Bài giảng Máy xây dựng - Chương 4: Máy sản xuất vật liệu xây dựng - Nguyễn Hữu Chí
Tóm tắt Bài giảng Máy xây dựng - Chương 4: Máy sản xuất vật liệu xây dựng - Nguyễn Hữu Chí: ... đóng mở cửa xả được thực hiện bằng xi lanh khí nén. 12 Máy trộn có cánh trộn quay kiểu hành tinh 13 Hình 5-10.Dẫn động máy trộn bê tông có cánh trộn quay kiểu hành tinh và quỹ đạo chuyển động của các cánh trộn. a) Máy trộn dẫn động ngược chiều; b) Máy trộn dẫn động cùng chiều 1-Thùng trộn;...ăng suất lớn (60...120m3h). Để xây dựng các phân xưởng trộn bê tông, bố trí các thiết bị làm việc liên tục và quyết định mức độ tự động hóa sản xuất bê tông, cần phải xác định chính xác năng suất của trạm. Đối với các trạm có năng suất nhỏ và trung bình, người ta chế tạo trạm kiểu cơ động hoặc k...ại 1. Công dụng Máy bơm bê tông dùng để vận chuyển bê tông theo một đường ống dẫn bằng thép hoặc bằng vật liệu cao su đến vị trí thi công. So sánh phương pháp vận chuyển bê tông (và vữa) dùng bơm đường ống và dùng cần trục thì vận chuyển bằng bơm có những ưu điểm sau: - Do quá trình vận chuyển...
ng trộn đứng yên hoặc có loại thùng cũng quay theo. Theo phương pháp bố trí trục trộn, máy trộn cưỡng bức có hai loại: - Loại máy trộn trục thẳng đứng (các máy trộn dạng rôto và máy trộn có cánh trộn quay kiểu hành tinh) - Loại máy trộn trục nằm ngang Theo số lượng trục trộn: có loại có một trục trộn và hai hoặc nhiều trục trộn. Cánh trộn có cấu tạo thẳng hoặc cong 8Máy trộn trục đứng Đối với các máy trục trộn trục đứng - như tên gọi - cánh trộn quay xung quanh các trục đứng hoặc một trục thẳng đứng trong khoang trộn hình trụ tròn hoặc hình vành khăn. Người ta gọi các máy trộn này theo hình dáng của thùng trộn và các "máy trộn hình đĩa" 1. Máy trộn cưỡng bức kiểu rôto a -Sơ đồ cấu tạo của máy trộn kiểu rôto được mô tả trên hình 5.8 thường có các thùng trộn hình vành khăn và cánh trộn được bố trí ở các vị trí có bán kính khác nhau, sao cho sau một vòng quay, chúng ít nhất có một lần quét toàn bộ khoang trộn (hình 5.8c). Để đảm bảo sự liên tục của hỗn hợp theo phương hướng kính, góc nghiêng của các cánh trộn được lựa chọn sao cho một số cánh trộn hướng vật liệu quay ra ngoài, còn các cánh còn lại hướng vật liệu vào trong. Cơ cấu treo các cánh trộn thường dùng kiểu đàn hồi (hình 5.8d), mục đích để cho các hạt vật liệu không bị kẹt vào khe hở giữa cánh trộn và đáy thùng trộn. Thùng trộn của các máy trộn kiểu rôto thường có dạng hình vành khăn và bộ truyền động trong nhiều trường hợp - để tiết kiệm không gian - thường được bố trí vào không gian phía dưới đáy, bên trong thùng. 9Hình 5-8. Máy trộn bê tông kiểu rôto 1-Thùng trộn;2-Trục trộn; 3-Truyền động bánh răng; 4-Bộ truyền đai; 5-Động cơ; 6-Cánh trộn; 7-Cánh làm sạch thành thùng trộn; 8-Ống dẫn nước; 9-Cửa cấp liệu; 10-Xi lanh mở cửa dỡ liệu; 11-Cửa dỡ vật liệu; 10 Sơ đồ cấu tạo máy trộn bê tông kiểu roto Máy trộn bê tông cưỡng bức trục đứng 1. Cấu tạo : 11 2. Nguyên lý làm việc: - Đổ vật liệu vào qua cửa nạp (1), nước được bơm vào đường ống (2) xuyên thành thùng trộn. - Nguồn động lực từ động cơ (6) thông qua hộp giảm tốc (6) và bộ truyền đai (8), bộ truyền bánh răng (9) làm quay trục trộn (10) các cánh trộn được quay trong thùng, để hỗn hợp được trộn đều người ta bố trí cánh trộn nghiêng 1 góc, sao cho 1 số cánh trộn đẩy vật liệu ra ngoài và các cánh trộn còn lại đẩy vật liệu vào trong, tại các cánh trộn có cơ cấu trống kẹt vật liệu. Sau khi vật liệu đã được trộn đều, hỗn hợp được đưa ra ngoài qua cửa xả (11) hình quạt, đóng mở cửa xả được thực hiện bằng xi lanh khí nén. 12 Máy trộn có cánh trộn quay kiểu hành tinh 13 Hình 5-10.Dẫn động máy trộn bê tông có cánh trộn quay kiểu hành tinh và quỹ đạo chuyển động của các cánh trộn. a) Máy trộn dẫn động ngược chiều; b) Máy trộn dẫn động cùng chiều 1-Thùng trộn; 2-Cánh trộn chuyển động tròn; 5-Bộ cánh trộn hành tinh; 6-Cụm cánh trộn trung tâm; 4-Cánh trộn có chuyển động tròn; 5-Bộ cánh trộn hành tinh; 6- Cụm cánh trộn trung tâm; 7-Bánh răng trung tâm; 8-Vành răng cố định; 9-Động cơ; 10-Hộp giảm tốc; 11-Bộ truyền trục vít – bánh vít. 14 Máy trộn bê tông trục đứng kiểu rôto 15Máy trộn bê tông trục đứng kiểu rôto 16 Máy trộn trục nằm ngang Máy trộn bê tông có trục nằm ngang – giống như hình dáng của nó – còn được đặt tên là “máy trộn hình con rùa”. Trong các loại máy này, cánh trộn chuyển động theo phương vuông góc với trục với cùng bán kính, vì vậy sự hình thành dòng hỗn hợp di chuyển theo phương trục trộn là do các cánh trộn đặt nghiêng thực hiện (góc nghiêng của các cánh đó với phương hướng kính thường có giá trị). Trên hình 5-11a và 5-11b có thể thấy sơ đồ cấu tạo của máy trộn bê tông hai trục. Trên trục trộn có gắn các cánh trộn đặt nghiêng với các góc nghiêng khác nhau, các trục quay ngược chiều tạo cho dòng vật liệu trong máy trộn có chiều di chuyển theo chiều các mũi tên như hình vẽ. Đối với máy trộn hai trục, khoảng giữa của thùng trộn thuộc về vùng ảnh hưởng của cả hai trục trộn, vì vậy (để tránh va đập của chúng) ta sử dụng cách phân bố cánh trộn trên trục theo khoảng chia khác nhau. 17 18 Sơ đồ máy trộn 2 trục ngang 1-Bộ tuyền bánh rang 2- Hộp giảm tốc 3- Động cơ điện dẫn động 4- Bộ tuyền đai 5- Bàn tay trộn ngang 6- Vỏ thùng trộn 7- Trục trộn 8-Bàn tay đảo dọc thùng 9- Gối đỡ trục 19 Hình 5-11. Máy trộn hai trục trộn nằm ngang a,b) Kết cấu cánh trộn;c,d) Sơ đồ động đối với máy trộn có truyền động bằng hộp giảm tốc hoặc truyền động xích 1-Thùng trộn; 2-Trục; 3-Cánh trộn; 4-Cơ cấu dỡ liệu; 5-Động cơ; 6-Truyền động đai; 7-Bộ truyền bánh răng; 8-Cặp bánh răng đồng tốc; 9-Đĩa xích; 10-Xích truyền động. 20 Máy trộn hai trục trộn nằm ngang Sơ đồ động đối với máy trộn có truyền động bằng hộp giảm tốc 1- Gối đỡ trục ; 2-Trục; 3-Thùng trộn; 4-Bánh răng; 5-Hộp giảm tốc; 6- Động cơ; 7-Bộ truyền bánh răng đồng tốc; 8- Bộ truyền động đai; 9-Bàn tay trộn; 10-cánh tay trộn; 11- cửa xả bê tông 21 Xác định năng suất của máy trộn chu kỳ Thông số kỹ thuật đặc trưng nhất của máy trộn bê tông chu kỳ là năng suất sau một chu kỳ trộn. Năng suất này phụ thuộc vào dung tích thùng trộn, thời gian cần thiết thực hiện một chu kỳ công tác. Dung tích của máy trộn bê tông đối với các máy trộn được chế tạo ở các hãng khác nhau được hiểu theo hai cách sau đây: hoặc là dung tích của hỗn hợp vật liệu khi bắt đầu cho vào thùng trộn hoặc dung tích của hỗn hợp bê tông sau khi đã trộn xong được đưa ra khỏi thùng trộn. Giữa hai loại dung tích này có mối quan hệ thông qua “hệ số đông đặc” hay còn gọi là “Hệ số xuất liệu” ký hiệu là Kt: t t 1 VK V ; Vt dung tích của máy trộn chính là dung tích của hỗn hợp bê tông sau khi đã trộn xong được dỡ ra khỏi thùng V1 dung tích của hỗn hợp vật liệu cấp vào thùng trộn Hệ số Kt phụ thuộc vào các loại phối liệu cần trộn và các tính chất cơ lý của chúng: - Khi trộn vữa: Kt = 0,85÷0,98 - Khi trộn bê tông xi măng: Kt=0,7÷0,98 Khi tính toán thiết kế kích thước hình học (đặc trưng chủ yếu là dung tích hình học VH) của thùng trộn thì chúng ta quan tâm đến dung tích V1 và thông thường thì: VH = (2÷2,5)V1 Đối với người khai thác sử dụng máy thì dung tích của bê tông Vt là căn cứ để lựa chọn máy cho sản xuất. 22 ];h/m[, T V.3600Q 3 K 1 1 ];h/m[,T V.3600Q 3 K t 1 Năng suất của máy trộn chu kỳ trong một giờ được xác định như sau: Trong đó: Vt - dung tích của máy trộn chính là dung tích của hỗn hợp bê tông sau khi đã trộn xong được dỡ ra khỏi thùng (m3); V1 - dung tích của hỗn hợp vật liệu cấp vào thùng trộn (m3); TK- Thời gian một chu kỳ trộn, được tính như sau: TK = tc + t + td, s; tc- Thời gian đổ vật liệu vào thùng trộn. tc = 15 -20 s; t- Thời gian trộn. t = 60 -150 s; td- Thời gian đổ bê tông ra khỏi thùng. td = 10 -20 s. Thời gian một chu kỳ trộn TK phụ thuộc vào phương pháp trộn và các thông số cơ bản của máy trộn như dung tích hình học của thùng, tốc độ quay trộn, cấu tạo của cánh trộn, sự điền đầy thùng và chất lượng của bê tông Chính do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên việc viết chính xác dưới dạng công thức toán học để xác định thời gian trộn của máy trộn gặp nhiều khó khăn. Người ta thường xác định thời gian một chu kỳ TK bằng cách đo đạc thực nghiệm hoặc bằng các số liệu kinh nghiệm. 23 5.2. TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG Dựa theo năng suất, người ta chia các nơi sản xuất bê tông thành 3 loại như sau: - Trạm trộn bê tông xi măng năng suất nhỏ (10...30m3/h); - Trạm trộn bê tông xi măng năng suất trung bình (30...60m3/h); - Nhà máy sản xuất bê tông xi măng năng suất lớn (60...120m3h). Để xây dựng các phân xưởng trộn bê tông, bố trí các thiết bị làm việc liên tục và quyết định mức độ tự động hóa sản xuất bê tông, cần phải xác định chính xác năng suất của trạm. Đối với các trạm có năng suất nhỏ và trung bình, người ta chế tạo trạm kiểu cơ động hoặc kiểu dễ tháo lắp di chuyển từ nơi này đến nơi khác, còn khi cần năng suất lớn người ta xây dựng nhà máy sản xuất bê tông cố định. Trạm trộn BTXM Sơ đồ công nghệ Trạm trộn BTXM trộn liên tục 26 Trạm trộn BTXM trộn chu kỳ 27Màn hình điều khiển trạm trộn BTXM trộn chu kỳ 28 5.3. TRẠM TRỘN BÊ TÔNG NHỰA NÓNG 5.3.1. Công dụng và phân loại Công dụng: Trạm trộn bê tông nhựa nóng (BTNN) dùng để sản xuất các hỗn hợp BTNN (còn gọi là thảm) để phục vụ cho việc xây dựng các loại mặt đường bê tông nhựa (còn gọi là đường bê tông atphan). Phân loại: Có nhiều cách phân loại trạm trộn bê tông nhựa nóng, trên thực tế thường phân loại như sau: - Dựa vào tính cơ động của trạm chia ra: Trạm trộn di động, trạm trộn cố định, và trạm có tính cơ động cao (trên móng nổi). - Dựa vào nguyên tắc làm việc chia ra: Trộn theo chu kỳ và trộn liên tục. - Dựa theo năng suất thường dùng của trạm trộn, chia làm 3 loại: Loại trạm trộn năng suất lớn (từ 80-150 tấn/giờ); Loại trạm trộn năng suất vừa (40-60 tấn/ giờ) và loại trạm trộn có năng suất nhỏ (dưới 30 tấn/ giờ). Loại rất lớn từ 200- 400 tấn/ giờ ít dùng. - Theo đường di chuyển của luồng vật liệu, chia thành: Trạm trộn nằm ngang, và trạm bố trí theo kiểu hình tháp. 1- Phiễu cấp cát đá; 2- Tang sấy cát đá; Hệ thống lọc bụi; 4- Băng gầu; 5- Hệ thống sàng; Các bin chứa cát đá; 7- Cầu thang; 8- Hệ thống cân; 9-Thùng trộn; 10- Xe vận chuyển; 11 11- xilo chứa bột khoáng; 12- Thùng chứa nhựa và nấu nhựa 29 Trạm trộn BTNN trộn chu kỳ 30 Trạm trộn BTNN trộn chu kỳ 31 Trạm trộn BTNN trộn chu kỳ 32 Hình 5-18. Trạm trộn bê tông nhựa kiểu tháp 1. Phễu chứa và định lượng sơ bộ đá cát; 2. Tang sấy đá cát; 3. Băng gầu; 4. Thiết bị sàng; 5. Lọc và thu bụi; 6. Bồn chứa bột đá; 7. Buồng trộn; 8. Bình cân nhựa nóng; 9. Thiết bị cân đong cát đá nóng và bột đá. 33Sơ đồ công nghệ Trạm trộn BTNN 34Trạm trộn BTNN trộn chu kỳ 3. CÊu t¹o cña tr¹m BTNN cuìng bøc chu kú. 35 Trạm trộn BTNN trộn chu kỳ 36Màn hình điều khiển trạm trộn BTNN trộn chu kỳ 37 XE Ô TÔ TRỘN VÀ VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG XI MĂNG a. Công dụng và phân loại. 1. Công dụng Ô tô trộn và vận chuyển bê tông xi măng (còn gọi tắt là xe vận chuyển bê tông) dùng để vận chuyển bê tông ở cự ly dài từ vài km đến vài chục km. Trong quá trình vận chuyển, thùng chứa bê tông được quay để bảo toàn chất lượng của bê tông (tránh đông cứng và phân tầng). Hiện nay, xe vận chuyển bê tông được dùng khá nhiều trong công tác vận chuyển bê tông phục vụ thi công các công trình xây dựng trong các thành phố hoặc khu dân cư mà ở đó không cho phép đặt các trạm trộn bê tông cố định hoặc nó được dùng để vận chuyển bê tông từ Nhà máy tới nhiều địa điểm thi công cách xa nhau nhằm giảm bớt số lượng trạm trộn và đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực thi công. 2. Phân loại Xe vận chuyển bê tông có dung tích thùng trộn từ 2 đến 8m3 và theo kiểu truyền động quay thùng hiện nay được sử dụng hai kiểu: - Truyền động cơ học. - Truyền động thủy lực. 38 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Hình dạng tổng thể của ô tô vận chuyển bê tông thể hiện trên hình 5.24a. Ô tô vận chuyển bê tông thực chất là một máy trộn có thùng trộn hình quả trám với dung tích thùng lớn từ 28m3 được đặt trên sát xi của ô tô. Bên trong thùng trộn thường đặt các cánh trộn hình xoắn ốc có hai mối ren (5.24b). Các cánh trộn này có nhiệm vụ trộn đều hỗn hợp bê tông có trong thùng để tránh hiện tượng phân tầng. Khi di chuyển, thùng trộn quay trộn bê tông kiểu tự do, nhờ hệ thống truyền động quay thùng và lúc này bê tông có xu hướng chuyển động về phía đáy thùng. Khi đến nơi thi công cần lấy hỗn hợp bê tông trong thùng ra thì cho thùng quay theo chiều ngược lại, bê tông sẽ được đưa ra khỏi thùng nhờ hệ thống cánh trộn. 39 Hình 5-24. Cấu tạo tổng thể của xe ô tô vận chuyển bê tông. a. Sơ đồ cấu tạo; b. Cấu tạo thùng trộn 1. Ca bin; 2. Thùng trộn; 3.Bộ truyền động quay thùng; 4. Con lăn đỡ thùng; 5. Phễu cấp liệu; 6.Thùng đựng nước; 7.Phễu dỡ liệu; 8.Vành lăn của thùng trộn; 9.Cánh trộn hình xoắn ốc; 10.Trục thùng trộn. 40 Kết cấu của thùng chứa của xe vận chuyển BTXM 41 d. Nguyên lý làm việc: - Ô tô vận chuyển bê tông xi măng thực chất là một máy trộn có thùng trộn hình quả trám đặt trên khung bệ cuả ô tô. Bên trong thùng có đặt các cánh trộn hình xoắn ốc có hai mối ren. Khi di chuyển, thùng trộn quay nhờ động cơ thủy lực được trích công suất từ động cơ của ô tô và bê tông có xu hướng chuyển động về phía đáy thùng. Khi đến nơi thi công cần lấy bê tông ra thì cho thùng quay theo chiều ngược lại bê tông sẽ được đưa ra ngoài qua hệ thống máng. 42 43 Thông số kỹ thuật của một loại xe vận chuyển BTXM 44 Máy bơm bê tông và bơm vữa a. Công dụng và phân loại 1. Công dụng Máy bơm bê tông dùng để vận chuyển bê tông theo một đường ống dẫn bằng thép hoặc bằng vật liệu cao su đến vị trí thi công. So sánh phương pháp vận chuyển bê tông (và vữa) dùng bơm đường ống và dùng cần trục thì vận chuyển bằng bơm có những ưu điểm sau: - Do quá trình vận chuyển liên tục nên năng suất cao. Đối với bơm bê tông thường có năng suất từ 30 ÷ 80m3/h nhưng có thể chế tạo các bơm có năng suất tới 150m3/h. - Do địa hình chật hẹp, máy bơm có thể đặt xa nơi đang xây dựng, các đường ống vận chuyển có thể đặt tùy ý theo địa hình. - Vận chuyển bằng đường ống đảm bảo: Phạm vi hoạt động lớn hơn, chiều cao nâng lớn hơn so với khi dùng cần trục với xiclô chứa để vận chuyển vật liệu. Chiều dài vận chuyển bằng bơm có thể đạt tới 1km, độ cao nâng đã đạt tới 340m vào năm 1986 – Hiện nay còn cao hơn nhiều (theo chiều cao công trình). 45 Nhược điểm của bơm bê tông: Khó khống chế số lượng bê tông trong lúc vận chuyển, thành phần bê tông bị hạn chế trong phạm vi nhất định (cốt liệu không được to quá, hỗn hợp bê tông không được thô quá), phải tốn công làm vệ sinh cho máy và đường ống dẫn sau khi ngừng dùng; cự li vận chuyển ngắn, yêu cầu trình độ công nhân cao Ngày nay, máy bơm bê tông được sử dụng nhiều trong các công trình vận chuyển và đổ bê tông tại chỗ trong xây dựng các công trình vĩnh cửu. Trong xây dựng các cầu lớn, bơm bê tông được dùng tương đối phổ biến để vận chuyển bê tông phục vụ công tác đúc dầm, đổ trụ móng ở xa bờ. Bơm vữa được sử dụng để phụt vữa bịt đáy cọc khoan nhồi, gia cố hầm và bơm vữa vào các ống gen chứa thép dự ứng lực Bơm vữa được sử dụng để phụt trong gia cố các công trình hầm 46 2. Phân loại bơm bê tông - Theo cấu tạo của bơm người ta chia làm ba loại: Bơm kiểu piston; Bơm kiểu rô to và Bơm kiểu trục vít. - Theo công dụng của bơm có hai loại: Bơm vữa và bơm hỗn hợp bê tông xi măng (sau đây gọi là bơm bê tông). - Theo khả năng cơ động phân thành: bơm đặt tĩnh (Trạm bơm) và bơm di động (Bơm được đặt trên ô tô). Bơm đẩy Bơm cần 47Bơm đẩy Bơm cần 48 Thông số kỹ thuật của một Bơm đẩy 49 Bơm vữa 50 . Bơm bê tông kiểu piston dẫn động dạng tay quay. Hình 5.26 mô tả nguyên lý cấu tạo của bơm bê tông kiểu piston dẫn động dạng tay quay. Cấu tạo của bơm như sau: Hình 5.26.Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bơm bê tông kiểu tay quay . a. Vị trí hút bê tông vào xi lanh; b. Vị trí đẩy bê tông ra ống dẫn. 1. Van hút; 2. Van đẩy; 3.Thiết bị dẫn vật liệu; 4. Cánh trộn; 5. Xi lanh; 6. Piston; 7.Phễu tiếp liệu; 8.Ống dẫn; 9. Cơ cấu tay quay 7 4 9 7 3. Máy bơm bê tông kiểu tay quay thanh truyền: a. Cấu tạo: 51 b. Nguyên lý làm việc: - Hệ thống truyền động cho máy bơm bê tông gồm 2 động cơ, trong đó một động cơ dùng để quay cánh trộn, một động cơ dùng để kéo đẩy piston đóng mở van và quay cơ cấu dẫn liệu. - Trong quá trình làm việc 2 van hút và đẩy làm việc ngược chiều nhau, tức là van hút mở thì van đẩy đóng tương ứng với quá trình piston kéo ra (quá trình hút). Khi van hút đóng thì van đẩy mở tương ứng với quá trình piston chuyển động từ phải sang trái để đẩy bê tông vào đường ống. - Van hút và van đẩy thuộc loại van xoay để đóng mở đường dẫn bê tông vào xi lanh và đẩy bê tông vào ống dẫn, 2 van làm việc nhờ cơ cấu truyền động. 52 4. Bơm piston dẫn động bằng piston thủy lực: a. Cấu tạo: 53 54 b. Nguyên lý làm việc: - Piston công tác (14) và (8) được điều khiển bởi piston thủy lực (12) và (6) và hoạt động ngược chiều nhau. Van chữ S (15) nằm trong khoang nạp (10) tâm quay trùng với tâm của đường ống (16), trong quá trình làm việc van lắc 1 góc nhất định làm che kín đường ra của xi lanh bơm, tại thời điểm này thì xi lanh ở hành trình đẩy sẽ được nối với khoang nạp (10), khi xi lanh này đẩy bê tông vào đường ống thì cụm xi lanh kia nạp hỗn hợp bê tông vào trong xi lanh, Van chữ S hoạt động liên động trùng với hành trình bơm và hút, nhờ quá trình này mà hỗn hợp bê tông sẽ được vận chuyển trong đường ống tương đối đều đặn. Năng suất của máy bơm bê tông: Năng suất của máy bơm bê tông được tính theo công thức sau: N= 60.F.S.n.Kn.Kt ; (m3/h) ; Trong đó: F – Tiết diện của piston, (m2), S – Hành trình của piston; (m) n – Số lần bơm trong 1 phút của piston Kn – Hệ số điền đầy, Kn= 0,8 – 0,9 Kt – Hệ số sử dụng thời gian. 4 . 2DF S D Cấu tạo bơm bê tông kiểu pitong 1- Phễu chứa BT; 2- Xi lanh bơm; 3- Ống cong; 4- Ống dẫn BT; 56 Bơm đẩy 57 Cấu tạo của hệ thống bơm Bơm đẩy dùng xi lanh thủy lực 58 Cấu tạo của hệ thống bơm Bơm đẩy dùng xi lanh thủy lực 59 Cấu tạo của hệ thống bơm Bơm đẩy dung xi lanh thủy lực Công dụng: Đầm bê tông làm cho các hạt phối liệu trong khối vữa xen kẽ, sắp xếp chặt nhau do lực ma sát giữa chúng bị phá vỡ. Nhờ đó mà tăng chất lượng và tính chịu lực của bê tông, tiết kiệm xi măng so với đầm thủ công. Nguyên lý hoạt động: Máy đầm bê tông hoạt động chủ yếu dựa trên sự rung động để phá lực ma sát và lực dính của các hạt phối liệu. Nguyên tắc gây rung động là làm quay trục lệch tâm hay khối lệch tâm hoặc làm rung động bằng dao động điện từ. Máy đầm bê tông xi măng Phân loại: Theo phương pháp đầm bê tông 1. Đầm trên (đầm mặt): Lực tác dụng lực đầm từ mặt thoáng của khối bê tông xuống như đầm nền, sân, sảnh ...(hình 91a) 2. Đầm dưới: Lực đầm từ mặt đáy khối bê tông lên, thường dùng đầm các khối bê tông định hình trong khuôn đỡ như panen, tấm đậy ...(hình 91b) 3. Đầm bên (đầm cạnh): Đầm từ bề mặt bên đầm vào như cột, tường chịu lực ..( hình 91c) 4. Đầm trong (đầm dùi): Lực tác dụng đầm từ trong lòng khối bê tông (hình91d) Phân loại theo nguồn động lực Có 3 loại: Đầm rung bằng trục lệch tâm; rung bằng khối lệch tâm và rung bằng điện từ. Phân loại theo nguyên lý gây rung Có 2 loại: Đầm chạy bằng điện và đầm chạy bằng động cơ đốt trong. Trục lệch tâm Khối lệch tâm Hình 97: 1- Động cơ điện; 2- Trục mềm; 3- Đầu rung động Đầm rung điện từ 1- Tấm rung; 2- Lõi thép; 3- Cuộn dây điện từ; 4- Bu lông; 5- Đai ốc; 6- Lò xo; 7- Đế đầm . 64 Hình 5.43. Cấu tạo đầm dùi trục mềm kiểu trục lệch tâm a) Cấu tạo tổng thể; b) Kết cấu quả đầm 1-Động cơ điện; 2-Trục mềm; 3- Quả đầm; 4-Quai xách Đầm dùi trục mềm Đầm dùi dùng động cơ xăng và động cơ điện Đầm bàn Công dụng: Dùng để đầm bề mặt mặt sàn BTXM Phân loại: Theo hệ thống dẫn động: có 2 loại đầm dùng điện và đầm dùng động cơ đốt trong Theo khả năng di chuyển: Có 2 loại loại người kéo và loại tự hành Một số loại đầm bàn đầm bàn dùng người kéo đầm bàn tự hành đầm bàn tự hành Đầm thước Đầm thước dùng làm chặt và phẳng bề mặt BTXM 70 Một số loại đầm thước 71 Năng suất của đầm dùi: Năng suất lý thuyết của đầm dùi phụ thuộc vào bán kính ảnh hưởng, chiều sâu ngập trong bê tông, thời gian đầm lèn cần thiết và sự phân chia vị trí đầm của nó. Năng suất đầm lèn trong đơn vị thời gian được xác định như sau: ]h/[m , tt 3600.B.R.kQ 3 21 2 Trong đó: R- Bán kính ảnh hưởng trung bình của đầm dùi, m; B- Chiều dày lớp bê tông được đầm lèn, m; t1- Thời gian đầm, s; t2 - Thời gian vận chuyển đầm dùi: t2 = 15 20s; k - Hệ số phụ thuộc vào sự phân chia vị trí đầm. 72 Năng suất của đầm bàn: Năng suất của đầm bàn được xác định theo công thức sau đây: ]h/[m ,K. tt 3600.h.FQ 3t 21 Trong đó: F - Diện tích tiếp xúc giữa đầm và vật liệu, m2; h - Chiều sâu ảnh hưởng (chiều sâu của lớp bêtông được đầm), m; t1 - Thời gian đầm tại một chỗ, s; t2 - Thời gian di chuyển vị trí của đầm, s; Kt - Hệ số sử dụng thời gian.
File đính kèm:
- bai_giang_may_xay_dung_chuong_4_may_san_xuat_vat_lieu_xay_du.pdf