Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML - Phạm Nguyễn Cương (Phần 1)
Tóm tắt Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML - Phạm Nguyễn Cương (Phần 1): ...ể hiện cụ thể. Ví dụ : Sơ đồ lớp Sơ đồ đối tượng Sơ đồ use case : xuất phát từ các mô hình use case của phương pháp OOSE (Jacobson). Nó mô tả giao diện với một hệ thống từ quan điểm và cách nhìn của người sử dụng. Một sơ đồ use case mô tả các tình huống tiêu biểu của việc sử dụng một hệ ...thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 44 Yêu cầu phi chức năng Là các đặc điểm chất lượng của chức năng mà hệ thống cần đáp ứng nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng. Các đặc điểm chất lượng này được gọi là các yêu cầu phi chức năng. Chúng ta phân loại y... Giám đốc, người quản lý siêu thị Theo dõi tiến trình phát triển của dự án và theo dõi tình hình hoạt động của siêu thị. Nhân viên bán hàng Người nhập các thông tin trong hệ thống. Chịu trách nhiệm trong khâu bán hàng ở siêu thị, duy trì hoạt động của siêu thị. Bảng mô tả tóm t...
nhằm trình bày sự hiện thực hóa của các use case nghiệp vụ. Nó mô tả trừu tượng cách thức các thừa tác viên và thực thể liên kết và cộng tác với nhau để thực hiện nghiệp vụ. Giải thích Sơ đồ đối tượng xác định các use case từ góc nhìn bên trong của các thừa tác viên. Mô hình định nghĩa cách thức các nhân viên nghiệp vụ với những gì họ xử lý liên hệ với nhau để tạo ra các kết quả mong muốn. Nó nhấn mạnh vào các vai trò được thực hiện trong lĩnh vực nghiệp vụ và các trách nhiệm của nhân viên. Các đối tượng của các lớp trong mô hình cần có khả năng thực hiện tất cả use case nghiệp vụ. Các thành phần chính của mô hình đối tượng nghiệp vụ là: o Các thừa tác viên (worker): cho thấy các trách nhiệm của một nhân viên o Các thực thể (entity): biểu diễn đầu ra, tài nguyên, sự vật được sử dụng o Các hiện thực hóa use-case nghiệp vụ: cho thấy các thừa tác viên cộng tác và các thực thể thực hiện luồng công việc như thế nào. Các hiện thực hóa use-case nghiệp vụ được đặc tả với: ¾ Các lược đồ lớp: là các thừa tác viên và thực thể tham gia ¾ Các lược đồ hoạt động: trong đó các swimlane cho thấy các trách nhiệm của các thừa tác viên, các luồng đối tượng cho thấy cách sử dụng các thực thể trong luồng công việc. ¾ Các lược đồ tuần tự: mô tả chi tiết sự tương tác giữa các thừa tác viên, tác nhân, và cách truy xuất các thực thể khi thực hiện một use case nghiệp vụ. Use case Use case hợp tác Hiện thực hoá Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 76 Mục đích của mô hình đối tượng nghiệp vụ - Là một thành phần trung gian để làm rõ các ý kiến về nghiệp vụ theo cách suy nghĩ của các nhà phát triển phần mềm, mà vẫn giữ được nội dung nghiệp vụ. Nó là sự thống nhất về lĩnh vực nghiệp vụ được mô tả dưới dạng các đối tượng, thuộc tính, trách nhiệm. - Khảo sát bản chất của lĩnh vực nghiệp vụ nhằm chuyển tiếp lối tư duy về các vấn đề nghiệp vụ sang lối tư duy về các ứng dụng phần mềm. - Làm rõ những yêu cầu được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin đang xây dựng. - Thống nhất các định nghĩa về đối tượng nghiệp vụ, các mối quan hệ giữa các đối tượng, tên các đối tượng và quan hệ. Qua đó, cho phép trình bày chính xác các kiến thức về lĩnh vực nghiệp vụ sao cho các chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ có thể hiểu được. Lập cấu trúc mô hình đối tượng nghiệp vụ: Phân tích chu kỳ sống của mỗi thực thể. Mỗi thực thể nên được tạo ra và hủy đi bởi một người nào đó trong đời sống của nghiệp vụ. Hãy bảo đảm rằng mỗi thực thể được truy xuất và sử dụng bởi một thừa tác viên hay một thực thể khác. Cần giảm bớt số lượng các thừa tác viên. Khi phát triển các mô hình, có thể ta sẽ thấy có quá nhiều thừa tác viên. Hãy bảo đảm rằng mỗi thừa tác viên tương ứng với một tập hợp các tác vụ mà một người thường thực hiện. Mỗi thực thể nên có một người chịu trách nhiệm cho nó. Điều này có thể được mô hình hóa bằng một mối kết hợp từ thừa tác viên đến các thực thể mà thừa tác viên đó chịu trách nhiệm. Một số thực thể có thể do những người ngoài nghiệp vụ chịu trách nhiệm. Mô tả điều này trong bản mô tả vắn tắt của thực thể đó. Lược đồ lớp (class diagram) Một lược đồ lớp cho thấy một tập hợp các thành phần (tĩnh) của mô hình, như lớp, gói, nội dung của chúng và các mối quan hệ. Use case hợp tác Sơ đồ lớp Sơ đồ tuần tự Sơ đồ hoạt động TTV TThể1 TThể2 Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 77 Các lược đồ lớp cho thấy các mối kết hợp, kết tập và tổng quát hóa giữa thừa tác viên và thực thể. Những lược đồ lớp được quan tâm về: o Sự phân cấp kế thừa o Các mối kết tập của thừa tác viên và thực thể. o Cách thức các thừa tác viên và thực thể liên quan đến nhau thông qua các mối kết hợp. Các lược đồ lớp cho thấy các cấu trúc chung trong mô hình đối tượng nghiệp vụ, nhưng cũng có thế là một phần của tài liệu mô tả một hiện thực hóa use case bằng cách cho thấy các thừa tác viên và thực thể tham gia. Ví dụ: sơ đồ lớp cho use case Quản lý khách hàng thân thiết cho biết các thừa tác viên, các thực thể và tác nhân liên kết với nhau trong việc thực hiện của use case này. Trong đó, Người quản lý là thừa tác viên thực hiện use case. Hồ sơ khách hàng, Thẻ khách hàng thân thiết và Hoá đơn là ba thực thể được sử dụng trong use case này bởi thừa tác viên. Hoặc sơ đồ lớp cho use case Quản lý nhập hàng Trong đó, Người quản lý là thừa tác viên thực hiện use case. Phiếu nhập và hàng hoá là các thực thể bởi thừa tác viên này trong việc thực hiện hoạt động của use case. Đặc tả luồng công việc hiện thực hoá use case nghiệp vụ Sử dụng sơ đồ hoạt động Đầu tiên, để lập tài liệu hiện thực hóa cho một use case nghiệp vụ chính là vẽ một lược đồ hoạt động, trong đó các luồng (swimlane) biểu diễn các thừa tác viên tham gia. Đối với mỗi hiện thực hóa use-case, có thể có một hoặc nhiều lược đồ hoạt động để minh họa luồng công Khách hàng NgườI quản lý Hồ sơ khách hàng Hoá đơn Thẻ khách hàng thân thiết 0..n 1 1 0..n 0..n 0..n 1 1 Ban giám đốc NgườI quản lý Hàng hoá Phiếu nhập 0..1 1 0..n 0..n 1 1 Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 78 việc. Một cách phổ biến là sử dụng một lược đồ tổng quan không có các swimlane để mô tả toàn bộ luồng công việc, trong đó trình bày các "hoạt động vĩ mô" ở mức cao. Sau đó, đối với mỗi hoạt động vĩ mô sẽ có một lược đồ hoạt động chi tiết, trình bày các luồng (swimlane) và các hoạt động ở cấp độ thừa tác viên. Mỗi lược đồ nên được gói gọn trong một trang giấy. Lược đồ hoạt động trong mô hình đối tượng minh họa luồng công việc của một hiện thực hóa use-case nghiệp vụ. Lược đồ hoạt động của một hiện thực hóa use-case minh hoạ việc sắp xếp các công việc theo một thứ tự nhằm đạt được các mục tiêu của nghiệp vụ, cũng như thỏa mãn nhu cầu giữa các tác nhân bên ngoài và các thừa tác viên bên trong. Một hoạt động trong lược đồ hoạt động có thế là một công việc thủ công hoặc tự động hóa để hoàn thành một đơn vị công việc. Các lược đồ hoạt động giúp: o Cung cấp cơ sở để giới thiệu các hệ thống thông tin đến doanh nghiệp một cách dễ hiểu hơn. o Thiết lập các mục tiêu cho các dự án phát triển hệ thống nhằm cải tiến nghiệp vụ. o Điều chỉnh mức độ đầu tư vào việc tự động hóa quy trình dựa trên các thông tin đo lường qui trình nghiệp vụ đó. So sánh với lược đồ tuần tự có cùng mục đích thì lược đồ hoạt động tập trung mô tả cách thức phân chia trách nhiệm thành các lớp, trong khi đó, lược đồ tuần tự mô tả cách thức các đối tượng tương tác theo trình tự. Lược đồ hoạt động tập trung vào luồng công việc, trong khi lược đồ tuần tự tập trung vào việc xử lý các thực thể. Chúng bổ sung cho nhau, như lược đồ tuần tự cho thấy những gì xảy ra trong một trạng thái hoạt động. Ví dụ: sơ đồ hoạt động hiện thực hoá use case Quản lý nhập hàng Phân loại hàng theo loại Phân loại hàng theo đơn vị tính Lưu thông tin loại hàng và số lượng theo loại In phiếu nhập hàng Tiếp nhận hàng hoá từ nhà cung cấp :Người quản lý :Phiếu nhập [Tạo mới] :Hàng hoá [Tạo mới] Một đối tượng thừa tác viên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ Các đối tượng thực thể nghiệp vụ chịu tác động bởi hoạt động use case Tiếp nhận hàng hoá từ hợp tác xã Lập phiếu nhập hàng Phân loại hàng theo chủng loại [Có hàng từ hợp tác xã] [Có hàng từ nhà cung cấp] Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 79 Sơ đồ hoạt động hiện thực hoá use case Quản lý khách hàng thân thiết Sử dụng các swimlane (làn bơi) o Nếu các luồng (swimlane) được sử dụng và được nhóm thành các lớp (chủ yếu là các thừa tác viên) trong mô hình đối tượng, thì chúng ta đang sử dụng lược đồ hoạt động để trình bày các hiện thực hóa use-case nghiệp vụ. o Lược đồ hoạt động cung cấp chi tiết về những gì xảy ra trong nghiệp vụ bằng cách khảo sát những người có các vai trò cụ thể (các thừa tác viên) và các hoạt động mà họ thực hiện. Đối với các dự án phát triển ứng dụng, các lược đồ này giúp ta hiểu một cách chi tiết về lĩnh vực nghiệp vụ sẽ được hỗ trợ hay chịu tác động của ứng dụng mới. Các lược đồ hoạt động giúp ta hình dung hệ thống mới được đề nghị rõ ràng hơn đồng thời xác định các use case của hệ thống đó. Sử dụng các luồng đối tượng o Trong ngữ cảnh này, các luồng đối tượng được sử dụng để cho thấy cách thức các thực thể được tạo ra và sử dụng trong một luồng công việc. Các luồng đối tượng mô tả các đầu vào và đầu ra từ các trạng thái hoạt động trong một biểu đồ hoạt động. Có hai thành phần ký hiệu sau: ¾ Trạng thái luồng đối tượng (object flow state): biểu diễn một đối tượng của một lớp tham gia vào luồng công việc được biểu diễn trong biểu đồ hoạt động. Đối tượng này có thế là đầu ra của một hoạt động và là đầu vào của nhiều hoạt động khác. ¾ Luồng đối tượng (object flow) là một kiểu luồng điều khiển với một trạng thái luồng đối tượng làm đầu vào/đầu ra. o Ký hiệu luồng đối tượng nói lên sự tồn tại của một đối tượng trong một trạng thái cụ thể, chứ không là chính đối tượng đó. Cùng một đối tượng này có thể được thao tác bởi một số các hoạt động kế tiếp nhau làm thay đổi trạng thái của đối tượng. Sau đó, nó có thể được hiển thị nhiều lần trong một biểu đồ hoạt động, Tiếp nhận yêu cầu thêm khách hàng thân thiết Kiểm tra giá trị hoá đơn mua hàng gần nhất Cấp thẻ KHTT Thông báo từ chối Lưu thông tin khách hàng [Có yêu cầu thêm KHTT] [Đáp ứng điều kiện] [Không đáp ứng điều kiện] :Người quản lý :Hoá đơn :Thẻ khách hàng thân thiết [Tạo mới] :Hồ sơ khách hàng [Tạo mới] Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 80 mỗi lần xuất hiện sẽ biểu diễn một trạng thái khác nhau trong đời sống của nó. Trạng thái của đối tượng tại mỗi thời điểm có thể được đặt trong ngoặc và viết thêm vào tên của lớp. o Một trạng thái luồng đối tượng có thể xuất hiện như là trạng thái kết thúc của một luồng đối tượng (sự chuyển tiếp) và là trạng thái bắt đầu của nhiều luồng đối tượng (những sự chuyển tiếp). o Các luồng đối tượng có thể được so sánh với các luồng dữ liệu bên trong luồng công việc của một use case. Không giống như các luồng dữ liệu truyền thống, các luồng đối tượng tồn tại ở một thời điểm xác định trong một biểu đồ hoạt động. Sử dụng các lược đồ hợp tác (collaboration) và tuần tự (sequence) Đối với mỗi hiện thực hóa use-case, có thể có một hoặc nhiều lược đồ tương tác để mô tả các thừa tác viên và thực thể tham gia, cùng với những tương tác của chúng. Có hai loại lược đồ tương tác là: lược đồ tuần tự và lược đồ hợp tác. Chúng diễn tả những thông tin tương tự nhau, nhưng trình bày những thông tin này theo những cách khác nhau: o Lược đồ tuần tự mô tả rõ ràng trình tự các sự kiện. Với các kịch bản phức tạp, thì lược đồ tuần tự thích hợp hơn so với các lược đồ hoạt động. o Lược đồ hợp tác trình bày các mối liên kết giao tiếp và những thông điệp giữa các đối tượng. Chúng phù hợp hơn trong việc giúp ta hiểu được tất cả các tác động trên một đối tượng cho trước. o Nếu có ít luồng rẽ nhánh, nhưng có nhiều thực thể tham gia, thì lược đồ tương tác thường là một sự lựa chọn tốt hơn so với lược đồ hoạt động nhằm để trình bày hiện thực hóa của luồng công việc. Lược đồ tuần tự mô tả một mẫu tương tác giữa các đối tượng, được sắp xếp theo thứ tự thời gian; nó cho thấy các đối tượng tham gia vào sự tương tác theo những "lifeline" và những thông điệp mà chúng gửi cho nhau. Về mặt đồ họa, một lược đồ tuần tự mô tả chi tiết sự tương tác giữa các thừa tác viên, tác nhân, và cách thức các thực thể được truy xuất khi một use case được thực thi. Một lược đồ tuần tự mô tả vắn tắt các thừa tác viên tham gia làm những gì, và cách thức các thực thể được thao tác thông qua những sự kích hoạt, và cách thức chúng giao tiếp bằng cách gửi thông điệp cho nhau. Ví dụ: Sơ đồ tuần tự của use case Quản lý khách hàng thân thiết Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 81 Sơ đồ tuần tự của use case Quản lý nhập hàng Những thông tin được tìm thấy trong một lược đồ tuần tự cũng có thể được biểu diễn trong một lược đồ hợp tác. Một lược đồ hợp tác mô tả một mẫu tương tác giữa các đối tượng; nó cho thấy các đối tượng tham gia vào sự tương tác thông qua những mối liên kết giữa chúng và những thông điệp mà chúng gửi cho nhau. : Khách hàng : Người quản lý : Hoá đơn : Thẻ khách hàng thân Thiết : Hồ sơ khách hàng Yêu cầu đăng ký khách hàng thân thiết Kiểm tra tổng trị giá hoá đơn Kiểm tra điều kiện [Không thoả đkiện] Từ chối cấp thẻ [Thoả đkiện] Cấp thẻ [Thoả đkiện] Tạo thẻ mới [Thoả đkiện] Lưu thông tin khách hàng : Ban giám đốc : Người quản lý : Phiếu nhập : Hàng hoá Giao hàng Tạo phiếu nhập In phiếu nhập Phân loại hàng hoá Lưu thông tin về hàng hoá mới Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 82 Một lược đồ hợp tác về mặt ngữ nghĩa cũng tương tự như một lược đồ tuần tự, nhưng tập trung chủ yếu vào các đối tượng, trong khi lược đồ tuần tự tập trung vào các tương tác. Một lược đồ tuần tự trình bày một tập con các đối tượng có liên quan đến chuỗi công việc bị ảnh hưởng, bao gồm các mối liên kết giữa chúng, các thông điệp và các chuỗi thông điệp. Ví dụ: lược đồ hợp tác tương ứng : Khách hàng : Người quản lý : Hoá đơn : Thẻ khách hàng thân Thiết : Hồ sơ khách hàng 3: Kiểm tra điều kiện 1: Yêu cầu đăng ký khách hàng thân thiết 4: [Không thoả đkiện] Từ chối cấp thẻ 6: [Thoả đkiện] Cấp thẻ 2: Kiểm tra tổng trị giá hoá đơn 5: [Thoả đkiện] Tạo thẻ mới 7: [Thoả đkiện] Lưu thông tin khách hàng : Ban giám đốc : Người quản lý : Phiếu nhập : Hàng hoá 3: In phiếu nhập 4: Phân loại hàng hoá 1: Giao hàng 2: Tạo phiếu nhập 5: Lưu thông tin về hàng hoá mới Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 83 Xác định yêu cầu tự động hoá Mục đích: Hiểu được cách thức sử dụng các công nghệ mới cải thiện hoạt động hiệu quả của tổ chức. Xác định mức độ tự động hóa trong tổ chức. Thiết lập các yêu cầu hệ thống từ những kết quả mô hình hóa nghiệp vụ. Xác định tác nhân và use case hệ thống phần mềm Để xây dựng các hệ thống, cần phải hiểu rõ các qui trình nghiệp vụ. Thậm chí sẽ hữu ích hơn nếu sử dụng các vai trò và trách nhiệm của nhân viên, cũng như những gì được xử lý bởi nghiệp vụ làm nền tảng để xây dựng hệ thống. Điều này được xác định từ góc nhìn bên trong nghiệp vụ dựa vào mô hình đối tượng, trong đó có thể thấy được mối liên kết chặt chẻ nhất đến hình thức thể hiện các mô hình của hệ thống. Để xác định các use case trong hệ thống thông tin, hãy bắt đầu từ các thừa tác viên trong mô hình đối tượng nghiệp vụ. Đối với mỗi thừa tác viên, thực hiện những bước sau đây: Xác định xem thừa tác viên sẽ sử dụng hệ thống thông tin không? Nếu có, xác định một tác nhân cho thừa tác viên đó của hệ thống thông tin trong mô hình use-case của hệ thống thông tin. Đặt tên tác nhân với tên của thừa tác viên. Đối với mỗi use case nghiệp vụ mà thừa tác viên tham gia, tạo một use case hệ thống và mô tả vắn tắt. Xem xét các mục tiêu về tốc độ thực thi hay những thông tin bổ sung cho thừa tác viên cần được chú thích như là một yêu cầu đặc biệt của use case hệ thống, hoặc nhập vào sưu liệu đặc tả bổ sung của hệ thống. Lập lại những bước này cho tất cả các thừa tác viên. Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 84 Ví dụ: Xác định tác nhân và use case hệ thống phần mềm cho use case nghiệp vụ Quản lý khách hàng thân thiết Trong trường hợp này, khách hàng giao tiếp với người quản lý để giải quyết các yêu cầu về khách hàng thân thiết. Người quản lý sẽ sử dụng phần mềm như là một công cụ nhằm trợ giúp trong các xử lý đáp ứng cho yêu cầu của khách hàng. Do đó, người quản lý lúc này sẽ là tác nhân của hệ thống phần mềm và các chức năng được tự động hoá trong use case nghiệp vụ Quản lý khách hàng thân thiết sẽ trở thành use case mô tả chức năng phần mềm hệ thống. Nếu mục đích của việc xây dựng một hệ thống là tự động hóa hoàn toàn các qui trình nghiệp vụ (chẳng hạn như việc xây dựng một ứng dụng thương mại điện tử) thì thừa tác viên sẽ không trở thành tác nhân hệ thống nữa. Thay vào đó, chính tác nhân của mội trường nghiệp vụ giao tiếp trực tiếp với hệ thống và hoạt động như một tác nhân hệ thống. Khi đó, cách thức thực hiện nghiệp vụ sẽ bị thay đổi khi xây dựng một ứng dụng thuộc loại này. Các trách nhiệm của thừa tác viên sẽ chuyển sang tác nhân nghiệp vụ. Quản lý khách hàng thân thiết Khách hàng Mô hình use case nghiệp vụ Quản lý khách hàng thân thiết Người quản lý Mô hình đối tượng Mô hình use case hệ thống Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 85 Ví dụ: giả sử xây dựng một site thương mại điện tử cho một việc quản lý khách hàng thân thiết, ta sẽ thay đổi cách thức mà qui trình được hiện thực hóa. Lúc này, Khách hàng sử dụng trực tiếp hệ thống thông qua việc truy cập ứng dụng web. Các trách nhiệm của thừa tác viên Người quản lý sẽ chuyển sang tác nhân nghiệp vụ Khách hàng. Tạo ra tác nhân hệ thống Khách hàng tương ứng với tác nhân nghiệp vụ Khách hàng. Loại bỏ đi Người quản lý. Xác định các lớp đối tượng thông tin trong hệ thống phần mềm Một thực thể nghiệp vụ được quản lý bởi hệ thống thông tin sẽ tương ứng với một thực thể trong mô hình phân tích của hệ thống thông tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sẽ thích hợp nếu để các thuộc tính của thực thể nghiệp vụ tương ứng với các thực thể trong mô hình hệ thống thông tin. Nhiều thừa tác viên có thể truy xuất một thực thể nghiệp vụ. Do đó, các thực thể tương ứng trong hệ thống có thể tham gia vào một số use case hệ thống thông tin. Ví dụ: các lớp đối tượng hệ thống phần mềm cho từ sơ đồ lớp của use case nghiệp vụ “Quản lý khách hàng thân thiết” Quản lý khách hàng thân thiết Khách hàng Mô hình use case nghiệp vụ Quản lý khách hàng thân thiết Khách hàng Mô hình đối tượng Mô hình use case hệ thống Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 86 Việc xác định các lớp đối tượng phần mềm chính là việc xác định cấu trúc thông tin của đối tượng nghiệp vụ để quản lý trong hệ thống thông tin. Đây cũng có thể xem như công đoạn chi tiết hoá về mặt cấu trúc nhằm đạt được một cách nhìn luận lý về cấu trúc của một đối tượng nghiệp vụ theo góc độ tin học hoá cho đối tượng đó. Tuỳ theo độ phức tạp của cấu trúc thực thể mà chúng ta có những cách chuyển đổi đơn giản (một thực thể nghiệp vụ Æ một lớp) hoặc phức tạp (một thực thể nghiệp vụ Æ nhiều lớp). Cuối cùng, sau khi đã xác định được các lớp thì để đạt được một mô hình đầy đủ, chúng ta còn phải xác định các mối kết hợp giữa các lớp. Chi tiết của phần này được đề cập ở chương tiếp theo. Khách hàng Hoá đơn Mô hình đối tượng Các lớp trong sơ đồ lớp Hàng hoá Khách hàng : Hàng hoá : Hồ sơ khách hàng Địa chỉ Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 87 Bài tập Mô hình hoá việc hiện thực hoá các use case nghiệp vụ đã được tìm ra trong hệ thống “Quản lý thuê văn phòng cao ốc” bằng cách: - Đặc tả nội dung use case dùng mô hình hoạt động (không sử dụng swimlane) - Xác định các thừa tác viên và các thực thể - Xây dựng sơ đồ lớp cho use case nghiệp vụ - Thiết kế chi tiết use case dùng: o Sơ đồ hoạt động (dùng swimlane để mô tả vai trò của thừa tác viên và các thực thể được tác động bởi các hoạt động) o Xây dựng các sơ đồ tương tác (sơ đồ tuần tự, sơ đồ hợp tác, sơ đồ trạng thái) - Đề xuất một sơ đồ use case mô tả chức năng hệ thống phần mềm giúp cho việc tự động hoá hệ thống nghiệp vụ trên.
File đính kèm:
- bai_giang_phan_tich_va_thiet_ke_he_thong_huong_doi_tuong_su.pdf