Bài giảng môn học Sức khỏe sinh sản
Tóm tắt Bài giảng môn học Sức khỏe sinh sản: ...ện + Chăm sóc SKSS* và đáp ứng nhu cầu tránh thai + Giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh + Phòng chống HIV/AIDS*3.MGDs (Millenium Development Goals) 9/2000: Các mục tiêu chính+ Xoá đói giảm nghèo+ Phổ cập giáo dục tiểu học+ Tăng cường công bằng giới và trao quyền cho phụ nữ: (đến 2015: số trẻ em gái đến ...sản cho vị thành niênPhòng các bệnh lây qua đường tình dụcPhòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sảnPhòng ung thư vú và ung thư sinh dụcPhòng và điều trị vô sinhGiáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giớiThông tin, giáo dục truyền thông về sức khỏe sinh sản1. Làm mẹ an toàn (Safe mot...ời cao tuổi-Vai trò và trách nhiệm nam giới trong tình dục, sức khoẻ sinh sản.Vai trò nam giới trong các chương trình SKSS (Male involvement in Reproductive health)Xuất phát: vai trò nam giới trong các chương trình KHHGĐHiện tại: Khuyến khích nam giới tham gia vào tất cả các nội dung của chương trì...
Môn học Sức khỏe sinh sảnGiảng viên tham gia giảngPGS. TS. Bùi Thị Thu HàThS. Lê Minh ThiTS. Nguyễn Công NghĩaTrợ giảng: CN. Dương Minh ĐứcMục tiêu khóa họcTrình bày định nghĩa sức khỏe sinh sản, quá trình phát triển và nội dung của chương trình sức khỏe sinh sản trên thế giới cũng như nội dung chiến lược sức khỏe sinh sản tại Việt namXác định các vấn đề chính liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên và hiểu được tầm quan trọng của giáo dục giới tínhXác định các vấn đề sức khỏe tình dục và chiến lược phòng ngừaÁp dụng mô hình 3 chậm và các cấu phần của chương trình làm mẹ an toànLiệt kê các nội dung của chương trình kế hoạch hóa gia đìnhXác định các nguyên nhân, hậu quả và tác động của vô sinh cũng như chiến lược phòng ngừa vô sinhXác định các đặc điểm chính của RTI (nguyên nhân, nhóm nguy cơ, hậu quả chiến lược phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản )Hiểu được các vấn đề chính liên quan sức khỏe người cao tuổi (ung thư vú, ung thư cổ tử cung và mãn kinh)Hiểu và áp dụng phân tích giới và quyền trong các chương trình sức khỏe sinh sản.Lượng giá môn học:1 bài thi hết môn, trọng số: 0.51 bài tập nhóm : 0.21 bài kiểm tra 15ph 0,2Chuyên cần 0.1Một bài tập nhóm (theo chủ đề BT2,3). Sinh viên tự làm ở nhà (nhóm 2 người). Ví dụ:Phân tích tình huống (Giáo viên chọn sẵn): Câu hỏi tình huống sẽ cho sau.Tài liệu: 1. Tình yêu chúng em không có giới hạn (Tine Gameltoft,1999) (tài liệu photo: lớp trưởng liên hệ photo) 2. Tính dục: Một sức mạnh siêu phàm (Anna Runeborg,2004): ( tiếng Việt ( tiếng Anh3. Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục (Trịnh Văn Thắng,2004) 4. Hiểu sai về vô sinh: liệu nó có làm giảm tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam (Hoàng Kim Dung, Lê Minh Thi 2005): tài liệu photo. Hình thức kiểm tra 15’: Câu hỏi theo chủ đề, học viên làm bài tập ở nhà.Thi hết môn: Câu hỏi ngắn, câu hỏi tình huống và các câu hỏi lựa chọn. Trang web tiếng Anh:Quỹ dân số liên hợp quốc: www.unfpa.orgQuỹ nhi đồng liên hợp quốc: www.unicef.orgTrang web bài tập: www.unicef.org/vietnam/vi/resources_1078.htmlTrang web của tổ chức y tế thế giới: www.who.intCổng thông tin Sức khỏe sinh sản: www.rhgateway.org, www.rho.orgTrang web của chương trình làm mẹ an toàn: www.safemotherhood.orgTrang web thu thập thông tin dân số, Sức khỏe sinh sản của Đại học John Hopkins: www.infoforhealth.org/popreporterTrang web của quỹ Rockerfeller: www.rockmekong.org/publicationsNguồn thông tin từ báo, tạp chí (fulltext): www.healthinternetwork.orgClick Hinary: vào ID: vtn014; password: 74648Các trang web tiếng Việt:Tra từ khóa tiếng Việt: www.google.com.vnTrang web của bộ y tế: www.moh.gov.vnViện thông tin y học trung ương: www.cimsi.org.vnTrang web của công ty tư vấn đầu tư y tế: www.tamsubantre.orgĐại cương sức khỏe sinh sảnMục tiêu:1.Trình bày định nghĩa Sức khoẻ sinh sản2. Đối tượng nghiên cứu của Sức khoẻ sinh sản3. Giải thích được nội dung 10 nội dung Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại Việt nam4. Biết được các nét phát triển của Sức khoẻ sinh sản trên thế giới và tại Việt namThảo luậnSức khoẻ là gì?Sức khoẻ là gì? Sức khoẻ là trạng thái thoải mái (khoẻ mạnh) hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế.Sức khoẻ sinh sản là gì?Sức khoẻ sinh sản Sức khoẻ sinh sản là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, trong mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế.Định nghĩa SKSS đầy đủ(WHO)Sức khoẻ sinh sản là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, trong mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế.Điều này cũng hàm ý là tất cả mọi người, kể cả nam và nữ đều có được cuộc sống tình dục thoả mãn và an toàn và họ có khả năng sinh sản và có tự do quyết định khi nào sinh và khoảng cách các lần sinh; có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, cũng như có khả năng lựa chọn các biện pháp phá thai an toàn không trái với pháp luật, nhằm bảo đảm cho phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con khoẻ mạnh. Reproductive health is a state of complete physical, mental and social well being and not merely the absence of disease or infirmity, in all matters related to the reproductive system and to its function process. Reproductive therefore implies that people are able to have satifying and safe sex life and that they have the capacity to reproduce and the freedom to decide if, when and how often to do so. Implicit in the last condition are the rights of men and women to be informed and to have access to safe, effective, affordable and acceptable methods of family planning of their choices, as well as other methods of their choice for regulation of fertility which are not against the law, the right of access to appropriate health care service that women will able to go safety through pregnancy and child birth and provide couples with the best chance of having a healthy infant.Sự phát triển của khái niệm sức khoẻ sinh sản theo Chương trình hành động Cairo: Tránh thaiCác biện pháp tránh thai và phá thaiKế hoạch hoá gia đìnhChăm sóc sức khỏe Bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đìnhSức khoẻ sinh sảnCác mốc lịch sử phát triển (thế giới):1. ICPD (International conference on Population and Development) tại Cairo- Ai Cập- 1994.+ Giáo dục toàn diện+ Giảm tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung+ Giảm tử vong mẹ+ Tăng cường tiếp cận dich vụ SKSS, SK tình dục và dịch vụ KHHGĐ2. ICPD + 5: tại NewYork-1999 + Giáo dục toàn diện + Chăm sóc SKSS* và đáp ứng nhu cầu tránh thai + Giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh + Phòng chống HIV/AIDS*3.MGDs (Millenium Development Goals) 9/2000: Các mục tiêu chính+ Xoá đói giảm nghèo+ Phổ cập giáo dục tiểu học+ Tăng cường công bằng giới và trao quyền cho phụ nữ: (đến 2015: số trẻ em gái đến trường tiểu học và trung học cơ sở bằng số trẻ trai, trao quyền cho phụ nữ, công bằng trong lao động) +Giảm tử vong trẻ em:Đến 2015, giảm 2/3 tử vong trẻ em <5 tuổi so với năm 1990. +Nâng cao sức khoẻ bà mẹ: Đến 2015, giảm 3/4 tử vong mẹ so với năm 1990.+Phòng chống HIV/AIDS, và các bệnh khác (lao, sốt rét, sởi): Đến 2015: Mắc HIV còn 1/ 2 so với năm 2000, hạn chế tối đa sự lan tràn của HIV/AIDS+ Bảo đảm phát triển môi trường bền vững4. 2005: Tổng kết giai đoạn 1 thực hiện mục tiêu thiên niên kỷRất nhiều quốc gia đã nỗ lực đạt nhiều thành tựu sức khỏe cho mục tiêu thiên nhiên kỉTuy nghiên, vẫn còn nhiều thách thức tại các nước nghèo và đang phát triển (dịch HIV/AIDS, thiên tai, chiến tranh, thay đổi nền kinh tế.)Xem thêm tài liệu tham khảoViệt nam:Lịch sử phát triển:1960s: Chính sách Sinh đẻ có kế hoạch bằng cách cung cấp dịch vụ tránh thai chủ yếu là DCTC1970s - 1980s: - Cho phép (nạo) phá thai- Chính sách kế hoạch hoá gia đình (đẻ ít con, đẻ muộn và đẻ thưa)1990s: - Bắt đầu đa dạng hoá các BPTT- Chính thức thành lập ngành Bảo vệ BMTE/ Kế hoạch hoá gia đình- Thực hiện chương trình SKSS sau Cairo- 1999: Xây dựng chiến lược quốc gia SKSS2001-2010: - Hoàn thiện công tác tổ chức ngành Bảo vệ SK Bà mẹ và trẻ em. 2002: Vụ BMTE đổi tên thành Vụ SKSS, các ngành dọc BMTE tuyến tỉnh trở xuống vẫn giữ nguyên tên. - Tiếp tục thực hiện chương trình và nội dung SKSS sau Cairo.Thực hiện chiến lược quốc gia về SKSS 2001-2010. - Giai đoạn 2001-2005, VN đã đạt một số thành tựu nhất định về mục tiêu thiên niên kỉ và mục tiêu chiến lược quốc gia SKSS, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức Giai đoạn 2006-2010: Chiến lược quốc gia và chuẩn quốc gia về SKSS bổ sung thêm 1 số mục mới: VD phá thai bằng thuốc, sàng lọc nạn nhân BLGĐKhái niệm chăm sóc SKSSChăm sóc SKSS là sự phối hợp các biện pháp kỹ thuật, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng SKSS làm cho các hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản được khỏe mạnh hơn bao gồm cả SKTD nhằm làm cho cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc hơn bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề SKSSXem thêm SGKGiới và giới tínhGiới tính (Sex): là những đặc tính về mặt di truyền/ sinh lý hay sinh h ọc của con người quy định xem người đó là nam hay nữ. Thường các đặc tính này không thay đổi (tự nhiên) theo thời gian.Ví dụ: nữ có số nhiễm sắc thể là XX còn nam có nhiễm sắc thể là XY.Nữ khi dậy thì có kinh nguyệt, nam khi dậy thì đánh dấu bằng xuất tinh (giấc mơ ướt)Giới (gender): Là những đặc tính chỉ vai trò xã hội và hành vi ứng xử xã hội, các giá trị và những kì vọng liên quan đến nam và nữ.Các đặc tính giới thay đổi theo thời gian và khác nhau ở các nơi khác nhauVí dụ: nữ thường để tóc dài, nam thường để tóc ngắn. Nữ thường trang điểm còn nam thì khôngThảo luận tình huốngNhận xét các bức tranh sau và so sánh: giới và giới tính có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?Tại gia đìnhVai trò của nam giới và của phụ nữ trong gia đình Việt nam như thế nào?Các giai đoạn phát triển của con ngườiGiai đoạn bào thaiGiai đoạn trẻ em (0-5 tuổi): chia 01 tháng, 0 -1 tuổi, và 1-5 tuổi Giai đoạn học đường (6-15 tuổi)Giai đoạn vị thành niên (10-19 tuổi)Giai đoạn trưởng thành (20-45 tuổi)Giai đoạn trung niên: 45-65 tuổiGiai đoạn tuổi già: trên 65 tuổiLứa tuổi cần chăm sóc SKSS (xem thêm SGK)Giai đoạn bào thaiGiai đoạn trẻ emGiai đoạn vị thành niênThời kỳ sinh sảnThời kỳ tuổi giàTóm tại, SKSS là khái niệm rộng, chăm sóc SKSS cho tất cả mọi người từ khi còn là thai nhi cho đến tận cuối đời.Nội dung của Sức khoẻ sinh sảnLàm mẹ an toànKế hoạch hóa gia đìnhPhá thai an toànSức khỏe sinh sản cho vị thành niênPhòng các bệnh lây qua đường tình dụcPhòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sảnPhòng ung thư vú và ung thư sinh dụcPhòng và điều trị vô sinhGiáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giớiThông tin, giáo dục truyền thông về sức khỏe sinh sản1. Làm mẹ an toàn (Safe motherhood)Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh) với mục đích nhằm làm giảm tử vong và bệnh tật suốt từ khi mang thai, trong khi sinh và thời kì sau đẻ (42 ngày sau đẻ).Làm mẹ an toàn là lĩnh vực ưu tiên trong chăm sóc sức khoẻ toàn dân và phát triển ở Việt Nam.Thế giới: trung bình hàng năm có 525 000 ca chết mẹ hay cứ 1 phút có 1 trường hợp mẹ bị chết.Cứ 1 phụ nữ chết có thêm 50 phụ nữ bị thương tật, nhiễm trùng hay bệnh tật do hậu quả của sinh đẻ và thai nghén.Các tổ chức quốc tế hoạt động trên lĩnh vực làm mẹ an toàn: -Liên minh nơ trắng quốc tế (White Ribbon Alliance for Safe Motherhood).-NGOs: Path, Safe the Children US...Tài liệu tham khảo:www.Safemotherhood.org2. Kế hoạch hoá gia đình (Family planning)Các biện pháp tránh thai: Sử dụng tốt, đúng và đa dạng các biện pháp tránh thai.Khống chế gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ phụ nữ và chất lượng cuộc sống.Tuổi sinh đẻ: tốt nhất từ 22-29 tuổi, không sinh con lần đầu trước 20 và sau 35 tuổi. Khoảng cách sinh tốt nhất từ 3-5 năm.Số con từ 1-2 con.Vai trò của nam giới tham gia vào công tác KHHGĐ.3. Phá thai an toàn (Induced abortion)-Phá thai không phải là biện pháp Kế hoạch hoá gia đình.- Là biện pháp chấm dứt thai nghén trước 22 tuần.-Phá thai an toàn là thực hiện cuộc phá thai tốt, do cán bộ y tế chuyên môn thực hiện nhằm đảm bảo tốt sức khoẻ người phụ nữ.-Công tác tư vấn nhằm hạn chế phá thai, tư vấn trước và sau khi phá thai .- Thực hiện tốt chỉ dẫn của cán bộ y tế sau khi phá thai về sử dụng thuốc, vệ sinh và sinh hoạt tình dục và các biện pháp tránh thai sau thủ thuật.- Các từ thông thường hay sử dụng trong thực tế:+Hút thai/ Điều hoà kinh nguyệt: thực hiện với thai dưới 12 tuần tuổi (tính từ ngày đầu kì kinh cuối).+ Nạo thai.Phá thai gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ và gây nhiều hậu quả. Nam giới cần có trách nhiệm đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ4. Sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên (Adolescent RH):Giúp vị thành niên hiểu về sức khoẻ sinh sản (sinh lý sinh sản, thụ thai, các biện pháp tránh thai).Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnhNguy cơ thai nghén ngoài ý muốn.Giáo dục giới tínhGiáo dục về sức khoẻ tình dụcCác bệnh lây truyền đường tình dục (STDs) và bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (RTIs).5. Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (RTIs)Vệ sinh cơ quan sinh sản đúng đắn (nam và nữ): vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén, vệ sinh sinh hoạt tình dục.Điều trị sớm các viêm nhiễm đường sinh sản6. Phòng các bệnh lây truyền đường tình dục (STDs)Hiểu biết kiến thức chung về các bệnh lây truyền đường tình dục, gồm cả HIV/AIDS.Khuyến khích sử dụng bao cao su trong phòng ngừa STDs.7. Phòng ung thư vú và ung thư sinh dục (Breast cancer, reproductive cancer)Tự khám vú thường xuyên đối với các phụ nữ trên 35 tuổi. Khám vú đúng cách để phát hiện sớm, ung thư vú giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi.Phát hiện sớm ung thư sinh dục (ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,...)bằng cách khám phụ khoa thường xuyên, hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn.Khám và chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.8. Vô sinh (Infertility)Vô sinh nguyên phát (nhiều nguyên nhân)Vô sinh thứ phát (do nhiễm khuẩn đường sinh sản, tiền sử phá thai, Nguyên nhân vô sinh Phòng ngừa vô sinh do tỷ lệ vô sinh hiện nay gia tăng.9.Giáo dục về tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới (sex education, elderly RH and gender equality)Giáo dục về tình dục an toàn và lành mạnhTư vấn tình dục lành mạnh và thoả mãn.Quan tâm đến sức khỏe sinh sản/tình dục của người cao tuổi-Vai trò và trách nhiệm nam giới trong tình dục, sức khoẻ sinh sản.Vai trò nam giới trong các chương trình SKSS (Male involvement in Reproductive health)Xuất phát: vai trò nam giới trong các chương trình KHHGĐHiện tại: Khuyến khích nam giới tham gia vào tất cả các nội dung của chương trình Sức khoẻ sinh sản.Khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm trong sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và tình dục an toànQuyền sinh sản (Reproductive rights)Công bằng giới và Bình đẳng giới (Gender equality and gender equity)Phòng bạo lực dựa trên cơ sở giới (Gender based violence prevention): Bạo lực gia đình, cưỡng ép trong quan hệ tình dục...10.Thông tin, giáo dục truyền thông về sức khoẻ sinh sản (IEC)Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông trong gia đình, nhà trường cũng như trong xã hội.IEC có ý nghĩa quan trọng trong thành công của các chương trình y tế.Vai trò lãnh đạo của các cấp trong truyền thông có hiệu quả.Có các chương trình IEC phù hợp tại cộng đồng, ưu tiên và tăng cường cho vùng sâu và vùng xa.Phát huy vai trò của các cộng tác viên, tuyên truyền viên sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng. Giới thiệu dự thảo Chiến lược quốc gia Dân số- SKSS giai đoạn 2011-2020Các thành tựu đạt được:Xu thế giảm sinh được duy trì, đạt mục tiêu mức sinh thay thếTừ năm 1999 đến năm 2009, tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,33 con xuống còn 2,03 con, tỷ suất sinh thô đã giảm từ 19,9‰ xuống còn 17,6‰, tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,5% xuống còn 1,1%. Năm 2005, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế như mục tiêu Chiến lược Dân số.Chất lượng dân số được nâng lênVào năm 2009, tuổi thọ bình quân đã đạt 72,8 tuổi, tăng 4,3 tuổi so với năm 1999, đặc biệt tuổi thọ của phụ nữ tăng 5,5 tuổi. Số năm đi học trung bình đã đạt 9,6 năm vào năm 2006.Sức khỏe sinh sản được cải thiệnTỷ số chết mẹ giảm từ 100 (năm 2000) xuống còn 75 trên 100.000 trẻ đẻ sống (năm 2008) Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm mạnh từ 36,7‰ (năm 1999) xuống còn 16‰ (2009)Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 33,8% (năm 2000) xuống còn 18,9% (năm 2009)Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai tăng từ 73,9% (năm 2000) lên 79,5% (năm 2008) biện pháp tránh thai hiện đại tăng tương ứng từ 61% lên 68,8%Nhận thức, thái độ, hành vi về DS và SKSS của các nhóm đối tượng đã chuyển biến tích cựcMạng lưới dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ được củng cố và phát triểnMột số hạn chếNhiều địa phương chưa đạt mức sinh thay thếChất lượng dân số chậm được cải thiện: Số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới vào năm 2009Nhiều vấn đề về KHHGĐ, CSSKSS chưa được giải quyết tốtNội dung, hình thức truyền thông chưa thật phù hợp đối tượng, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hộiThông tin, số liệu và nghiên cứu khoa học về DS và SKSS chưa đáp ứng nhu cầu quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sáchMục tiêu tổng quátNâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.Mục tiêu cụ thể(1) Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật, và tử vong ở trẻ em. Phấn đấu vào năm 2020 giảm tỷ lệ chết sơ sinh xuống còn dưới 10‰, tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi dưới 12‰, tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi dưới 18‰.(2) Nâng cao sức khỏe bà mẹ, vào năm 2020 giảm 30% tỷ số tử vong mẹ so với năm 2010, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng, miền.3) Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh để tỷ số này vào năm 2020 không vượt quá 115, đặc biệt tập trung vào các địa phương có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trầm trọng, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức bình thường.(4) Đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của nhân dân, duy trì mức sinh thấp hợp lý để số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở mức 1,8; quy mô dân số không quá 98 triệu người vào năm 2020. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng, vào năm 2020 phấn đấu giảm 50% trường hợp vô sinh thứ phát so với năm 2010.(5) Giảm mạnh phá thai, đưa tỷ số phá thai xuống dưới 25/100 trẻ đẻ sống vào năm 2020; cơ bản loại trừ phá thai không an toàn.(6) Vào năm 2020, giảm 30% tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản, giảm 20% tỷ lệ nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục so với năm 2010. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, ít nhất 50% số người trong nhóm từ 30 đến 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung 50% số phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú vào năm 2020.(7) Cải thiện SKSS vị thành niên và thanh niên, năm 2020 tỷ lệ có thai ở vị thành niên và tỷ lệ phá thai ở vị thành niên đều giảm 50% so với năm 2010 có ít nhất 75% số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS có dịch vụ thân thiện cho vị thành niên và thanh niên.(8) Cải thiện SKSS cho các nhóm dân số đặc thù, chú trọng người di cư,người khuyết tật, người có HIV, một số dân tộc có nguy cơ suy thoái. Đáp ứng kịp thời nhu cầu CSSKSS cho người bị bạo hành giới và trong trường hợp thảm hoạ thiên tai.(9) Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để ít nhất 50% so người cao tuổi được tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng vào năm 2020.(10) Tăng cường lồng ghép các biến dân số vào hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; cải thiện hệ thông tin quản lý về dân số, SKSS đáp ứng yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các cấp, các ngành.Các giải phápLãnh đạo và quản lýTruyền thông, giáo dục thay đổi hành viKiện toàn mạng lưới dân số- SKSSXây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách DS và SKSSXã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tếTài chínhCâu hỏi và thảo luậnGiới thiệu về dự thảo chiến lược Dân số- SKSS giai đoạn 2010-2020
File đính kèm:
- bai_giang_mon_hoc_suc_khoe_sinh_san.ppt