Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Hồng Sơn

Tóm tắt Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Hồng Sơn: ...NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐCSVN CẦM QUYỀN (tiếp theo) v1.0013103218 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Tình huống 1: • Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc với mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhât là xúc tiến thành lập Đảng trên cả 3 phương diện: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ở đây, ...đạo đức 2.2.3. Xây dựng Đảng về tổ chức v1.0013103218 2.2.1. XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ LÝ LUẬN Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng lý luận, kim chỉ nam cho hành động 1 Đấu tranh bảo vể sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin 3 Bổ sung và phát triển sáng tạo lý luận chủ ng... Đảng? Gợi ý trả lời: Xây dựng chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, nhằm làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đảm đương được vai trò lãnh đạo đối với nhà nước và toàn dân tộc. Cơ sở của tư tưởng này là: • Cách mạng trải qua nhiều giai đoạn kh...

pdf31 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Hồng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013103218
BÀI 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Hồng Sơn
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1
v1.0013103218 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Nắm vững nội dung chương này sẽ giúp chúng ta lý giải đúng đắn những vấn
đề trên.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, Trung Quốc với mục
tiêu và nhiệm vụ cơ bản là gì? Tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái
Quốc thành lập là tổ chức gì? Vai trò, ý nghĩa của tổ chức đó? 
Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định: ngày 3/2/1930 là ngày “vui sướng nhất trong cuộc đời
hoạt động cách mạng chuyên nghiệp” của mình? 
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định nhiệm vụ xây dựng kinh tế là
trọng tâm, xây dựng đảng là vấn đề then chốt. Tại sao vậy?
v1.0013103218 3
• Luận giải tính tất yếu thành lập Đảng cộng sản và vai trò, tính sáng tạo của Hồ Chí Minh
trong việc tổ chức thành lập Đảng cộng sản Việt Nam;
• Nắm vững quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng;
• Nắm vững quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, mối quan hệ gắn bó giữa
Đảng và Dân;
• Hiểu và liên hệ thực tiễn những vấn đề cơ bản trong quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn
đề xây dựng chỉnh đốn Đảng trong điều kiện hiện nay.
MỤC TIÊU
v1.0013103218 4
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh
Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam
NỘI DUNG
v1.0013103218 5
1.2. Quan điểm của Hồ Chí minh về vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam
1.1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 
1.3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam
1.4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền
1. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ, BẢN CHẤT CỦA ĐCSVN
v1.0013103218
Quan điểm của Lênin: 
• Đảng cộng sản là sản phẩm của sự
kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác với
phong trào công nhân.
6
1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
v1.0013103218
1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
7
Quan điểm của Hồ Chí Minh: 
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
là sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với
phong trào công nhân và
phong trào yêu nước.
Hội nghị hợp nhất thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam
v1.0013103218
Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
8
“Cách mệnh trước hết cần 
phải có gì? Phải có đảng cách 
mệnh, để trong thì vận động 
và tổ chức quần chúng, ngoài 
thì liên lạc với dân tộc bị áp 
bức và vô sản giai cấp ở mọi 
nơi. Đảng có vững cách 
mệnh mới thành công, cũng 
như người cầm lái có vững 
thì thuyền mới chạy”.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, tr.267-268
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA ĐCSVN
v1.0013103218
BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU
Tính thống nhất và khác biệt giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thành lập Đảng cộng sản?
Gợi ý trả lời: 
• Quan điểm của Mác – Ăngghen về sự thành lập Đảng: Sự hình thành Đảng là quy luật trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân; giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh với tính cách là giai cấp khi họ hình thành Đảng.
• Quan điểm của Lênin: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
• Hồ Chí Minh: Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kêt hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước
→ Tính thống nhất: Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu khách quan, là điều kiện quyết định đảm bảo thắng lợi trong sự
nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
→ Tính khác biệt: Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng sự hình thành Đảng trước tiên vì lợi ích giai cấp công nhân, vì sự nghiệp giải
phóng giai cấp công nhân (Xuất phát từ thực tiễn các nước tư bản châu Âu).
• Hồ Chí Minh khẳng định: Sự hình thành Đảng cộng sản Việt Nam trước tiên vì lợi ích dân tộc, vì sự sống còn của dân tộc
(Xuất phát từ thực tiễn các nước thuộc địa).
• Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin: Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa lý luận chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
• Hồ Chí Minh bổ sung thêm yếu tố cơ bản là phong trào yêu nước, Như vậy, có thể khẳng định, Hồ Chí Minh đã phát triển sáng
tạo học thuyết Mác – Lênin về Đảng cộng sản từ thực tiễn yêu cầu của cách mạng thuộc địa.
9
v1.0013103218 10
1.3. BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
v1.0013103218
1.3.1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
11
v1.0013103218
1.3.2. ĐẢNG CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG VÀ CỦA CẢ DÂN TỘC
Trong Báo cáo chính trị đọc tại đại hội II của Đảng (2/1951), Hồ Chí Minh nêu rõ:
12
Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị đọc tại 
Đại hội II của Đảng (2/1951)
v1.0013103218
1.4. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐCSVN CẦM QUYỀN
Khái niệm: 
• Đảng chính trị.
• Đảng lãnh đạo.
• Đảng chưa cầm quyền.
• Đảng cầm quyền.
13
v1.0013103218
Đảng vừa là người 
lãnh đạo vừa là 
đầy tớ trung thành 
của nhân dân
Người lãnh đạo Người đầy tớ
Phải có
đạo đức cách 
mạng
Phải có
tài năng, năng 
lực
Trung thành
với lợi ích
nhân dân
Toàn tâm, 
toàn ý phục vụ
nhân dân
14
Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
1.4. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐCSVN CẦM QUYỀN (tiếp theo)
v1.0013103218
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
• Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc với mục tiêu và
nhiệm vụ quan trọng nhât là xúc tiến thành lập Đảng trên cả 3 phương diện: Chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Ở đây, Người có những hoạt động tiêu biểu là: Thành lập tổ chức Việt
Nam Cách mạng thanh niên, xuất bản báo Thanh Niên và mở các lớp huấn luyện, đào
tạo đội ngũ cán bộ tạo lực lượng nòng cốt cho Đảng và cách mạng Việt Nam. 
• Tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập (tháng 6/1925) 
là tổ chức yêu nước hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, với mục đích là: “làm cuộc
cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp), sau đó làm cách thế giới (lật đổ chủ
nghĩa đế quốc, xây dựng chủ nghĩa cộng sản)”.
• Đây là tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc giác ngộ tình thần yêu nước, đưa lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin vào quần chúng, vận động phong trào đấu tranh cách mạng trong
nước, tạo điều kiện hình thành Đảng cộng sản sau này.
•
15
v1.0013103218
• Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản?
• Gợi ý trả lời:
• Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp được thể hiện qua luận điểm: 
“Đảng cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt
Nam”.
• Bản chất giai cấp công nhân của Đảng trực tiếp quy định vai trò, sức mạnh, bản lĩnh chính trị của Đảng, 
khẳng định sự lãnh đạo của Đảng với giai cấp và dân tộc.
• Tuy nhiên, bên cạnh bản chất giai cấp công nhân, Đảng cộng sản còn là đảng của nhân dân lao động và của
cả dân tộc. Đây là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin từ thực tiễn cách
mạng Việt Nam về Đảng cộng sản của Hồ Chí Minh:
• Cơ sở của sự khẳng định này là: 
 Lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc là thống nhất, do vậy, mục tiêu đấu tranh của Đảng là mục
tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
 Trong thành phần của mình, ngoài công nhân, Đảng còn bao gồm những người ưu tú trong giai cấp
nông dân, trí thức và các tầng lớp xã hội khác.
 Từ vai trò, sự thống nhất giữa bản chât giai cấp và dân tộc, mọi người dân Việt Nam luôn coi Đảng là
Đảng của mình, là Đảng dân tộc, Đảng Việt Nam, đây chính là sự thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa
Đảng và Dân, là cơ sở, cội nguồn sức mạnh của Đảng.
16
BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU
v1.0013103218
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
17
2.2. Nội dung công tác xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam
2.1. Xây dựng Đảng - quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
v1.0013103218
2.1. XÂY DỰNG ĐẢNG – QUY LUẬT TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG
• “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại
Đảng, làm cho mỗi cán bộ đảng viên, mỗi
đoàn viên, mỗi chí bộ đều ra sức làm trong
nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, 
toàn ý phục vụ nhân dân”.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 503)
• “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, 
ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, 
không nhất định hôm nay và mai sau vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân”.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 557, 558)
18
v1.0013103218
2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
19
2.2.2. Xây dựng Đảng về chính trị
2.2.1. Xây dựng Đảng về lý luận
2.2.4. Xây dựng Đảng về đạo đức
2.2.3. Xây dựng Đảng về tổ chức
v1.0013103218
2.2.1. XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ LÝ LUẬN
Đảng lấy chủ
nghĩa Mác –
Lênin làm nền
tảng lý luận, 
kim chỉ nam
cho hành động
1
Đấu tranh bảo
vể sự trong
sáng của lý
luận chủ nghĩa
Mác - Lênin
3
Bổ sung và
phát triển sáng
tạo lý luận chủ
nghĩa Mác -
Lênin
2
20
v1.0013103218 21
2.2.2. XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ
v1.0013103218
2.2.3. XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TỔ CHỨC
• Hệ thống tổ chức Đảng
• Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng
• Công tác cán bộ của Đảng
22
v1.0013103218
2.2.4. XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC
• Đạo đức tạo uy tín, sức mạnh lãnh đạo của Đảng.
• Đạo đức của Đảng là đạo đức mới, đạo đức cộng sản, trong đó nòng cốt là chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản.
• Giáo dục đạo đức nhằm tu dưỡng, rèn luyện cán bộ đảng viên, chống lại chủ nghĩa
cá nhân dưới mọi hình thức.
23
v1.0013103218
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tình huống 2:
Ngày 3/2/1930 là ngày khai mạc Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 
Hồ Chí Minh khẳng định “đây là ngày sung sướng nhất trong cuộc đời hoạt động cách
mạng chuyên nghiệp của mình” vì:
• Hội nghị thành công đã quyêt định 5 vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng
Việt Nam.
• Lần đầu tiên, cách mạng Việt Nam được đặt dưới lãnh đạo của Đảng cộng sản –
Đảng Macxit, hoạt động trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, đội tiên phong
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
• Hồ Chí Minh tin rằng, mặc dù mới ra đời còn non trẻ, nhưng Đảng cộng sản Việt
Nam sẽ đảm đương được sứ mệnh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt
qua phong ba, bão táp, cập bến vinh quang.
• Sự hình thành Đảng cộng sản đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng, tạo sự thay đổi về
chất trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đó là: từ tự phát thành tự giác, từ cảm
tính thành ý thức, từ thất bại đến thắng lợi.
24
v1.0013103218
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tình huống 3: 
Hiện nay Đảng ta xác định nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là: Xây dựng kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là vấn đề then chốt:
• Xây dựng kinh tế là trọng tâm nhằm giải phóng sức sản xuất, tạo dựng những cơ sở vật chất
chủ yếu cho CNXH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất – kinh tế của nhân dân. Phát
trển kinh tế tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực khác của đời sống
xã hội.
• Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò quyết định của Đảng cộng sản đối với sự
thành công của sự nghiệp cách mạng, và đặc biệt là quan điểm của Người về công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, Đảng ta xác định, xây dựng
Đảng là then chốt. Đây là quan điểm phát triển đúng đắn và sáng suốt thể hiện tư tưởng biện
chứng, sáng tạo, phù hợp với yêu cấu của thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, đạt đến tầm cao về đạo đức, trí tuệ, 
bản lĩnh chính trị, vững vàng trước mọi thử thách của lịch sử.
• Hiện nay, trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, 
chúng ta còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh
công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
25
v1.0013103218
BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU 1
Vì sao khẳng định: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc làm có ý nghĩa sống còn đối
với sự tồn tại và phát triển của Đảng?
Gợi ý trả lời:
Xây dựng chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, nhằm làm cho Đảng
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đảm đương được vai trò lãnh đạo
đối với nhà nước và toàn dân tộc. Cơ sở của tư tưởng này là:
• Cách mạng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, với nhiều nhiệm vụ khác nhau, xây
dựng Đảng nhằm làm cho đảng vươn lên làm tròn nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
• Xây dựng chỉnh đốn đảng giúp cho Đảng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh
khác nhau, lúc khó khăn, đang trên đà phát triển, thuận lợi
• Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ đảng viên.
• Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng đảng càng đặt ra quan trọng, cấp thiết, 
làm cho mỗi cán bộ đảng viên thực sự là “đầy tớ” “công bộc” của dân.
26
v1.0013103218
Trong các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, nguyên tắc nào là quan trọng nhất? 
Tại sao?
Gợi ý trả lời: 
Theo Hồ Chí Minh, trong các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, nguyên tắc tổ chức
sinh hoạt Đảng, nguyên tắc tập trung, dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất. Vì: 
• Đây là nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng, là nguyên tắc tổ chức của Đảng.
• Tập trung nhằm đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Do 
vậy, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng
trung ương là tập trung; tập trung là đảm bảo tính trách nhiệm, kỷ luật Đảng.
• Dân chủ là “của quý báu nhất của nhân dân”, là bản chất chế độ ta. Do vậy tập trung
phải gắn liền với dân chủ, dân chủ là cơ sở của tập trung; nếu không có dân chủ sẽ
làm cho “nội bộ đảng âm u”, có dân chủ trong đảng thì mới có dân chủ trong xã hội, 
mới tạo điều kiện định hướng cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực sự.
• Tập trung và dân chủ có mối quan hệ hữu cơ, đảm bảo nguyên tắc này là điều kiện
hàng đầu phát huy vai trò, sức mạnh của Đảng.
27
BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU 2
v1.0013103218
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời dựa trên những yếu tố nào?
a. Chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
b. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước.
d. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đáp án đúng là: d. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
• Vì: Theo Hồ Chí Minh, ở một nước thuộc địa, bên cạnh phong trào công nhân còn có phong
trào yêu nước. Sự hình thành Đảng là tất yếu nhằm kết hơp giữa lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự kết hợp này tạo điều kiện cho sự
phát triển của cả ba nhân tố, đặc biệt là phong trào yêu nước, giúp cho phong trào yêu nước
vượt qua chủ nghĩa yêu nước truyền thống, gắn truyền thống yêu nước với CNXH, từ thât bại
đi đén thắng lợi.
• Tham khảo: Giáo trình, Bài 4, mục 1.1. Về sự ra đời của Đảng cộng sản, trang 128 – 131.
28
v1.0013103218
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Theo Hồ Chí Minh, vấn đề quan trọng nhất trong công tác xây dựng Đảng về chính trị
là gì?
a. Xây dựng đường lối chính trị.
b. Bảo vệ chính trị.
c. Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị.
d. Củng cố, nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị.
Đáp án đúng là: a. Xây dựng đường lối chính trị.
• Vì: Theo Hồ Chí Minh, nội dung quan trọng nhất trong công tác xây dựng về chính trị là
xây dựng đường lối chính trị vì đây là vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển Đảng. 
Hoạch định đường lối chính trị là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng trong xây
dựng Đảng và thực tiễn cách mạng qua mọi thời kỳ.
• Tham khảo: Giáo trình, Chương 4, mục 2.2.b. Xây dựng Đảng về chính trị, trang 152.
29
v1.0013103218
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
Theo Hồ Chí Minh, công tác “gốc” của Đảng là gì?
a. Tư tưởng.
b. Lý luận.
c. Cán bộ.
d. Phê bình, tự phê bình.
Đáp án đúng là: c. Cán bộ.
• Vì: Theo Hồ Chí Minh, Cán bộ là dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối
liền giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, muôn việc thành công hay thất bại là do cán
bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức, đủ tài, phẩm chất và năng lực. Do vậy, 
công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. 
• Tham khảo: Giáo trình, chương 4, Mục II.2.c, trang 157.
30
v1.0013103218
31
• Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng cộng sản Việt Nam. Quan điểm của Hồ
Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học và sáng tạo về sự thành lập Đảng, vai
trò và bản chất giai cấp của Đảng; Đảng cầm quyền; quan hệ Đảng - Dân
• Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng là vấn đề quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với
sự tồn tại và phát triển của Đảng. Hồ Chí Minh đã xây dựng những quan điểm có ý nghĩa
quan trọng chỉ đạo công tác xây dựng Đảng qua các thời kỳ của cách mạng Việt Nam. 
Những quan điểm này thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh, góp phần cụ thể hóa và
phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng cộng sản.
• Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên các
phương diện tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đạo đức làm cho Đảng thật sự trong sạch, đạt
đến tầm cao về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam 
trong thời kỳ mới.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
31

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_bai_4_tu_tuong_ho_chi_min.pdf
Ebook liên quan