Bài giảng môn Mạng máy tính

Tóm tắt Bài giảng môn Mạng máy tính: ...h. IPv4 là phiên bản thông dụng nhất hiện nay của giao thức IP. Nó là giao thức duy nhất ở tầng 3 được sử dụng để vận chuyển dữ liệu người dùng qua Internet. IPv6 được phát triển và áp dụng trong một số lĩnh vực. IPv6 đang hoạt động song song với IPv4 và có thể sẽ thay thế nó trong tương lai. Các ...y cập đường truyền: “Bị kiểm soát” Dựa trên tranh chấp Phương pháp kiểm soát truy cập đường truyền kiểu “bị kiểm soát”: Với phương pháp này, các thiết bị mạng trước khi truyền tín hiệu lên đường truyền sẽ lần lượt chờ tới phiên của mình được sử dụng đường truyền. Truy cập bị kiểm soát được sắp x... Hub chủ động cao hơn nhiều so với Hub bị động. Các mạng Token ring có xu hướng dùng Hub chủ động. Về cơ bản, trong mạng Ethernet, hub hoạt động như một repeater có nhiều cổng. 5.3.3. Cơ chế hoạt động của Bridge và Switch a. Cơ chế hoạt động của Bridge Bridge hoạt động theo logic như sau: Hình 5...

doc87 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng môn Mạng máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng môi trường mạng.
Thiết kế cấu trúc sao cho cáp có thể tránh các nguồn nhiễu thông thường.
Sử dụng các kỹ thuật đấu cáp hợp lý.
Chú ý:
- Khi sử dụng cáp đồng cần chú ý việc ảnh hưởng của nhiễu điện 
- Các loại cáp đồng có vỏ bọc nhựa dễ cháy
b. Cáp quang
- Cáp quang là loại cáp được chế tạo là các sợi thủy tinh hoặc sợi nhựa có tác dụng dẫn truyền tín hiệu ánh sáng từ thiết bị truyền đến thiết bị nhận.
- Dữ liệu trong cáp quang là nhưng bit được mã hóa dưới dạng sung ánh sáng
- Cáp quang có khả năng cung cấp băng thông dữ liệu lớn
- Cáp quang có khả năng miễn nhiễm với các loại nhiệu điện
- Cáp quang có độ suy giảm tín hiệu nhỏ vì thế khoảng cách truyền của cáp quang có thể đạt tới vài Km.
- Giá thành đắt
- Khó lắp đặt
6.2.3. Quy ước đặt tên cho cáp
Hình 6.1. Quy ước đặt tên Cable
- Tốc độ truyền
- Loại tín hiệu truyền dẫn
- Loại cáp
- Khoảng cách truyền tối đa
6.2.4. Một số loại cáp thông dụng
a. Cáp đồng trục
 Bao gồm một ống dẫn điện hình trụ tròn rỗng bao quanh một dây dẫn đơn, tạo thành hai phần tử dẫn điện. Phần dây dẫn đơn nằm ngay giữa cáp làm bằng đồng. Xung quanh dây cáp đồng này được phủ một lớp cách điện. Lưới chắn bằng đồng có vai trò như là dây dẫn thứ hai và làm nhiệm vụ giảm lượng xuyên nhiễu điện từ từ môi trường ngoài lên dây dẫn đồng bên trong. Vỏ bọc làm nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài.
Hình 6.2.Cable đồng trục
Ưu điểm: Cho phép truyền tín hiệu dài hơn các cáp STP hay UTP trong trường hợp không dùng Repeater. N ó có giá thành rẻ, truyền tối đa 500m, hỗ trợ các tốc độ 10-100Mbps. Sử dụng cho nhiều dạng số liệu, bao gồm cả vô tuyến điện.
Cáp đồng trục chia ra làm 2 loại:
Cáp đồng trục béo: Cáp đồng trục có đường kính lớn nhất có chiều dài truyền dẫn lớn, khả năng chống nhiễu cao. Đặc tính của loại này là cứng khó lắp đặt và hiện nay ít được dung, 10BASE5 là loại này.
Cáp đồng trục gầy: Loại cáp đồng trục này rất dễ dàng trong việc lắp đặt (chỗ gấp khúc, xoắn). Chi phí lắp đặt rẻ. Do cấu tạo của loại cáp này có một lớp lới kim loại làm nhiệm vụ dẫn điện nên khi nối phải đảm bảo để đoạn nối không làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền tín hiệu. Hiện nay không dùng cáp này cho chuNn 100 Mbps hay cao hơn. 10 BASE 2 thuộc loại này. Dải thông của cáp này còn phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Với khoảng cách 1 km có thể đạt tốc độ truyền từ 1– 2 Gbps. 
b. Cáp đôi xoắn
* Cáp UTP: Mỗi một dây trong 8 dây tách biệt trong cáp UTP được bọc cách điện. Mỗi cặp hai dây được xoắn vào nhau. Các cặp dây xoắn với nhau nhằm khử nhiễu điện từ lên tín hiệu truyền trong mỗi dây, và số lượng vòng xoắn/mét dây đều thống nhất theo chuẩn chung. Cáp UTP có 3 chuẩn bấm dây: bấm thẳng, bấm chéo và đấu đảo. Thông số kĩ thuật của cáp UTP: Băng thông 10-100-1000Mbps (phụ thuộc chất lượng/loại cáp), giá rẻ, Chiều dài tối đa: 100m.
Hình 6.3. Các loại kiểu cắm dây
Ưu điểm: Kích thước nhỏ, dễ lắp đặt, khi sử dụng đầu nối RJ-45 giảm nhiễu và đảm bảo đầu nối chắc chắn. UTP được xem là đường truyền cáp đồng tốc độ cao. 
Nhược điểm: Dễ bị xuyên nhiễu hơn các loại cáp khác, khoảng cách truyền tín hiệu tối đa ngắn hơn so với cáp đồng trục, cáp quang.
* Cáp STP Mỗi dây được gói trong một lá kim loại. Bốn đôi như vậy lại được bọc chung một lưới kim loại. Có trở kháng là 150 Ω. Với cấu tạo trên sẽ giảm nhiễu điện giữa các đôi dây và hạn chế nhiễm điện từ bên ngoài. Thông số kĩ thuật của cáp UTP: Lý thuyết có thể đạt 500Mbps, trong thực tế là từ 10 – 100 Mbps, giá tiền vừa phải. Chiều dài tối đa của cáp 100m. 
Hình 6.4. Cáp xoắn đôi
Chú ý: STP và UTP có các loại (Category - Cat) thường dùng
Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Thường dùng cho truyền thoại và những đường 
ruyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s). 
Loại 3 (Cat 3): tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s , nó là chuNn cho hầu hết 
các mạng điện thoại. 
Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s. 
Loại 5 (Cat 5): Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s. 
Loại 6 (Cat 6): Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s.
6.3. Các môi trường truyền không dây
6.3.1. Đặc tính của môi trường truyền không dây
Môi trường truyền không dây không bị giới hạn bởi vật dẫn hay đường đi như các môi trường truyền khác. Đặc điểm của môi trường truyền dẫn không dây bao gồm:
Môi trường không dây mang tín hiệu điện từ của vi ba và sóng vô tuyến (radio) biểu diễn các số nhị phân. 
Các công nghệ truyền thông dữ liệu không dây làm việc tốt trong các môi trường mở. 
Một số loại vật liệu xây dựng hoặc địa hình có thể hạn chế tầm phủ sóng. 
Môi trường không dây dễ bị ảnh hưởng của nhiễu và có thể bị gián đoạn bởi những thiết bị gia dụng (điện thoại không dây, đèn huỳnh quang, lò vi sóng và một số loại hình truyền thông không dây
6.3.2. Phân loại 
Có hai loại môi trường truyền dẫn không dây:
ƒ Vệ tinh
ƒ Hệ thống sóng radio, microwave,..
Do thiết bị không dây không dùng cáp nối mà bao phủ cả vùng không gian nên An ninh mạng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong quản trị mạng không dây.
Hiện nay có 4 chuẩn truyền thông dành cho môi trường không dây:
Chuẩn IEEE 802.11 – Thường được gọi là Wi-Fi, là công nghệ LAN không dây (WLAN) sử dụng phương pháp truy cập CSMA/CA.
Chuẩn IEEE 802.15 – Chuẩn dành cho mạng không dây cá nhân (WPAN), còn gọi là "Bluetooth", khoảng cách liên lạc từ 1 tới 100 mét.
Chuẩn IEEE 802.16 – Còn gọi là WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access), sử dụng công nghệ điểm-đa điểm để cung cấp truy cập không dây băng tần rộng.
GSM (Global System for Mobile Communications – hệ thống truyền thông di động toàn cầu) – cho phép ứng dụng giao thức GPRS để cung cấp liên kết qua mạng điện thoại di động.
6.3.3. Bảo mật trong mạng WLAN
Đã có rất nhiều công nghệ và giải pháp đã được phát triển rồi đưa ra nhằm bảo vệ sự riêng tư và an toàn cho dữ liệu của hệ thống và người dùng. Nhưng với sự hỗ trợ của các công cụ (phần mềm chuyên dùng) thì Attacker dễ dàng phá vỡ sự bảo mật này. Để đảm bảo bảo mật trong mạng Wireless thì tối thiểu hệ thống có cần có 1 trong 2 thành phần sau:
Authentication - chứng thực cho ngƣời dùng: quyết định cho ai có thể sử dụng mạng WLAN
Encryption - mã hóa dữ liệu: cung cấp tính bảo mật dữ liệu.
6.3.4. Các hệ thống bảo mật WLAN
WEP – Wired Equivalent Privacy
WEP là một hệ thống mã hóa dùng cho việc bảo mật dữ liệu cho mạng Wireless, WEP là một phần của chuẩn 802.11 gốc và dựa trên thuật toán mã hóa RC4, mã hóa dữ liệu 40bit để ngăn chặn sự truy cập trái phép từ bên ngoài. Thực tế WEP là một thuật toán được dùng để mã hóa và giải mã dữ liệu. Bảo mật WEP có các đặc tính kĩ thuật như sau:
Điều khiển việc truy cập, ngăn chặn sự truy cập của những Client không có khóa phù hợp 
Sự bảo mật nhằm bảo vệ dữ liệu trên mạng bằng cách mã hóa chúng và chỉ cho những client nào có đúng khóa WEP giải mã 
WPA - Wi-fi Protected Access
WPA được thiết kế nhằm thay thế cho WEP vì có tính bảo mật cao hơn. Temporal Key Intergrity Protocol (**IP), còn được gọi là WPA key hashing là một sự cải tiến dựa trênWEP, là vì nó tự động thay đổi khóa, điều này gây khó khăn rất nhiều cho các Attacker dò thấy khóa của mạng.
Mặt khác WPA cũng cải tiến cả phƣơng thức chứng thực và mã hóa. WPA bảo mật mạnh hơn WEP rất nhiều. Vì WPA sử dụng hệ thống kiểm tra và bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu tốt hơn WEP (bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong các tài liệu về bảo mật mạng không dây của Cisco).
WPA2 – Wi-fi Protected Access 2
Nhưng trên thực tế WPA2 cung cấp hệ thống mã hóa Advance Encryption Standar (AES) mạnh hơn so với WPA, và đây cũng là nhu cầu của các tập đoàn và doanh nghiệp có quy mô lớn. WPA2 sử dụng rất nhiều thuật toán để mã hóa dữ liệu như RC4, AES và một vài thuật toán khác. Những hệ thống sử dụng WPA2 đều tương thích với WPA
6.3.5. Các điều kiện cần thiết để xây dựng mạng WLAN
Các điều kiện cần thiết để xây dựng mạng WLAN phải đáp ứng các yêu cầu đặc thù của mạng LAN nói chung như: các thiết bị, các yêu cầu kĩ thuật về phạm vi bao trùm, đảm bảo kết nối tới các thiết bị trong mạngBên cạnh đó còn có những một số điều kiện cụ thể khác đối với môi trường LAN không dây. Sau đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với mạng LAN không dây:
Thông lượng yêu cầu: Dựa vào thông lượng yêu cầu mà giao thức điều khiển truy cập (MAC) cần hoạt động hiệu quả để tối đa hóa khả năng của WLAN.
Số lượng Node trong mạng: Là số lượng node (thiết bị) được hỗ trợ bởi WLANs. Con số này có thể lên tới hàng trăm node tồn tại trong nhiều cell.
Kết nối tới mạng LAN cơ sở (backbone LAN): Trong hầu hết các trường hợp kết nối tới mạng LAN cơ sở là cần thiết. Đối với hạ tầng cơ sở của mạng LAN không dây, điều này có thể dễ dàng thực hiện bởi sử dụng các module điều khiển cho phép kết nối cả hai loại mạng LAN trên. Cũng cần lưu ý tới khả năng hỗ trợ người dùng di động và các mạng adhoc 
Khu vực: Thông thường phạm vi của một WLAN có đường kính từ 100 đến 300m
Khả năng tiêu thụ năng lượng: Các thiết bị trong WLAN thường yêu cầu thời gian sử dụng pin dài khi làm việc với các thiết bị không dây khác. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không phù hợp nếu giao thức MAC yêu cầu các thiết bị thường xuyên duy trì giám sát các điểm truy cập hay thực hiện các giao tác bắt tay một cách thường xuyên.
6.4. Các phương pháp mã hóa dữ liệu
6.4.1. Kỹ thuật lấy mẫu tín hiệu
Tầng vật lý sẽ chuyển các bit của frame cho tầng liên kết dữ liệu. Mọi truyền thông trong mạng đều trở thành các số nhị phân, truyền đi riêng rẽ qua môi trường vật lý.
Frame được truyền qua môi trường thành một dòng các bit, mỗi thời điểm một bit được truyền. 
Tầng vật lý biểu diễn các bit trong frame bằng một tín hiệu. 
Mỗi tín hiệu đưa lên đường truyền có một khoảng thời gian xác định để chạy trên toàn bộ đường truyền, gọi là “thời bit” (bit time). 
Việc chuyển phát các bit cần có một phương pháp nào đó để đồng bộ hóa máy phát và máy nhận. 
Tín hiệu biểu diễn bit phải được kiểm tra tại một thời điểm xác định của thời bit để nhận dạng chính xác tín hiệu đó biểu diễn bit 0 hay bit 1. 
Việc đồng bộ hóa được thực hiện bằng cách dùng các bộ định thời. 
Mỗi đầu cuối trong LAN duy trì một bộ định thời riêng. 
Tín hiệu được xử lý ở thiết bị nhận và trả về dạng bit. 
Các bit được kiểm tra, xác định mẫu bit mở đầu và kết thúc để đảm bảo rằng frame đã được nhận trọn vẹn. 
6.4.2. Kĩ thuật mã hóa
Mã hóa dữ liệu tại tằng vật lý là việc các bit được biểu diễn trên đường truyền bằng cách thay đổi một hoặc vài đặc tính của tín hiệu: Biên độ, Tần số, Pha 
Các phương pháp truyền tín hiệu để biểu diễn bit trên đường truyền có thể rất phức tạp. Sau đây sẽ xem xét hai phương pháp đơn giản để minh họa:
Mã hóa NRZ (Non-Return to Zero) 
Bit 0 được biểu diễn bằng một mức điện áp trên đường truyền trong khoảng thời gian của bit time. 
Bit 1 được biểu diễn bằng một mức điện áp khác.
Mã hóa Manchester
Bit 0 được biểu diễn bằng sự sụt điện áp ở giữa thời bit. 
Bit 1 được biểu diễn bằng sự tăng điện áp ở giữa thời bit. 
Khi sử dụng một bước mã hóa các nhóm bít trước khi đưa tín hiệu lên đường truyền, ta có thể tăng tốc độ truyền dữ liệu. 
Hình 6.5. Kĩ thuật mã hoá
Tầng vật lý của thiết bị mạng phải phát hiện được tín hiệu dữ liệu hợp lý và bỏ qua những tín hiệu nhiễu ngẫu nhiên trên đường truyền. 
Có thể phát hiện frame bằng cách bổ xung một mẫu tín hiệu biểu diễn các bit vào đầu frame mà tầng vật lý có thể nhận dạng. 
Một mẫu bit khác bổ xung vào cuối frame. 
Bit tín hiệu không được đóng trong “khung” như trên sẽ bị tầng vật lý bỏ qua. 
Các kỹ thuật mã hóa sử dụng các mẫu bit, gọi là “symbol”. 
Hình 6.6. Kỹ thuật mã hoá sử dụng mẫu bit
Tầng vật lý sử dụng một tập các biểu tượng được mã hóa (gọi là các nhóm mã) để biểu diễn dữ liệu mã hóa hoặc thông tin điều khiển. 
Một nhóm mã là một dãy liên tiếp các bit mã (code bit), được dịch và ánh xạ thành các mẫu bit dữ liệu. 
Ví dụ, code bit 10101 có thể biểu diễn các bit dữ liệu 0011. 
Nhóm mã thường dùng trong kỹ thuật mã hóa trung gian cho các công nghệ LAN tốc độ cao. 
Mặc dù các nhóm mã bổ xung thêm overhead cho mạng (thêm các bit phụ) nhưng chúng làm tăng sự bền vững của liên kết.
Chương 7
BẢO TRÌ HỆ THỐNG MẠNG MÁY TÍNH
7.1. Giới thiệu cơ bản về bảo trì hệ thống mạng
Bảo trì mạng máy tính bao gồm các nội dung: Bảo trì máy tính PC, Bảo trì máy chủ mạng, Bảo trì thiết bị tin học đươc nối với máy tính. Bảo trì thiết bi mạng, Bảo trì mạng cáp. Bảo trì phần mềm hệ thống chạy trên máy chủ mạng và các máy tính PC. Tóm lại Bảo trì máy tính và Bảo trì mạng máy tính là bảo trì hệ thống CNTT của một tổ chức cơ quan, đơn vị. Hệ thống có thể đơn giản chỉ là 1 máy tính PC, hoặc phức tạp là một mạng nội bộ với hàng trăm máy tính, các thiết bị tin học, thiết bị mạng, hệ thống mạng cáp và phần mềm hệ thống. 
Bảo trì máy tính và Bảo trì mạng máy tính  là công việc duy trì và đảm bảo hoạt động thường xuyên, ổn định và luôn trong trạng thái tốt cho một hệ thống CNTT, sửa chữa, khắc phục sự cố làm ngừng hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Ví dụ:
- Kiểm tra toàn diện máy tính
- Kiểm tra diệt virus
- Sao lưu dữ liệu, nếu có
- Cài đặt lại Hệ điều hành nếu bị lỗi
- Tối ưu tăng tốc độ máy tính
7.2. Sử dụng phương pháp kiểm tra kết nối
7.2.1. Sử dụng lệnh Netstat 
Lệnh netstat được sử dụng để tạo ra một danh sách của những thứ tạo nên một kết nối internet trong một khoảng thời gian nhất định (lệnh này chạy trong Windows 7, Vista và XP). Mở trình đơn Start/Search và nhập lệnh "cmd.exe" trong hộp tìm kiếm. Khi màn hình hiển thị kết quả, click chuột phải vào cmd.exe và chọn Run as administrator từ menu popup. Nếu hộp thoại User Account Control hiển thị, nhấn Yes để tiếp tục. Tại cửa sổ nhắc lệnh, bạn gõ lệnh sau và nhấn Enter: netstat-ABF 5> activity.txt.
Hình 7.1 Cửa sổ lệnh
Trong đó, tùy chọn - a sẽ cho thấy tất cả các kết nối và các cổng nghe, tùy chọn - b cho thấy những ứng dụng nào đang tạo nên kết nối, và tùy chọn - f sẽ hiển thị tên DNS đầy đủ cho mỗi tùy chọn kết nối để người sử dụng có thể hiểu dễ dàng hơn các kết nối được thực hiện tại đâu. Bạn cũng có thể sử dụng tùy chọn - n nếu bạn muốn chỉ hiển thị địa chỉ IP. Tùy chọn 5 sẽ thăm dò liên tục các kết nối trong khoảng 5 giây/lần để giúp theo dõi dễ dàng hơn những gì đang xảy ra, và kết quả sau đó được tập trung vào tập tin activity.txt. Đợi khoảng hai phút, sau đó nhấn Ctrl + C để dừng việc ghi dữ liệu.Khi đã hoàn thành việc ghi dữ liệu, bạn có thể lập tức mở file activity.txt trong trình soạn thảo văn bản của bạn để xem kết quả, hoặc bạn có thể gõ activity.txt tại dòng lệnh để mở nó trong Notepad.
 File kết quả sẽ liệt kê tất cả quy trình trên máy tính của bạn (trình duyệt, IM khách hàng, các chương trình email...) đã thực hiện kết nối internet trong 2 phút vừa qua, hoặc bao lâu trước khi bạn nhấn Ctrl + C. Nó cũng liệt kê các chương trình nào đã kết nối với những trang web nào.
 Nếu bạn thấy tên quá trình hoặc địa chỉ trang web mà bạn không quen thuộc, bạn có thể thực hiện tìm hiểu thêm trong Google để xem trang web đó là gì. Nó có thể là một chức năng hệ thống mà bạn không biết hoặc một trong những chức năng chạy chương trình của bạn. Tuy nhiên, nếu như kết quả cho thấy đó là một trang web xấu, bạn có thể sử dụng Google một lần nữa để tìm hiểu làm thế nào để loại bỏ nó.
7.2.2. Sử dụng CurrPorts 
CurrPorts là một công cụ miễn phí, để hiển thị một danh sách của tất cả các IP/TCP và UDP đang mở trên máy tính của bạn. Đây là một chương trình di động và không cần cài đặt.
Hình 7.2. Giao diện công cụ CurrPorts
 Để sử dụng chương trình này, bạn download tại địa chỉ 
( giải nén file zip chạy cports.exe.
Đối với mỗi cổng mà CurrPorts đưa ra, thông tin về quá trình mở cổng sẽ được hiển thị đầy đủ. Bạn có thể chọn kết nối và đóng chúng lại, sao chép thông tin của một cổng vào clipboard hoặc lưu vào một tập tin HTML, XML, hoặc một file văn bản. Bạn có thể sắp xếp lại các cột hiển thị trên cửa sổ CurrPorts chính của và trong các tập tin bạn đã lưu.
7.2.3. Sử dụng lệnh Ping
Bước 1. Mở common line 
- Click chuột chọn START
- Click chuột chọn Run 
- Gõ cmd rồi click chuột -> Chọn OK
Bước 2. Kiểm tra kết nối từ máy tính đến router 
Bước 3. Kiểm tra kết nối từ máy tính đến mạng Internet 
7.3. Khắc phục hệ thống mạng tốt hơn
7.3.1. Mất kết nối
 Thường vấn đề này có thể giải quyết bằng cách khởi động lại modem, router hay máy tính. Nhưng nếu việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì vấn đề có thể nằm ở việc thiết lập router và máy tính của bạn. Thử nới rộng thời gian giải phóng địa chỉ IP (DHCP) của router (đây là thời gian router dành một địa chỉ IP cho một thiết bị trên mạng) lên khoảng một tuần. Bạn có thể thực hiện việc cấu hình này thông qua trình quản lý của router. Nếu đứt kết nối xảy ra với máy tính xách tay (MTXT), kiểm tra nguồn của card mạng. Trong Windows XP, bạn vào Network Adapter trong Device Manager, tìm card mạng, nhấn chuột phải chọn Properties. Dưới thẻ Power Management, bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power. Pin MTXT có thể mau hết hơn, nhưng bạn sẽ có kết nối ổn định hơn. Hệ thống dịch vụ tên miền (DNS) cũng có thể là nguyên nhân gây mất các kết nối. Máy chủ DNS là máy tính chứa dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP), nó có nhiệm vụ chuyển các địa chỉ URL cá nhân, chẳng hạn www.pcworld.com.vn thành một địa chỉ IP tương ứng trên mạng Internet. Nếu bạn nhận được thông báo không thể truy cập trang web hay không thể nhận email, hãy thử dùng máy chủ DNS tại OpenDNS.com thay cho các máy chủ DNS của các ISP mà bạn đang dùng. Đầu tiên, bạn truy cập vào trình quản lý trên router của bạn, sau đó chuyển địa chỉ IP trong DNS thành .0..67........ và .0..67.......0. OpenDNS là dịch vụ miễn phí và có chức năng khóa các trang web được cho là giả mạo để lừa đảo (phishing). 
7.3.2. Không thấy máy in 
Nếu bạn quyết định chia sẻ máy in qua cổng USB, bạn nên đảm bảo máy tính nối với máy in không bị tắt. Nếu có thể, lắp máy in vào máy tính để bàn (không dùng MTXT) và bật thường trực (có thể tiết kiệm điện bằng cách tắt màn hình). Trong Windows XP, cũng xác nhận "File and Printer Sharing for Microsoft Networks" được cài đặt trên tất cả các card mạng vì thế việc chuyển giữa mạng có dây và không dây không làm ảnh hưởng đến chức năng chia sẻ. Trong XP, vào Control Panel.Network Connections (cho mỗi card mạng) và nhấn phải chuột lên thiết bị chọn Properties. Nếu bạn không thấy "File and Printer Sharing for Microsoft Networks" xuất hiện trong cửa sổ, chọn Install để thêm vào. Tốt hơn hết, cài đặt theo dạng máy chủ in ấn qua mạng để không phải lo lắng về khả năng chia sẻ máy in theo dạng gắn trực tiếp vào máy tính. Một vài router có tích hợp cổng USB dành cho máy chủ in ấn qua mạng để hoạt động độc lập, bạn chỉ cần cắm máy in vào router. Nếu bạn sử dụng thiết bị đa chức năng, hỗ trợ việc in ấn cũng như chức năng quét ảnh, có thể tham khảo USB RangeBooster G Multifunction Printer Server của D-Link (giá khoảng .00USD, find.pcworld.com/565..). 
7.3.3. Không thấy máy tính
Trong nhiều trường hợp, các vấn đề chia sẻ tập tin qua mạng là do việc đặt tên cho nhóm (Workgroup) và PC. Bạn phải bảo đảm các máy tính trên mạng không trùng tên với nhau và đừng lạm dụng những tên dễ nhớ như "Desktop" hay "Dell"... Tên máy tính không nên có khoảng trắng ở giữa (Windows ME và các phiên bản trước của hệ điều hành Windows không hỗ trợ khoảng trắng) và tên máy tính không nên nhiều hơn .5 ký tự. Mặt khác, bạn cũng phải đảm bảo tất cả các máy tính trên mạng phải có cùng tên của Workgroup. Tên của Workgroup mặc định trong Windows XP Home là "MSHome". Trong các phiên bản trước và trong Windows Vista, nó có tên là "Workgroup". Để thay đổi tên của Workgroup và tên của máy tính trong Windows XP, chọn Start.Control Panel > System và chọn thẻ Computer Name. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cisco Certification Network Associate – Semester 1(CCNA1) - Cisco press
[2] Andrew S. Tanenbaum: Computer Networks, Fourth Edition, Prentice-Hall International, Inc. 2004
[3] William Stallings: Data and Computer Communication, Fifth Edition,
Prentice-Hall of India, 2000
[4] Nguyễn thúc Hải, “Mạng máy tính và các hệ thống mở”, NXB Giáo dục, 1997
[5] Nguyễn Gia Hiểu, “Mạng máy tính”, NXB Thống kê, 1999

File đính kèm:

  • docbai_giang_mon_mang_may_tinh.doc