Bài giảng Ngôn ngữ báo chí

Tóm tắt Bài giảng Ngôn ngữ báo chí: ...ịch sử. Ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, cho biết mặc dù đã bán toàn bộ đất cho Ngân hàng Công Thương nhưng ý thức được giá trị lịch sử của nhà lao Tân Hiệp, đến nay, UBND tỉnh đã hai lần thu hồi đất của ngân hàng để xây dựng và mở rộng di tích. Hiện nay, UBND tỉnh ...ng thường nhất. Chú thích: Có thể coi chú thích là bài viết ngắn đi kèm hình ảnh, giải thích hình ảnh, bình luận nó hoặc hoàn chỉnh nó. Tất cả ảnh đều phải có chú thích. Chỉ chấp nhận không có chú thích khi tít hoặc tít phụ bao trùm bài báo và bức ảnh đóng luôn vai trò chú thích. Nhất ... máy tính, thui chột óc sáng tạo, mà kiến thức thu được chẳng là bao. Nhiều khi, người làm báo còn mượn cả bối cảnh hoạt động của nhân vật để tạo ra nghĩa mới phù hợp với thông tin thời sự trong bài. Chẳng hạn như: “Ngộ Không - Đại náo thiên cung” ( tr.15, Làng cười, số 42, 19/10/2005). Màn ...

pdf48 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Ngôn ngữ báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bạn sẽ bị bỏ qua. 
Tít (đầu đề) cho độc giả biết chuyện gì xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới 
nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay, độc giả có thể sẽ tiếp tục 
đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn sẽ bị bỏ qua. 
1. Dùng tên tác phẩm văn học: 
Tên tác phẩm là sự cô đúc sâu sắc nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Người làm 
báo thường dựa trên cơ sở đó tạo ra nét nghĩa phù hợp với thông tin mà bài báo sẽ 
đưa ra. 
• Dựa trên liên tưởng tương đồng đặt nguyên tên tác phẩm vào trong tít báo, tạo ra 
nét nghĩa xuôi chiều: 
Em như chiếc lá “Cuốn theo chiều gió” (Thu Thương, Thế giới Phụ nữ, số 30/1, 
1/11/2001). Mượn tên tác phẩm của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell để diễn tả một 
cách hình tượng số phận cô gái thông minh nhưng trong tình trường cũng chỉ như 
chiếc lá bị “cuốn theo chiều gió” mà thôi. 
Người “đi tìm thời gian đã mất” (tr. 15 , Văn nghệ, số 31, 3/8/2002). 
Phóng viên Xuân Ba mượn tên tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất của nhà văn Pháp 
Marcel Proust, để diễn tả ý tưởng của GS. Văn Như Cương: “Có một thời chúng ta 
đã dạy thật học thật... Công việc của tôi bây giờ là đi tìm lại cái đã mất ấy”. 
Capello và “Ba chàng ngự lâm pháo thủ” (tr.11, Bóng đá, 28/11/2005). Capello - 
huấn luyện viên Juventus, đã ví bộ ba lãnh đạo câu lạc bộ này như ba chàng lính 
ngự lâm trong tiểu thuyết cùng tên của Alêchxăng Đuyma. 
Mục: Ước mơ của “những người khốn khổ” (Nằm trong phóng sự "Xóm chạy 
thận" của Phạm Nguyễn Toan, Văn hoá số 833, 10-13/11/2002). Mượn nhan đề 
một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn V. Hugo để rút tít phụ, bài báo viết về 
những mảnh đời bất hạnh khi mắc bệnh suy thận mãn tính. Rút tít như vậy tác giả 
ngầm liên hệ: "Những người khốn khổ" trong tác phẩm của V. Hugo với những 
người khốn cùng trong bài báo. 
• Mượn khung hình thức cũ, hoặc cải biên một vài yếu tố nhằm tạo ra điểm nhấn, 
để chuyển một thông tin mới lạ, hàm nghĩa trái chiều hoặc đi quá xa nghĩa gốc: 
Cái tên tiểu thuyết đầy chất nhân văn của Hugo còn được phóng viên Trần Hạo 
Nam cho xuất hiện trong “không gian kỹ thuật số” của các trò chi Game huyền ảo, 
với nét nghĩa rất mới: Chơi game trực tuyến: Để không trở thành “những người 
khốn khổ” (tr.9, Thanh niên, số 227, 15/8/2005). 
Với hàm ý châm biếm nhẹ nhàng, phóng viên Trần Nhật Giáp dùng tên một tập 
truyện cổ Ả Rập nổi tiếng để đặt cho tiêu đề bài báo của mình: “Nghìn lẻ một 
đêm” (Làng cười, số 45, 9/11/2005). Dùng “bình cũ rượu mới”, bài báo đề cập đến 
những vấn đề còn tồn tại trong xã hội hiện thời cũng nhiều như số truyện mà nàng 
Sêhêrazát kể cho vua Saria trong “nghìn lẻ một đêm”. 
Không phải lúc nào tên tác phẩm văn học cũng được bê nguyên vào trong đầu đề 
bài báo. Trường hợp sau chẳng hạn: “Aladin và cây... bàn đèn” (tr. 24, An ninh thế 
giới cuối tháng, số 49, 8/2005), dựa vào tên một truyện cổ Ả - rập (Aladin và cây 
đèn thần), phóng viên Đinh Hiền đã vận dụng sáng tạo, tạo ra nét nghĩa mới đầy 
thú vị phù hợp với thông tin hiện tại. 
Rút bớt các yếu tố, giữ lại những từ thần thái là trường hợp các tiêu đề: Chuyện 
“Ba chàng ngự lâm” vượt thượng nguồn sông Lam đưa báo (Văn Huyền, An ninh 
Văn hóa, số 489, 24/9/2005); “Ba chàng ngự lâm” (tr.13, Nguyễn Thị Mai, Tri 
thức trẻ, số 158, 9/2005)... 
2. Dùng tên nhân vật văn học: 
Người làm báo thường lấy đặc điểm tính cách của nhân vật làm gốc, từ đó mượn 
một hay nhiều nét tương đồng, hoặc tạo ra một nét tính cách mới, có thể khác xa 
với nét tính cách ban đầu. 
• Mượn nét tưng đồng trong đặc điểm tính cách của nhân vật là dạng thức rất phổ 
biến: 
- Chỉ một cầu thủ bóng đá tài năng xuất chúng: Ronaldinho chuyện về một "Pele 
mới"; Sự tỏa sáng của một "Pele mới"! (Quang Dũng, Thể thao Văn hoá, số 74, 
14/9/2004). 
- Chỉ sức quyến rũ mê hồn của một diễn viên điện nhí: “Nữ thần Xiren” ở kinh đô 
Hollywood (Hồng Sâm, Văn hoá, số 708, 29/8-2/9/2001). 
- Lột tả tính hay đa nghi của phụ nữ: “Hậu duệ của Tào Tháo” ( tr. 10, Kiến thức 
gia đình, 29/5/2005); “Tào Tháo Bà Bà” ( tr.52, Sinh viên, số 57, 1/12/2005). 
- Diễn tả sức mạnh thể chất phi thường của diễn viên xiếc Valentin Dicul: “Thần 
Hercules” thời hiện đại (tr. 17, An ninh thế giới, số 456, 1/6/2005). 
- Chỉ việc tìm người tài giỏi: Xứ Thanh tìm “Khổng Minh” ( tr. 5, Bóng đá, số 239, 
11/ 10/ 2005). 
- Diễn tả một con người bị coi là lỗi thời,ảo tưởng: Có một "Đông Kisốt" ở thế kỷ 
21 và sự thật kho báu của vua Hàm Nghi (Văn Hòa, Văn hoá số 908, 29-
31/7/2003). 
- Chỉ những con người đầy mạo hiểm và sáng tạo: Trung "Rôbinsơn" và giấc mộng 
tỷ phú đô la (Phùng Kông Sưởng, Tiền phong xuân ất Dậu, số 25/2005); Phóng sự: 
Vợ chồng “Robinson” trên Hòn Gùi (tr. 3, Kiên Giang, số 1877, 30/9/2005); Vợ 
chồng “Robinson” trên quần đảo Hải tặc (Hồng Lĩnh, Tiền phong, số 239, 
1/12/2005),..v.v... 
Tiêu đề các bài báo trên đều mượn tên các nhân vật văn học gắn liền với một nét 
tính cách điển hình của họ. 
• Mượn tên nhân vật văn học diễn tả tính cách đối lập, hoặc khác xa tính cách ban 
đầu ở họ: 
Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt 
Nam: “Tôi không phải là Don Quixote!”(Toàn Nguyễn, Công an nhân dân, số 302, 
3/12/2005), nhằm tỏ rõ quan điểm ông không là người dễ “ảo tưởng, điên rồ” như 
Đông Ki sốt. 
Mục bình luận trong tuần: “Nếu bạn là Robinson?” (Phạm Văn Tình, Văn hóa 
Thông tin, số 43, 4/11/2004) là sự mượn tên gọi của nhân vật để tạo ra nét nghĩa 
hoàn toàn khác: thế hệ trẻ hiện nay đừng tự biến mình thành một Robinson “đời 
mới” thu mình bên máy tính, thui chột óc sáng tạo, mà kiến thức thu được chẳng là 
bao. 
Nhiều khi, người làm báo còn mượn cả bối cảnh hoạt động của nhân vật để tạo ra 
nghĩa mới phù hợp với thông tin thời sự trong bài. Chẳng hạn như: “Ngộ Không - 
Đại náo thiên cung” ( tr.15, Làng cười, số 42, 19/10/2005). Màn “Đại náo thiên 
cung” được cải biên bởi một linh hồn mới nóng hổi, cập nhật - vấn đề xin việc thời 
nay, ngụ ý hài hước nhẹ nhàng. 
3. Dùng hình ảnh – hình tượng văn học: 
Người làm báo thường dùng hình ảnh văn học để cách diễn đạt thêm sinh động, 
thổi hồn vào tít báo của mình. Có thể dùng nghĩa gốc của hình ảnh văn học đó hoặc 
giữ nguyên, hoặc để tái sinh nghĩa mới. 
Hình ảnh “Cái máng lợn mẻ ” trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của 
A. Puskin, đã trở thành tít phụ trong phóng sự: “Những người nông dân và giấc mơ 
tỉ phú” của Nguyễn Quang Thiều (tr. 22, Gia đình và xã hội, số 12, năm 2004), để 
nói về một hiện thực đau lòng ở nhiều miền quê Việt Nam nơi con “cá vàng” dự án 
nổi lên. 
 “Trái tim Đancô” của rừng già Giăng mơ pho! (Phóng sự của Hoàng Hà Duy, An 
ninh thế giới cuối tháng số 39, 10-2004). Hình ảnh "Trái tim Đancô" trong truyện 
ngắn của M. Gorki, tượng trưng cho sự dâng hiến. Đây là lối mượn một hình ảnh 
điển hình để diễn tả nét nghĩa tưng đồng trong hoàn cảnh mới. 
“Cối xay gió” là hình ảnh văn học quen thuộc xuất phát từ một cuốn tiểu thuyết 
của nhà văn Xécvantex, vật cản trên bước đường chinh chiến của chàng Đông Ki 
sốt thực hiện lý tưởng hiệp sĩ của mình, được phóng viên Phúc Tiến vận dụng vào 
rút tít: “Hai cối xay gió khổng lồ, chàng Phù Đổng ra trận” (tr. 53, Tuổi trẻ, Xuân 
Ất Dậu 2005). Việt Nam đang phi di chuyển nhanh trong hai cuộc hội nhập lớn: 
Kinh tế thị trường hiện đại và Hợp tác quốc tế qui mô toàn cầu hóa. Đó là những 
thách thức lớn giống như “hai cối xay gió khổng lồ” đòi hỏi Việt Nam phi có 
những cái vươn vai của “chàng Phù Đổng” mới đáp ứng nổi. 
"Vòng nguyệt quế" trong thần thoại Hy Lạp là hình ảnh tượng trưng cho vinh 
quang và chiến thắng, được dùng xuôi chiều trong tít báo: Sự tưng ngộ của những 
vòng nguyệt quế văn học (Trinh Bảo,Văn nghệ, số 42, 19/10/2002). Thuật lại cuộc 
đối thoại văn học giữa Cao Hành Kiện - Nobel 2000 và Derek Walcott - Nobel 
1992, diễn ra vào ngày 1/10/2000 tại Đài Loan. 
Hình ảnh văn học còn được sử dụng ngược chiều với nghĩa gốc: Văn Quyến - 
Những chiếc gai của vòng nguyệt quế (Như Bình, An ninh thế giới cuối tháng, số 
42, 1/2005). Bằng cách sử dụng hình ảnh tương phản, tác giả bài báo đã thu hút 
độc giả vào chân dung cầu thủ bóng đá: “một Văn Quyến tài hoa và yếu đuối bị 
“những chiếc gai của vòng nguyệt quế ” làm cho chảy máu”. 
Sử dụng chất liệu văn học trong rút tít báo là một vấn đề thú vị, đòi hỏi sự vận 
dụng phù hợp và sáng tạo của mỗi nhà báo, không có một khuôn mẫu định sẵn. 
Việc sử dụng chất liệu văn học nước ngoài làm cho các tít báo trở nên ấn tượng, 
sinh động và hấp dẫn độc gi. Nó làm cho mối quan hệ giữa văn học và báo chí 
chuyển sang một bước phát triển mới, sâu sắc và hiệu qu hn. Tít báo như một tín 
hiệu nghệ thuật, giàu tính thẩm mỹ, thu hút độc giả ngay từ phút đầu. Vì thế, hiệu 
quả giao tiếp của một bài báo phụ thuộc không nhỏ ở cách rút tít của người viết 
báo. 
Rút tít như thế nào: 
- Bỏ những từ thừa 
- Bỏ những từ “có cũng như không” như “của”, “về”, “được”,... 
- Bỏ “các”, “những” nếu có thể; 
- “Chặt” chữ trong từ nếu được: “thành lập”, “sang thăm”, “phòng chống”, “tham 
dự”,... 
- Tránh câu bị động; 
- Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam. 
- Hãy mạnh dạn cầm kéo và tự ép mình vào cái chuẩn thật ngắn. 
Yêu cầu của tít: 
 + Ngắn gọn 
+ Ấn tượng 
+ Gợi mở - tạo sự liên tưởng 
+ Có nhịp điệu – quen thuộc 
3. Boxtext: 
a. Số lượng: vừa phải – giữ được ấn tượng, độc đáo – là sự nhấn mạnh 
b. Phân bố: phân bố ở những góc không nhiều lợi thế - làm nổi bật, nhấn mạnh và 
xóa góc chết 
c. Nội dung: Ngắn gọn – giàu thông tin - 
4. Trình bày trang báo: 
- Các khối trong toàn trang 
- Màu sắc: 
- Nhịp điệu 
- Hiệu quả tiếp nhận bằng mắt 
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ BÁO NÓI 
III.1. Đặc điểm ngôn ngữ báo phát thanh: 
1. Có tính hình tuyến 
Trình tự, cấu trúc ổn định 
2. Tiếp nhận bằng 1 giác quan (thính giác) – chỉ truyền 1 lần 
- Dễ gây nhàm chán 
3. Tính phối âm: Sự kết hợp của các lọai âm thanh. 
a. Lời bình (chính văn) 
- Dấu ấn cá nhân – độc thọai 
- Ngôn ngữ nói 
- Mang tính hình tượng (bút pháp miêu tả) 
b. Ngôn ngữ nhân vật (âm thanh của nhân vật): 
- Thông tin cá nhân về nhân vật 
- Khẳng định tính chân thật của thông tin 
- Biểu cảm 
c. Âm thanh phụ: hiện trường và nhân tạo 
- Sinh động 
- Tạo sự tin tưởng cao. 
- Có tính cảm xúc 
III.2 Những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ phát thanh 
2.1. Những quy tắc chung: 
a. Coi trọng tất cả các loại âm thanh 
b. Phối hợp hợp lý các loại âm thanh 
c. Giá trị của khỏang lặng 
- Thư giãn 
- Khoảng lặng là tất yếu – là nền cho một bức tranh 
d. Tạo ra bức tranh âm thanh 
 2. Những quy tắc riêng cho từng lọai âm thanh: 
a. Lời bình 
- Hạn chế sử dụng phương ngữ 
- Không lạm dụng vay mượn từ ngữ từ tiếng nước ngoài. 
- Diễn đạt một cách dễ hiểu các thuật ngữ 
- Tránh những câu dài – mơ hồ 
- Sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm: 
+ Hòa phối thanh điệu: lựa chọn và kết hợp các yếu tố âm thanh cho câu trở nên dễ 
đọc, mềm mại. 
+ Lặp số lượng âm tiết: 
+ Sử dụng các âm tiết có khuôn vần giống nhau 
+ Tạo nhịp điệu: 
b. Ngôn ngữ nhân vật (Âm thanh của nhân vật): 
- Đảm bảo về mặt kỹ thuật 
 - Thời lượng vừa phải (20 – 30’’) 
- Có giá trị nội dung trong tương quan với lời bình 
c. Âm thanh phụ: 
- Có ý nghĩ hỗ trợ cho nội dung của bài 
- Tạo cảm xúc 
- Làm bước chuyển 
CHƯƠNG IV: NGÔN NGỮ BÁO HÌNH 
- Ra đời muộn dựa trên nền tảng kỹ thuật cao. 
- Ngôn ngữ gồm nhiều hệ thống tín hiệu 
IV.1 Ngôn ngữ hình ảnh 
1.1. Hình ảnh (chính văn của báo hình) – ngữ pháp hình: 
a. Cỡ cảnh cơ bản: 
(Cỡ cảnh phải được xét trong tương quan với đối tượng) 
1- Cảnh rất rộng (ELS – Extremme long shot) 
Diễn tả bối cảnh, không gian, thời gian của sự kiện 
2- Toàn cảnh rộng (VLS – Very long shot) 
Mô tả bối cảnh và đối tượng 
3- Toàn cảnh (LS - Long shot) 
Cỡ cảnh miêu tả trực tiếp đối tượng trong không gian sự kiện 
4- Trung toàn cảnh (MLS – Medium Long shot) 
Cỡ cảnh miêu tả các hành vi, đối thoại, cảm xúc của đối tượng 
5- Trung cảnh MS – Medium shot) 
Cỡ cảnh miêu tả diễn biến sự kiện trong mối tương quan của các nhân vật 
6- TRung cận cảnh (MCU - Medium Close up ) 
Cỡ cảnh miêu tả thái độ, tình cảm của nhân vật 
7- Cận cảnh (CU – Close up) 
Cỡ cảnh miêu tả điểm nhấn, nét đặc trưng của nhân vật 
 8. Ngoài ra, còn các cỡ cảnh Đại cận cảnh (Big Close Up), 
9. Đặc tả (Extremme Close Up) 
b. Ngữ pháp hình: 
Khi quay về mật nhân vật: 
- Trung cảnh lấy toàn thân để giới thiệu nhân vật 
- Cắt ngang đùi 
- Cận cảnh chỉ lấy khuôn mặt – cắt hình quãng nút cravat. 
Khi quay sự kiện: 
- Cảnh rộng mô tả cốt lõi sự kiện 
- Đại cảnh: cho thấy khung cảnh diễn ra sự kiện 
- Cận cảnh mô tả các chi tiết quan trọng 
+ Các góc quay: 
- Từ trên xuống: Máy quay đặt cao – góc nhìn từ trên xuống: làm giảm giá trị 
người bị quay 
- Từ dưới lên: Máy đặt thấp, hướng ống kính từ dưới lên: nhấn mạnh mức độ trầm 
trọng của sự việc, nâng giá trị của người được quay 
c. Các động tác máy: 
- Lia - pan 
Camera quay xung quanh một trục: từ trên xuống dưới – dưới lên trên - trái qua 
phải – phải qua trái. 
- Travelling: 
Camera chuyển động theo chiều ngang tiến về trước, lùi về sau hoặc chuyển động 
theo phương vuông góc với ống kính. (động tác máy này khó thực hiện và ít được 
thực hiện trong khi làm thời sự) 
- Zoom: tác dụng giống nhu travelling nhưng phương pháp là thay đổi tiêu cư ống 
kính 
Tất cả các động tác máy chỉ áp dụng khi quay một cảnh dài. Nên tránh động tác 
máy khi làm tin ngắn. 
Chú ý: phải chú ý đến ngữ pháp hình ngay khi quay để khi dựng phim không gặp 
khó khăn: chú ý những cảnh nghịch hướng, hướng nhìn của người được quay, 
chuyển động của đối tượng tiến vào hoặc ra khỏi khuôn hình 
 Mức độ động tác máy: 
- Dài - Ngắn 
- Nhanh - Chậm 
d. Các cảnh thường sử dụng: 
Cảnh chen (insert shot). Một cảnh chi tiết chen vào một phân đoạn chính liên quan 
đến hành động hoặc tâm trạng của nhân vật. Nó có thể được dùng như một cảnh 
chen xa (cutaway shot) để làm tăng hiệu quả đặc trưng của một phân đoạn hoặc 
thêm những tình tiết kịch tính cần thiết, chẳng hạn, chen một dòng chữ trong một 
bức thư, một con số trong bảng số xe, một tin quan trọng trên trang báo, một khuôn 
mặt trong tấm ảnh chụp nhiều người v.v... 
Cảnh chen gần (cut in). Cảnh phụ, chi tiết nhỏ có liên quan được ghép vào với 
cảnh chính để bổ sung ý nghĩa, kịch tính. Cảnh chen phải được ghi hình với cỡ 
cảnh và góc máy sao cho phù hợp với bố cục tổng thể của cảnh chính về vị trí, thời 
gian, động tác. Cảnh chen gần thường là cảnh cận, đầy khung (để không bị lộ 
những chi tiết không ăn khớp với cảnh chính). Cần chú ý kỹ khung hình để không 
rộng quá làm lộ bối cảnh, hoặc chặt quá sẽ bị cắt một phần khi chiếu lên màn ảnh. 
Cảnh chen xa (cutaway). Cảnh ngắn xuất hiện thoáng qua dùng để chen vào cảnh 
chính rồi chấm dứt để cảnh chính được tiếp tục diễn tiến. Nó chứa hình ảnh không 
trực tiếp thuộc tình tiết của cảnh chính mà có thể là hình ảnh phụ khác ở gần đâu 
đó hoặc có thể là hình ảnh ở thật xa chỉ liên quan đến cảnh chính về ý nghĩa nội 
dung. Nó cũng có thể là hình ảnh của ý nghĩ, ký ức hoặc cảnh tượng trưng, là dấu 
hiệu thay đổi địa điểm, không gian, thời gian khác v.v 
Cảnh chi tiết (detail shots). Cảnh cận đặc tả hoặc một đại cảnh mặt của nhân vật, 
vật thể và mô tả một cách chi tiết từng phần của chúng. Ví dụ, từ cảnh đầy đủ của 
một phụ nữ đang khâu nón, sau đó khung hình cắt một cảnh cận đặc tả mũi kim 
của cô ta đang luồn những sợi chỉ thêu vào lá cọ; tiếp theo một khung hình quay 
cận đặc tả đôi mắt cô gái đang tập trung thị lực vào đường thêu. Hai cảnh cận đặc 
tả đó có thể gọi là những cảnh chi tiết. Với những đặc trưng như thế, chúng luôn 
được hiểu như những cảnh chen xa hoặc tùy cách sử dụng mà có thể gọi là cảnh 
chen. Những cảnh mô tả đồng hồ trên cổ tay nhìn rõ kim, số giờ; chiếc khuyên trên 
tai người có mặt đá đỏ hình bầu dục v.v đều thuộc loại cảnh chi tiết. 
Cảnh cực cao (extreme hight-angle shot, EHS). Cảnh quay từ máy bay, khí cầu, 
nóc cao ốc, đỉnh núi v.v giống như mắt chim nhìn xuống, rất thường được sử 
dụng làm cảnh dạo đầu của một bộ phim hoặc một trường đoạn phim. 
Cảnh cực cận (extreme close-up, ECU). Một loại cỡ cảnh mà chủ đề lớn gấp nhiều 
lần khung hình, đặc tả nhiều chi tiết hình ảnh hơn một cảnh cận. Nó là một loại đại 
cảnh nhưng vào sâu hơn, cho phép mô tả được từng chi tiết nhỏ những phần trên 
mặt (tight head shot), thân thể người. Loại cỡ cảnh này thỉnh thoảng mới được 
dùng trong phim truyện nhưng rất thường dùng để đặc tả trong thể loại phim tài 
liệu khoa học. 
Cảnh cực cận mặt (tigh head shot). Một loại cỡ cảnh cận mặt người nhưng chỉ đặc 
tả một phần trên mặt. 
Cảnh cực nét (deepfocus shot). Cảnh nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, còn được gọi là 
cảnh nét sâu. Cảnh này có liên quan đến các yếu tố: khẩu độ nhỏ, tiêu cự ống kính 
ngắn, khoảng cách từ ống kính đến đối tượng xa và ánh sáng phải chan hoà. 
Cảnh cực thấp (extreme low shot). Cảnh tạo ra bởi máy quay phim đặt thấp hơn 
đối tượng, thấp hơn tầm mắt. Ví dụ: một cảnh hướng nhìn (P.O.V shot) của một 
người đang lặn dưới nước nhìn lên chân và bụng con trâu đang bơi trong phim 
Mùa len trâu của Nguyễn Võ Nghiêm Minh. 
Cảnh cực viễn (extreme long shot - ELS). Cảnh được ghi hình từ vị trí đặt camera 
một khoảng cách rất xa chủ đề nhằm thu hút thị giác người xem mà không mô tả 
chi tiết. Cảnh này thường được sử dụng làm cảnh dạo đầu hoặc kết thúc. 
Cảnh dạo đầu (establishing shot). Cảnh mở đầu (to establish: thiết lập) để người 
xem hình dung vị trí, địa hình, thời gian v.v câu chuyện phim sẽ diễn ra. Cỡ 
cảnh thường là một cảnh viễn (long shot) hoặc cảnh cực viễn (extreme long shot) 
quay từ góc máy cao, hoặc không cảnh (aero shot),. Nó là mắt xích đầu tiên trong 
tổng thể tác phẩm. Đôi khi vào lúc kết thúc cảnh hoặc đoạn phim, cảnh này có thể 
được nhắc lại (re-establishing shot) để tái thiết lập, hoặc nhấn mạnh, báo hiệu một 
cảnh hoặc đoạn khác kế tiếp. Một cảnh dạo đầu có thể dừng khung hình ở một 
cảnh trung, đánh dấu tình tiết quan trọng là nguyên nhân để câu chuyện xảy ra. 
Cảnh khám phá (discovery shot). Cảnh mô phỏng tia nhìn mang tính tìm tòi của 
nhân vật. Cảnh được thực hiện bằng những động tác như: lia máy, đô ly để người, 
vật, vật thể đang ẩn khuất bất ngờ hiện ra một cách không mong đợi. 
Cảnh lia máy (pan, panning shot). Cảnh được tạo bởi động tác máy quét khung 
hình theo chiều ngang một cung từ trái qua phải hoặc ngược lại. Nó thường sử 
dụng để ghi hình một cảnh hoặc quét theo đối tượng là người hoặc vật đang di 
động. Việc chọn khung hình đầu, cuối, tốc độ quét nhanh chậm tùy theo nội dung, 
nhịp hành động của chủ đề trong cảnh do đạo diễn, nhà quay phim ấn định. Cảnh 
lia máy khác với cảnh đô ly hoặc cảnh máy theo chủ đề (follow shot, tracking 
shot). 
Cảnh máy cầm tay (hand held). Cảnh được ghi hình bằng động tác cầm camera 
trên tay thay vì gá trên chân máy, đô ly hoặc cần cẩu. Vì vậy, tuỳ kỹ năng giữ chắc 
máy của từng nhà quay phim mà máy bị rung nhiều hay ít. Động tác máy này 
thường được sử dụng quay phóng sự tài liệu. 
Cảnh máy theo chủ đề (tracking shot). Cảnh do máy quay di chuyển theo bên cạnh 
chủ đề. Đôi khi được dùng thay thế với cảnh “đô ly” hoặc cảnh “zoom”. 
Cảnh nền (scenery). Hình ảnh ở phía sau chủ đề. Nó có thể là phông vẽ hoặc cảnh 
thật ngoài thiên nhiên. Ví dụ: cảnh từ trong phòng nhìn qua cửa sổ, cảnh phía sau 
hành động phim. 
Cảnh nghịch hướng (reverse shot). Cảnh quay thay đổi từ hai hướng ngược nhau. 
Tuy gọi là hướng ngược lại nhưng thường chỉ là hai cảnh đối xứng về hướng thu 
hình, chứ không phải là vượt trục diễn xuất, sai phương hướng. Ví dụ, một đôi nam 
nữ đang đi từ xa tới gần. Cảnh đầu cho thấy trực diện họ từ trái sang phải, cảnh 
tiếp theo cho thấy hai người đó từ gần đi ra xa, thấy phía sau họ cũng từ trái sang 
phải đối xứng lại. 
Cảnh ngoại (exterio). Bối cảnh thật ngoài thiên nhiên được chọn làm điểm quay 
 Cảnh nội (interior). Cảnh quay hành động diễn ra ở trong không gian nội thất. 
Trong kịch bản, 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngon_ngu_bao_chi.pdf
Ebook liên quan