Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML - Phạm Nguyễn Cương (Phần 2)

Tóm tắt Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML - Phạm Nguyễn Cương (Phần 2): ...hân chia hệ thống thành các gói (package) - Xây dựng mô hình thiết kế vật lý hệ thống sơ đồ thành phần và sơ đồ triển khai nhằm chuẩn bị cho cài đặt phần mềm hệ thống Giới thiệu Mục tiêu chính của giai đoạn phân tích việc phát triển phần mềm là tập trung vào xác định những gì cần được thực...ọc KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 133 Một cách tiếp cận kiến trúc khác tốt hơn chính là tạo ra sự độc lập giữa giao diện và người sử dụng bằng cách cô lập các chức năng của giao diện với các chức năng tác nghiệp (business), và cô lập các chức năng tác nghiệp với các chi tiết về truy cập CSDL, đó là cá... giữa người dùng và phần còn lại của hệ thống là các đối tượng nghiệp vụ. Một đối tượng giao diện có thể tham gia vào nhiều use case. Bắt đầu từ use case, chúng ta xác định được các mục tiêu và nhiệm vụ của người dùng. Những người dùng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau trên giao diện, ví...

pdf104 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML - Phạm Nguyễn Cương (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện dịch vụ
KháchHàngGDGiaoDịchGD TàiKhoảnGD
GiaoDịchGởi
GiaoDịchRút 
KháchHàngGiaoDịch 
TàiKhoản
MáyATMKhởiĐộngGDMáyATM_GD
NgânHàng MáyATM
CSDL
NgânHàngDB
Dịch vụ Hệ thống 
Giao diện hệ thống
Đăng nhập Dịch vụ
Quản trị
KháchHàngGD GiaoDịchGD TàiKhoảnGD
GiaoDịchGởi GiaoDịchRút KháchHàng GiaoDịch TàiKhoản
MáyATMKhởiĐộngGD
MáyATM_GD
NgânHàng MáyATM 
CSDL 
NgânHàngDB 
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 177 
Trong sơ đồ trên, chúng ta nói rằng Gói B có sự phụ thuộc vào Gói A bởi vì có sự phụ thuộc 
của lớp B trong Gói B vào lớp A trong Gói A. 
Quan hệ phụ thuộc các gói trong ATM 
Đối với giải pháp 1 
Đối với giải pháp 2 
Giao diện dịch vụ
KháchHàngGDGiaoDịchGD TàiKhoảnGD
GiaoDịchGởi
GiaoDịchRút 
KháchHàngGiaoDịch 
TàiKhoản
MáyATMKhởiĐộngGDMáyATM_GD
NgânHàng MáyATM
CSDL 
NgânHàngDB 
Dịch vụ Hệ thống 
Giao diện hệ thống
Đăng nhập Dịch vụ
Quản trị
KháchHàngGD GiaoDịchGD TàiKhoảnGD
GiaoDịchGởi GiaoDịchRút KháchHàng GiaoDịch TàiKhoản
MáyATMKhởiĐộngGD
MáyATM_GD
NgânHàng MáyATM 
CSDL 
NgânHàngDB 
Gói A 
LớpA 
Gói B
LớpB
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 178 
Với giải pháp 1, dễ thấy rằng các lớp giao diện của dịch vụ sẽ phụ thuộc vào các lớp tương 
ứng tầng nghiệp vụ. 
Với giải pháp 2, gói “Đăng nhập” có quan hệ phụ thuộc tới gói “Dịch vụ” vì lớp KháchHàng 
có quan hệ với lớp TàiKhoản và lớp KháchHàngGD phụ thuộc vào lớp MáyATM_GD; tất cả 
các gói “Đăng nhập” và “Dịchvụ” đều phụ thuộc tới gói “CSDL” vì lớp KháchHàng và lớp 
TàiKhoản có quan hệ và tham chiếu đến lớp NgânHàngDB. 
Đánh giá sự liên kết giữa các gói 
Liên kết giữa các gói có thể là tốt và không tốt; tốt, bởi vì phản ánh việc tái sử dụng; không 
tốt, bởi vì phản ánh sự phụ thuộc làm cho hệ thống khó để thay đổi, tiến hoá và bảo trì. Một 
vài nguyên lý đánh giá như sau: 
- Hai gói không nên có quan hệ phụ thuộc qua lại 
- Các gói biểu diễn ớ mức thấp không nên phụ thuộc vào các gói ở mức cao hơn 
- Các phụ thuộc của các gói không nên nhảy mức 
- Một gói không nên phụ thuộc vào một hệ thống con mà chi nên phụ thuộc vào một 
gói khác hoặc một giao diện. 
Gói A
Gói B
Tầng giao diện 
Tầng nghiệp vụ 
Gói C Tầng truy cập dữ liệu 
Gói A
Gói B
Tầng cao 
Tầng thấp 
Gói A Gói B
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 179 
Chương 11 MÔ HÌNH HOÁ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 
Mục tiêu 
Cung cấp cho người học các kiến thức về: 
- Vận dụng các khái niệm thành phần của UML để thiết kế các đối tượng tập tin vật lý 
cài đặt các lớp trong thiết kế 
- Mô hình hoá tài nguyên thiết bị sử dụng trong hệ thống sử dụng sơ đồ triển khai 
- Mô tả việc cài đặt của các thành phần của hệ thống theo các tài nguyên sử dụng bằng 
cách tích hợp sơ đồ thành phần với sơ đồ triển khai hệ thống 
Giới thiệu 
Kết quả của quá trình thiết kế trước đó đã cung cấp cho chúng ta nội dung chi tiết về hệ thống 
phần mềm theo cách nhìn luận lý. Nghĩa là tập hợp các lớp và đối tượng đầy đủ về hệ thống 
(đối tượng nghiệp vụ, đối tượng giao diện, đối tượng truy cập cơ sở dữ liệu,). Vấn đề tiếp 
theo là làm sao chuyển hoá các lớp và đối tượng luận lý này thành các yếu tố tổ chức vật lý 
(các tập tin nguồn, tực thi,) để phục vụ cho việc cài đặt và thực thi hệ thống trong một môi 
trường tài nguyên xác định. 
Có hai sơ đồ trong UML dùng để mô hình hoá việc cài đặt hệ thống máy tính là sơ đồ thành 
phần (component diagram) và sơ đồ triển khai (deployment diagram). Sơ đồ thành phần dùng 
để mô hình hoá việc thiết kế tổ chức các thành phần của phần mềm và mối quan hệ giữa 
chúng trong hệ thống. Mối quan hệ này thường là mối quan hệ giữa các chương trình nguồn, 
giữa các phần mềm đang chạy hoặc giữa tập tin nguồn với tập tin thi hành tương ứng. Sơ đồ 
triển khai dùng để mô hình hoá các tài nguyên máy tính liên kết với nhau và liên kết với các 
thành phần để thi hành hệ thống. Vì các sơ đồ này mô tả mức vật lý của hệ thống, do đó, 
chúng ta phải xác định môi trường (ngôn ngữ lập trình, công cụ phát triển, hệ điều hành,) 
và đơn vị tổ chức cụ thể để thực hiện thiết kế. 
Xây dựng sơ đồ thành phần 
Mô hình thành phần cung cấp một cách nhìn vật lý về mô hình hệ thống. Một mô hình thành 
phần trình bày việc tổ chức và sự phụ thuộc giữa các thành phần mềm, bao gồm mã nguồn 
(source code) thành phần mã nhị phân và thành phần thực thi. Các sơ đồ này cũng cho thấy 
các hành vi từ bên ngoài của các thành phần thông qua giao diện của chúng. 
Tên của thành phần là tên của tập tin vật lý hoặc tên của một nhóm hoặc hệ thống con được 
thiết kế thành thành phần. Quan hệ giữa các thành phần đa phần là quan hệ phụ thuộc. Trong 
UML có nhiều loại quan hệ phụ thuộc được xác định: >, >, >, 
>, 
Ví dụ: biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc giữa các tập tin nguồn trong C++ 
Tên thành phần
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 180 
Sự phụ thuộc giữa tập tin nguồn và thi hành trong java 
Một thành phần có thể là một thành phần chứa đựng. Nó được biểu diễn bằng cách đặt các 
thành phần khác vào trong. Thành phần này được dùng để một hệ thống con, một nhóm hoặc 
một đơn vị cài đặt có chứa các đơn vị cài đặt khác. Các thành phần chứa đựng có thể xem 
như các gói (package) và theo một cách nào đó, chúng ta cũng có thể xem một thành phần 
này là một cài đặt cho một gói trong mô hình các gói. 
Ví dụ: mô tả thành phần của môt form trong VB 
Mô tả một project trong VB 
Xác định thành phần 
Vì các thành phần được xây dựng phụ thuộc vào môi trường phát triển hệ thống (ví dụ: có thể 
là package trong Java hoặc project trong Visual Basic). Trong quá trình cài đặt, biểu đồ thành 
phần được đưa ra để mô tả các thành phần ở mức thấp hơn như các tập tin java, class của 
java, hoặc form hay module của visual basic. Tiến trình bao gồm các bước sau: 
- Xác định mục tiêu của sơ đồ 
- Xây dựng các thành phần của sơ đồ 
BanHang.vbp
FormHoaDon.frm
FormTimKiem.frm
FormHangHoa.frm 
BanHang.ini
DichVu.h 
DichVu.cpp
iostream.h
> >
GiaoDich.java GiaoDich.class>
GiaoDich.frm
ThanhCongCu
ThucDon
NutDieuKhien
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 181 
- Xác định các phần tử chi tiết của sơ đồ (như: lớp, đối tượng, giao diện,) 
o Xác định các đối tượng nội dung của thành phần 
o Xây dựng giao diện cho thành phần 
- Xác định liên kết giữa các thành phần 
Xác định mục tiêu của sơ đồ 
Mục tiêu thông qua việc xác định mục đích để mô hình hoá quan hệ giữa các lớp và các thành 
phần, giữa các thành phần mã nguồn với nhau, giữa các tập tin mã nguồn với các tập tin thi 
hành hoặc giữa các tập tin thi hành với các thành phần hỗ trợ. 
Trong java, các lớp được cài đặt thành các tập tin .class và tập tin .jar đóng gói nhiều lớp 
thành một tập tin lưu trữ 
Xây dựng các thành phần của sơ đồ 
Một thành phần được xác định gồm các lớp sẽ được cài đặt chung với nhau để đảm bảo việc 
thực thi dịch vụ được thực hiện. 
Ví dụ: trong hệ thống ATM, có nhiểu giải pháp để xây dựng các thành phần. Một giải pháp 
có thể là xây dựng ATM thành ba thành phần gồm: thành phần giao diện của ATM (lưu trữ 
thành ATM_GD.jar), thành phần nghiệp vụ của ATM (lưu trữ thành ATMDichVu.jar), thành 
phần cơ sở dữ liệu (ATMCSDL.class). 
Xác định các lớp đối tượng 
Xác định đối tượng nội dung thành phần 
Thêm các thành phần hoặc các đối tượng thiết kế vào các thành phần để hoàn thành nội dung 
của thành phần. 
Ví dụ: xác định nội dung của ba thành phần trong hệ thống ATM. Ngoài ra, chúng ta phát 
triển thêm các tập tin khác như là: các tập tin cấu hình, hướng dẫn sử dụng, Hệ thống sẽ cài 
đặt bằng java, vì vậy các thành phần sẽ là các tập tin .class, .java, .jar và các tập tin khác như 
là .hlp, .cfg, 
ATM_GD.jar ATMDichVu.jar ATMCSDL.class
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 182 
Trong sơ đồ trên, thành phần ATM_GD.jar sẽ bao gồm một thành phần chứa đựng DichVu. 
Trong đó, có bốn thành phần được lồng vào trong nó. Tương tự, trong thành phần 
ATMDichVu.jar bao gồm hai thành phần chứa đựng. Trong đó, có các thành phần của các 
lớp được lồng vào. 
Xây dựng giao diện cho thành phần 
Chúng ta có thể xây dựng các đối tượng giao diện cho các thành phần,. Mục đích của các 
giao diện này nhằm cung cấp ra bên ngoài các dịch vụ được thực hiện bởi thành phần cũng 
như nhằm bảo đảm tính bao bọc cho thành phần. Các thành phần hoặc đối tượng khác truy 
cập đến một thành phần đều thông qua giao diện của thành phần. 
ATM_GD.jar
DichVu_GD
HeThong_GD
GiaodDichGD
.class 
TaiKhoanGD 
.class 
MayATMKhoiDongGD
.class 
MayATM_GD
. class 
KhachHangGD 
. class 
DichVu
ATMDichVu.jar
GiaoDich
.class 
GiaoDichRut 
.class 
GiaoDichGui
.class 
KhachHang 
.class 
TaiKhoan
.class 
NganHang
.class 
MayATM 
.class 
HeThong
>
ATM.hlp
> 
ATM.cfg 
NgânHàng.class
ATMCSDL 
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 183 
Ví dụ: chúng ta phát triển hai lớp giao diện cho thành phần ATMDichVu là DichVu và 
HeThong. Một lớp giao diện DVuCSDLcho thành phần ATMCSDL. Các thuộc tính chi tiết 
cho hai lớp giao diện này như sau: 
Xác định mối liên kết các thành phần 
Các loại mối kết hợp này có thể là: mối quan hệ phụ thuộc, tổng quát hoá, hiện thực hoá và 
cácmối kết hợp khác 
Ví dụ: xây dựng mối liên kết phụ thuộc giữa các thành phần trong hệ thống ATM 
Sơ đồ cho thấy, có các phụ thuộc giữa thành phần DichVu_GD và giao diện DichVu của 
thành phần thành DichVu cũng như thành phần HeThong_GD với giao diện HeThong của 
thành phần HeThong để mô tả việc sử dụng các dịch vụ của các thành phần ở tầng giao diện 
hệ thống; sự phụ thuộc giữa thành phần DichVu và HeThong với giao diện DVuCSDL của 
thành phần ATMCSDL mô tả sử dụng các dịch vụ truy cập CSDL của các thành phần 
DichVu và HeThong. Ngoài ra, các phụ thuộc giữa các thành phần DichVu_GD và 
HeThong_GD với các thành phần ATM.cfg và ATM.hlp mô tả việc truy cập đến các thành 
phần này. 
DichVu
ATMDichVu.jar
GiaoDich
.class 
GiaoDichRut 
.class 
GiaoDichGui
.class 
KhachHang 
.class 
TaiKhoan
.class 
NganHang
.class 
MayATM 
.class 
HeThong
DichVu 
HeThong 
NgânHàng.class
DVuCSDL
ATMCSDL 
DichVu 
+kiểmTraMậtKhẩu() 
+lấy_TàiKhoản() 
+gửiTiền() 
+rútTiền() 
+tạoMớiGiaoDịch() 
+gánThôngTinGiaoDịch() 
HeThong
+kếtNối() 
+đóngKếtNối()
+khởiĐộngMáy()
+đóngMáy()
DVuCSDL 
+đọcKháchHàng() 
+đọcGiaoTác() 
+cậpNhậtTàiKhoản() 
+cậpNhậtGiaoTác() 
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 184 
Xây dựng sơ đồ triển khai 
Sơ đồ cài đặt mô hình hoá cấu hình các yếu tố xử lý run-time và các thành phần phần mềm, 
các tiến trình, và các đối tượng thực thi trên các yếu tố này. Các thể hiện thành phần phần 
mềm mô tả sự xuất hiện run-time của các đơn vị mã phần mềm. Các thành phần không tồn tại 
như là các thực thể thực thi không được xuất hiện trong sơ đồ này. 
Một sơ đồ thành phần có thể xem như là một đồ thị trong đó, các nút (node) liên kết với nhau 
qua các liên kết truyền thông (communication). Các nút đại diện cho các tài nguyên xử lý hệ 
thống, thường là các máy tinh có bộ xử lý và bộ nhớ. Tuy nhiên, cũng có thể là các thiết bị 
ngoại vi, cảm ứng và các hệ thống nhúng. Các nút có thể chứa các thể hiện của thành phần, 
khi đó nó chỉ ra rằng các thành phần chạy và thực thi trên nút này. Sơ đồ thành phần cũng cho 
biết thành phần nào của sẽ được cài đặt trên nút nào bằng việc sử dụng liên kết phụ thuộc với 
loại liên kết > từ thành phần đến nút hoặc bằng việc nhúng biểu tượng thành phần 
vào trong biểu tượng nút. 
Ký hiệu nút 
Sơ đồ triển khai biểu diễn kiểu các nút 
Sơ đồ triển khai biểu diễn thể hiện các nút 
ATM_GD.jar
DichVu_GD HeThong_GD 
DichVu
ATMDichVu.jar
HeThong
> 
ATM.hlp 
>
ATM.cfg 
NgânHàng.class
ATMCSDL
DVuCSDL
DichVu
HeThong
Tên nút 
WebServer PCClient
>
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 185 
Biểu diễn thành phần trên nút 
Xây dựng một biểu đồ triển khai theo các bước như sau: 
- Xác định các nút của biểu đồ 
- Xác định các liên kết (truyền thông) giữa các nút 
- Thêm các phần tử vào biểu đồ: các thành phần hoặc các đối tượng hoạt động 
- Thêm liên kết phụ thuộc giữa các thành phần và đối tượng (nếu cần thiết) 
Xác định các nút 
- Khảo sát về mặt không gian triển khai: đầu tiên chúng ta xem xét lại giải pháp kiến 
trúc của hệ thống về mặt không gian: các địa điểm triển khai hệ thống; hệ thống phân 
tán? cấu trúc mạng. 
Ví dụ: trong hệ thống ATM, các địa điểm triển khai bao gồm: một ngân hàng, ba vị trí đặt 
máy ATM. Trong mô hình này, chúng ta chỉ cần biểu diễn một vị trí cho máy ATM, các vị trí 
ATM khác chỉ là một bản sao và giống nhau cho tất cả các máy ATM. 
Ví dụ khác: giả sử một ngân hàng thương mại ABC có các địa điểm triển khai: một trung tâm 
ở TPHCM và cũng được xem như là một chi nhánh, một chi nhánh ở Huế và một chi nhánh ở 
Hà Nội. 
- Xác định các nút trong các địa điểm: với mỗi địa điểm được xác định, chúng ta xem 
xét có bao nhiêu bộ xử lý được bố trí (hoặc sẽ bố trí) bao gồm các máy tính cá nhân 
(máy cho nhân viên sử dụng), các máy chủ mà hệ thống sẽ thi hành trên đó. Ứng với 
mỗi máy chúng ta dùng một nút để mô tả. 
Ví dụ: trong hệ thống ATM, với vị trí ngân hàng chúng ta tạo một nút cho một server xử lý và 
lưu trữ về cơ sở dữ liệu về khách hàng, tài khoản, giao dịch. Mỗi máy ATM chính là một nút 
và ta có mô hình sau: 
Svr1:PCServer PhòngKT 
:PCClient 
>
PhòngKD 
:PCClient 
PhòngKH 
:PCClient 
>
> 
WebServer 
Apache 
Tomcat 
Apache Tomcat 
WebServer
> >
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 186 
Với hệ thống ngân hàng thương mại ABC, ở trung tâm cài đặt một server CSDL quản lý toàn 
bộ dữ liệu hệ thống. Ở mỗi chi nhánh sẽ có một server CSDL quản lý dữ liệu của từng chi 
nhánh và các máy tính làm việc cho các nhân viên. Đây là một hệ thống phân tán và dữ liệu 
tại các server CSDL chi nhánh sẽ được tổng hợp với server CSDL trung tâm. Các nút được 
xác định cho hệ thống triển khai của ngân hàng như sau: 
Xác định liên kết truyền thông giữa các nút 
Các giao thức liên kết truyền thông giữa các nút. Các giao thức này sẽ có nhiều loại khác 
nhau: >, >, >, >, >, >, 
Ví dụ: các liên kết các nút của hệ thống ATM 
CSDLTrungTâm 
:DBServer 
:MáyPC :MáyPC :MáyPC 
CSDL_TP 
:DBServer CSDL_TP 
:DBServer 
:MáyPC :MáyPC :MáyPC 
:MáyPC :MáyPC :MáyPC 
CSDL_TP 
:DBServer 
TP HCM Huế 
Hà Nội 
QuảnTrị 
:MáyPC QuảnTrị 
:MáyPC 
QuảnTrị 
:MáyPC 
CSDLNgânHàng 
:DBServer 
MayATM1:ATM MayATM2:ATM MayATM3:ATM 
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 187 
Liên kết các nút trong hệ thống ngân hàng thương mại ABC. Các nút trong cùng một địa 
điểm kết nối với nhau theo mạng cục bộ trên phương thức TCP/IP, các chi nhánh từ xa liên 
kết với server trung tâm theo mạng diện rộng (WAN). 
Xác định các thành phần của nút 
Xác định các thành phần hoặc các đối tượng cho các nút nhằm biểu diễn vị trí triển khai của 
chúng trong hệ thống 
Ví dụ: các thành phần được thêm vào các nút trong hệ thống ATM 
CSDLTrungTâm 
:DBServer 
:MáyPC :MáyPC :MáyPC 
Server_TP 
:Server Server_TP 
:Server 
:MáyPC :MáyPC :MáyPC 
:MáyPC :MáyPC :MáyPC 
Server_TP 
:Server 
TP HCM Huế 
Hà Nội 
> 
> 
> > > 
> > > 
> > > 
> 
QuảnTrị 
:MáyPC 
> 
QuảnTrị 
:MáyPC 
QuảnTrị 
:MáyPC 
> 
> 
CSDLNgânHàng 
:Server 
MayATM1:ATM MayATM2:ATM MayATM3:ATM 
> > >
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 188 
Các thành phần thêm vào nút của hệ thống ngân hàng thương mại ABC ở một chi nhánh. 
Trong đó, các máy PC cho nhân viên xử lý nghiệp vụ sẽ được cài một thành phần các đối 
tượng giao diện (GiaoDich_GD) (các form trong VB) nhằm phục vụ cho nhân viên làm việc 
tại chổ thông qua các giao diện này. Một máy PC của nhân viên quản trị sẽ được cài đặt các 
giao diện cho phép quản trị hệ thống (QuanTri_GD). Server của chi nhánh đón vai trò như 
một AppServer và được cài đặt các thành phần GiaoDich, CSDLGiaoDich gồm các lớp cung 
cấp các dịch vụ xử lý giao dịch và truy cập CSDL tại chi nhánh; thành phần ChuyenDoiDL 
được cài đặt tài server chi nhánh gồm các lớp nhằm xứ lý các dịch vụ chuyển đổi dữ liệu với 
server trung tâm. Tại nút trung tâm, thành phần xử lý tích hợp dữ liệu (XuLyTichHopDL) 
được cài đặt gồm các lớp quản lý việc tích hợp và đồng bộ hoá dữ liệu với các server chi 
nhánh và server trung tâm. 
MáyATM1:ATM 
ATM_GD.jar 
ATMDichVu.jar 
ATMCSDL 
CSDLNgânHàng 
:PCServer 
MáyATM2:ATM 
ATM_GD.jar 
MáyATM3:ATM 
ATM_GD.jar 
> > >
CSDLTrungTâm:DBServer 
Server_TP:Server 
:MáyPC 
GiaoDich_GD 
:MáyPC 
GiaoDich_GD 
:MáyPC 
GiaoDich_GD 
GiaoDich 
CSDLGiaoDich 
ChuyenDoiDL 
XuLyTichHopDL 
> > > 
>
QuảnTrị:MáyPC 
QuanTri_GD 
>
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 189 
Thêm liên kết phụ thuộc 
Nếu cần thiết chúng đưa vào các liên kết pụ thuộc giữa các thành phần với nhau hoặc giữa 
thành phần với các đối tượng trong sơ đồ nhằm mô tả rõ hơn sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các 
yếu tố của sơ đồ. 
Ví dụ: với hệ thống ATM 
Với hệ thống ngân hàng thường mại ABC 
Chú ý rằng khi chúng ta tiếp cận với một hệ thống lớn lúc đó mô hình triển khai sẽ trở nên 
phức tạp với nhiều nút và liên kết. Khi đó, chúng ta nên chia thành nhiều biểu đồ triển khai 
với mỗi biểu đồ minh hoạ một phần của hệ thống. 
CSDLTrungTâm:DBServer 
Server_TP:Server 
:MáyPC 
GiaoDich_GD 
:MáyPC 
GiaoDich_GD 
:MáyPC 
GiaoDich_GD 
GiaoDich 
CSDLGiaoDich 
ChuyenDoiDL 
XuLyTichHopDL 
> > > 
>
QuảnTrị:MáyPC 
QuanTri_GD 
>
MáyATM1:ATM 
ATM_GD.jar 
ATMDichVu.jar 
ATMCSDL 
CSDLNgânHàng 
:PCServer 
MáyATM2:ATM 
ATM_GD.jar 
MáyATM3:ATM 
ATM_GD.jar 
> > >
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 190 
Câu hỏi và bài tập 
1. Mục tiêu của thiết kế cài đặt ? 
2. Có bao nhiêu loại thành phần có thể sử dụng trong mô hình thành phần? ý nghĩa của 
mỗi loại? 
3. Liên kết phụ thuộc giữa các thành phần trong sơ đồ mô tả điều gì? 
4. Tại sao và khi nào chúng ta xây dựng giao diện cho một thành phần? 
5. Mục tiêu sử dụng sơ đồ triển khai? Có bao nhiêu loại sơ đồ triển khai? 
6. Một nút trong sơ đồ triển khai dùng để mô hình hoá nội dung gì? 
7. Có bao nhiêu bước xây dựng sơ đồ triển khai? 
8. Có bao nhiêu bước để xác định các nút trong hệ thống? 
9. Liên kết giữa các nút trong sơ đồ triển khai mô tả liên kết gì? 
10. Nội dung của một nút bao gồm những thành phần nào? 
Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML 
@ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 191 
Tài liệu tham khảo 
Bahrami Ali . Object Oriented Systems Development. McGraw-Hill, Singapore 1999. 
Bruce E. Wampler. The Essence of Object Oriented Programming with Java and UML. 
Addison –Wesley 2001. 
Philippe Kruchten. The Rational Unified Process an Introduction Second Edition. Addison – 
Wesley 2000. 
OMG. OMG Unified Modeling Language Specification. An Adopted Formal Specification of 
the Object Management Group, Inc. 2002. 
Grady Booch, James Rumbaugh, Ivar Jacobson, The Unified Software Development Process, 
Addison-Wesley, 1999 
Grady Booch, James Rumbaugh, Ivar Jacobson, The Unified Modeling Language Reference 
Manual, Addison-Wesley, 1999. 
Ivar Jacobson, Maria Ericsson, Agneta Jacobson, The Object Advantage:Business Process 
Reengineering with Object Technology, Addison-Wesley, 1994 
H. V. Đức, Đ. T. Ngân. Giáo Trình nhập môn UML. NXB Lao Động Xã Hội, 2003 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_va_thiet_ke_he_thong_huong_doi_tuong_su.pdf