Bài giảng Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường tiểu học - Tôn Nữ Diệu Hằng
Tóm tắt Bài giảng Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường tiểu học - Tôn Nữ Diệu Hằng: ... kết hợp gõ đệm.- Làm quen cách đánh nhịp 2/4, 3/4 Bài tập1. Đọc SGK, SHD âm nhạc TH. Nhận xét.2. Kể 5 bài hát (thiếu nhi và dân ca địa phương mình) mà theo bạn có thể chọn 1 trong số đó để bổ sung thay thế. ( Tiêu chuẩn để lựa chọn bổ sung).Chương IIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌCI. PPDH CƠ ...y trọn vẹn, cảm xúc phù hợp tc bài hát.Sử dụng phương tiện cho HS nghe hát qua băng hìnhGV hát mẫu từng câu ngắn hoặc đàn giai điệu, sau đó cho HS hát theoTập lại nhiều lần chỗ khó để sửa sai, rèn luyện kĩ năng hátVận dụng các cách hát ôn khác nhau: hát đuổi, đối đáp , nối tiếpXác định và ghi PP sử ...n lên khi cần thiết trong lúc bình luận , minh hoạ. Cần nhớ một vài tác phẩm khác để tiện liên hệ. - Phương tiện: Máy, băng chất lượng tốt. Tranh, ảnh chân dung tg, nội dung tp.2.2. Nội dung khác(Chuyện kể về nhạc sĩ, chuyện ÂN gắn với đời sống, tg, tp tiêu biểu, các thể loại dân ca, những nhạc cụ v...
ungÂm nhạc là một trong những môn học bắt buộc ở Tiểu họcGồm 35 tuần/năm1 tiết/tuần35 phút/tiết1. Phân bố thời gianNghe các bài hát chọn lọc, những trích đoạn nhạc không lời. Đọc một số chuyện kể về âm nhạc với đời sống. Nghe, tập nhận biết hướng đi của âm thanh, phân biệt âm thanh cao- thấp, dài-ngắn với các tốc độ khác nhau. Nghe, nhận biết âm sắc, hình dáng một số nhạc cụ dân tộc và phương Tây phổ biến.Dạy và hát 54 bài (Là nội dung quan trọng của chương trình).Chủ điểm: Quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, gia đình, nhà trường, sinh hoạt tuổi hs, thiếu nhi- Thể loại: Ca khúc thiếu nhi, nước ngoài, dân ca VN. Hình thức: một, hai, ba đoạn đơn. Âm vực: Phù hợp độ tuổi. 2. Nội dung chương trình2.1.Học hát2.2.Phát triển khả năng âm nhạc Nhận biết các kí hiệu ghi chép nhạc thông dụng. Luyện đọc xướng âm các bài nhạc ngắn gọn, dễ thể hiện trong phạm vi cao độ từ C1-C2 của Cdur, ở các nhịp thông dụng 2, 3, 4 4 4 42.3.Tập đọc nhạc2. Nội dung chương trình3. SGK3.1. Lớp 1+ Học hát - Học 12 bài. Âm vực: quãng 8. Nhịp 2/4. - Tập tư thế hát, hát chính xác, mạnh dạn, tự tin. Hát kết hợp vận động phụ họa, trò chơi âm nhạc. + Phát triển khả năng âm nhạc - Nghe hát quốc ca, dân ca, thiếu nhi chọn lọc, trích đoạn nhạc không lời). - Đọc 1 truyện kể âm nhạc với đời sống. - Tập phân biệt âm thanh cao-thấp, dài-ngắn với tốc độ khác nhau, âm thanh đi lên-xuống-ngang. - Dùng một vài nhạc cụ gõ đệm đơn giản theo bài hát.3. SGK3.2. Lớp 2+ Học hát- Học 12 bài (2 bài dân ca, 2 bài nước ngoài).Âm vực: quãng 8. Nhịp 2/4, 3/4, 4/4. - Tập kĩ năng ca hát (lấy hơi, bắt giọng, vào bài). Hát kết hợp vận động phụ họa, trò chơi âm nhạc.+ Phát triển khả năng âm nhạc - Nghe hát quốc ca, dân ca, thiếu nhi chọn lọc, trích đoạn nhạc không lời). - Giới thiệu một vài nhạc cụ gõ dân tộc. - Đọc 1 truyện kể âm nhạc với đời sống. - Tiếp tục phân biệt âm thanh cao-thấp, dài-ngắn với tốc độ khác nhau, âm thanh đi lên-xuống-ngang. - Dùng một vài nhạc cụ gõ đệm đơn giản theo bài hát.3. SGK3.3. Lớp 3+ Học hát - Học 11 bài (2 bài dân ca, 1 bài d.ca nước ngoài) Âm vực: quãng 9. Nhịp 2/4, ¾; 3/8; 4/4 - Tiếp tục tập các kĩ năng ca hát. Hát ngân giọng, hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái bài hát. Hát kết hợp vận động phụ họa, trò chơi âm nhạc. + Phát triển khả năng âm nhạc - Nghe nhạc: dân ca, thiếu nhi chọn lọc, trích đoạn nhạc không lời. - Đọc 3 truyện kể âm nhạc với đời sống. - Tập nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc( độ cao, độ dài).3. SGK3.4. Lớp 4+ Học hát - Học 9 bài. Âm vực: quãng 9, lướt qua quãng 10. - Tập Hát rõ lời, phát âm gọn tiếng, rõ ràng. Tập giữ hơi để hát dài, liền mạch. Tập hát diễn cảm.+ Phát triển khả năng âm nhạc + TĐNLàm quen với bài TĐN nhịp 2/4 với 5 nốt nhạc C,D,E,G,A. Kết hợp gõ đệm3. SGK3.5. Lớp 5+ Học hát - Học 12 bài. Âm vực: quãng 9, 10. - Tập tư thế hát, hát chính xác, mạnh dạn, tự tin. Hát kết hợp vận động phụ họa, trò chơi âm nhạc. + Phát triển khả năng âm nhạc+ TĐNLàm quen với bài TĐN nhịp 2/4, 3/4 với 7 nốt C,D,E,F,G,A,H với các hình nốt tròn, trắng, đen chấm dôi, dấu lặng, kết hợp gõ đệm.- Làm quen cách đánh nhịp 2/4, 3/4 Bài tập1. Đọc SGK, SHD âm nhạc TH. Nhận xét.2. Kể 5 bài hát (thiếu nhi và dân ca địa phương mình) mà theo bạn có thể chọn 1 trong số đó để bổ sung thay thế. ( Tiêu chuẩn để lựa chọn bổ sung).Chương IIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌCI. PPDH CƠ BẢNII. PPDH ÂM NHẠCKHÁI NIỆM DẠY HÁT DẠY PHÁTTRIỂN KHẢ NĂNG ÂN DẠY TĐNCÁC PP 1. Khái niệm 2. Các PP2.1. Phương pháp trực quan: Là PP cho HS khám phá thông qua các giác quan. - PP quan sát kết hợp với nghe, cầm nắm, sờ, nếm, ngửi - PP trình bày trực quan (làm mẫu, minh họa): là PP sử dụng các phương tiện trực quan khi tổ chức các hoạt động giáo dục, như trình bày đồ vật thật, tranh ảnh, vật mẫu, phim ảnh> PP trình bày tác phẩm âm nhạc.2.2. Phương pháp dùng lời nói: là PP sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói như trao đổi, trò chuyện, giải thích,, đưa ra các câu hỏi, câu đố, đọc thơ, ca dao nhằm giúp HS thu nhận thông tin, kích thích HS suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh, những sự kiện bằng lời nói. I. PPDH CƠ BẢN 2.3. Phương pháp thực hành: Là PP cho HS được thực hành làm việc, được trải nghiệm trong hoạt động thực tiễn. - PP trò chơi: Sử dụng TC để kích thích HS hứng thú, tích cực giải quyết nhiệm vụ. - PP luyện tập: Cho HS tập làm nhiều lần hình thành, củng cố các kĩ năng đã thu nhận được. 2.4. Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Sử dụng câu hỏi ngắn gọn kết hợp với việc tạo các tình huống có vấn đề và cách thức phát hiện để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, khai thác tối đa những ý tưởng của HS 2.5. Phương pháp đánh giá: là PP GV kiểm tra kết quả GD để phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế, chuẩn bị cho chu kì GD tiếp theo 1. PP dạy hát1.1. Mục đích dạy hát- Hình thành kĩ năng ca hát.- Phát triển tai nghe và nhạc cảm thông qua ca hát.- Phát triển giọng tự nhiên (củng cố và mở rộng âm vực).- Đem lại niềm vui thích, sự giao lưu gắn bó, sự tự tin mạnh dạnII. PPDH ÂM NHẠC 1.2. Yêu cầu cần đạt khi hát Hát tự nhiên, chuẩn xác, diễn cảm phù hợp nội dung trên cơ sở có cảm xúc và kỹ năng thể hiện: âm cao, thấp; sự ngân, ngắt, phát âm rõ; điều chỉnh giọng to lên, nhỏ đi; tốc độ nhanh, chậm để hát diễn cảm. Các kĩ năng hát phải dạy cho HS:+ Tư thế: Tự nhiên, thoải mái, không căng cứng.+ Lấy hơi: Hít vào nhanh, sâu, không hổn hển, thở ra từ từ đủ để hát một câu nhạc ngắn.+ Tạo âm: Hát tự nhiên, âm thanh vang sáng, phát âm không ức chế, nhẹ nhàng nhưng có độ vang nhất định, không la hét căng thẳng.+ Hát rõ lời: Liên quan đến vị trí đúng của lưỡi và mội, hàm dưới cử động tự nhiên.+ Sự chính xác: Hát đúng âm điệu, nhịp điệu, tính chất bài hát.+ Sự hoà hợp: Mỗi người phải biết hoà giọng mình trong giọng hát chung của tập thể qua việc điều chỉnh độ cao, độ mạnh nhẹ, nhịp độ... 1.3. Tiến trình dạy hát 1. Giới thiệu bài hát: + Tên bài hát + Tên tác giả + Xuất xứ + Thể loại + Nội dung, hình tượng nghệ thuật 2. Hát mẫu: ( Nghe băng hình, GV trình bày) Hát đúng, hát hay- HS tri giác trọn vẹn bài hát, gợi sự hưởng ứng, cảm xúc, đồng cảm với hình tượng. Nên hát mẫu 2-3 lần. Hát mẫu phải đúng kĩ thuật, nghệ thuật biểu hiện. Chuẩn xác về âm nhạc, rõ ràng lời ca, sắc thái to nhỏ, mạnh nhẹ, nhanh chậm biến đổi chính xác. Hát mẫu gắn liền lấy giọng (đúng tầm cữ giọng của các em để sau khi nghe hát mẫu, các em bắt vào thuận lợi). Trao đổi với HS về nội dung, đặc điểm hình tượng, phương thức diễn tả- để các em hiểu đúng đắn bài hát, biết bộc lộ cảm xúc và đánh giá của mình, giúp các em nắm được những thuật ngữ âm nhạc cần thiết liên quan: giai điệu, nhịp điệu, dân ca, hành khúc 3. Dạy hát: + Dạy song song lời với giai điệu + Tập thuộc từng đơn vị câu + Nối tiếp các câu sau khi học xong một bộ phận độc lập của bài hoặc sau một bài hát ngắn. Công cụ quan trọng của GV: giọng hát, nhạc cụ và bàn tay.Lưu ý: Khi dùng đàn, chỉ đánh gia điệu khi dạy hát, đánh đệm khi các em đã thuộc. 4. Ôn luyện, củng cố theo lớp, nhóm, cá nhân. 5. Sửa sai: Chủ yếu là PP so sánh dẫn giải âm thanh kết hợp PP hát mẫu thực hành trực tiếp. 6. Hát kết hợp các hoạt động: vận động theo nhịp, phách, tiết tấu, múa. 7. Tập biểu diễn: Là hình thức ôn tập, kiểm tra đánh giá quá trình học hát của các em. Nó củng cố, nâng cao chất lượng thể hiện bài hát, khắc sâu thêm những kiến thức, kĩ năng âm nhạc. Hơn nữa bồi dưỡng các em mĩ cảm, sự tinh tế, tinh thần cộng đồng, tính kỉ luật, lòng tự tin, tình yêu nghệ thuật.Bài tập1. Mục đích của dạy hát cho HS có đạt được tuyệt đối trên mọi đối tượng hay không? Tại sao?2. Tiến trình dạy hát có phải lúc nào cũng tuân theo đúng các bước như vậy? Có thể thay đổi, thay đổi ntn?3. Xác định và ghi PP sử dụng vào ô trống tương ứngTên PPNhững thông tin về sử dụng PP trong tiết dạy hátGiới thiệu tên tác phẩm, tác giả, trình bày ngắn gọn nội dungSử dụng tranh ảnh kết hợp minh hoạ thêm cho phần giới thiệu bài hátGV trình bày trọn vẹn, cảm xúc phù hợp tc bài hát.Sử dụng phương tiện cho HS nghe hát qua băng hìnhGV hát mẫu từng câu ngắn hoặc đàn giai điệu, sau đó cho HS hát theoTập lại nhiều lần chỗ khó để sửa sai, rèn luyện kĩ năng hátVận dụng các cách hát ôn khác nhau: hát đuổi, đối đáp , nối tiếpXác định và ghi PP sử dụng vào ô trống tương ứngTên PPNhững thông tin về sử dụng PP trong tiết dạy hátDùng lờiGiới thiệu tên tác phẩm, tác giả, trình bày ngắn gọn nội dungTrực quanSử dụng tranh ảnh kết hợp minh hoạ thêm cho phần giới thiệu bài hátTrực quanGV trình bày trọn vẹn, cảm xúc phù hợp tc bài hát.Trực quanSử dụng phương tiện cho HS nghe hát qua băng hìnhLàm mẫuGV hát mẫu từng câu ngắn hoặc đàn giai điệu, sau đó cho HS hát theoLuyện tậpTập lại nhiều lần chỗ khó để sửa sai, rèn luyện kĩ năng hátLuyện tậpVận dụng các cách hát ôn khác nhau: hát đuổi, đối đáp , nối tiếp1. PP dạy hát (tiếp)1.4. Phương tiện1.4.1. Giáo viên- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, kèn phím Melodion, guitar- Băng đĩa nhạc- Tranh ảnh minh hoạ bài hát1.4.2. HS- Một số nhạc cụ gõ: phách, trống, mõ- Các đồ dùng tự tạo.1.5. Các hoạt động kết hợp với hát1.5.1. Hát kết hợp với gõ đệm theo các hình thức: theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu (dùng tay, nhạc cụ) là một trong các biện pháp giáo dục HS cảm giác nhịp điệu, tiết tấu- những yếu tố quan trọng của âm nhạc.Theo nhịp - Nhịp 2 phách (2, 2 4 8) - Nhịp 3 phách (3, 3 4 8)Theo phách - Nhịp 2 phách (2, 2 4 8) - Nhịp 3 phách PP dạy - Giới thiệu hình thức gõ đệm- Làm mẫu- Luyện tập, củng cố.1.5.2. Hát kết hợp vận động theo nhạc:Hát kết hợp vận động thân thể hoặc các động tác múa đơn giản. Giúp việc học nhẹ nhàng, thoải mái, khả năng cảm thụ âm nhạc được sâu sắc, ý nghĩa hơn.1.5.3. Trò chơi âm nhạc- TC trực tiếp kết hợp với nội dung bài hát, vừa hát vừa chơi. ( Cộc cách tùng cheng.- TC phát triển kiến thức, kĩ năng âm nhạc (nghe, nhìn, đọc, hát, trí nhớ, phản xạ- Đố vui (tìm hiểu, ôn luyện, củng cố kiến thức âm nhạc).PP tổ chức TC- Giới thiệu- Phổ biến cách chơi, luật chơi.- Chơi- Nhận xét, đánh giá Thực hành dạy một bài hátI. Mục tiêu - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện được sắc thái bài hát - Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS yêu thích bài hát hơn, thêm tự tin khi trình bày bài hát. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV - Nhạc cụ quen dùng. - Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con - Máy nghe và băng, đĩa nhạc. -Tranh để minh họa cho bài hát. - Bảng phụ 2. Chuẩn bị của HS - Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con III. Hoạt động dạy học1. Ổn định2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới+ Nội dung 1 Dạy hát+ Nội dung 2 Hát kết hợp gõ đệm4. Kết thúc Tóm tắt, dặn dò, giao bài tậpTTTiêu chíSXGiỏiKháTBKhông đạt1 Kiến thức và kĩ năng thực hành âm nhạc2Sự phối hợp linh hoạt các hoạt động3Sử dụng PP phù hợp4Cách truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu5Sử dụng phương tiện hiệu quảTiêu chí đánh giá kết quả dạy2. Dạy phát triển khả năng âm nhạc2.1. Nghe nhạcMục đích- Giúp HS phát triển năng lực cảm thụ ÂN.- Mở rộng sự hiểu biết về tp ÂN của các tác giả tên tuổi.- Định hướng thị hiếu ÂN đúng đắn.- Phát triển khả năng phê bình âm nhạc.- Phát triển nhận thức về phương pháp biểu diễnLựa chọn tác phẩm nghe- Chọn các tác phẩm hay, đặc sắc của các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới, dân ca các vùng miền, địa phương phù hợp lứa tuổi.- Các tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc (trích đoạn) với các hình thức diễn tấu khác nhau, với các loại nhạc cụ khác nhau.Hình thức nghe- GV trực tiếp trình bày- Nghe qua phương tiệnCác bước dạy nghe nhạc Bước 1 Giới thiệu tác phẩm, tg, sơ qua nội dung, cách trình diễn tác phẩmBước 2 Cho HS nghe trọn vẹn tác phẩmHĐGVHĐHS- GV giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.- GV quy định thời gian nghe- Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu GV HĐGVHĐHS- GV tự trình bày hoặc mở băng đĩa nhạc.- Khuyến khích HS nghe và kết hợp với các hoạt động. HS nghe nhạc có thể kết hợp với các hoạt động tự nhiên như gõ nhịp, vận động theo nhạc Bước 3 Trao đổi về bản nhạc giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của tác phẩm HĐGVHĐHS- GV khuyến khích học sinh nói cảm nhận của mình về tác phẩm.(GV đặt câu hỏi như: . Giọng hát trong băng. Hình thức trình bày. GV kết luận về nội dung, tính chất của bản nhạc. - HS nói về cảm nhận của mình như: sôi nổi hay tha thiết Bước 4 Cho HS nghe lạiGiúp HS nhớ lại tên tác giả, tác phẩm, về giai điệu, nội dung, đồng thời có thể phát biểu cảm nhận của mình về bản nhạc. GV nhắc khuyến khích HS nhún nhảy, lắc lư theo cảm xúc.Việc chuẩn bị cho tiết dạy có nội dung nghe nhạc - Chọn tác phẩm hay để đưa các em thâm nhập vào lĩnh vực âm nhạc. - Chuẩn bị bình luận về tác phẩm: GV phải nghe nhiều để cảm thụ (để bản nhạc thấm vào người, nhớ từng câu, từng đoạn, từng tiết tấu điển hình hay chủ đề). Có như vậy, khi dạy mới chia sẻ được niềm vui sướng, sự rung cảm sâu sắc tác phẩm của mình tới HS. - GV nhất thiết phải tập thuộc một vài câu nhạc để đàn lên khi cần thiết trong lúc bình luận , minh hoạ. Cần nhớ một vài tác phẩm khác để tiện liên hệ. - Phương tiện: Máy, băng chất lượng tốt. Tranh, ảnh chân dung tg, nội dung tp.2.2. Nội dung khác(Chuyện kể về nhạc sĩ, chuyện ÂN gắn với đời sống, tg, tp tiêu biểu, các thể loại dân ca, những nhạc cụ và các sinh hoạt văn hoá ÂN khác)2.2.1. Đọc truyệnB1: Giới thiệu tên truyện, tên tác giả(nếu có). Cung cấp một số tình tiết liên quan đến nội dung truyện.B2: Đọc truyệnB3: Đặt câu hỏi khai thác nội dung để HS trả lời.B4: GV hoặc HS đọc lại.B5: GV có thể tóm tắt nội dung và nhấn mạnh các ý tưởng giáo dục của truyện.2.2.2. Kể chuyệnB1: Giới thiệu tên chuyện, tên tác giả, xuất xứ hay những tình tiết liên quan đến câu chuyện.B2: Kể- Giọng điệu thong thả, mạch lạc, diễn cảm.B3: Đặt câu hỏi khai thác nội dung trước khi kể lần 2.B4: Cùng HS ghi dàn ý câu chuyện lên bảng, cho HS kể lại.B5: Cho Hs trả lời câu hỏi, hoặc thảo luận những đánh giá khác nhau của HS về những tình tiết trong câu chuyện.(B6: Giới thiệu để HS tìm đọc những truyện khác).2.2.3. Đối với những bài viết giới thiệu- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu- Các thể loại ÂN, dân ca- Những nhạc cụ và các sinh hoạt văn hoá âm nhạcCó thể vận dụng các bước cơ bản trên ( linh hoạt, hấp dẫn).Ở phần giới thiệu các nhạc cụ, GV cho HS xem tranh, ảnh,đặc biệt cần cho HS nghe âm sắc của nhạc cụ, kết hợp dùng lời giảng giải, phân tích, chỉ dẫnTHỰC HÀNH DẠY PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC(3T)3. PP dạy TĐN3.1. Mục đích- Giúp HS nhận biết, ghi nhớ, tập đọc đúng các ký hiệu âm nhạc như trường độ, cao độ. - Có hiểu biết về nhịp, phách, các loại nhịp, dấu hoá..... - Biết đánh nhịp những bài TĐN đơn giản. - Từ các bài đọc nhạc các em có thể ghép lời ca, hát đúng giai điệu. - Giúp tích luỹ thêm những giai điệu giàu tính thẩm mỹ, làm phong phú vốn âm nhạc và bồi dưỡng năng lực cảm thụ. 3.2. Các bước dạy TĐN B1: Giới thiệu bài HĐGV HĐHS Giới thiệu bài TĐN Đặt câu hỏi gợi mở : Bài viết ở nhịp gì, có mấy nhịp, có hình nốt gì, âm cao nhất, thấp nhất của bài..Trả lời theo yêu cầu của GV B2: Cho HS xác định tên nốtHĐGVHĐHS Yêu cầu 1,2 HS nói tên nốt.- GV chỉ từng nốt ở khuông tiếp theo yêu cầu cả lớp nói đồng thanh. - Ttrả lời theo yêu cầu của GV. B3: Tập tiết tấu bài TĐNHĐGVHĐHS- GV bắt nhịp cả lớp cùng gõ tiết tấu - Thực hiện theo yêu cầu của GV. B4: Đọc thang âm của bàiB5 : Dạy từng câu theo lối móc xíchHĐGVHĐHS- GV đàn và đọc mẫu- Thực hiện HĐGVHĐHS- GV đàn giai điệu từng câu sau đó HS đọc theo. Làm như vậy đến hết bài. - Thực hiện B5 : Luyện tập củng cố ghép lời.HĐGVHĐHS- GV hướng dẫn HS đọc nhạc ghép lời kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.- Hướng dẫn thể hiện cường độ phách mạnh, nhẹ.- Chỉ định HS trình bày bài TĐN. - Thực hiện. Lưu ý:- Chú ý rèn cho HS có ý thức và kĩ năng đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ. - Biết thể hiện các âm hình tiết tấu thông qua kí hiệu hình nốt.- Đọc nhạc ghép với lời ca thường tiến hành khi HS đọc tương đối tốt về giai điệu, tiết tấu.- Tập đọc từ nhịp độ chậm, sau đó tăng dần lên đến nhịp độ qui định.4. Soạn giáo án dạy học âm nhạc ở Tiểu học.4.1. Một số khái niệm- Giáo án là kế hoạch tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động học tập nhằm giải quyết nội dung học tập trong thời gian nhất định.- Soạn giáo án là soạn các kế hoạch hoạt động học tập sao cho hợp lí.4.2. Các loại cấu trúc giáo án ÂN- Giáo án chuyên đề: Chỉ dạy riêng một nội dung/ tiết.- Giáo án kết hợp: Gắn 2 nội dung /tiết học ( Hát-TĐN; Hát- Phát triển khả năng ÂN; TĐN-Phát triển khả năng ÂN).4.3. Yêu cầu khi soạn giáo án- Nghiên cứu kĩ nội dung- Xác định gọn, rõ, đầy đủ mục tiêu và trọng tâm.- Lựa chọn PP, BP dạy học phù hợp.- Trình bày giáo án khoa học, rõ ràng.- Dự kiến t ở mỗi nội dung.4.4. Cách phân chia thời gian trong tiết họcXác định thời gian không đúng nghĩa là GV đã không xác định đúng trọng tâm tiết học.- Tiết chỉ có 1 nôi dung học hát, GV dành cả tiết- Chỉ có 1 nôi dung ôn tập các bài hát, (hoặc ôn các bài hát và ôn TĐN) nên chia t ôn mỗi bài tương đối đều.- Có 2 nội dung: học hát và kể chuyện ÂN (20-25 _ 10-15).- Ôn bài hát- TĐN (10_ 20).- TĐN- Giới thiệu nhạc cụ (20-25 _ 10-15)Ôn tập các bài hát- Nghe nhạc (25_ 10).4.5. Cấu trúc giáo án KẾ HOẠCH DẠY HỌCTên bài học I. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Chuẩn bị - GV - HS III. Các HĐ dạy- học 1. Ổn định lớp- Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới4. Củng cố- Dặn dò- Nhắc lại tên tg, tp.- GV nhận xét tiết họcHĐ CỦA GVHĐ CỦA HSHoạt động1: (t)Hoạt động 2:Hoạt động 3: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Âm nhạc Lớp: 3 Tiết: 28 - Ôn tập bài hát: Bài Tiếng hát bạn bè mình - Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết tên bài hát, tên tác giả. - Thuộc lời ca. - Biết khuông nhạc (5 dòng- 4 khe) song song cách đều. - Biết khoá Son (bụng tròn, đầu thon, đuôi cong). 2. Kĩ năng: - Hát đúng giai điệu, t/t, thể hiện t/c trong sáng. - Hát kết hợp vận động nhịp nhàng và tập biểu diễn. 3. Thái độ: - Hứng thú trong hoạt động. - Đoàn kết, yêu thương bạn bè.II. Chuẩn bị- GV: Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh, trong sáng. Băng đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng, một số động tác phụ hoạ cho bài hát.Bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc và khoá Son- HS:Nhạc cụ gõ đệmIII. Các HĐ dạy-học1. Ổn định lớp- Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn (1phút) (2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập (3phút)3. Bài mới: HĐ CỦA GVHĐ CỦA HSHoạt động1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình (20 phút)- Đàn giai điệu bài hát Hỏi tên bài hát, tên tác giả Hướng dẫn HS ôn tập hát (đồng thanh: cả lớp, dãy,bàn, Hát đối đáp, hát đuổi, cá nhân. Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, t/t lời ca. - GV kết hợp kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình hát ôn.- Nhận xét. HS lắng nghe HS trả lời và thực hiện HS sử dụng song loan, thanh phách hát kết hợp gõ đệm. (cả lớp, dãy, bàn)- Cá nhân thực hiện.HĐ CỦA GVHĐ CỦA HSHoạt động2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ GV làm mẫuCâu1: Nhún chân sang phải-trái theo nhịp. 2 tay đưa chếch lên hình chữ V, ngón tay khép.Câu2: Kéo tay xuống ôm chéo trước ngực, chân nhún theo nhịp.Câu3: 2 tay vẫy ngang 2 bên, người nghiêng 2 bên theo nhịp.Câu4: Áp 2 tay vào nhau, đưa lên 2 bên má phải-trái, kết hợp nghiêng đầu.Câu 5,6,7,8: Nắm tay bạn đưa lên-xuống nhịp nhàng theo tiết nhịp. HS quan sát. HS trả lời và thực hiện HS sử dụng song loan, thanh phách hát kết hợp gõ đệm. (cả lớp, dãy, bàn)Cá nhân thực hiện.HĐ CỦA GVHĐ CỦA HS- GV cho HS luyện tập GV gợi ý để HS sáng tạo động tác.Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son (10phút)GV treo bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc và khoá Son để giới thiệu, hướng dẫn từng bước.+ Kẻ khuông nhạc gồm 5 dòng thẳng, mỗi dòng cách nhau 1 ôli (vở HS)+ Khoá Son viết ở đầu khuông nhạc (bụng tròn, đầu thon, đuôi cong).- HS thực hiện vài lần cho thuần thục. Các em thực hiện HS lắng ngheHĐ CỦA GVHĐ CỦA HS- Yêu cầu HS thực hiện.( Qui định kẻ 2-3 khuông nhạc, mỗi khuông cách nhau 2-3 dòng, viết khoá Son mỗi đầu khuông nhạc. GV theo dõi, nhắc nhở.- HS thực hành vào vở sao cho đúng yêu cầu. HS lắng nghe 4. Dặn dò (1phút) - Nhận xét vở 1 số HS. - Nhận xét tiết học. Khen HS hát thuộc, thể hiện đúng sắc thái vui tươi của bài hát, thể hiện các động tác đẹp, đúng. Có thái độ tích cực trong học hát và nghiêm túc khi luyện tập trong vở. Nhắc nhở các em chưa hoàn thành yêu cầu. - Dặn HS về học thuộc lại bài hát.
File đính kèm:
- bai_giang_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_o_truong_tieu_hoc_ton.ppt