Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương II: Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật - Lê Minh Toàn

Tóm tắt Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương II: Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật - Lê Minh Toàn: ...ời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo VBQPPL:Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành;VBQPPL phải được đăng Công báo; VBQPPL không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung..., chủ thể pháp luật là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật. Ví dụ: Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 3. Năng lực pháp luật dân sự của ...vị vũ trang nhân dân.- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.- Tổ chức kinh tế.- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.- Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.- Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự.3.2. Nội dung của quan h...

ppt21 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương II: Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật - Lê Minh Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔNPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGGiảng viên: 	TS. Lê Minh ToànĐiện thoại/E-mail:	toanlm@ptit.edu.vn Bộ môn: 	Kinh tế - Khoa QTKD1Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009CHƯƠNG IIQUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢNQUY PHẠM PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHÁP LUẬTI. QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬTQuy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ, được biểu thị bằng hình thức nhất định, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Các quy phạm của các tổ chức xã hội - Các quy phạm đạo đức - Các phong tục 2.1. Giả định: là phần mô tả những tình huống thực tế, khi tình huống đó xảy ra cần phải áp dụng quy phạm pháp luật đã có, tức là phần giả định nêu tên trong những điều kiện nào thì có thể xuất hiện ở con người nghĩa vụ pháp lý, hay giả định ghi nhận hoàn cảnh cụ thể chịu sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Giả định thường nói về thời gian, địa điểm, các chủ thể và các hoàn cảnh thực tế mà trong đó mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện (hay xác định môi trường tác động của quy phạm) 2.2. Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật trong đó nêu các quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm. Quy định trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật 2.3. Chế tài: là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã được nêu ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật. Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.Điều 133. Tội cướp tài sản 1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội” (Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội:Hiến pháp; Luật;Nghị quyếtUỷ ban thường vụQuốc hội: Pháp lệnh; Nghị quyếtChủ tịch nước: Lệnh; Quyết địnhChính phủ:Nghị địnhThủ tướng Chính phủ:Quyết địnhBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:Thông tưChánh ánToà án nhân dântối cao:Thông tưHĐTP TANDTC: Nghị quyếtViện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao:Thông tưVăn bảnliên tịch:Thông tư;Nghị quyếtliên tịchVăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Tổng Kiểm toán Nhà nước:Quyết định3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 3.1. Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo VBQPPL:Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành;VBQPPL phải được đăng Công báo; VBQPPL không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định trong tình trạng khẩn cấp nêu trên.3.2. Hiệu lực trở về trước của VBQPPL- Chỉ trong trường hợp thật cần thiết, VBQPPL mới được quy định hiệu lực trở về trước.- Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:+ Quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó, pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;+ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. 3.3. Những trường hợp VBQPPL hết hiệu lựcVBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬTQuan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, tổ chức và có thể bằng cả biện pháp cưỡng chế.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật2.1. Là quan hệ mang tính ý chí: phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật (do phản ánh ý chí của Nhà nước), phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật.2.2. Là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ của kiến trúc thượng tầng2.3. Xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật quy định các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Những quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trong các quan hệ pháp luật của đời sống thực tế, trên cơ sở những điều kiện tương ứng của các quy phạm pháp luật đã được trù liệu trong phần giả định của các quy phạm pháp luật.2.4. Là quan hệ mà các bên tham gia (các chủ thể) quan hệ đó mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Ví dụ: trong quan hệ pháp luật lao động về tiền lương, thì trả lương là nghĩa vụ của người sử dụng lao động, còn được hưởng lương là quyền của người lao động.2.5. Sự thực hiện quan hệ pháp luật được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước; ngoài ra còn phụ thuộc vào ý thức tự giác, tự nguyện của các bên tham gia.2.6. Có tính xác định: quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý và khi có các chủ thể tham gia. 3. Thành phần của quan hệ pháp luậtSơ đồ các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luậtQuanhệxãhộiSự kiện pháp lýQuy phạm pháp luật tương ứngQuanhệphápluậtChủ thể: cá nhân,tổ chứcNội dung:- Quyền chủ thể- Nghĩa vụ pháp lýKhách thể củaquan hệ pháp luật3.1. Chủ thể của quan hệ pháp luậtChủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên tham gia quan hệ pháp luật có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở quy phạm pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm hai yếu tố cấu thành là: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.- Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và những nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận. Như vậy, chủ thể pháp luật là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật. Ví dụ: Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết".- Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vi của mình, thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ví dụ: Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. 3.1.1. Cá nhân: cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú, sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.- Công dân: năng lực chủ thể của công dân xuất hiện từ khi được sinh ra vì từ thời điểm đó họ được công nhận là chủ thể pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Năng lực chủ thể đó phát triển, tăng dần về khối lượng cùng với độ tuổi và đến một độ tuổi nhất định thì phát triển đầy đủ. Trong hai yếu tố của năng lực chủ thể thì trong nhiều lĩnh vực, năng lực pháp luật của công dân xuất hiện từ khi mới sinh ra (ví dụ trong lĩnh vực quan hệ pháp luật dân sự); còn năng lực hành vi xuất hiện dần và cho đến khi công dân đủ 18 tuổi thì năng lực hành vi mới đầy đủ. Ngoài ra, năng lực hành vi còn phụ thuộc vào sức khoẻ, trình độ văn hoá.- Người nước ngoài gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật theo các điều kiện áp dụng cho công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, năng lực chủ thể của người nước ngoài và người không có quốc tịch bị hạn chế hoặc trong một số trường hợp cá biệt được mở rộng hơn. Chẳng hạn, họ không có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước; không có nghĩa vụ phải tham gia vào các lực lượng vũ trang. 3.1.2. Tổ chức: đó là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ,... năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng lúc với việc thành lập tổ chức đó. Các tổ chức với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau: - Có cơ cấu tổ chức thống nhất được quy định trong quy chế, điều lệ hoặc các văn bản nhà nước;- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi do nhà nước thừa nhận đồng thời với việc chính thức thành lập tổ chức ấy và được ghi nhận trong điều lệ, quy chế hoặc văn bản của nhà nước; - Năng lực hành vi của tổ chức được thực hiện thông qua cơ quan hoặc người đại diện. Ví dụ: Ban giám đốc xí nghiệp, Ban chủ nhiệm hợp tác xã, thủ trưởng cơ quan...; hoạt động của các tổ chức được gắn liền với những lĩnh vực nhất định của đời sống nhà nước và xã hội. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân phải có đủ các điều kiện sau (Điều 84 Bộ luật dân sự 2005): - Được thành lập hợp pháp;- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Các loại pháp nhân bao gồm (Điều 100 Bộ luật dân sự năm 2005): - Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.- Tổ chức kinh tế.- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.- Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.- Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự.3.2. Nội dung của quan hệ pháp luật3.2.1. Quyền chủ thểQuyền chủ thể trong quan hệ pháp luật là khả năng của các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó được quy phạm pháp luật quy định trước và được nhà nước bảo vệ bằng sự cưỡng chế. Quyền chủ thể có các đặc điểm:- Khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định trước.- Khả năng yêu cầu bên kia (chủ thể cùng tham gia quan hệ pháp luật) thực hiện nghĩa vụ của họ (sự thực hiện có thể là bằng hành động hoặc không hành động).- Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện sự cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền chủ thể của mình bị bên kia vi phạm.3.2.2. Nghĩa vụ pháp lýNghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật xác định trước mà một bên của quan hệ pháp luật đó phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền chủ thể của bên kia. Nghĩa vụ pháp lý không phải là khả năng xử sự mà là sự cần thiết phải xử sự. Nghĩa vụ pháp lý có các đặc điểm sau:- Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do quy phạm pháp luật xác định trước; - Cách xử sự này nhằm thực hiện quyền chủ thể của bên kia; - Trong trường hợp cần thiết nghĩa vụ pháp lý sẽ được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.Trong những quan hệ pháp luật cụ thể, quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý luôn là một thể thống nhất; nó phản ánh mối liên hệ của những người tham gia vào quan hệ pháp luật. 3.3. Khách thể của quan hệ pháp luậtKhách thể của quan hệ pháp luật là những giá trị vật chất, tinh thần và giá trị xã hội khác mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được nhằm thoả mãn các lợi ích, nhu cầu của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là những giá trị vật chất cũng như những giá trị phi vật chất. 3.4. Sự kiện pháp lýSự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan tới sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật. Các hiện tượng, tình huống, quá trình này được gọi là những sự kiện pháp lý vì: 	Thứ nhất, chúng đã được quy định rõ ràng trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và làm cho các quy tắc về hành vi trong phần quy định của các quy phạm pháp luật có hiệu lực. Thứ hai, căn cứ vào những quy định của quy phạm pháp luật, những sự kiện này sẽ làm nảy sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Nói cách khác, sự tồn tại của các sự kiện ấy gắn liền với sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định.Khi xây dựng pháp luật, yếu tố quan trọng là phải xác định sự kiện pháp lý. Sự thừa nhận hay không thừa nhận ở chủ thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cũng phụ thuộc vào vấn đề có tồn tại hay không tồn tại các sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý thường rất đa dạng và một sự kiện pháp lý có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khác nhau (ví dụ: việc một người chết là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của người đó; nhưng cũng đồng thời làm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế). Phân loại sự kiện pháp lý: - Căn cứ vào hậu quả do sự kiện pháp lý gây ra, sự kiện pháp lý có thể được chia thành: sự kiện pháp lý làm xuất hiện, sự kiện pháp lý làm thay đổi và sự kiện pháp lý làm chấm dứt các quan hệ pháp luật. - Căn cứ vào số lượng, điều kiện hoàn cảnh làm nảy sinh hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý có thể được chia thành: sự kiện pháp lý đơn giản (ví dụ: một người chết); hoặc sự kiện pháp lý phức tạp (ví dụ: một người nghỉ hưu).- Căn cứ vào dấu hiệu ý chí (đây là cách phân loại phổ biến nhất), sự kiện pháp lý có thể được chia thành: sự biến và hành vi. Sự biến là các sự kiện pháp lý xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người và sự xuất hiện của nó đưa đến những hậu quả pháp lý nhất định cho chủ thể (ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn). Nếu trong sự biến, việc gây ra các hậu quả pháp lý không phụ thuộc vào ý chí của con người, thì trong hành vi gây ra các hậu quả pháp lý lại phụ thuộc vào ý chí của con người. Hành vi là sự kiện pháp lý phụ thuộc vào ý chí của con người và có hậu quả pháp lý nhất định (ví dụ: hành vi ký kết hợp đồng kinh tế, đăng ký kết hôn). Các hành vi có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Trong hành vi hợp pháp, sự kiện pháp lý xuất hiện phù hợp với trật tự pháp luật; ngược lại, hành vi bất hợp pháp (còn gọi là hành vi vi phạm pháp luật) là hành vi có lỗi, mang tính trái pháp luật, do người có năng lực chủ thể thực hiện, gây thiệt hại nhất định (ví dụ: hành vi tội phạm, hành vi vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật). Sơ đồ các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luậtQuanhệxãhộiSự kiện pháp lýQuy phạm pháp luật tương ứngQuanhệphápluậtChủ thể: cá nhân,tổ chứcNội dung:- Quyền chủ thể- Nghĩa vụ pháp lýKhách thể củaquan hệ pháp luật

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_ii_quy_pham_phap_luat_v.ppt
Ebook liên quan