Bài giảng Lý thuyết hệ thống thông tin - Dương Trần Đức
Tóm tắt Bài giảng Lý thuyết hệ thống thông tin - Dương Trần Đức: ...erface) 29 - Cung cấp sự độc lập phần cứng: Đóng vai trò trung gian giữa chương trình và người dùng với phần cứng - Quản lý bộ nhớ hệ thống - Quản lý tác vụ - Cung cấp khả năng kết nối mạng - Điều khiển truy cập tài nguyên hệ thống - Quản lý file Hình 2.10 Giao diện lập trình ứng dụ...Một hệ thống viễn thông điển hình thường bao gồm các thành phần sau: - Hệ thống gửi thông tin: Là hệ thống phát ra thông tin, là nguồn nơi thông tin sẽ xuất phát để đi tới đích. Thông tin này sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu trước khi chuyển đi. - Tín hiệu: Là thông tin đã được chuyển đổi để... đề trong quản lý và điều khiển: - Lập kế hoạch khôi phục hoạt động nghiệp vụ - Dự phòng rủi ro khi hệ thống không thành công Kiểm soát xử lý giao dịch: - Hệ thống có đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ 78 - Quy trình nghiệp vụ có được áp dụng đúng đắn? Hình 5.11 Các hoạt động xử lý giao dịch Hệ...
sẽ làm như thế nào những gì nó phải làm để có được giải pháp cho vấn đề. - Thực thi hệ thống: Tạo ra (hoặc mua) các thành phần hệ thống như đã được chi tiết hóa trong giai đoạn thiết kế, tích hợp các thành phần, đưa hệ thống mới vào hoạt động. - Bảo trì và xem xét lại hệ thống: Đảm bảo hệ thống vận hành tốt, và tiến hành các chỉnh sửa cần thiết để nó có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ. Phương pháp phát triển truyền thống có các ưu nhược điểm sau: 116 Phương pháp tạo mẫu Tạo mẫu (prototyping) là một phương pháp phát triển lặp trong quá trình phát triển hệ thống, theo đó một vài nguyên mẫu được tạo ra để thử nghiệm trước khi đi đến nguyên mẫu cuối cùng chính là hệ thống cần phát triển. Hình 8.6 Phương pháp tạo mẫu Ưu nhược điểm của phương pháp tạo mẫu được liệt kê như bảng sau: 117 Phương pháp phát triển nhanh RAD (Rapid Application Development) là phương pháp sử dụng các kỹ thuật và công cụ cũng như các phương pháp luận được thiết kế để đNy nhanh quá trình phát triển hệ thống. RAD sử dụng kỹ thuật phát triển chung (JAD - Joint Application Development) cho việc thu thập dữ liệu và phân tích yêu cầu, trong đó yêu cầu sự tham gia nhiều và thường xuyên của người dùng và các nhân viên nghiệp vụ hệ thống. Phương pháp này có các ưu nhược điểm như sau: Phương pháp phát triển người dùng cuối Là các dự án phát triển hệ thống thông tin được thực hiện bởi chính người sử dụng và người quản lý nghiệp vụ. Các hệ thống được người dùng cuối phát triển này thường là các hệ thống bổ trợ cho hệ thống thông tin chính. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc phát triển hệ thống - Cấp độ thay đổi: Cải tiến mang tính thường xuyên hoặc thay đổi mạnh mẽ về quy trình nghiệp vụ - Chất lượng và tiêu chuNn 118 Hình 8.7 Cấp độ thay đổi có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án - Khả năng của đơn vị phát triển: Có thể kiểm chứng theo mô hình CMM (Capability Maturity Model) Hình 8.8 Mô hình đánh giá khả năng CMM - Khả năng quản lý dự án và sử dụng các công cụ quản lý dự án (xây dựng và quản lý project schedule, project milestone, project deadline, critical path .v.v) - Việc sử dụng các công cụ phát triển phần mềm có sự trợ giúp của máy tính (CASE - Computer Aided Software Engineering): Các công cụ cho phép thực hiện tự động nhiều tác vụ trong quá trình phát triển hệ thống 119 Hình 8.9 Biểu đồ Gantt trong quản lý dự án Phát triển hệ thống theo mô hình hướng đối tượng Là phương pháp kết hợp giữa phương pháp luận vòng đời phát triển hệ thống với mô hình và kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Quá trình phát triển phần mềm hướng đối tượng thường bao gồm: - Chỉ ra các vấn đề cũng như cơ hội tiềm tàng của tổ chức phù hợp với phương pháp tiếp cận hướng đối tượng - Định nghĩa các kiểu người dùng hệ thống - Thiết kế hệ thống - Lập trình xây dựng các module - Đánh giá bởi người sử dụng - Bảo trì và chỉnh sửa định kỳ 120 8.3 Khảo sát hệ thống Giai đoạn khảo sát hệ thống sẽ cần làm rõ các vấn đề sau: - Vấn đề cơ bản mà hệ thống mới hoặc hệ thống được cải tiến sẽ giải quyết là gì? - Cơ hội mới mà một hệ thống mới hoặc hệ thống được cải tiến sẽ đem lại là gì? - Những vấn đề nào (phần cứng, phần mềm, CSDL, quy trình, con người .v.v) sẽ được cải tiến trong hệ thống hiện tại hoặc cần thiết trong hệ thống mới? - Chi phí tiềm tàng cho việc phát triển hệ thống? - Các rủi ro tiềm tàng? Nhìn chung, công việc của nhóm khảo sát hệ thống bao gồm: - Phân tích tính khả thi của dự án - Xây dựng mục tiêu của việc phát triển hệ thống - Lựa chọn phương pháp phát triển hệ thống - Lập báo cáo khảo sát hệ thống Hình 8.10 Nhóm khảo sát hệ thống Tính khả thi của dự án được xem xét trên các khía cạnh: - Kỹ thuật, công nghệ - Tính kinh tế 121 - Các vấn đề liên quan đến luật pháp, quy định - Vấn đề tác nghiệp, vận hành hệ thống - Lịch trình dự án Hình 8.11 Phân tích khả thi Khảo sát hướng đối tượng - Chỉ ra được các đối tượng chính của hệ thống - Thiết lập lược đồ đối tượng thông qua biểu đồ use-case Hình 8.12 Biểu đồ Use-Case Báo cáo khảo sát hệ thống Báo cáo khảo sát hệ thống tổng hợp kết quả của hoạt động khảo sát và phân tích khả thi. Kết luận của báo cáo đưa ra khuyến nghị cho bước tiếp theo: 122 - Tiếp tục chuyển sang bước phân tích - Chỉnh sửa dự án trên một số khía cạnh nào đó - Dừng dự án Hình 8.13 Mẫu báo cáo khảo sát hệ thống 8.4 Phân tích hệ thống Các bước trong quá trình thực hiện phân tích hệ thống - Tập hợp các nhân tố cần thiết cho quá trình phân tích - Thu thập dữ liệu và các yêu cầu cần thiết - Phân tích dữ liệu và yêu cầu - Xây dựng các báo cáo về hệ thống hiện tại, yêu cầu của hệ thống mới Việc thu thập dữ liệu thực hiện qua 2 bước: - Xác định nguồn dữ liệu: Có thể là các nguồn dữ liệu từ nội bộ tổ chức (bên trong) như từ người dùng, người quản lý, từ các tài liệu nội bộ, hoặc từ bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, các cơ quan quản lý .v.v - Tiến hành thu thập thông tin 123 Hình 8.14 Nguồn dữ liệu Phân tích dữ liệu bao gồm các hoạt động sau: - Mô hình hóa dữ liệu - Mô hình hóa hoạt động - Xây dựng biểu đồ luồng ứng dụng Hình 8.15 Biểu đồ luồng ứng dụng - Biểu đồ lưới - Công cụ CASE 124 Hình 8.16 Biểu đồ lưới Phân tích yêu cầu được thực hiện qua các biện pháp: - Phỏng vấn trực tiếp những nhân tố liên quan (người dùng, người quản lý .v.v) - Xác định nhân tố thành công cấp thiết (CFS - Critical Success Factors): Là những nhân tố cần thiết để dự án có thể đạt được mục tiêu - Nghiên cứu kế hoạch phát triển hệ thống (IS plan) - Nghiên cứu cấu trúc và thông tin trong các báo cáo hệ thống Hình 8.17 IS plan Phân tích hệ thống theo phương pháp hướng đối tượng - Chỉ ra các vấn đề và cơ hội tiềm tàng - Xác định các nhân tố chính và tiến hành thu thập dữ liệu - Tiến hành phân tích hệ thống hiện tại theo phương pháp hướng đối tượng thay vì các biểu đồ dữ liệu và biểu đồ luồng thông thường. 125 Hình 8.18 Phân tích hướng đối tượng Báo cáo phân tích hệ thống Báo cáo cần nêu ra được những vấn đề sau: - Điểm yếu, điểm mạnh của hệ thống hiện tại theo góc độ nhà đầu tư - Yêu cầu của nhà đầu tư/người sử dụng đối với hệ thống mới (còn gọi là yêu cầu chức năng) - Yêu cầu của tổ chức cho hệ thống mới - Mô tả việc hệ thống mới sẽ làm gì để giải quyết các vấn đề 126 8.5 Thiết kế hệ thống Mục đích của giai đoạn thiết kế hệ thống nhằm trả lời câu hỏi: Hệ thống sẽ làm như thế nào những gì nó phải làm để giải quyết vấn đề? Thiết kế hệ thống bao gồm 2 hoạt động: - Thiết kế logic: Thiết kế theo yêu cầu về mặt chức năng của hệ thống - Thiết kế vật lý: Đặc tả đặc điểm của các thành phần cần thiết của hệ thống để đưa thiết kế logic vào hoạt động Thiết kế logic bao gồm: - Thiết kế đầu ra - Thiết kế đầu vào - Thiết kế xử lý - Thiết kế dữ liệu (file, database) - Thiết kế truyền thông - Thiết kế quy trình - Thiết kế an ninh và điều khiển - Thiết kế về sử dụng, người dùng Thiết kế vật lý bao gồm: - Đặc tả phần cứng - Đặc tả phần mềm - Đặc tả CSDL - Đặc tả truyền thông - Đặc tả người dùng - Đặc tả quy trình và điều khiển 127 Thiết kế hướng đối tượng - Thiết kế các đối tượng và lớp đối tượng chính trong hệ thống mới - Chuỗi các sự kiện phải xảy ra để hệ thống có thể thực hiện chức năng đúng đắn (gọi là kịch bản - scenario) - Kịch bản có thể được biểu diễn dưới dạng biểu đồ, gọi là biểu đồ tuần tự Hình 8.19 Biểu đồ tuần tự Hồ sơ mời thầu (RFP - Request for Proposal) Một tài liệu quan trọng được tạo ra trong quá trình phát triển hệ thống, nêu ra các yêu cầu chi tiết về tài nguyên, dùng để xác định nhà cung cấp nào sẽ được lựa chọn để phát triển hệ thống (thông qua các cuộc đấu thầu hoặc xét thầu lựa chọn). Đánh giá và lựa chọn một giải pháp thiết kế - Đánh giá sơ bộ - Đánh giá cuối cùng (quyết định) Các kỹ thuật đánh giá - Đánh giá tập thể 128 - Phân tích chi phí/lợi ích - Đánh giá qua các test - Đánh giá theo điểm Hình 8.20 Ví dụ về đánh giá theo điểm Báo cáo thiết kế - Nêu các kết quả chính của thiết kế hệ thống - Phản ánh các quyết định đã thực hiện trong giai đoạn này và chuNn bị cho giai đoạn thực thi Hình 8.21 Mẫu báo cáo thiết kế 129 8.6 Thực thi hệ thống Giai đoạn thực thi hệ thống sẽ hiện thực hóa thiết kế đã chọn và đưa hệ thống vào sử dụng. Các bước trong giai đoạn này được liệt kê như hình 8.22. Hình 8.22 Thực thi Trang bị phần cứng Phần cứng có thể được cung cấp luôn bởi nhà cung cấp dịch vụ hệ thống thông tin. Bao gồm các lựa chọn: - Mua phần cứng - Thuê ngắn hạn 130 - Thuê dài hạn Trang bị phần mềm - Thuê khoán đơn vị ngoài - Tự xây dựng ChuNn bị về người dùng - ChuNn bị về mặt nhân sự cho vận hành và sử dụng hệ thống - Đào tạo người sử dụng ChuNn bị về nhân sự quản lý và vận hành hệ thống - Người quản lý hệ thống thông tin - Phân tích hệ thống/lập trình - Nhân viên nhập liệu ChuNn bị về hạ tầng triển khai hệ thống - Hạ tầng vật lý - Các vấn đề điện/cơ ChuNn bị về dữ liệu - Chuyển đổi dữ liệu cho phù hợp với hệ thống mới Cài đặt hệ thống - Cài đặt phần cứng - Cài đặt phần mềm Kiểm thử - Unit testing: Kiểm thử theo module hoặc từng chương trình đơn lẻ - System testing: Kiểm thử toàn bộ hệ thống - Volume testing: Kiểm thử về mặt năng lực hệ thống 131 - Integration testing: Kiểm thử các hệ thống liên quan với nhau - Acceptance testing: Thực hiện bất kỳ test nào được yêu cầu bởi người sử dụng Chuyển giao đưa hệ thống mới vào sử dụng - Chuyển giao trực tiếp - Chuyển giao theo giai đoạn - Chuyển giao thử nghiệm - Chuyển giao song song Hình 8.23 Chuyển giao hệ thống 132 8.7 Bảo trì và đánh giá lại Bảo trì hệ thống là hoạt động kiểm tra, thay đổi, nâng cấp hệ thống, làm cho hệ thống đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dùng và của tổ chức. Một số lý do điển hình của việc bảo trì hệ thống - Thay đổi trong quy trình nghiệp vụ - Yêu cầu từ phía nhà đầu tư, người dùng, người quản lý - Do lỗi chương trình - Các vấn đề về phần cứng và kỹ thuật - Sự thay đổi về cấu trúc của tổ chức - Thay đổi về quy đinh, luật lệ từ cơ quan quản lý - Thay đổi về phần cứng, phần mềm hệ thống Các hình thức bảo trì - Cập nhật định kỳ - Sử dụng các bản vá lỗi (patch) - Nâng cấp theo phiên bản Nhìn chung chi phí bảo trì phụ thuộc vào tuổi của hệ thống và chất lượng của thiết kế. Hình 8.24 Chi phí bảo trì và tuổi của hệ thống 133 Đánh giá lại hệ thống Quá trình đánh giá lại hệ thống là hoạt động phân tích hệ thống để đảm bảo rằng hệ thống đang hoạt động như mong muốn. Thông thường, để đánh giá được thì cần so sánh hiệu năng và lợi ích thực tế hệ thống mang lại so với thiết kế ban đầu. Việc đánh giá lại hệ thống có thể xuất phát từ một vấn đề nào đó của hệ thống (event- driven review) hoặc theo định kỳ (time-driven review). Các vấn đề cần được xem xét trong quá trình đánh giá lại hệ thống bao gồm : - Nhiệm vụ, chức năng của hệ thống - Mục tiêu của tổ chức - Phần cứng/phần mềm - CDSL - Nhân sự - Quản lý, điều khiển hệ thống - Đào tạo - Chi phí - Độ phức tạp - Tính tin cậy - Tính hiệu quả - Thời gian đáp ứng - Tài liệu hệ thống 134 CHƯƠNG 9 CÁC VẤN ĐỀ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN Bên cạnh các vấn đề kỹ thuật, có rất nhiều vấn đề xã hội và các nhân gắn với việc sử dụng các hệ thống thông tin. Đối với cá nhân người dùng khi sử dụng các hệ thống thông tin phải cần phải tránh lãng phí và các lỗi máy tính, tránh vi phạm sự riêng tư, tuân thủ các luật lệ về thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng. Người sử dụng hệ thống cũng như những người dùng khác cũng cần phải hết sức quan tâm tới các vấn đề về tội phạm máy tính, lừa đảo, xâm phạm tính riêng tư cá nhân, đặc biệt trong môi trường mạng và Internet. Nội dung chính của chương : - Các chính sách và quy trình cần được thiết lập để tránh lãng phí và lỗi máy tính. Phần này sẽ nêu ra một số ví dụ điển hình về lãng phí và lỗi trong môi trường hệ thống thông tin cùng với nguyên nhân và các giải pháp cho vấn đề này. - Tội phạm máy tính là vấn đề ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp quản lý. Phần này sẽ trình bày về các dạng tội phạm máy tính cùng với những ảnh hưởng của chúng, đồng thời chỉ ra các biện pháp có thể ngăn chặn tội phạm máy tính. - Các trang thiết bị và điều kiện làm việc phải được thiết kế để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Phần này sẽ nói về các ảnh hưởng quan trọng của máy tính đến môi trường làm việc, các hoạt động cần được thực hiện để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người sử dụng. 9.1 Vấn đề lãng phí và lỗi máy tính Lãng phí máy tính Lãng phí được hiểu là việc sử dụng các tài nguyên và thiết bị máy tính một cách không thích hợp. Nguyên nhân của lỗi máy tính chủ yếu nằm ở việc quản lý tài nguyên và quản lý hệ thống một cách không đúng đắn, bao gồm : - Loại bỏ các phần mềm hoặc các hệ thống máy tính cũ trong khi chúng vẫn còn giá trị sử dụng - Xây dựng và duy trì các hệ thống phức tạp mà chưa bao giờ sử dụng hết toàn bộ tính năng của hệ thống 135 - Sử dụng thời gian và công nghệ của tổ chức cho công việc cá nhân - Sử dụng thư rác/thông tin rác Lỗi máy tính Lỗi máy tính là những sai sót, hỏng hóc hoặc các vấn đề khác làm cho kết quả của hệ thống máy tính không còn chính xác hoặc không có tác dụng. Lỗi máy tính chủ yếu do người sử dụng không tuân thủ đúng quy trình, hoặc có thể gây ra bởi lỗi chương trình từ khi phát triển, hay thậm chí do người dùng nhập dữ liệu sai. Để hạn chế được các vấn đề lãng phí và lỗi máy tính, cần thiết lập các chính sách và quy trình liên quan đến việc trang bị, sử dụng, và loại bỏ các hệ thống phần mềm và thiết bị. Cần chỉ ra được các lỗi máy tính thông dụng và đào tạo cho người sử dụng. Tạo và duy trì các tài liệu về sử dụng và bảo trì hệ thống, đồng thời đảm bảo việc phê chuNn các hệ thống trước khi chúng được thực thi và đưa vào sử dụng. Các chính sách và quy trình sau khi được thiết lập và đưa vào thực thi cần được giám sát và đánh giá lại để có những điều chỉnh cần thiết. 9.2 Tội phạm máy tính Một số đặc điểm của tội phạm máy tính - Tội phạm máy tính thường khó phát hiện - Mức độ thiệt hại có thể rất lớn - Tội phạm máy tính thường có vẻ ‘sạch’ và không bạo lực - Số các vụ vi phạm an ninh máy tính gia tăng rất nhanh - Tội phạm máy tính là loại tội phạm mang tính toàn cầu Máy tính như là công cụ để thực hiện phạm tội Thông thường, tội phạm máy tính cần hai khả năng để có thể thực hiện các cuộc tấn công máy tính : - Biết cách để có thể xâm nhập vào một hệ thống máy tính - Biết cách thao tác với hệ thống để có thể tạo ra kết quả mong muốn Một hình thức phạm tội điển hình : 136 - Social Engineering : Hình thức phạm tội chỉ việc gây ra những hành động làm cho người dùng tiết lộ các thông tin bí mật của mình. - Dumpster diving : Là hành động ‘mò mẫm’ trong các thùng rác dữ liệu và thông tin để lấy các thông tin người sử dụng bỏ đi và dùng vào việc phạm tội. - Identity theft : Kẻ mạo danh lấy được thông tin định danh của nạn nhân và sử dụng để lừa đảo người khác Máy tính là đối tượng tấn công Một số dạng thức tấn công : - Truy cập và sử dụng trái phép : Hacker, cracker, virus, worm, malware .v.v - Phá hủy hoặc thay đổi dữ liệu - Lấy cắp thiết bị hoặc thông tin : Lấy cắp thông tin bí mật, mật khNu truy cập .v.v - Vi phạm bản quyền phần mềm hoặc thông tin : Sao chép phần mềm, phát tán phần mềm .v.v - Các hình thức lừa đảo khác liên quan đến máy tính Ngăn chặn tội phạm máy tính : Việc ngăn chặn tội phạm máy tính cần có sự nỗ lực của nhiều bên : - Người sử dụng - Các doanh nghiệp : Sử dụng các biện pháp bảo vệ thông tin, chứng thực, chống xâm nhập, kiểm soát hoạt động hệ thống máy tính .v.v - Các cơ quan quản lý : Thành lập các tổ chức tuyên truyền, giám sát, phản ứng trước các hành động tấn công Ngăn chặn tội phạm trên Internet : - Xây dựng và áp dụng các chính sách an ninh và sử dụng Internet hiệu quả - Sử dụng các hệ thống firewall với khả năng giám sát mạng - Triển khai hệ thống phát hiện xâm nhập, giám sát và theo dõi cảnh báo - Giám sát việc sử dụng Internet của người dùng 137 Vấn đề xâm phạm tính riêng tư - Liên quan đến việc thu thập và sử dụng thông tin - Thông tin của người dùng được thu thập, lưu trữ, sử dụng, chia sẻ bởi nhiều tổ chức, dẫn đến nảy sinh vấn đề quản lý. - Đối với các tổ chức/doanh nghiệp, người lao động mong muốn bảo vệ thông tin riêng tư trong khi doanh nghiệp muốn quản lý các thông tin này (mật khNu hệ thống, thông tin trao đổi .v.v) Sự công bằng trong việc sử dụng thông tin - Người sử dụng nên biết những thông tin gì về họ được lưu trữ trong CSDL - Người sử dụng nên có quyền thay đổi, chỉnh sửa thông tin của họ đã được lưu trữ - Người sử dụng nên được thông báo khi thông tin của họ được sử dụng với mục đích khác so với ban đầu - Thông tin của người dùng khi được sử dụng với mục đích khác cần có sự đồng ý của họ trước khi chúng được sử dụng Để bảo vệ tính riêng tư, người sử dụng cần lưu ý : - Chủ động và thận trọng trong việc chia sẻ thông tin và bảo vệ các thông tin riêng tư - Lưu ý về các thông tin cá nhân được lưu trữ trong các CSDL của các tổ chức khác - Khi tham gia các hệ thống công cộng (TMĐT, trao đổi thông tin .v.v), đảm bảo an toàn cho các thông tin quan trọng như số thẻ tín dụng, mật khNu, thông tin cá nhân .v.v 138 Đối với các tổ chức, doanh nghiệp : - Đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng thông tin cá nhân của người dùng và khách hàng (knowledge, control, notice, consent) - Theo dõi việc truy cập thông tin (ai truy cập, thời điểm nào) - Gắn cho mỗi khách hàng một mã nhận diện duy nhất trong CSDL 9.3 Môi trường làm việc và vấn đề sức khỏe Việc ứng dụng rộng rãi các hệ thống thông tin dựa trên máy tính đã làm thay đổi môi trường và tính chất công việc. Các công việc thủ công giảm đi, trong khi các công việc liên quan đến kỹ năng công nghệ tăng lên. Các hệ thống thông tin dựa trên máy tính đã đem lại những lợi ích về năng suất, tính hiệu quả trong công việc nhưng cũng làm xuất hiện những vấn đề mặt trái khác. Vấn đề về sức khỏe - Sử dụng máy tính quá nhiều có thể dẫn đến hiệu ứng stress - Repetitive stress injury (RSI) : Một hội chứng về cơ và thần kinh gây ra bởi việc phải thực hiện nhiều công việc lặp đi lặp lại về cơ học như gõ bàn phím hoặc ngồi 1 vị trí liên tục. - Carpal tunnel syndrome (CTS) : Hội chứng hệ thần kinh giữa bị nén tại phần cổ tay dùng máy tính nhiều và không đúng cách. - Bị ảnh hưởng bởi chất khí thoát ra từ máy tính và các thiết bị được lắp đặt không đúng cách - Gia tăng tai tạn giao thông do sử dụng các thiết bị điện tử/máy tính trong khi điều khiển xe Một số giải pháp : - Sử dụng các bài tập giải tỏa stress về thần kinh và cơ bắp - Ergonomic : Môn khoa học nghiên cứu về việc thiết kế máy tính, vật dụng .v.v để đảm bảo an toàn, tiện dụng, thoải mái cho người sử dụng. Vấn đề đạo đức trong sử dụng các hệ thống thông tin - Luật pháp không có hướng dẫn đầy đủ về vấn đề đạo đức trong sử dụng máy tính 139 - Nhiều tổ chức đã đưa ra các luật về đạo đức và nguyên tắc ứng xử cho các thành viên của mình ACM (American Computing Machinery), một tổ chức máy tính lâu đời nhất thế giới, đã đưa ra nguyên tắc ứng xử và đạo đức máy tính như sau : - Người sử dụng máy tính cần có đóng góp cho xã hội và con người - Không làm hại người khác - Trung thực và thật thà - Công bằng và không có hành động phân biệt đối xử - Tôn trọng quyền sở hữu bao gồm bản quyền và quyền sáng chế - Tôn trọng các tài sản trí tuệ - Tôn trọng tính riêng tư của người khác - Tôn trọng tính bí mật 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] George Reynolds, Ralph Stair: Fundamentals of Information Systems, 4th Edition. Thomson Course Technology, 2006. [2] Nguyễn Văn Ba: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
File đính kèm:
- bai_giang_ly_thuyet_he_thong_thong_tin_duong_tran_duc.pdf