Bài giảng Luật kế toán - Chương II - Võ Thị Thùy Trang

Tóm tắt Bài giảng Luật kế toán - Chương II - Võ Thị Thùy Trang: ...tàng (đoạn 27). Các hướng dẫn cụ thể về việc thuyết minh các khoản nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng được quy định trong các đoạn từ 24 đến 26 và từ 28 đến 31. 15.4. Xác định giá trị các khoản dự phòng a) Giá trị ước tính hợp lý - Giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ướ...i và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ. Công ty mẹ kế toán khoản đầu tư vào các công ty con loại này theo quy định tại chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”. 19.3. Trình tự hợp nhất Các công việc cần phải tiến hành khi hợp nhất BCTC (đoạn 12). - Hợp cộng c... công cụ tương đương: Để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu doanh nghiệp cần phải giả định các quyền chọn mua, chứng quyền có tác động suy giảm đều được thực hiện. Số tiền giả định thu được từ các công cụ này được phản ánh như khoản thu từ việc phát hành cổ phiếu phổ thông ở mức giá thị trường tr...

pdf44 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật kế toán - Chương II - Võ Thị Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập các chỉ tiêu trên các Báo cáo tài chính cụ thể: Bảng cân đối kế toán; Báo 
cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. 
III. Nội dung các quy định về chế tài trong lĩnh vực kế toán 
 3.1. Văn bản liên quan đến quy định về chế tài trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp 
 Để đảm bảo công tác kế toán tuân thủ đúng các quy định về nghiệp vụ kế toán, Nhà nước đã 
ban hành các quy định về chế tài trong lĩnh vực kế toán. Các quy định về chế tài trong lĩnh vực kế 
toán là các quy định pháp lý bắt buộc những người thực hiện công tác kế toán và các cơ quan quản 
lý chức năng trong lĩnh vực kế toán phải tuân thủ, bao gồm các quy định về kiểm tra kế toán và xử 
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán (Luật Kế toán, Nghị định về xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực kế toán). 
 3.2. Nội dung cụ thể các quy định về chế tài trong lĩnh vực kế toán 
 3.2.1. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán 
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là các vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong 
và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam về hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các qui định của pháp 
luật về kế toán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 
 Nội dung cơ bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính về kế toán gồm các quy định về 
hình thức vi phạm, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt Cụ thể là: 
 - Các hình thức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, gồm: Vi phạm qui định về 
chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính; Vi 
phạm quy định về kiểm tra kế toán; Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; Vi 
phạm về hành nghề kế toán; Vi phạm về kế toán liên quan đến nghĩa vụ Thuế 
 - Tình tiết giảm nhẹ, gồm: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã chủ động ngăn chặn, 
làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại 
 - Tình tiết tăng nặng, bao gồm các hành vi vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, có hệ 
thống hoặc tái phạm, xúi giục, lôi kéo hoặc ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần 
để vi phạm 
 - Thẩm quyền xử phạt và thời hiệu thi hành Quyết định xử phạt được quy định cụ thể cho 
từng cấp, từng ngành, bao gồm: Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, tỉnh, 
thành phố; Thẩm quyền của cơ quan thanh tra chuyên ngành Tài chính các cấp 
 - Các quy định về thời hiệu xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm và các quy định về khiếu nại tố 
cáo và khởi kiện hành chính, khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán 
 3.2.2. Quy định về kiểm tra kế toán 
 Kiểm tra kế toán là công việc hết sức quan trọng trong công tác kế toán, kiểm tra kế toán 
giúp ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, chống tham ô lãng phí góp phần đảm bảo an toàn tài sản, tiền 
vốn của doanh nghiệp. Kiểm tra kế toán bao gồm kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp và kiểm tra 
của cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. Đối với kiểm tra trong nội bộ đơn vị thì do đơn vị tự 
xây dựng chương trình, kế hoạch và phạm vi kiểm tra để đảm bảo công tác kế toán, tài chính thực 
hiện đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên Nhà nước chỉ quy định về kiểm tra của các cơ 
quan cấp trên, cơ quan quản lý chức năng đối với doanh nghiệp. 
 Nội dung cơ bản về kiểm tra kế toán gồm các quy định về thẩm quyền kiểm tra, nội dung 
kiểm tra, trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra, như: 
 - Thẩm quyền kiểm tra kế toán, như: Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ 
quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, tuy nhiên trong một năm thì không quá 
68 
một lần kiểm tra cùng một nội dung; Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có Quyết định 
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 
 - Nội dung kiểm tra kế toán, gồm: Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán tại 
đơn vị: Nội dung và phương pháp lập chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; Kiểm tra 
việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán tại đơn vị (như tiêu chuẩn điều kiện người làm kế 
toán), 
 - Quyền và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra kế toán: Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế 
toán phải xuất trình Quyết định kiểm tra kế toán; Đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu đơn vị được kiểm 
tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán, gồm: Chứng từ kế toán, sổ 
kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác liên quan trực tiếp đến nội dung kiểm tra (như: Các 
bản hợp đồng mua bán hàng hóa và các hồ sơ tài liệu liên quan khác). 
 - Quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra kế toán: Đơn vị được kiểm tra kế toán có 
trách nhiệm cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra 
và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế 
toán; Đơn vị được kiểm tra kế toán có quyền từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng 
thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định; Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế 
toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán. 
Chương IV: CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ban hành theo Quyết định số 
87/2005/QĐ-BTC ngày 1/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định có liên quan trong 
Luật Kế toán 2003, áp dụng thống nhất cho tất cả các công ty kinh doanh dịch vụ kế toán, các cá 
nhân hành nghề kế toán và người làm kế toán nói chung. Trên cơ sở đó Hội kế toán và kiểm toán 
Việt Nam đã hướng dẫn chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kế toán cụ thể như sau: 
I. Quy định chung 
1. Mục đích của Chuẩn mực đạo đức 
Chuẩn mực đạo đức quy định các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của 
người làm kế toán bao gồm kế toán viên, phụ trách kế toán, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp, 
cơ quan, tổ chức và những người hành nghề kế toán theo luật định. 
Các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy lại thành những tiêu chí 
về đạo đức, mà người làm nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá, nhận xét về đạo đức nghề 
nghiệp của họ. 
2- Yêu cầu về đạo đức của người làm kế toán và hành nghề kế toán 
Yêu cầu chung về đạo đức mà người làm kế toán phải đạt tới là: 
(a). Người làm kế toán và hành nghề kế toán phải có được sự tín nhiệm của xã hội về tư cách 
của họ và về những thông tin kế toán mà họ cung cấp, công bố. 
(b). Người làm kế toán và hành nghề kế toán phải luôn luôn phấn đấu hoàn thiện mình để có 
trình độ chuyên môn ngày càng cao, đáp ứng đòi hỏi của công việc, đảm bảo tính chuyên nghiệp 
cao, thành thạo về kỹ năng nghiệp vụ, thích ứng với vị trí công tác mà mình đảm trách. 
69 
(c). Người làm kế toán và hành nghề kế toán phải luôn đảm bảo việc cung cấp thông tin kế 
toán và dịch vụ kế toán có chất lượng, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán, phản ánh trung 
thực, khách quan thực trạng kinh tế, tài chính của đơn vị và đảm bảo các thông tin kế toán theo 
đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. 
(d). Người làm kế toán và hành nghề kế toán nhận được sự tín nhiệm và tin cậy của lãnh đạo, 
bạn đồng nghiệp, công chúng trong công việc và cuộc sống. Sự tín nhiệm của đồng nghiệp và công 
chúng tạo nên danh tiếng và là thước đo đánh giá phẩm chất đạo đức của người làm kế toán. Điều 
này giúp tăng cường sự tín nhiệm của xã hội đối với nghề nghiệp kế toán trong công việc và đời 
sống kinh tế xã hội. 
3. Đối tượng và phạm vi áp dụng Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán 
a- Những quy định áp dụng chung cho tất cả mọi người làm kế toán: Kế toán trưởng, phụ 
trách kế toán, kế toán viên và người hành nghề kế toán. 
b. Những quy định áp dụng riêng cho những người có chứng chỉ hành nghề kế toán đang hoạt 
động độc lập hoặc làm việc trong các doanh nghiệp có kinh doanh dịch vụ kế toán. 
c. Các đơn vị kế toán, các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện chức năng tư vấn về kế toán 
hoặc cung cấp dịch vụ kế toán cũng phải thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong mọi hoạt 
động của mình. 
II- Những tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán 
1. Độc lập trong hoạt động nghiệp vụ 
- Chỉ tuân thủ theo pháp luật, không bị chi phối hoặc tác động bởi bất cứ thế lực bên ngoài 
hoặc lợi ích vật chất, tinh thần khi làm việc; 
- Người hành nghề kế toán không được nhận làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mà mình có 
quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế (góp vốn kinh doanh, quan hệ tín dụng, là cổ đông chi phối, 
có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý); 
- Không được làm kế toán và cung cấp dịch vụ kế toán ở cơ quan, tổ chức có quan hệ gia đình 
ruột thịt (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột) là người trong bộ máy điều hành (Hội đồng quản 
trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, ban); 
- Không được vừa làm dịch vụ kế toán, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng; 
- Nếu trong hoạt động xuất hiện các yếu tố làm hạn chế tính độc lập thì phải loại bỏ, nếu 
không có giải pháp, phải nêu rõ trong báo cáo dịch vụ kế toán. 
2. Chính trực 
- Thẳng thắn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp; 
- Không vụ lợi, tham lam, vị kỷ; 
- Chính kiến rõ ràng; 
- Có thái độ tôn trọng pháp luật, chuẩn mực, quy chế, kiên quyết bảo vệ pháp luật và lẽ phải. 
3. Khách quan 
- Tôn trọng sự thật, phản ánh đúng bản chất các hoạt động kinh tế, tài chính, không bôi đen, 
tô hồng thực trạng tài chính; 
- Không cục bộ, thiên vị, thành kiến khi làm nhiệm vụ chuyên môn; 
70 
- Nhận thức đúng thực tiễn, có biện pháp và phương pháp đúng đắn khi phản ánh thực tiễn 
vào sổ sách, báo cáo kế toán. 
4. Có năng lực chuyên môn và có tính thận trọng 
- Phải được đào tạo cơ bản để đảm bảo cho người làm kế toán có kiến thức cần thiết, phù hợp 
với công việc được giao. Tiêu chuẩn bằng cấp cho từng ngạch bậc công việc, đặc biệt cho người 
phụ trách kế toán hoặc kế toán trưởng phải theo quy định của pháp luật; 
- Phải có khả năng, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ kế toán được giao; 
- Phải có tính thận trọng cao khi đảm nhận bất kể nội dung nào của công tác kế toán, đặc biệt 
là ở những khâu liên quan đến lợi ích kinh tế của nhà nước, của đơn vị hoặc của người lao động; 
- Luôn luôn có tinh thần học hỏi, thật sự cầu thị và luôn tìm mọi cách để cập nhật kiến thức 
hiện đại về nghề nghiệp. 
5. Có ý thức và kỷ luật trong bảo mật khi làm kế toán 
- Biết giữ gìn bí mật thông tin về nghề nghiệp, nhất là thông tin trực tiếp liên quan đến thực 
trạng tài chính của đơn vị; 
- Không được tiết lộ thông tin kế toán khi chưa được phép của người có thẩm quyền; 
- Chỉ được phép cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền 
hạn nghề nghiệp cho phép. 
6. Phải đảm bảo tư cách nghề nghiệp 
- Ý thức rõ ràng về quyền và trách nhiệm của người làm kế toán, người hành nghề kế toán và 
kiên quyết bảo vệ quyền hợp pháp của tổ chức mà mình đại diện và quyền hợp pháp của bản thân 
với mục đích nêu cao tư cách người kế toán và uy tín nghề nghiệp; 
- Không phát ngôn thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm làm người khác hiểu sai về nghề nghiệp kế 
toán; 
- Không làm những việc hoặc có hành vi trái với trách nhiệm và quyền hạn nghề nghiệp gây 
phương hại đến uy tín nghề nghiệp; 
- Kiên quyết đấu tranh chống lại những lời nói, hành vi xâm hại uy tín nghề nghiệp kế toán. 
7. Tuân thủ luật pháp, chuẩn mực và chế độ kế toán 
- Hiểu biết, tuân thủ và kiên quyết thực hiện các quy định của Luật kế toán, các quy phạm 
pháp luật khác có liên quan cũng như chuẩn mực, chế độ kế toán; 
- Tuyên truyền, giúp đỡ để đồng nghiệp và đối tác cùng hiểu và tuân thủ luật pháp, chuẩn 
mực, chế độ kế toán; 
- Đấu tranh không khoan nhượng với mọi hành vi vi phạm luật pháp, chuẩn mực, chế độ kế 
toán; 
- Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm làm việc để góp phần hoàn thiện luật pháp, 
chuẩn mực kế toán. 
8. Nhận biết, đề phòng và ngăn chặn các nguy cơ gây tác hại đến nghề nghiệp 
a. Nguy cơ do tư lợi, vụ lợi của bản thân hoặc của người khác có thể làm xuyên tạc bản chất 
của nghề nghiệp kế toán và làm suy giảm đạo đức nghề nghiệp; 
71 
b. Nguy cơ tự kiểm tra: Đề phòng khi phải tự xem xét lại kết quả công việc trước dây của tổ 
chức, đơn vị hoặc cá nhân mình, đừng để cho tính thiên vị làm sai lệch kết quả tự kiểm tra, chỉ có 
như vậy người làm kế toán và người hành nghề kế toán mới giữ gìn được đạo đức nghề nghiệp của 
mình; 
c. Nguy cơ tự bào chữa: Phải thật khách quan, trung thực để tránh việc quá tự tin, quá biện hộ 
cho ý kiến của mình khi đánh giá, phán quyết những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp (của bản 
thân, kể cả của người khác). Điều này đảm bảo cho các yêu cầu của kế toán được thực hiện và đảm 
bảo sự công bằng khi đánh giá; 
d. Nguy cơ từ quan hệ tình cảm, từ sự thân quen. Tránh để cho quan hệ tình cảm làm thiên 
lệch tính khách quan, công bằng. Cần xử lý các quan hệ công việc một cách công tâm, dứt khoát, 
theo chuẩn mực, không để cho tình gia tộc, tình bằng hữu, tính gia đình làm hại đến tính khách 
quan, trung thực của nghề nghiệp; 
e. Nguy cơ đe dọa: Tránh hoặc kiên quyết chống lại mọi hành vi đe dọa, lợi dụng, ép buộc từ 
mọi phía, kể cả từ cấp trên để đảm bảo tính độc lập, khách quan và trung thực. Có như vậy mới bảo 
vệ được luật pháp, chuẩn mực, mới nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác kế toán và 
mới bảo vệ được nhân cách kế toán viên. Nếu cần, phải tố cáo mọi hành vi đe dọa, ép buộc trước 
pháp luật, trước người có thẩm quyền và nhà chức trách để bảo vệ danh dự nghề nghiệp; 
f. Riêng đối với kế toán viên là công chức, viên chức làm việc cho các cơ quan, tổ chức, 
doanh nghiệp còn cần tỉnh táo đề phòng các nguy cơ do địa vị và môi trường công tác gây ra có thể 
ảnh hưởng xấu đến đạo đức nghề nghiệp, như: 
- Hành động trái với pháp luật hay các quy định; 
- Hành động trái với các chuẩn mực kỹ thuật hay chuẩn mực nghề nghiệp, bao gồm cả nguy 
cơ đứng trước các lợi ích kinh tế có liên quan đến hoạt động, nguy cơ được nhận ưu đãi không 
đúng; 
- Nói dối, giữ im lặng hay cố tình làm cho người khác, đặc biệt là cơ quan ngoại kiểm hiểu 
nhầm thực chất vấn đề; 
- Tham gia tạo dựng và công bố báo cáo tài chính sai lệch. 
Nếu áp lực từ phía cơ quan, tổ chức, từ lãnh đạo, từ người có trách nhiệm bên ngoài mà kế 
toán viên không tự giải quyết thì phải tiến hành các biện pháp tự bảo vệ, như trình lãnh đạo, xin tư 
vấn chuyên gia (có thể các luật gia), báo cáo nhà chức trách 
III. Những quy định có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp kế toán 
1. Những người sau đây không được làm kế toán, phụ trách kế toán, kế toán trưởng và hành 
nghề kế toán 
a. Những người không được làm kế toán theo quy định tại Điều 51 và người không đủ điều 
kiện làm kế toán quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật kế toán 2003; 
 Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây (khoản 1 điều 50 luật kế toán 
2003) 
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp 
luật; 
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. 
72 
 Những người không được làm kế toán (Điều 51 luật kế toán 2003) 
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang 
phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính. 
+ Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; 
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết 
án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án 
tích. 
+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn 
vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty 
cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách 
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. 
+ Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp 
nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng 
kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà 
nước. 
b- Những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 53, Luật Kế toán 2003 không 
được làm kế toán trưởng; 
 Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng 
+ Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật kế toán 2003; 
+ Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên; 
+ Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, 
nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba 
năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp. 
 Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng. 
c. Những người chưa có chứng chỉ kế toán viên hành nghề theo quy định của pháp luật, không 
được hành nghề kế toán (cung cấp dịch vụ kế toán). 
2 - Những hành vi bị nghiêm cấm, bị xử phạt hành chính đối với người làm kế toán, phụ trách 
kế toán, kế toán trưởng và kế toán viên hành nghề 
a- Những hành vi bị nghiêm cấm 
- Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khai giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu 
kế toán; 
- Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai 
sự thật; 
- Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán; 
- Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định. 
b- Những hành vi bị xử phạt hành chính 
Người làm kế toán và người hành nghề kế toán vi phạm các quy định về kế toán sau đây sẽ bị 
xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 185/2004/NĐ-CP, ngày 4/11/2004 của Chính phủ: 
73 
o Vi phạm quy định về chứng từ kế toán, 
o Vi phạm quy định về sổ kế toán, 
o Vi phạm quy định về tài khoản kế toán, 
o Vi phạm về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính, 
o Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán, 
o Vi phạm về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, 
o Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản, 
o Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế 
toán, 
o Vi phạm quy định về hành nghề kế toán. 
Nội dung chính của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán tập trung vào những mục tiêu, 
tiêu chí cơ bản mà nếu thực hiện được chúng sẽ tạo nên nền tảng đạo đức nghề nghiệp ổn định và 
bền vững của người làm kế toán. 
74 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Các Quyết định ban hành, công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Số 149/2001/QĐ-
BTC ngày 31/12/2001; Số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002; Số 234/2003/QĐ-BTC ngày 
31/12/2003; Số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005; Số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005). 
2. Các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam (Thông tư số 20, 21 ngày 
20/3/2006; Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007). 
3. Hướng dẫn chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kế toán, Hội kế toán và kiểm toán 
Việt Nam. 
4. Luật Kế toán (Luật số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003). 
5. Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng 
dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh. 
6. Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực kế toán và Thông tư số 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004 của Bộ Tài chính 
về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về 
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. 
7. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính, ban hành Chế độ kế 
toán Doanh nghiệp. 
8. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính, ban hành Chế độ kế 
toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
9. Quyết định 87/2005/QĐ-BTC, ngày 1/2/2005 của Bộ tài chính, ban hành chuẩn mực đạo 
đức nghề nghiệp trong kế toán và kiểm toán. 
9. Tài liệu ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán, Bộ tài chính 
10. Một số website 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_ke_toan_chuong_ii_vo_thi_thuy_trang.pdf