Bài giảng Môi trường và phát triển

Tóm tắt Bài giảng Môi trường và phát triển: ... tử cao sang tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử thấp. Sự chuyển tiếp dân số khác nhau ở các quốc gia khác nhau theo thời gian bắt đầu và thời gian thực hiện quá trình chuyển tiếp. Nhìn chung, quá trình chuyển tiếp dân số bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, c... cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. 3.1.2.2. Các loại hình của du lịch bền vững 1). Du lịch vì người nghèo Là loại hình du lịch hướng đến việc gia tăng thu nhập cho người ngh...2008, TTK LHQ Ban Ki-moon cảnh báo đến năm 2030, khoảng 2 tỷ người sẽ sống tại các khu ổ chuột và nhà tạm. - Gia tăng tỷ lệ người nghèo:  Đô thị hóa càng nhanh thì tỷ lệ nghèo ở đô thị càng tăng.  Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình đô thị nghèo so với 80 triệu hộ ở nông thôn. Năm...

pdf30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần. 
Công nghiệp khai thác khoáng sản phá hoại môi trường đất rất nghiêm trọng. Trong 
nước có hơn 1.000 mỏ đang khai thác với trên 50 chủng loại khác nhau. Môi trường ở các 
vùng khai thác đang bị suy thoái nghiêm trọng, phá hủy hàng nghìn hecta rừng nhiệt đới có 
nguồn sinh vật đa dạng, đất đai thổ nhưỡng bị biến dạng, thu hẹp diện tích đất trồng trọt, mùa 
màng bị giảm sút,... 
Qui hoạch tốt về môi trường cho các đô thị và khu công nghiệp là vấn đề thiết thực ở 
nước ta hiện nay. 
 Chú ý: sinh viên cần cập nhật hàng năm các thông tin, số liệu về đô thị hóa, công nghiệp 
hóa từ các nguồn trên internet. 
3.4. Toàn cầu hoá và môi trường 
3.4.1. Khái niệm toàn cầu hoá 
 Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để mô tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh 
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức 
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010 25
hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi 
kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự 
do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ 
thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, 
công nghệ, thông tin, văn hoá. Người ta thường nói rằng thế giới đang ngày càng nhanh 
chóng nhỏ hơn, và rằng chúng ta đang sống trong một ngôi làng toàn cầu (global village) 
nghĩa là hiện nay chúng ta liên lạc (thông tin), đi lại, và chia sẻ các nền văn hoá với nhau 
trong phạm vi một thế giới. 
 Toàn cầu hoá là quá trình mà thế giới đang ngày càng gia tăng liên kết với nhau dẫn 
đến sự trao đổi mạnh mẽ về văn hoá và thương mại. Đó là kết quả của: 
 Sự trao đổi công nghệ làm cho con người, hàng hoá, tiền bạc và trên tất cả là thông tin 
và ý tưởng lan truyền trên thế giới nhanh hơn nhiều so với trước đây. 
 Sự mở rộng tự do thương mại thế giới, đã gia tăng mạnh mẽ mức trao đổi thương mại 
giữa các thành phần khác nhau của thế giới. 
* Các nhân tố ảnh hưởng đến toàn cầu hoá gồm: 
 - Phương tiện liên lạc: truyền hình, điện thoại và internet đã tạo thành một ngôi làng 
toàn cầu (global village). 
 - Phương tiện vận chuyển: đã trở nên rẻ và nhanh. Các cơ sở kinh doanh có thể chuyên 
chở các sản phẩm và các nguyên liệu thô đi khắp thế giới-tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ 
trên khắp thế giới đến khách hàng Anh. 
 - Mở rộng tự do thương mại: các chính phủ trên khắp thế giới đã nới lỏng các luật làm 
hạn chế việc buôn bán và đầu tư nước ngoài, một số chính phủ đưa ra các trợ cấp và các 
khuyến khích về thuế để kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư vào nước họ. Quan niệm 
không có sự hạn chế trong kinh doanh buôn bán giữa các nước gọi là tự do thương mại. 
 3.4.2. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và môi trường 
 * Những người chống đối chỉ ra nhiều điểm cho rằng toàn cầu hoá có thể ảnh hưởng 
có hại cho môi trường: 
 - Thứ nhất, các cơ hội kinh doanh rộng hơn có nghĩa khai thác và xuất khẩu dầu, gỗ và 
các nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm, sự phá huỷ 
rừng, xói mòn đất, lũ lụt và mất cân bằng hệ sinh thái của các loại hình khác nhau. Tăng 
trưởng đi kèm với sự xâm lấn của nông nghiệp, và tự do hoá đi kèm với việc khai thác gỗ vì 
mục đích thương mại, là hai nguyên chính của phá huỷ rừng. 
 - Thứ hai, thương mại phát triển hơn có nghĩa đi lại, vận tải với khoảng cách xa hơn. 
Vận chuyển hàng hoá góp phần ô nhiễm thông qua đốt cháy nhiên liệu và phát thải các khí 
độc hại, đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu và gây hại cho sức khoẻ con người. Thêm vào đó 
là các quá trình tiêu thụ các tài nguyên khan hiếm như than và dầu. 
 - Thứ ba, thương mại quốc tế đang khuyến khích sản xuất và tiêu thụ các thực phẩm 
thay đổi gen trên khắp thế giới mà tác hại tích lũy có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều năm sau 
hoặc thậm chí đến các thế hệ sau. 
 - Thứ tư, sự truyền bá toàn cầu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phong cách 
phương Tây đang tạo ra một dạng văn hoá tiêu thụ không suy nghĩ, lãng phí và khai thác quá 
mức các nguồn tài nguyên trên trái đất của thế hệ hiện nay, tước đoạt tương lai của các thế hệ 
mai sau. 
 - Thứ năm sản xuất địa phương đang hướng đến các kiểu mẫu theo nhu cầu đa số của 
thế giới. Kết quả là các nhu cầu thiểu số (như các nhu cầu của các bộ lạc) và sự đa dạng sinh 
học đang bị mất đi. 
 - Cuối cùng, để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và công việc, các quốc gia đang hạ 
thấp một cách cố ý các tiêu chuẩn môi trường: hiện tượng chủ nghĩa bảo hộ gây ra thiệt hại 
cho các nước khác trước đây có thể sẽ được thay thế bằng hiện tượng toàn cầu hoá gây ra thiệt 
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010 26
hại cho chính mình. Các nước toàn cầu hoá mới, nơi quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh 
nhất trong khi thu nhập vẫn còn thấp, có thể phải đối mặt với sự suy thoái môi trường. 
 * Những người ủng hộ toàn cầu hoá, đương nhiên, sẽ đưa ra các khuynh hướng ngược 
lại để cổ vũ cho toàn cầu hoá. Họ chỉ rõ rằng thương mại sẽ làm cho một quốc gia có khả 
năng nhập khẩu các công nghệ thân thiện với môi trường. Điều này sẽ làm giảm ô nhiễm toàn 
cầu. Hơn nữa, áp lực của các quốc gia nhập khẩu (có tiêu chuẩn môi trường cao hơn) có thể 
thúc đẩy các quốc gia xuất khẩu sử dụng các quá trình thân thiện với môi trường hơn. 
 Nếu toàn cầu hoá giúp các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hơn và nâng cao cuộc 
sống con người thoát khỏi nghèo nàn, nó có thể gián tiếp bảo vệ môi trường và đẩy mạnh phát 
triển bền vững. Nghèo nàn là tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất. 
 Toàn cầu hoá còn giúp con người có thể biết các sự kiện xảy ra ở những nơi xa xôi của 
thế giới. Ví dụ như người Anh có thể biết được một cách nhanh chóng các tác động của sóng 
thần ở các nước Đông Nam Á năm 2004, và vì thế họ có thể giúp đỡ các nước này nhanh 
chóng. 
 Có rất ít bằng chứng cho thấy các quốc gia cố ý hạ thấp tiêu chuẩn môi trường để thu 
hút các công ty đa quốc gia. Các tiêu chuẩn môi trường thấp hơn chỉ đóng vai trò thứ yếu 
trong việc quyết định lựa chọn địa điểm thành lập các nhà máy của các công ty đa quốc gia, 
so với các nhân tố khác như vận tải, cơ sở hạ tầng, thị trường, chi phí lao động, chế độ thuế, 
chính sách kinh tế... 
 Thực tế các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài ở các nước đang phát triển -chính là 
những nhà máy mà nếu theo lý thuyết, được thu hút do các tiêu chuẩn ô nhiễm thấp - có xu 
hướng ít gây ra ô nhiễm hơn các nhà máy sở hữu trong nước trong cùng ngành. 
 Có phải các tác động tích cực được chỉ ra là mạnh hơn các tác động tiêu cực đối với 
môi trường? đây là một câu hỏi kinh nghiệm và trả lời có thể rất khác nhau theo từng nơi. 
Chắc chắn rằng tốc độ công nghiệp hoá chóng mặt ở các vùng ven biển của Trung Quốc đã 
gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Thêm vào đó, còn phụ thuộc nhiều vào các chính 
sách hổ trợ và các thể chế ban hành. 
 Một ví dụ để minh hoạ cho vấn đề này. Nông trại nuôi tôm ở một số vùng của Ấn Độ 
đã dẫn đến mặn hoá và thải nước ô nhiễm vào đất đai vùng phụ cận và đường sông 
 Theo bề ngoài mà xét thì các cơ hội xuất khẩu tôm cao hơn đã dẫn đến sự phát triển 
nhanh của các trang trại nuôi tôm ở các vùng ven biển. Nhưng, nên nhớ rằng, tất cả các quốc 
gia không chọn các phương pháp giống nhau gây hại cho môi trường trong nuôi tôm. Vì thế, 
tự do thương mại không phải là thủ phạm chính. Vấn đề là ở chỗ không có biện pháp để hạn 
chế việc lựa chọn công nghệ như vậy ở Ấn Độ. Nếu những người gây ô nhiễm nhận thức đầy 
đủ rằng họ sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra đối với những người khác 
(nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, PPP) họ sẽ phải sử dụng các loại hình trang trại 
khác. 
 Chúng ta cần hiểu rằng qua thấu kính của một nhà kinh tế học vấn đề ô nhiễm môi 
trường là rất khác so với một nhà hoạt động môi trường. Đối với một nhà hoạt động môi 
trường, không ô nhiễm là lý tưởng và không ai có quyền gây ra ô nhiễm. Đối với một nhà 
kinh tế, đó là vấn đề chi phí-lợi ích xã hội. Ông ta sẽ giải quyết ô nhiễm ở một mức tốt nhất, 
để các chi phí của việc giảm ô nhiễm được cân đối hợp lý so với lợi ích xã hội. Tất nhiên các 
nhà hoạt động vì hoà bình xanh sẽ xem các nhà kinh tế là "kẻ thù của con người". 
3.5. Nghèo đói và môi trường 
3.5.1. Nghèo đói 
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu 
chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo 
nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. 
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010 27
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa nghèo theo thu nhập, theo đó một người 
được cho là nghèo khi thu nhập hàng tháng ít hơn một nửa bình quân GDP trên đầu người của 
quốc gia. 
Nghèo đói không chỉ đơn thuần là vấn đề thu nhập mà còn liên quan đến sức khoẻ, 
giáo dục, lương thực thực phẩm, các dịch vụ cơ bản ... Ngoài ra còn phải tính đến cả khả năng 
dễ bị thương tổn trước những thay đổi bất lợi, khả năng ít được xã hội quan tâm, ... 
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa 
phương để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối ở các nước 
nghèo, 2 đô la cho Châu Mỹ La tinh và Carribean, 4 đô la cho những nước Đông Âu và 14,40 
đô la cho những nước công nghiệp. 
Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thay đổi chuẩn nghèo nhiều lần trong thời 
gian vừa qua. Theo "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-
2005", thì những người nghèo có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi 
và hải đảo dưới 80.000 đồng/người/tháng, ở nông thôn đồng bằng dưới 100.000 
đồng/người/tháng, ở khu vực thành thị dưới 150.000 đồng/người/tháng. 
Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là những hộ 
ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với 
những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. 
Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% 
số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên 
(40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%). 
 Nguyên nhân gốc rễ của sự nghèo khó là đói kém, thất học, thiếu các tiện nghi chăm 
sóc về y tế và trẻ em, thiếu công ăn việc làm và các sức ép về dân số... 
Trái đất chúng ta có 6 tỷ người, thì trong đó 2,8 tỉ người phải sống với mức thu nhập 
ít hơn 2 đô la 1 ngày, và 1,2 tỷ người có mức thu nhập ít hơn 1 đô la 1 ngày. Như vậy, một 
phần năm dân số trên hành tinh chúng ta đang sống trong cảnh nghèo nàn khốn khổ. 
Hầu hết những người chịu ảnh hưởng của nghèo đói là những người sống ở vùng nông 
thôn, những bộ lạc du canh du cư và các làng chài nhỏ. Ở khắp mọi nơi trên trái đất, phụ nữ, 
trẻ em, người già và người ốm đau là những người chịu tác động mạnh nhất của tình trạng 
nghèo đói. 
3.5.2. Quan hệ giữa nghèo đói và môi trường 
Nghèo đói và môi trường có mối liên hệ gần gũi với nhau. Sự suy thoái đất nông 
nghiệp, thu hẹp diện tích rừng, khan hiếm các nguồn nước sạch, giảm sản lượng cá và đe doạ 
tăng trưởng xã hội và tổn thương hệ sinh thái từ thay đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học,... 
đang tác động cuộc sống những người nghèo. Người nghèo thường ít có khả năng đối phó với 
những đột biến tự nhiên, trong môi trường suy giảm này tất yếu không thể tránh khỏi gia tăng 
tình trạng nghèo đói. Mặt khác, để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người nghèo buộc phải 
khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường. 
Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường là mối quan hệ cân bằng động và đặc biệt, 
nó phản ánh cả qui mô và vị trí địa lý cũng như các đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hoá của 
từng cá nhân, gia đình và các nhóm xã hội. Mỗi nhóm xã hội khác nhau có thể ưu tiên những 
vấn đề môi trường khác nhau. Trong những vùng nông thôn, người nghèo quan tâm đặc biệt 
tới chất lượng và sự tiếp cận an toàn của tài nguyên thiên nhiên - đất đai có thể canh tác được, 
và nước, thu hoạch mùa màng, đa dạng vật nuôi, nghề cá, các sản phẩm từ rừng và củi gỗ. Đối 
với người nghèo ở thành thị thì nước, năng lượng, điều kiện vệ sinh, thu gom chất thải, thoát 
nước,... là những mối quan tâm hơn cả. 
 * Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng 
manh của địa phương, và trở nên dễ bị tổn thương do những biến động của thiên nhiên và xã 
hội. 
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010 28
Người nghèo có nguồn lực hạn chế để mua hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nên họ 
thường dựa vào sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái như một nguồn sinh kế 
trực tiếp. Các tài nguyên thiên nhiên có thể là nguồn sơ cấp của kế sinh nhai hoặc có thể bổ 
sung thu nhập và nhu cầu cần thiết hàng ngày của gia đình họ. Do vậy người nghèo có thể bị 
ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc xuống cấp của các nguồn không mất tiền như môi trường. 
* Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng, cho văn hoá giáo 
dục và cho các dự án cải tạo môi trường. 
 Hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát triển không có nhà ở, hoặc sống trong những căn 
nhà ổ chuột, và hơn 2,9 tỉ người không tiếp cận các điều kiện vệ sinh thích hợp và tất cả 
những điều này là cần thiết cho sức khoẻ tốt. Sự thiếu thốn các điều kiện vệ sinh gây ra 
khoảng 2 tỷ ca bệnh đường ruột và 4 triệu người chết, hầu hết là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 
ở các nước đang phát triển. Ở Mỹ, sự thiếu thốn điều kiện vệ sinh gây ra 940.000 ca bệnh 
truyền nhiễm đường ruột và khoảng 900 người chết mỗi năm. 
Ba vấn đề môi trường (nhiễm bẩn nước uống, phân người không được xử lý, và ô nhiễm 
không khí) là nguyên nhân gây ra cái chết của 7,7 triệu người hàng năm (15 % của tổng 52 
triệu người chết trên toàn cầu). Cứ 5 đứa trẻ được sinh ra thì có một bị chết, chủ yếu do các 
bệnh tật liên quan đến môi trường, ví dụ, bệnh sốt rét, bệnh lây lan đường hô hấp, hoặc bệnh 
tiêu chảy - tất cả chúng đều có thể ngăn ngừa được. 
* Nghèo khổ làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác quá mức, 
khai thác huỷ diệt. 
 - Do người dân nghèo khổ, không vốn liếng, không tài sản, công cụ thô sơ,... và để 
duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người nghèo buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên 
dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường suy thoái. Chặt phá rừng bừa bãi, suy thoái hóa đất, 
đánh bắt thuỷ sản ngoài quy cách, khai thác khoáng sản bừa bãi bằng biện pháp thủ công,... là 
kết quả hầu như tất yếu của tình trạng đói nghèo. 
 * Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ tập trung vào tăng 
trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ. 
Khi những người sống trong cảnh nghèo đói buộc phải đưa ra danh sách các quyền ưu 
tiên, thì các vấn đề như chăm sóc môi trường hoặc sự cần thiết phát triển bền vững hiếm khi 
nằm đầu trong những danh sách đó. Nhà ở, ăn mặc của cả gia đình, giáo dục con cái và chăm 
sóc tuổi già là những mối quan tâm có ý nghĩa hơn đối với họ. Cả sản xuất (hoặc việc làm) lẫn 
các loại hình tiêu thụ đều được quyết định bởi các nhu cầu cơ bản hơn là cân nhắc tác động 
dài hạn của chúng. Những người nghèo khổ nhất đôi khi được xem như đồng phạm với các 
hình thức hoạt động kinh tế không bền vững môi trường, họ làm bất cứ công việc gì có thể 
mang lại lợi nhuận, bất kể công việc đó có chứa các rủi ro tiềm ẩn với môi trường (hoặc tới 
chính bản thân họ). 
* Góp phần bùng nổ dân số. 
 Tốc độ tăng dân số thế giới hiện nay là 1,4 % mỗi năm. Thế giới mất 39 năm (1960 - 
1999) để tăng dân số từ 3 tỷ lên 6 tỷ, nhưng chỉ mất 12 năm (1987 - 1999) để tạo ra tỷ người 
thứ 6. 90% dân số thế giới sống ở các nước phát triển - nơi mà các quốc gia ít có khả năng 
giải quyết các hệ quả do việc gia tăng dân số đối với việc gây ô nhiễm và suy thoái môi 
trường. Các ưu tiên trước hết của các nước đang phát triển là nuôi dưỡng bộ phận dân số ngày 
càng gia tăng chứ không đủ sức chăm lo đến môi trường. 
Do vậy biện pháp kiểm soát dân số là chính cách làm tốt nhất để bảo vệ môi trường, tài 
nguyên thiên nhiên, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
3. Ðấu tranh chống nghèo đói 
Mục đích của chương trình chống nghèo khó là làm cho mọi người có khả năng tốt 
hơn để có một cuộc sống theo lối bền vững. Người nghèo cần phải trở thành tự đảm bảo được 
hơn, chứ không phải phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và những chuyến tàu chở lương thực 
thực phẩm. Sự phát triển kinh tế là cần thiết ở các quốc gia nghèo nhằm đảm bảo công việc 
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010 29
cho những người thất nghiệp và thiếu việc làm ngày hôm nay và cho những lực lượng lao 
động đang lớn lên. 
- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ðể đạt được sự 
phát triển bền vững lâu dăi, các kế hoạch phát triển phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. 
Một chính sách phát triển nếu chỉ chú ý chủ yếu đến việc gia tăng sản xuất hàng hoá, mà 
không đảm bảo cho tính bền vững của nguồn tài nguyên mà sự sản xuất đó bị phụ thuộc thì 
sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào tình trạng sa sút năng suất. Điều đó có thể lăm tăng thêm sự 
nghèo khó. 
- Có một cách mà các chính phủ quốc gia có thể khích lệ được sự phát triển đó là làm 
cho nhóm địa phương và phụ nữ có thêm trách nhiệm và thêm nguồn tài nguyên. Các tổ chức 
nhân dân, các nhóm phụ nữ và các tổ chức phi chính phủ phải là những nguồn quan trọng cho 
việc đổi mới và hành động ở cấp địa phương. Họ có một khả năng để được chứng minh trong 
việc đẩy mạnh các lối sinh sống bền vững. 
- Nâng cao giáo dục và khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo vệ và quản 
lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Người nghèo cần có đất đai, tài nguyên thiên nhiên và có 
đủ tiền để trở thành những người có sản phẩm. Họ cũng cần phải chia sẻ những lợi ích của các 
nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các khu vực của mình. Nhiều người cần phải có giáo dục và 
đào tạo nhiều hơn để họ trở thành có sản phẩm hơn. Điều đó có thể đạt được thông qua các 
trung tâm học tập có cơ sở cộng đồng về phát triển bền vững. Những cái đó phải được gắn kết 
với nhau để làm sao cho các cộng đồng có thể chia sẻ kiến thức của họ với nhau. 
- Kế hoạch hoá gia đình. Phụ nữ và nam giới đều có quyền như nhau trong việc quyết 
định một cách tự do và có trách nhiệm về số lượng và khoảng cách của những đứa con. Họ 
cần phải có thông tin, sự giáo dục và những phương tiện thch hợp để tự mình có thể thực hiện 
được các quyền đó. Chính phủ phải đảm bảo được các chương trình và các tiện nghi về y tế 
trong đó có sự chăm sóc sinh đẻ an toàn và có hiệu quả tập trung vào phụ nữ và do phụ nữ 
quản lý, những dịch vụ thuận tiện và đủ khả năng về kế hoạch hoá gia đình. Phải tạo cơ hội 
cho tất cả phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ tối thiểu trong 4 tháng đầu sau khi sinh con. 
- Hỗ trợ tài chính. Những quốc gia bị sự nghèo khó tấn công sẽ không thể phát triển 
được nếu như họ phải gánh nặng những nợ nần lớn của nước ngoài, không thể cung cấp tài 
chính cho công cuộc phát triển của mình, và nếu giá cả các mặt hàng của họ vẫn còn bị thấp 
trên thị trường thế giới. Sự giúp đỡ về tài chính cần được đáp ứng theo những cách nhằm vào 
việc giải quyết các mối quan tâm về môi trường và duy trì được các dịch vụ cơ bản cho người 
nghèo và những người cần thiết. 
Câu hỏi ôn tập chương 3 
1. Chức năng của du lịch 
2. Tác động của du lịch đối với môi trường 
3. Khái niệm về du lịch bền vững 
4. Các loại hình du lịch bền vững 
5. Các nền sản xuất nông nghiệp 
6. Các giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực 
7. Các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến đô thị hóa và công nghiệp hóa 
8. Khái niệm về toàn cầu hóa 
9. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và môi trường 
10. Quan hệ giữa nghèo đói và môi trường 
11. Đấu tranh chống nghèo đói 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_va_phap_trien.pdf