Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Hồng Ánh (Phần 2)

Tóm tắt Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Hồng Ánh (Phần 2): ... phạm vi thẩm quyền, cơ quan hành chính được phân thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Cơ ...thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại một khoản tiền hay tài sản nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên. Mục đích của việc quy định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là để tạo điều kiện cho người có lợi ích hợp pha...nh phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. - Hình phạt chính gồm có: Cảnh cáo: áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Phạt tiền: được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng h...

pdf50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Hồng Ánh (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ, văn 
bản quản lý của các doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. 
 - Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: 
 Đó là những cơ quan thay mặt nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng quản 
lý nhà nước về kinh tế, hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ quan loại này bao gồm: 
Chính phủ, các Bộ quản lý chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật, UBND các cấp, các Sở, Ban kinh 
tế ở địa phương 
2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 
2.1 Khái niệm doanh nghiệp: 
 Việc kinh doanh phải được tiến hành bởi những chủ thể nhất định. Do đó, chế định pháp 
luật về các chủ thể kinh doanh là chế định đầu tiên và quan trọng nhất của pháp luật kinh doanh. 
 Chủ thể kinh doanh ở nước ta được chia thành 2 loại là doanh nghiệp và hộ kinh doanh 
cá thể. Doanh nghiệp là những tổ chức, đơn vị kinh tế có tên gọi riêng, có tài sản, có trụ sở 
giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các 
họat động kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể là cơ sở sản xuất kinh doanh do một cá nhân hoặc 
hộ gia đình làm chủ. 
 117 
Địa vị pháp lý của doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể có nhiều điểm khác nhau. Ví 
dụ, theo pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp muốn kinh doanh (từ doanh nghiệp tư nhân trở 
lên) thì phải đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư 
theo các điều kiện và trình tự thành lập do pháp luật quy định. Đối với hộ kinh doanh cá thể 
thì làm thủ tục đăng ký tại UBND cấp huyện (phòng Kinh tế) theo quy định của pháp luật. Hộ 
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch 
vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh. 
2.2 Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta: 
 - Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 
Hợp tác xã; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên; Công 
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp 
liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và hộ kinh doanh cá thể. 
IX. NGÀNH LUẬT LAO ĐỘNG 
1. Khái quát chung về luật lao động 
1.1 Khái niệm 
Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm 
những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ lao động và những quan hệ xã hội khác 
có liên quan đến quan hệ lao động. 
1.2 Đối tượng điều chỉnh của luật lao động 
Đối tượng điều chỉnh bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội sau đây: 
- Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. 
Nhóm quan hệ này có đặc điểm chung là: quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng 
lao động mà trong đó quyền lợi các bên được ấn định ở mức tối thiểu, khuyến khích các thỏa 
thuận có lợi cho người lao động và nghĩa vụ ở mức tối đa. 
- Các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp với quan hệ lao động, như: quan hệ giữa tổ 
chức Công đoàn với người sử dụng lao động; quan hệ về bảo hiểm xã hội; quan hệ về giải quyết 
tranh chấp lao động; quan hệ về quản lý nhà nước về lao động, việc làm 
1.3 Phương pháp điều chỉnh của luật lao động 
- Phương pháp bình đẵng thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động. 
- Phương pháp mệnh lệnh áp dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động. 
- Phương pháp thông qua hoạt động công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh 
trong quá trình lao động. 
2. Một số nội dung cơ bản của luật lao động 
 2.1 Hợp đồng lao động 
 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập thông qua hợp 
đồng lao động. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao 
 118 
động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong 
quan hệ hợp đồng lao động. 
 Hợp đồng lao động có các loại sau: 
 - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (hợp đồng dài hạn). 
 - Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. 
 - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 
12 tháng. 
 Ngoài ra, luật cho phép hợp đồng lao động có thể giao kết bằng miệng trong các trường 
hợp công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng hoặc lao động giúp việc gia đình. 
 Các loại hợp đồng được giao kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẵng. Nhà nước 
khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn 
so với những quy định của pháp luật lao động. 
2.2 Quyền và nghĩa vụ của người lao động 
2.2.1. Quyền của người lao động 
Được trả lương, trả công theo số lượng, chất lượng lao động đã thỏa thuận. 
Được bảo đảm an toàn trong lao động theo các quy định về bảo hộ lao động. 
Được đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định về bảo hiểm xã hội. 
Được nghỉ ngơi theo quy định và theo thỏa thuận giữa các bên. 
Được thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn để được đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp 
pháp cho người lao động. 
Được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của 
pháp luật và nội quy, điều kiện của đơn vị doanh nghiệp. 
Được đình công theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. 
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định. 
2.2.2. Nghĩa vụ của người lao động 
Thực hiện theo hợp đồng lao động, theo thỏa ước lao động tập thể, chấp hành nội quy 
lao động, quy định của đơn vị, doanh nghiệp. 
Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chấp hành kỷ luật lao 
động. Tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. 
2.3 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 
2.3.1. Quyền của người sử dụng lao động 
Được tuyển chọn, bố trí, điều hành lao động theo yêu cầu sản xuất, công tác. 
Được cử đại diện để thương lượng, ký kết, thoả ước lao động tập thể. 
Được khen thưởng, xử lý người vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật 
về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất 
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định. 
 119 
2.3.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động 
Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thoả thuận khác với 
người lao động. 
Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác cho người 
lao động. 
Bảo đảm kỷ luật lao động, thực hiện đúng các quy định của nhà nước có liên quan trực 
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. 
Tôn trọng nhân phẩm, đối xử đúng đắn với người lao động, quan tâm đến đời sống và 
tinh thần của người lao động. 
X. NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI 
1. Khái quát chung về Luật đất đai 
1.1. Khái niệm: 
Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng 
thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các 
quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn 
dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch. 
1.2 . Đối tượng điều chỉnh: 
Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai bao gồm các quan hệ phát sinh trong qúa trình 
quản lý và sử dụng đất đai. Đó là các quan hệ phát sinh giữa nhà nước với chủ thể sử dụng đất 
như cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các hộ gia đình và cá nhân: quan hệ giao đất, 
quan hệ thu hồi đất, quan hệ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
1.3 . Phương pháp điều chỉnh: 
Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai là cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp 
luật đất đai tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai. 
Luật đất đai có 2 phương pháp điều chỉnh: 
- Phương pháp mệnh lệnh: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý 
nên nhà nước là chủ sở hữu đất đai. Nhà nước có quyền yêu cầu chủ thể sử dụng đất phải tuân 
theo các quyết định mang tính chất mệnh lệnh. Các quan hệ sử dụng đất gắn chặt với mục đích 
và kế hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nhà nước ra các quyết định như giao đất, thu hồi đất, 
cho thuê đất, giải quyết tranh chấp về đất đai và bắt buộc người sử dụng đất phải tuân theo. 
- Phương pháp bình đẵng: các chủ thể sử dụng đất có quyền bình đẵng, tự do thỏa thuận 
với nhau trong khuôn khổ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc chuyển 
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng đất. 
1.4 . Các nguyên tắc cơ bản của luật đất đai: 
- Nguyên tắc đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. 
- Nguyên tắc sử dụng đất đai có quy hoạch, kế hoạch, hợp lý và tiết kiệm. 
- Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp. 
- Nguyên tắc cải tạo và bồi bổ đất đai 
 120 
2. Một số nội dung cơ bản của luật đất đai: 
2.1. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai: 
2.1.1. Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai (Điều 6 - Luật đất đai năm 2003) 
Theo quy đinh của pháp luật, nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Nội dung quản lý 
về đất đai bao gồm: 
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ 
chức thực hiện các văn bản đó. 
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành 
chính. 
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. 
- Hưởng các lợi ích do công trình của nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 
- Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 
- Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp 
của mình. 
- Khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện về những hành vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của 
mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 
- Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử 
dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền được bồi 
thường khi Nhà nước thu hồi đất. 
- Quyền lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất. 
Nghĩa vụ của người sử dụng đất: người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây: 
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu 
trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và 
tuân theo các quy định khác của pháp luật. 
- Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ các thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, 
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng 
giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử 
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất. 
- Thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý tài chính về đất đai. 
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 
 121 
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi 
phạm về đất đai. 
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc 
quản lý và sử dụng đất đai. 
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 
- Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về 
đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực bảo đảm quản lý đất đai có 
hiệu lực và hiệu quả. 
2.1.2. Chế độ sử dụng đất đai: 
Nội dung của chế độ sử dụng đất bao gồm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 
Quyền của người sử dụng đất: người sử dụng đất có các quyền sau đây: 
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. 
- Tuân theo các quy đinh về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp 
của người sử dụng đất có liên quan. 
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất. 
- Giao lại đất khi nhà nước có nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn 
sử dụng đất. 
2.2. Thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
- Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND cấp xã; ở đô thị làm 
tại UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 
- Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm tại UBND huyện, quận, thị xã, thành 
phố thuộc tỉnh. 
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định sau đây: 
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung 
ương phát hành. 
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
cho tổ chức sử dụng đất và những đối tượng được Chính phủ quyết định giao đất. UBND 
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia 
đình, cá nhân. 
+ Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không 
cùng một tổ chức sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, 
từng hộ gia đình, từng cá nhân. 
 122 
MỤC LỤC 
 Trang 
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước ............................................ 2 
I. Nguồn gốc Nhà nước .................................................................................. 2 
II. Khái niệm, bản chất Nhà nước ................................................................... 6 
III. Thuộc tính của Nhà nước ............................................................................ 7 
IV. Chức năng của Nhà nước ............................................................................ 8 
V. Kiểu và hình thức Nhà nước ....................................................................... 10 
VI. Bộ máy Nhà nước ....................................................................................... 14 
Chương 2: Những vấn đề cơ bản của pháp luật .......................................... 16 
I. Nguồn gốc, khái niệm pháp luật ................................................................ 16 
II. Bản chất pháp luật ...................................................................................... 17 
III. Thuộc tính pháp luật ................................................................................... 18 
IV. Chức năng, vai trò của pháp luật ................................................................ 19 
V. Mối quan hệ giữa pháp luật với những hiện tượng xã hội khác ................ 22 
VI. Kiểu và hình thức pháp luật ....................................................................... 25 
Chương 3: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam......................................... 28 
I. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam.................... 28 
II. Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam................... 28 
III. Chức năng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam................ 30 
IV. Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam............................ 33 
Chương 4: Hệ thống pháp luật và quy phạm pháp luật ............................. 38 
I. Hệ thống pháp luật ..................................................................................... 38 
II. Quy phạm pháp luật ................................................................................... 41 
Chương 5: Quan hệ pháp luật ....................................................................... 51 
I. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật .............................................. 51 
II. Thành phần của quan hệ pháp luật ............................................................ 52 
III. Sự kiện pháp lý ........................................................................................... 56 
 123 
Chương 6: Thực hiện pháp luật - Vi phạm pháp luật - Trách nhiệm pháp lý 59 
I. Thực hiện pháp luật .................................................................................... 59 
II. Vi phạm pháp luật ...................................................................................... 62 
III. Trách nhiệm pháp lý .................................................................................. 69 
Chương 7: Pháp chế XHCN - Nhà nước pháp quyền .................................. 74 
I. Pháp chế XHCN ......................................................................................... 74 
II. Nhà nước pháp quyền ................................................................................. 80 
Chương 8: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam ............... 83 
I. Ngành luật Hiến pháp ................................................................................ 83 
II. Ngành luật hành chính ................................................................................ 86 
III. Ngành luật dân sự ....................................................................................... 92 
IV. Ngành luật hôn nhân và gia đình ............................................................... 100 
V. Ngành luật tố tụng dân sự ......................................................................... 104 
VI. Ngành luật hình sự .................................................................................... 105 
VII. Ngành luật tố tụng hình sự ........................................................................ 109 
VIII.Ngành luật thương mại ............................................................................... 114 
IX. Ngành luật lao động ................................................................................... 117 
X. Ngành luật đất đai ...................................................................................... 119 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_nguyen_hong_anh_phan_2.pdf