Bài giảng Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ-thai - Nguyễn Thị Kiều Nhi

Tóm tắt Bài giảng Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ-thai - Nguyễn Thị Kiều Nhi: ...ch tế bào qua trung gian Lympho T, • Di trú ở tuyến ức, • Biệt hoá ở đó, được hoạt hoá bởi kháng nguyên, trở thành nhạy cảm hoặc thành tế bào nhớ hoặc tế bào T hoạt hoá (Cytotoxic, Helper, Suppressor) Miễn dịch tế bào không đặc hiệu: Neutrophil, Monocyte, Bổ thể • Neutrophyle chiếm t...phát triển như ở Pháp 1% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh nhiễm trùng, 15 % trẻ sơ sinh nhập viện nằm ở phòng hồi sức sơ sinh bị mắc nhiễm trùng. • Ở nước ta tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh còn cao hơn. Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thời kỳ sơ sinh với tỷ lệ 13 – 15 % ở các nước trên th... với tần suất ít gặp hơn như: • Haemophilus, Méningococcus, Staphylococcus, Pneumococcus.... 3.5. Các dạng lâm sàng • Dạng nhiễm trùng huyết : • Dạng viêm màng não mủ: • Dạng khu trú: • Dạng tại chỗ: • Những dấu hiệu sớm: - Rối loạn thân nhiệt - Bú kém, nôn mửa hơn - Ít vận động hơn - ...

pdf25 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ-thai - Nguyễn Thị Kiều Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH SỚM 
TRUYỀN BẰNG ĐƢỜNG MẸ -
THAI
NGUYỄN THỊ KIỀU NHI
Mục tiêu học tập
1. Kể được các cách lây nhiễm của nhiễm trùng sơ sinh 
sớm truyền bằng đường mẹ-thai 
2. Mô tả các dạng lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh 
sớm truyền bằng đường mẹ - thai.
3. Chẩn đoán được bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm 
truyền bằng đường mẹ-thai.
4. Trình bày được các nguyên tắc điều trị nhiễm trùng sơ 
sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai
3.1. Đặc điểm phát triển hệ thống miễn dịch trẻ sơ sinh
Miễn dịch thể dịch
• Imunoglobuline:
- Miễn dịch thể dịch: sự đáp ứng tạo kháng 
thể đặc hiệu đối với kháng nguyên, sự đáp 
ứng này có hiệu quả nhất nếu cơ thể trẻ 
được tiếp xúc với kháng nguyên từ trước.
- Kháng thể được sản xuất từ tế bào B, 
được hoát hoá bời tế bào T và kháng 
nguyên.
Loại Imunoglobuline:
Imunoglobuline G (IgG):
• Có mặt phần lớn ở huyết thanh và dịch ruột
• Miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus
• Được truyền qua nhau thai theo phương thức chủ động 
hoặc thụ động
• Được tiết với nồng độ tăng dần từ tuần thai thứ 40
• Giảm ở trẻ đẻ non, nồng độ tỷ lệ thuận với tuổi thai
• Giảm ở trẻ già tháng và trẻ đẻ thấp cân cân do ức chế 
vận chuyển qua nhau thai vì ở những loại sơ sinh này có 
tổn thương nhau thai
Imunoglobuline M (IgM):
• Không qua được nhau thai
• Tổng hợp sớm trong bào thai nhưng chỉ 
có thể định lượng được từ tuần thai thứ 
30
• Có thể gia tăng > 20 mg/ml khi bị nhiễm 
trùng trong tử cung
• Nồng độ kháng thể nhanh chóng gia tăng 
trong máu sau khi sinh.
Imunoglobuline A (IgA):
• IgA thường gặp nhất trong niêm mạc ống 
tiêu hoá, hô hấp, sữa non, sữa mẹ.
• Không qua nhau thai
• Được tổng hợp với số lượng ít trong giai 
đoạn bào thai, chỉ có thể định lượng ở trẻ 
sơ sinh sau sinh 2-3 tuần tuổI
• Nồng độ gia tăng trong 1 số bệnh nhiễm 
trùng sơ sinh do virus
Imunoglobuline E (IgE):
• Hiện diện một lượng nhỏ trong huyết 
thanh và dịch tiết
• Vai trò chủ yếu trong phản ứng dị ứng
Miễn dịch tế bào:
Miễn dịch tế bào đặc hiệu: 
• Đáp ứng miễn dịch tế bào qua trung gian 
Lympho T, 
• Di trú ở tuyến ức, 
• Biệt hoá ở đó, được hoạt hoá bởi kháng 
nguyên, trở thành nhạy cảm hoặc thành tế 
bào nhớ hoặc tế bào T hoạt hoá 
(Cytotoxic, Helper, Suppressor)
Miễn dịch tế bào không đặc hiệu: Neutrophil, 
Monocyte, Bổ thể
• Neutrophyle chiếm tỷ chủ yếu của Lympho:
. Neutrophyle trưởng thành sinh ra từ tuỷ 
xương
. Dòng đầu tiên đề kháng chống lai vi khuẩn
• Ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh, kho dự trữ 
Neutrophile đầy đủ. 
• Ở trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng dự trữ Neutrophil 
nhanh chóng bị thiếu hụt vì: giảm tăng trưởng và 
sinh sản, giảm kho dự trữ, giảm số lượng 
Neutrophil đến vị trí nhiễm trùng.
Sức đề kháng trẻ sơ sinh yếu kém: tóm tắt như sau:
• Miễn dịch thể dịch:
• Kháng thể giảm: do đáp ứng kém với kích 
thích kháng nguyên, không sinh ra kháng thể 
đặc hiệu.
• Hoạt tính hướng động giảm: do giảm kháng 
thể trong máu, giảm bổ thể
• Đáp ứng Neutrophil:
• Giảm kho dự trữ Neutrophil
• Giảm tăng sinh tế bào gốc tạo neutrophil trong 
nhiễm trùng
• Chức nang Neutrophil bi thay đổI do tác dụng 
của các chất hoá học trung gian, thực bào, vi 
khiẩn bị giết chết
Ngoài đặc điểm về miễn dịch sức đề 
kháng cơ thể còn yếu vì:
• Da trẻ non yếu.
• PH da kiềm.
• Niêm mạc đường tiêu hóa dễ thấm.
• Dễ bị nhiễm trùng máu trước khi sinh.
• Có thể bị lây nhiễm trong khi sinh.
Dịch tễ học
• Ở các nước phát triển như ở Pháp 1% trẻ sơ sinh bị 
mắc bệnh nhiễm trùng, 15 % trẻ sơ sinh nhập viện nằm 
ở phòng hồi sức sơ sinh bị mắc nhiễm trùng. 
• Ở nước ta tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh còn cao hơn. Nhiễm 
trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thời kỳ sơ 
sinh với tỷ lệ 13 – 15 % ở các nước trên thế giới. Nhiễm 
trùng sơ sinh thường mắc ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. 
Theo dõi xác định rõ những yếu tố nguy cơ, phát hiện 
sớm những biến đổi lâm sàng, những biến đổi về huyết 
học có thể phát hiện sớm bệnh nhiễm trùng sơ sinh cho 
phép xử trí sớm, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ tử vong.
3.3. Cách lây nhiễm
Lây nhiễm trƣớc sinh:
• Sớm: truyền bằng đường máu qua nhau thai, 
thường do virus ( ví dụ Rubéole - CMV )
• Chậm > 5 tháng:
+Bằng đường máu: vi khuẩn, nhiễm trùng huyết 
ở phụ nữ mang thai do E.Coli, Listeria.
+Bằng đường tiếp xúc; viêm màng ối ( ối vỡ 
sớm )
Lây nhiễm trong khi sinh:
• Do nhiễm trùng ối có hoặc không ối vỡ 
sớm > 6 giờ( thường do Liên cầu khuẩn 
nhóm B)
• Lây nhiễm trong khi lọt qua đường sinh 
dục mẹ.
• Lây nhiễm qua những dụng cụ trong khi 
can thiệp những thủ thuật sản khoa.
3.4. Nguyên nhân
Ba vi khuẩn thường gây nhiễm trùng sơ sinh sớm 
vì tính thường gặp của nó:
• Liên cầu khuẩn nhóm B, Colibacille, Listéria.
• Những vi khuẩn kỵ khí và ái khí khác cũng có 
thể gây nhim trùng truyền bằng đường mẹ - thai 
nhưng với tần suất ít gặp hơn như:
• Haemophilus, Méningococcus, Staphylococcus, 
Pneumococcus....
3.5. Các dạng lâm sàng
• Dạng nhiễm trùng huyết :
• Dạng viêm màng não mủ:
• Dạng khu trú:
• Dạng tại chỗ:
• Những dấu hiệu sớm:
- Rối loạn thân nhiệt
- Bú kém, nôn mửa hơn 
- Ít vận động hơn
- Kém thức tỉnh hơn
3.6. Chẩn đoán
1, Tiền sử: 
2, Lâm sàng:
3,Cận lâm sàng:
- Vi khuẩn học:
- Huyết học:
3.6. Điều trị
Điều trị nguyên nhân:
• Dùng kháng sinh khi chưa có kết quả vi 
khuẩn học sẽ dựa vào 3 vi khuẩn thông 
thường gây nhiễm trùng sơ sinh sớm
• 50-70% trường hợp Colibacille đề kháng 
với Ampicilline , Listéria không nhạy cảm 
với Céphalosporine thế hệ thứ 3.
• Có nhiều tác giả khuyên nên bắt đầu bằng 2 
kháng sinh kết hợp ( ampicilline + aminosides) 
để tránh vấn đề vi khuẩn kháng thuốc và chọn 
lọc thuốc. 
• Sau đó nếu lâm sàng có chuyển biến nhiễm 
trùng nặng sẽ phối hợp thêm một kháng sinh thứ 
3 thuộc nhóm Céphalosporines thế hệ thứ 3.
• Một số tác giả khuyên nên phối hợp 3 
thứ kháng sinh cùng một lúc nếu lâm 
sàng có biểu hiện rõ nhiễm trùng rồi sau 
đó giảm bớt một thứ kháng sinh tùy vào 
kết quả xét nghiệm vi khuẩn học. 
• Liều lượng và khoảng cách tiêm thuốc đôi khi dùng 
liều duy nhất tùy thuộc vào sự trưởng thành của 
chức năng gan và khả năng lọc của cầu thận trong 
giai đoạn này. 
- Khoảng cách cho thuốc là 24 giờ (dùng liều duy 
nhất) giữa tuổi thai 28-31 tuần; 
- 16-18 giờ cho tuổi thai 32-34 tuần; 
- 12 giờ cho tuổi thai 35-42 tuần; 
- 8 giờ sau 8 ngày tuổi.
• Sau khi có kết quả vi khuẩn học âm tính trong trường 
hợp nghi ngờ nhiễm trùng, kháng sinh sẽ ngưng sau 3 
ngày điều trị. 
• Nếu không, kháng sinh phải được tiếp tục cho đến 10 
ngày điều trị 
• 15 đến 21 ngày trong trường hợp viêm màng não mủ
• Ampicilline có thể dùng liều 
50-200mg/kg. 
• Cephaleuxine thế hệ thứ III 
dùng liều từ 50-200mg/kg. 
Điều trị hỗ trợ: 
Không kém phần quan trọng:
- Thở oxy, 
- Nằm lồng ấp, 
- Truyền dịch nuôi dưỡng,
- Truyền dịch phân tử lớn như 
plasma tươi trong trường hợp có 
choáng.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhiem_trung_so_sinh_som_truyen_bang_duong_me_thai.pdf
Ebook liên quan