhân là phải thương yêu người khác. Khổng 
Tử dạy: “Người nhân muốn tự lập lấy mình thì phải lo 
lập cho người, muốn thành đạt cho mình thì cũng lo cho 
người thành đạt. Người nhân ứng xử với mình như thế 
nào thì cũng ứng xử với người như thế ấy và những gì 
mình không muốn thì đừng làm cho người khác. (Kỷ sở 
bất dục vật thi ư nhân). 
12 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
- Giáo trình cơ bản Khổng Tử dùng để khai sáng là thi, thư, lễ, 
nhạc, dịch, Xuân thu. 
- Ông quan niệm, bước chân vào một quốc gia có thể biết nền 
giáo dục ở đó như thế nào. Nếu dân ôn, nhu, đôn hậu thì đó là nền 
giáo dục đã theo tinh thần của Thư; nếu dân khiêm nhường, trang 
trọng thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của Lễ; nếu dân cởi 
mở, sinh hoạt nhẹ nhàng thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần 
của Nhạc; nếu dân sống thuận theo đạo trời thì đó là nền giáo dục 
đã theo tinh thần của của Dịch và nếu dân biết phán xét đời thì đó 
là nền giáo dục đã theo tinh thần của kinh Xuân Thu. 
13 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Khổng Tử đã phân con người ra làm hai lớp: người quân tử và kẻ 
tiểu nhân. 
- Quân tử chỉ những người học rộng, những người thuộc tầng lớp 
trên, phải là người minh bạch có tướng mạo, trung thực có đạo 
đức. 
- Tiểu nhân là những người lao động, những người không có địa 
vị trong xã hội, những người thấp kém. 
 Quân tử và tiểu nhân không chỉ khác nhau về địa vị trong 
xã hội mà còn khác nhau về trình độ, đạo đức, nhân cách và thái 
độ ứng xử, lý tưởng sống. Quân tử học đạo thì yêu người, tiểu 
nhân học đạo thì dễ sai khiến. Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ 
đạt; tiểu nhân kiêu căng mà chẳng thư thái, quân tử thư thái mà 
không kiêu căng; quân tử thản nhiên lồng lộng, tiểu nhân ưu tư 
dằng dặc; quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi; quân tử như gió, 
tiểu nhân như cỏ; quân tử hỏi tại mình, tiểu nhân hỏi tại người. 
14 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Kết luận: 
1. Triết học Khổng Tử có nội dung phong phú sâu sắc, có 
mối liên hệ thống nhất với nhau thể hiện quan điểm của 
ông về thế giới, về luân lý đạo đức, chính trị xã hội. 
Quan điểm đạo trung dung, trung thứ, thiên lý, thiên 
mệnh, quỷ thần, nhân, nghĩa, lễ , trí, tín, học thuyết chính 
danh định phận, quan điểm quân tử, tiểu nhân, tất cả các 
phạm trù đạo đức đó đã thâm nhập vào nhau trong đời 
sống xã hội. Cố gắng lý giải những vấn đề mà xã hội đặt 
ra, đó là thành quả rực rỡ trong triết lý đạo đức nhân sinh 
của Khổng Tử . 
15 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
2. Trong hệ thống triết học của Khổng Tử, quan hệ thế 
giới và con người, tư tưởng chính trị xã hội và luân lý 
đạo đức thống nhất với nhau. Chúng đều tập trung vào lý 
giải bản chất đời sống, quan hệ con người, cố gắng góp 
phần giáo hoá con người, ổn định trật tự xã hội, xây 
dựng mẫu người lý tưởng trong đó lấy nhân nghĩa làm 
gốc. Chính vì vậy mà tư tưởng triết học của Khổng Tử 
mang tính nhân văn sâu sắc, tính nhân loại phổ quát và 
cao hơn nữa đó là một triết lý sống cho mỗi con người. 
16 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Hạn chế: 
- Do hạn chế bởi tính giai cấp, lịch sử, nhận thức, vị trí xã 
hội, v.v nên tư tưởng triết học của Khổng Tử hàm chứa 
đầy mâu thuẫn, phản ánh tâm trạng bị giằng xé của ông 
trước biến chuyển của xã hội; giữa tư tưởng tiến bộ với 
tư tưởng bảo thủ. 
- Học thuyết của ông chỉ cải biến một phần, mang tính 
chất cải lương, không triệt để do địa vị, do lợi ích giai 
cấp quy định, bảo vệ cho tầng lớp quý tộc cũ đang suy 
tàn. Chính vì lợi ích giai cấp và tính chất không nhất 
quán này nĩ đã trở thành cơ sở để thế hệ sau ông khai 
thác, xuyên tạc và phủ cho nó tấm áo choàng tôn giáo 
đầy bí ẩn. 
17 
I 
Tư tưởng triết học Khổng Tử 
Tĩm lại: 
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhìn 
chung tư tưởng này có mặt trong tất cả các triều đại 
Trung Hoa. Nó để lại dấu ấn của mình không chỉ trong 
sách vở mà trong cả cuộc sống của nhiều thế hệ và nó 
đã vượt biên giới cắm rễ vào phong tục, tập quán của 
nhiều nước láng giềng lân cận. Tư tưởng của ông cũng 
để lại nhiều bài học lịch sử cho chúng ta. Những đóng 
góp của ông trong lĩnh vực chính trị, đạo đức, Khổng Tử 
xứng đáng trong lòng người dân Trung Quốc là vạn thế 
sư biểu. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_triet_hoc_tu_tuong_triet_hoc_khong_tu.pdf
Ebook liên quan