Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Tóm tắt Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân: ... lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu. - Nhà nước do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế cho Nhà nước chi tiêu, hoạt động, do nhân dân phê bình, xây dựng, các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến v...ộc chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp. + Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của nhân dân + Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm nền tảng + Được xây dựng trên cơ sở khố...ọi công việc (Trong việc dùng cán bộ phải tẩy sạch óc bè phái) - Tiêu chuẩn cán bộ, công chức: Phải có đức, có tài, + Tuyệt đối trung thành với cách mạng. + Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. + Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, chống bệnh quan liêu, xa d...

pdf18 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương VI 
 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 
VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, 
DO DÂN, VÌ DÂN 
I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 
1. Quan niệm về dân chủ 
 Dân là chủ và dân làm chủ : 
 - Quyền lực tối thượng trong cấu tạo quyền lực của Nhà 
nước là nhân dân 
 - Quyền hành và lực lượng là ở nơi dân 
Cơ chế bảo đảm quyền dân chủ: tất cả vì lợi ích nhân dân 
- Các tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể phải phục vụ nhân 
dân, cán bộ, đảng viên, chính quyền làm công bộc cho 
nhân dân 
- Nhân dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước. 
 2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: ( nêu bản 
chất của dân chủ XHCN) 
 Dân chủ trong lĩnh vực chính trị biểu hiện tập trung trong 
hoạt động của Nhà nước: 
 “Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm 
chủ.. Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu 
ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là 
dân chủ” 
 - Phương thức tổ chức xã hội: “ Bao nhiêu lợi ích đều là vì 
dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, công cuộc đổi 
mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Quyền hành và lực 
lượng đều ở nơi dân” 
3. Thực hành dân chủ 
a) Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi 
b) Thực hành dân chủ thông qua các thiết chế chính trị - xã 
hội ( Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và 
các đoàn thể chính trị- xã hội vững mạnh để đảm bảo dân 
chủ trong xã hội) 
 - Thực hành dân chủ thông qua việc đề ra và thực hiện 
đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước 
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG 
NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 
 - Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. 
 + Kế thừa tư tưởng tích cực của dân tộc về Nhà nước thân 
dân trong thời kỳ phong kiến hưng thịnh, cùng với ảnh 
hưởng về Nhà nước lý tưởng của Nho giáo.. 
 + Người vạch trần bản chất của chế độ bóc lột của Đế quốc 
thực dân, đòi quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình( Yêu 
sách của nhân dân An Nam) 
 - Khảo sát các mô hình Nhà nước tư sản: Nhà nước không 
triệt để vì là của “số ít” 
 - Học tập mô hình Nhà nước mới của Liên xô, xây dựng nhà 
nước cho số đông 
1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân 
dân 
a) Nhà nước của dân 
 - Xác lập quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều 
thuộc nhân dân. 
 - Dân là chủ và dân làm chủ 
b) Nhà nước do dân 
 - Nhân dân lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. 
 - Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các 
đại biểu. 
 - Nhà nước do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế cho Nhà 
nước chi tiêu, hoạt động, do nhân dân phê bình, xây dựng, 
các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, lắng nghe ý 
kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân 
 c) Nhà nước vì dân 
- Mục tiêu hoạt động của Nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm 
no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. 
- Nhà nước kết hợp các loại lợi ích khác nhau của nhân dân, 
không có đặc quyền đặc lợi, thực sự là Nhà nước trong 
sạch, cần kiệm liêm chính 
- Cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. 
 Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. 
 Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. 
 Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. 
 Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. 
 Chính quyền từ xã đến Chính phủ TƯ do dân cử ra. 
 Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. 
 Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. 
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản 
chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân 
tộc của Nhà nước 
a) Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước: 
 - Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo 
 - Thống nhất ở mục tiêu xã hội chủ nghĩa 
 - Lãnh đạo hệ thống chính trị bằng đuờng lối, chủ trương 
lớn trên nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là tập 
trung dân chủ 
b) Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, 
tính dân tộc của Nhà nước 
 + Giai cấp công nhân không có lợi ích nào ngoài lợi ích dân 
tộc chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp. 
 + Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu 
tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của 
nhân dân 
 + Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của 
nhân dân làm nền tảng 
 + Được xây dựng trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc 
3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ 
 a, Xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến: 
 - TNĐL khẳng định quyền dân tộc đồng thời chính phủ 
lâm thời do cuộc cách mạng của nhân dân dân lập lên có 
địa vị hợp pháp 
 “Tôi đề nghị chúng ta tiến hành càng sớm càng hay cuộc 
tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới” 
 ( Cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau đó 4th, với hơn 
90% cử tri đi bỏ phiếu; 300đb trúng cử, mở rộng thêm ghế 
cho 50 bd của QDĐ, 20 đb của VNCMĐMh) 
 b) Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật, 
chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống 
 - Vai trò của luật pháp trong quản lý xã hội:Nhà nước quản 
lý xã hội bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu 
lực trong thực tế 
 - Chú trọng đưa pháp luật vào đời sống, tạo cơ chế đảm bảo 
pháp luật đuợc thi hành, khuyến khích nhân dân tham gia 
vào các công việc của nhà nước 
 - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, khuyến 
khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của chính phủ, 
đồng thời cán bộ các ngành phải gương mẫu tuân thủ pháp 
luật 
- - Pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh, công bằng 
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài 
- Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức: là cái gốc của 
mọi công việc (Trong việc dùng cán bộ phải tẩy 
sạch óc bè phái) 
- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức: Phải có đức, có tài, 
 + Tuyệt đối trung thành với cách mạng. 
 + Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, 
nghiệp vụ. 
+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, chống bệnh quan 
liêu, xa dân, (nguy cơ suy yếu nhà nước) 
 + Cán bộ phải là những nguưoì dám phu trách, dám quyết 
đoán, dám chịu trách nhiệm “ thắng không kiêu, bại không 
nản” 
 + Thường xuyên tự phê bình và phê bình, tất cả vì lợi ích 
của Tổ quốc, của nhân dân 
 “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. 
 Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. 
 Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính 
ta.” 
4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động 
có hiệu quả 
 a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động 
của Nhà nước: Các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà 
nước: đặc quyền, đặc lợi; tham ô, lãng phí quan liêu; tư 
túng, chia rẽ, kiêu ngạo: 
 “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng 
phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không 
nghĩ đến dân; Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, 
càng ngày càng xa xỉ, Thậm chí lấy của công dùng vào 
việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức” 
 (Thư gửi nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng) 
b, Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi 
với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. 
+ Tăng cường giáo dục pháp luật để người dân 
đều hiểu rõ và hình thành ý thức sống theo pháp 
luật 
+ Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, cảm hoá những 
người lầm lỗi, bao dung, độ lượng với những 
người mắc khuyết điểm. 
Tóm lại: Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức, 
hình thành pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh 
KẾT LUẬN 
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. 
+ Lựa chọn kiểu Nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam 
+ Bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước mới 
+ Quan niệm về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân 
với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước 
+ Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội 
- Ý nghĩa của việc học tập 
+ Thấy được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khơi nguồn 
dân chủ và xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 
+ Nhận thức bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta 
+ Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ 
công dân, tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, sáng 
suốt, mạnh mẽ. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_chuong_vi_tu_tuong_ho_chi.pdf
Ebook liên quan